1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Sứ giả thương hiệu Phần 1 doc

5 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,79 KB

Nội dung

Sứ giả thương hiệu - Phần 1 Thương hiệu đến với công chúng không chỉ thông qua con đường quảng cáo. Trong những giải pháp sáng tạo hiệu quả và gây ấn tượng việc sử dụng những con người thật để làm sứ giả cho một thương hiệu là một giải pháp marketing đáng tham khảo. Sứ giả Thương hiệu là gì? Thương hiệu trà nổi tiếng Tata Tea đã hợp tác với ngôi sao quần vợt trẻ tài năng Sania Mirza, xếp hạng 100 ATP 2005, làm sứ giả thương hiệu Thuật ngữ brand ambassador được dùng trong vài thập kỷ gần đây trong các lĩnh vực liên quan đến xây dựng thương hiệu như tiếp thị truyền thống, PR và hoạt hóa thương hiệu (brand activation). Sứ giả thương hiệu giúp nâng tầm ứng xử của thương hiệu không chỉ là một công cụ kinh doanh mà còn là một thành viên tiêu biểu, một công dân gương mẫu và có trách nhiệm trong cộng đồng. Có ba hình thức sứ giả thương hiệu, một là sử dụng những nhân vật nổi tiếng, hai là sử dụng những nhân vật hình tượng, ba là xây dựng một đội ngũ đông đảo sứ giả thương hiệu. Thương hiệu Avis (dịch vụ cho thuê xe) áp dụng thành công phương thức này tại các thị trường như Nam Phi và Bắc Aâu bằng cách xây dựng mỗi nhân viên của mình như một sứ giả thương hiệu thông qua một chương trình huấn luyện nghiêm túc và thường xuyên. Theo phát biểu của Grenville Wilson CEO của Avis tại Nam Phi, thương hiệu này sử dụng “sứ giả thương hiệu” như một phong trào cổ động tinh thần trách nhiệm cá nhân của mọi thành viên công ty để từ đó mỗi người hành động vì lợi ích chung của thương hiệu Avis bằng những hành động cụ thể tạo ra ấn tượng tốt hướng đến khách hàng. Bằng rất nhiều những nỗ lực cá nhân, thương hiệu sẽ được làm tăng giá trị từ những điều tích góp nhỏ bé nhưng liên tục, tạo ra kết quả đáng kể. Một ví dụ khác trong việc áp dụng phương thức sứ giả thương hiệu là Tập đoàn Tata nổi tiếng của Ấn Độ. Thương hiệu trà nổi tiếng Tata Tea đã hợp tác với ngôi sao quần vợt trẻ tài năng Sania Mirza, xếp hạng 100 ATP 2005, làm sứ giả thương hiệu. Tata Steel, sản phẩm thép và Tata Indicom, thương hiệu mạng di động và hạ tầng viễn thông hàng đầu, thì chọn các vận động viên đua xe môtô thể thao và xe công thức 1 là Sourav Ganguly, Irfan Pathan và Karun Chandhok làm sứ giả. Titan, nhãn hiệu đồng hồ thời trang của Tata, thì chọn ngôi sao Bollywood nổi tiếng Aamir Khan làm sứ giả. Honeywell, một trong 30 tập đoàn có chỉ số chứng khoán cấu thành chỉ số công nghiệp Dow Jones, thương hiệu hơn 100 năm tuổi và uy tín nhất trong lĩnh vực công nghệ cao, hàng không vũ trụ, tự động hóa và vật liệu siêu cấp, cũng áp dụng tư tưởng “sứ giá thương hiệu” trong 10 năm trở lại đây. Bằng việc thông hiểu và áp dụng triệt để hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế chi tiết và thông đạt tinh thần sứ giá thương hiệu, Dave Cote CEO của Honeywell, đã chia sẻ tinh thần này đến toàn thể các thành viên của tập đoàn trên toàn cầu bằng những bức thông điệp và những bài diễn thuyết đầy tâm huyết. Mỗi một kỹ sư, một giám đốc cho đến một nhân viên giao hàng, khi thông đạt tư tưởng này sẽ trở thành một sứ giá thương hiệu, góp phần vào thành công chung và phát triển bền vững của tập đoàn Honeywell lừng danh. Sứ giả Thương hiệu, nghề của bạn trẻ. Một trong những ứng dụng sứ giả thương hiệu mà các tập đoàn thương hiệu hàng đầu đang áp dụng tại Việt Nam là việc sử dụng các công tác viên tiếp thị sản phẩm. Mặc dù định nghĩa về cái gọi là “nhân viên tiếp thị” đôi khi bị hiểu sai và bị lạm dụng, chúng tôi muốn ton vinh một lĩnh vực nghề nghiệp rất nghiêm túc và đáng trân trọng, mà chúng tôi gọi là “sứ giả thương hiệu” thay cho các gọi thông thường “nhân viên tiếp thị” hay promotion girl. Tiêu chuẩn công việc của một sứ giả thương hiệu, theo một chương trình đào tạo có uy tín bao gồm rất nhiều kỹ năng chuyên nghiệp mà ngay cả các cán bộ quản trị cấp cao cũng còn phải giật mình. Xin đơn cử một vài kỹ năng để chúng ta cùng tham khảo như:  Kiến thức sản phẩm;  Bản chất Thương hiệu;  Kỹ năng kể chuyện và trình bày vấn đề thuyết phục;  Kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng;  Kỹ năng xử lý tình huống một cách sáng tạo;  Diễn xuất tình cảm bằng lời nói;  Xây dựng quan hệ từ lời hứa và sự cam kết. Cho đến những môn cao cấp thật sự như (a) ứng dụng của năng lực thông minh duy cảm; (b) Vai trò lãnh đạo trong định hướng văn hóa cộng đồng, (c) Thông hiểu giá trị thương hiệu trong lãnh đạo và Truyền thông… Cơ hội học hỏi và thăng tiến nghề nghiệp khởi đầu từ một công việc tưởng chừng như đơn giản. Từ một công việc làm sứ giả thương hiệu, một số bạn sinh viên chuyên ngành quản trị có nhiều cơ hội để trở thành một Trợ lý Quản trị và Giám đốc Quản trị Thương hiệu trong một tương lai rất gần. . con người thật để làm sứ giả cho một thương hiệu là một giải pháp marketing đáng tham khảo. Sứ giả Thương hiệu là gì? Thương hiệu trà nổi tiếng Tata. Sứ giả thương hiệu - Phần 1 Thương hiệu đến với công chúng không chỉ thông qua con đường quảng cáo. Trong những giải pháp sáng tạo hiệu quả

Ngày đăng: 14/02/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w