DN có vốnđầutưnước ngoài, nênchốttheotỷlệ
sở hữunào?
Trên thực tế, nhiều hồ sơ thành lập mới DNcó NĐT nước ngoài góp vốn hoặc
mua cổ phần dưới 49% khó được thụ lý ở các phòng đăng ký kinh doanh của Sở
Kế hoạch và Đầutư nhiều tỉnh, hoặc bị chuyển qua lại giữa các phòng ĐTNN và
phòng đăng ký kinh doanh, vì không xác định được là DNcóvốn ĐTNN hay DN
trong nước. Hoặc cóDN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối có NĐT
nước ngoài tham gia mua cổ phần, góp vốn (mặc dù chưa đến 5%) đã bị yêu cầu
phải đăng ký kinh doanh lại, vì đây là ngành nghề hạn chế ĐTNN.
Để giải quyết được những bất cập đó, cần có một định nghĩa rõ ràng hơn về DNcó
vốn ĐTNN ở ViệtNam.
Kinh nghiệm các nước
Định nghĩa về DNcóvốn ĐTNN của các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác
thường xác định rõ mục đích quy định DNcóvốn ĐTNN để làm gì. Mục đích
quan trọng nhất thường là để phân biệt với DN trong nước, nhằm đưa ra những
cách xử lý để vừa thu hút và tận dụng được vốn ĐTNN (ví dụ, đưa ra các ưu đãi
và bảo hộ đầu tư), vừa hạn chế ảnh hưởng của ĐTNN đối với những lĩnh vực then
chốt cần được bảo vệ, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia.
Từ mục đích đó, các quốc gia đưa ra các phương án xử lý, ví dụ xem xét/thẩm
định, phê duyệt dự án ĐTNN vào những ngành chiến lược của quốc gia hoặc hạn
chế tỷlệsởhữu của NĐT nước ngoài. Các phương án này chủ yếu áp dụng đối với
các DNcóvốnđầutư trực tiếp từnước ngoài (FDI), vì thường NĐT chỉ có ảnh
hưởng tới DN thông qua đầutư trực tiếp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong Từ điển thuật ngữ
thống kê ban hành năm 2008: “FDI là DN trong đó NĐT nước ngoài sởhữu 10%
hoặc nhiều hơn sốcổ phần phổ thông hoặc quyền biểu quyết”.
Tiêu chí quan trọng nhất mà OECD đưa ra là “có tiếng nói trong việc quản trị DN”
(effective voice in management). Theo định nghĩa trên, NĐT nước ngoài chỉ cần
có “ảnh hưởng” (influence), có tham gia điều hành, chứ không cần có quyền kiểm
soát DN, thì DN đó được coi là DNcóvốn ĐTNN.
Từ định nghĩa trên, OECD chia các DNcóvốn ĐTNN thành 3 loại: (i) công ty con
(subsidiary, trong đó NĐT nước ngoài có quyền kiểm soát công ty, ví dụ nắm trên
50% quyền biểu quyết); (ii) công ty liên kết (associate, trong đó NĐT nước ngoài
có quyền ảnh hưởng, ví dụ nắm 20% - 50% quyền biểu quyết); (iii) chi nhánh
(không thành lập pháp nhân, mà là chi nhánh do NĐT nước ngoài sởhữu hoặc
đồng sở hữu).
Luật Liên bang về ĐTNN của Nga (sửa đổi năm 2008) không nêu định nghĩa về
DN cóvốn ĐTNN, mà gọi là “các tổ chức thương mại trong đó NĐT nước ngoài
sở hữutừ 10% vốn pháp định trở lên”. Một trong những định nghĩa liên quan là
“đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc NĐT nước ngoài mua (hoặc có) ít nhất 10%
cổ phần trong tổng vốn pháp định (authorized capital) của một tổ chức thương mại
được thành lập trong lãnh thổ Liên bang Nga, dưới hình thức liên doanh kinh tế
hoặc thành lập công tytheo Luật Liên bang Nga”.
Hàn Quốc cũng không định nghĩa về DNcóvốn ĐTNN, mà đưa ra định nghĩa về
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đó, ngoài việc DN phải cóvốn điều lệtừ 100
triệu Won trở lên, còn phải đáp ứng các điều kiện:
- NĐT nước ngoài có ít nhất 10% CP đã phát hành của một DN trong nước;
- NĐT nước ngoài có ít hơn 10% sốcổ phần đã phát hành của một DN trong nước,
nhưng có thể: (i) cử một đại diện tham gia điều hành công ty; (ii) thực hiện hợp
đồng cung cấp nguyên vật liệu hoặc sản phẩm khác trong ít nhất 1 năm; hoặc (iii)
thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc thỏa thuận phát triển chung.
Hàn Quốc cũng áp dụng tiêu chí 10% giống Liên bang Nga, song quy định thêm
về 3 trường hợp thực chất điều hành hoặc can thiệp hoạt động của DN.
Từ những định nghĩa nêu trên có thể thấy, khả năng tham gia điều hành hoặc can
thiệp vào hoạt động công ty (với tiêu chí thông thường là sởhữutừ 10% quyền
biểu quyết trở lên và một số tiêu chí khác) đóng vai trò then chốt trong việc xác
định hoạt động đầutư trực tiếp nước ngoài và từ đó xác định DNcóvốnđầutư
trực tiếp nước ngoài.
. DN có vốn đầu tư nước ngoài, nên chốt theo tỷ lệ
sở hữu nào?
Trên thực tế, nhiều hồ sơ thành lập mới DN có NĐT nước ngoài góp vốn hoặc
mua.
chế tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài. Các phương án này chủ yếu áp dụng đối với
các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vì thường NĐT chỉ có