1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ

54 814 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ. Do có nhiều tính chất rất đáng chú ý như khả năng dẫn điện, độ cứng cao, độ dẫn nhiệt tốt. Vật...

Trang 2

>



7?@ABC CDEC?F  GHI  L@ ME J C? NK LC OCP    

7?@ABC CDEC? QER I SR I ?T  QK UV

Trang 3

Lời cảm ơn

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS.Vũ Thị Bích, Thầy giáo TS Nguyễn Thanh Bình, người đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin cám ơn các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt chương trình học cao học Cám ơn các cô, chú, anh, chị, các bạn đồng nghiệp thuộc Trung tâm điện tử học lượng tử thuộc Viện Vật lý đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực hiện luận văn này

Tôi xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của GS TS.Nguyễn Văn Đỗ, TS Phạm Đức Khuê trung tâm Vật Lý Hạt Nhân và cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ - Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và những người thân của mình đã luôn hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Xin chân thành cám ơn!

Tác giả

Nguyễn Đình Hoàng

Trang 4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Thanh Bình Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực

và chưa được ai công bố trong luận văn, luận án khoa học nào khác

Tác giả

Nguyễn Đình Hoàng

Trang 5

Mục lục

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vẽ vi

Lời nói đầu 1

Chương 1 - Ống nano carbon 2

1.1 Lịch sử hình thành 2

1 2 Một số dạng cấu hình phổ biến của vật liệu carbon 2

1.3 Cơ chế mọc ống nano carbon 5

1.4 Các phương pháp chế tạo ống nano carbon 6

1.5 Tính chất của ống nano carbon 8

1.6 Các sai hỏng có thể tồn tại trong mạng của ống nano carbon 10

1.7 Một số ứng dụng của ống nano carbon 11

Chương 2 – Lý thuyết tán xạ Raman 16

2.1 Hiệu ứng Raman 16

2.2 Tán xạ Raman cộng hưởng 17

2.3 Các mode dao động của ống nano carbon 17

2.4 Phổ kế raman 20

Chương 3 – Nguồn bức xạ năng lượng cao 22

3.1 Tia vũ trụ 22

3.2 Nguồn bức xạ nhân tạo 23

3.2.1 Máy gia tốc tuyến tính 24

3.2.2 Nguồn Americium-241, phát tia X 26

3.2.3 Nguồn Radium-226, phát gamma 26

Chương 4 –Thực nghiệm 27

Trang 6

4.1 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của bức xạ laser lên CNTs 28

4.2 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của bức xạ hãm lên CNTs 31

4.3 Sự ảnh hưởng của tia X và tia Gamma lên cấu trúc CNTs 37

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn 44

Trang 7

Danh mục các bảng

Bảng 1 Tần số mode D, G , tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs khi chưa

chiếu xạ

Bảng 2 Các đồng vị phóng xạ được nhận diện từ mẫu ống nano carbon

Bảng 3 Tần số mode D, G , tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi

được chiếu bằng bức xạ hãm

Bảng 4 Tần số mode D, G , tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi

được chiếu bằng tia X

Bảng 5 Tần số mode D, G , tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi

được chiếu bằng tia Gamma

Trang 8

Danh mục các hình vẽ

Hình 1.1 Cấu trúc của than chì

Hình 1.2 Cấu trúc của kim cương

Hình 1.3 Cấu trúc của carbon C60 (một dạng của fullerene)

Hình 1.4 Cấu trúc của ống đơn tường SWCNTs và đa tường MWCNTs

Hình 1.5 Ảnh SEM của CNTs với hạt xúc tác ở đáy ống và ở đầu ống

Hình 1.6 Ảnh TEM các ống carbon nano đa tường

Hình 1.7 Cơ chế mọc ống nano carbon

Hình 1.8 Hệ thiết bị chế tạo CNTs bằng phương pháp CVD

Hình 1.9 Hệ thiết bị chế tạo CNTs bằng phương pháp hồ quang điện

Hình 1.10 Hệ tạo CNTs bằng phương pháp chùm laser

Hình 1.11 Ống nano carbon kiểu armchair có tính chất kim loại và nano

carbon kiểu zig-zag có tính chất bán dẫn

Hình 1.12 Sai hỏng Stone Wales tạo ra cặp ngũ giác và thất giác trong CNTs Hình 1.13 Mô hình sự xen giữa của Li và hấp thụ H2

Hình 1.14 Màn hình hiển thị sử dụng CNTs

Hình 1.15 Típ STM, AFM có gắn CNTs

Hình 1.16 Típ CNTs biến tính

Hình 1.17 Vật liệu CNTs-COOH dùng cho sensor xác định nồng độ cồn

Hình 1.18 Áo chống đạn siêu bền, vỏ tàu vũ trụ làm bằng CNTs

Hình 1.19 Transistor trường sử dụng ống nanno carbon

Hình 2.1 C V Raman

Hình 2.2 Tán xạ Raman thu được khi kích thích phân tử bằng laser

Hình 2.3 Nguyên lý của quá trình tán xạ raman

Hình 2.4 Phổ tán xạ Raman của CNTs đa tường

Trang 9

Hình 2.5 Một số mode dao động của CNTs, Hình bên trái: mode hướng tâm,

các nguyên tử dao động theo phương bán kính, hình bên phải: mode tiếp tuyến tương ứng với dao động dọc theo trục và xung quanh trục

Hình 2.6 Sơ đồ khối của phổ kế Raman

Hình 2.7 Phổ kế Raman của hãng Renishaw

Hình 3.1 Phổ năng lượng của tia vũ trụ

Hình 3.2 Sự ảnh hưởng của các tia vũ trụ theo độ cao

Hình 3.3.Máy gia tốc electron tuyến tính, trung tâm gia tốc Pohang, Hàn Quốc Hình 3.4 Nơi đặt mẫu được chiếu xạ

Hình 3.5 Nguyên lý tạo ra bức xạ hãm

Hình 3.6 Phổ bức xạ hãm thu được từ bắn máy gia tốc

Hình 4.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm chiếu xạ CNTs bằng bức xạ hãm

Hình 4.2 Phổ Raman của CNTs khi chưa chiếu khi tăng cường độ laser từ 3

và giảm cường độ laser từ 60 xuống 3 kW/cm2

Hình 4.4 Tỷ số về cường độ ID/IG của ống nano carbon khi chưa chiếu xạ Hình 4.5 Hệ phổ kế gamma HPGe (CANBERRA, Mỹ)

Hình 4.6 Phổ gamma đặc trưng của ống nano carbon

Hình 4.7 Suất lượng tạo thành các đồng vị phóng xạ trong mẫu ống nano

carbon khi chiếu bởi chùm photon hãm năng lượng cực đại 60 MeV

Hình 4.8 Ảnh SEM của CNTs (a) ban đầu và (b) sau khi được chiếu bằng bức

Trang 10

Hình 4.10 (a)Tần số mode D, (b)Tần số mode G, và (c)tỷ lệ cường độ của

chúng của CNTs sau khi chiếu bằng bức xạ hãm, khi tăng cường độ laser từ 3 đến 60 kW/cm2

và giảm cường độ laser từ 60 xuống 3 kW/cm2

Hình 4.11 Phổ Raman của CNTs sau khi chiếu bằng tia X, khi tăng cường độ

laser từ 3 đến 60 kW/cm2 và giảm cường độ laser từ 60 xuống 3 kW/cm2(a- 3 kW/cm2, b- 15 kW/cm2 ,c-30 kW/cm2, d-60 kW/ cm2)

Hình 4.12 Phổ Raman của CNTs sau khi chiếu bằng tia Gamma, khi tăng

cường độ laser từ 3 đến 60 kW/cm2 và giảm cường độ laser từ 60 xuống 3 kW/cm2(a- 3 kW/cm2, b- 15 kW/cm2 ,c-30 kW/cm2, d-60 kW/cm2)

Hình 4.13 Độ dịch tần số của (a) đỉnh D và (b) đỉnh G và ( c) tỷ lệ về cường

độ đỉnh của CNTs chưa chiếu, và sau khi chiếu bằng tia X, tia Gamma, khi tăng cường độ laser từ 3 đến 60 kW/cm2 và giảm cường độ laser từ 60 xuống 3 kW/cm2

Trang 11

MỞ ĐẦU

Do có nhiều tính chất rất đáng chú ý như khả năng dẫn điện, độ cứng cao,

độ dẫn nhiệt tốt Vật liệu nano carbon (CNTs) không chỉ được ứng dụng trong

các vật liệu nano composite, vật liệu chịu nhiệt, vật liệu hấp thụ sóng điện từ, đầu dò và đầu phát điện tử mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

như tàu vũ trụ, lò phản ứng hạt nhân, và các ứng dụng môi trường[10][12][16].Trong môi trường vũ trụ, CNTs có thể được dùng để làm vỏ tầu, các linh

kiện điện tử, thiết bị lưu trữ hidro, pin lithium và pin nhiên liệu Ở điều kiện

này, các thiết bị này chịu sự tương tác của nhiều loại hạt, các loại bức xạ điện từ

có năng lượng cao như proton, electron, alpha, photon, nơtron, các ion nặng, vì

vậy có thể dẫn đến sự biến đổi về cấu trúc mạng, đưa vào mạng các nguyên tử

lạ, làm thay đổi các tính chất cơ, hóa, lý, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động

của các thiết bị này[8] Thêm vào đó, các bức xạ, hạt có năng lượng cao còn gây

ra các phản ứng hạt nhân, tạo thành các đồng vị phóng xạ, có thể gây ra sự thay đổi tính chất của vật liệu

Nhằm mục đích mô phỏng quá trình tương tác của các bức xạ trên vũ trụ

lên các vật liệu nano người ta thường tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm trên

mặt đất với các nguồn bức xạ nhân tạo, trong đó chủ yếu được tạo ra từ các máy

gia tốc hạt và các nguồn đồng vị phóng xạ

Luận văn này đã đưa một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong việc

nhận diện các đồng vị phóng xạ và xác định suất lượng của chúng được tạo

thành từ các vật liệu CNTs khi chiếu bởi chùm photon hãm năng lượng cực đại

60 MeV trên máy gia tốc electron tuyến tính, đồng thời đã khảo sát ảnh hưởng

của các nguồn bức xạ khác nhau như: bức xạ hãm, tia gama, tia X, tia laser có

mật độ năng lượng cao lên cấu trúc của CNTs bằng phương pháp phân tích phổ

raman

Trang 12

Chương 1 - Ống nano carbon

1.1 Lịch sử hình thành

Ống nano carbon được tạo ra bởi các nguyên tử carbon, các nguyên tử

carbon này liên kết hóa trị với nhau bằng lai hóa sp2

.Năm 1991, khi nghiên cứu

Fulleren C60, Tiến sĩ Iijima một nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra trong đám muội than, sản phẩm phụ trong quá trình phóng điện hồ quang có những ống tinh thể cực nhỏ và dài bám vào catốt Hình ảnh từ kính hiển vi điện tử

truyền qua cho thấy rằng các ống này có nhiều lớp carbon, ống này lồng vào ống

kia Các ống sau này được gọi là ống nano carbon đa tường (MWCNTs- multi

wall carbon nanotubes)

Mặc dù có nhiều tính chất đặc biệt, nhưng không dễ dàng để phân tích ống

nano carbon bằng phương pháp quang phổ, do vậy điều này đã cản trở việc

nghiên cứu về chúng

Năm 1993, ống nano carbon đơn tường (SWCNTs- single wall carbon

nanotubes) đã được phát hiện, đó là các ống rỗng đường kính từ 1,5 - 2 nm, dài

cỡ micrômét Vỏ của ống bao gồm các nguyên tử carbon sắp xếp theo các đỉnh

sáu cạnh rất đều đặn Sự phát hiện này đã thúc đẩy sự nghiên cứu của các nhà

khoa học trên toàn thế giới Phương pháp quang phổ Raman là phương pháp đơn

giản, rẻ tiền so với kính hiển vi điện tử, được dùng rộng rãi để nghiên cứu trên

Trang 13

Than chì là dạng tồn tại phổ biến nhất của carbon, có màu đen, tỉ trọng

nhỏ và thường gặp trong tự nhiên Cấu trúc của than chì là các lớp mạng lục giác

các nguyên tử carbon lai hoá sp2

Các lớp này liên kết với nhau bằng lực hút

Van de Wall Khoảng cách giữa hai nguyên tử carbon là 1,42 A0

1.2.2 Kim cương

Hình 1.2 Cấu trúc của kim cương

Kim cương là dạng tinh thể được tạo thành từ các nguyên tử carbon, có

cấu trúc tứ diện, trạng thái lai hoá của các nguyên tử carbon trong kim cương là

sp3 Kim cương được biết đến là một loại đá quí với giá trị sử dụng cao Với các đặc tính đặc biệt như rất cứng, truyền nhiệt tốt, tính thẩm mỹ cao , kim cương được sử dụng rất nhiều trong thực tế

1.2.3 Fullerene

Hình 1.3 Cấu trúc của carbon C 60 (m ột dạng của fullerene)

Fullerene là những phân tử cấu thành từ các nguyên tử cacbon, chúng có

dạng rỗng như mặt cầu, ellipsoid Fullerene có cấu trúc tương tự với than chì, là

Trang 14

tổ hợp của lớp than chì độ dày một nguyên tử (còn gọi là graphene) liên kết với

nhau tạo thành vòng lục giác; nhưng chúng cũng có thể tạo thành vòng ngũ giác

hoặc thất giác

Fullerene đầu tiên được khám phá ra, và trở thành tên gọi tương tự cho

nhiều fullerene sau này, đó là buckminsterfullerene (C60), do các nhà khoa học

Harold Kroto, James Heath, Sean O'Brien, Robert Curl và Richard Smalley tại đại học Rice công bố năm 1985

Sự khám phá ra fullerene đã trở thành một bước tiến lớn trong sự hiểu biết

về thù hình cacbon, mà trước đó chỉ bỉ giới hạn ở than chì, kim cương, và

cacbon vô định hình như muội than và than gỗ

1.2.4 Ống nano carbon (Carbon nanotube) - CNTs

Khác với fullerene, CNTs có dạng hình trụ rỗng và có thể tồn tại ở dạng đơn tường hoặc đa tương (gồm các ống đơn tường lồng vào nhau)

SWCNTs MWCNTs

Hình 1.4 Cấu trúc của ống đơn tường SWCNTs và đa tường MWCNTs

Hình 1.5 Ảnh SEM của CNTs với hạt xúc tác ở đáy ống và ở đầu ống

Trang 15

Hình 1.6 Ảnh TEM các ống carbon nano đa tường

1.3 Cơ chế mọc ống nano carbon

Có thể hiểu một cách đơn giản quá trình mọc CNTs như sau [3]

Hạt xúc tác được tạo trên đế

Khí chứa carbon (CnHm) sẽ bị phân ly thành nguyên tử carbon và các sản

phẩm phụ khác do năng lượng nhiệt, năng lượng plasma

Các sản phẩm sau phân ly sẽ lắng đọng trên các hạt xúc tác Ở đây sẽ xảy

ra quá trình tạo các liên kết carbon-carbon và hình thành CNTs

Kích thước của ống CNTs về cơ bản phụ thuộc kích thước hạt xúc tác Liên

kết giữa các hạt xúc tác và đế mà ống nano carbon quyết định cơ chế mọc: mọc

từ đỉnh của hạt lên hay mọc từ đế lên tạo thành CNTs

Kích thước của hạt xúc tác kim loại và các điều kiện liên quan khác quyết định ống nano carbon là đơn tường (SWCNTs) hoặc đa tường (MWCNTs)

Hình 1.7 Cơ chế mọc ống nano carbon

Cơ chế mọc từ đế

Cơ chế mọc từ đỉnh của hạt xúc tác

Trang 16

1.4 Các phương pháp chế tạo ống nano carbon [3]

1.4.1 Chế tạo vật liệu CNTs bằng phương pháp lắng đọng pha hơi hoá học

Trong phương pháp lắng đọng pha hơi hoá học (CVD) thường sử dụng

nguồn carbon là các hyđrô carbon (CH4, C2H2) hoặc CO và sử dụng năng lượng

nhiệt hoặc plasma hay laser để phân ly các phân tử khí thành các nguyên tử

carbon hoạt hóa Các nguyên tử carbon này khuếch tán xuống đế, và lắng đọng

lên các hạt kim loại xúc tác (Fe, Ni, Co), và CNTs được tạo thành Nhiệt độ để

vào khoảng 6500

C - 9000C

Hình 1.8 Hệ thiết bị chế tạo CNTs bằng phương pháp CVD

Phương pháp lắng đọng hoá học pha hơi thường tạo ra ống nano carbon đa

vách hoặc đơn vách với độ sạch không cao, thường người ta phải phát triển các

phương pháp làm sạch Phương pháp này có ưu điểm là dễ chế tạo và rẻ tiền

Một số kỹ thuật CVD tạo CNTs thường được sử dụng là:

- Phương pháp CVD nhiệt

- Phương pháp CVD tăng cường Plasma

- Phương pháp CVD xúc tác alcohol

- Phương pháp CVD nhiệt có laser hỗ trợ

- Phương pháp mọc pha hơi

- Phương pháp CVD với xúc tác Co-Mo ( CoMoCat)

1.4.2 Chế tạo CNTs bằng phương pháp phóng điện hồ quang

Trong phương pháp này hơi carbon được tạo ra bằng cách phóng một luồng

hồ quang điện ở giữa hai điện cực làm bằng carbon có hoặc không có chất xúc

tác CNTs tự mọc lên từ hơi carbon Hai điện cực carbon đặt cách nhau 1 mm

trong buồng khí trơ (He hoặc Ar) ở áp suất thấp (giữa 50 và 700 mbar) Một

Trang 17

dòng điện có cường độ 50 - 100 A được điều khiển bởi thế khoảng 20V tạo ra sự

phóng điện hồ quang nhiệt độ cao giữa hai điện cực carbon Luồng hồ quang

này làm bay hơi một điện cực carbon và lắng đọng trên điện cực còn lại, tạo ra

sản phẩm là SWCNTs hoặc MWCNTs tuỳ theo việc có chất xúc tác kim loại

(thường là Fe, Co, Ni , Y, Mo) hay không Hiệu suất tạo ra CNTs phụ thuộc vào

môi trường plasma và nhiệt độ của điện cực nơi carbon lắng đọng

Hình 1.9 Hệ thiết bị chế tạo CNTs bằng phương pháp hồ quang điện

Với điện cực là carbon tinh khiết, ta thu được MWCNTs còn khi có kim

loại xúc tác (Ni, Co, Fe) ta thu được SWCNTs

Các kĩ thuật chế tạo CNTs bằng hồ quang khác:

- Chế tạo CNTs bằng hồ quang ngoài không khí

- Chế tạo CNTs bằng hồ quang trong nitơ lỏng

- Chế tạo CNTs bằng hồ quang trong từ trường

- Chế tạo CNTs bằng hồ quang với điện cực plasma quay

1.4.3 Chế tạo ống nano carbon dùng nguồn laser

Một chùm laser năng lượng cao (xung hoặc liên tục) làm bay hơi một bia

graphite trong lò ở nhiệt độ cao khoảng 1200oC Trong lò có chứa khí trơ He

hoặc Ne với mục đích giữ áp suất trong lò ở 500 torr và đóng vai trò của khí

mang đưa hơi carbon về phía cực lắng đọng

Các nguyên tử, phân tử carbon lắng đọng lại tạo thành các đám có thể gồm

fullerence và MWCNTs Để tạo ra SWCNTs thì bia phải có xúc tác kim loại

(Co, Ni, Fe hoặc Y) CNTs được tạo ra bằng phương pháp bay hơi bằng chùm

tia laser có độ tinh khiết cao hơn so với phương pháp hồ quang điện

Trang 18

Hình 1.10 Hệ tạo CNTs bằng phương pháp chùm laser

1.5 Tính chất của ống nano carbon

1.5.1.Tính chất cơ

Ống nano carbon cấu tạo chỉ gồm toàn các nguyên tử carbon ở dạng ống

nên chúng rất nhẹ Bên cạnh đó liên kết giữa các nguyên tử carbon đều là liên

kết cộng hoá trị tạo nên một cấu trúc tinh thể hoàn hảo vừa nhẹ vừa bền Theo

một số so sánh thì ống nano carbon nhẹ hơn thép 6 lần và bền gấp trăm lần thép

(trên cùng 1 đơn vị thể tích và chiều dài) Theo một số tài liệu công bố, ống

nano carbon đa tường có độ cứng Young là 1,8 TPa, trong khi thép là 230

GPa.[15]

1.5.2.Tính chất nhiệt

Nhiều nghiên cứu cho thấy ống nano carbon là vật liệu dẫn nhiệt tốt Độ

dẫn nhiệt của vật liệu của SWCNTs có đạt giá trị trong khoảng từ 20-3000

W/mK ở trên nhiệt độ phòng[18],so với 400 W/ mK của đồng (Cu ) Có tác giả

còn công bố độ dẫn nhiệt có thể đạt tới 6600 W/mK [13] Vì khả năng dẫn nhiệt

tốt này mà CNTs đã được sử dụng cho việc tản nhiệt cho các linh kiện điện tử

công suất cao.[16]

1.5.3.Tính chất điện

Phụ thuộc vào véc tơ cuộn ống (chiran) của chúng, các ống nano carbon có

thể hoặc là chất bán dẫn hoặc là kim loại Sự khác nhau trong các tính chất dẫn điện gây bởi cấu trúc phân tử điều đó dẫn đến cấu trúc dải năng lượng khác

nhau Ngoài ra độ dẫn điện của ống nano carbon đơn tường cũng phụ thuộc rất

nhiều vào lực tác dụng lên ống Điều này sẽ mở ra một hướng mới sử dụng vật

liệu CNTs làm cảm biến lực, v.v… trong tương lai

Trang 19

Hình 1.11 Ống nano carbon kiểu armchair có tính chất kim loại và nano

carbon ki ểu zig-zag có tính chất bán dẫn

Dùng hiển vi lực nguyên tử để đo điện trở ở từng phần của ống nano

carbon thì thấy rằng đối với ống nano đơn tường dẫn điện như kim loại thì điện

trở không đổi dọc theo ống Tuy nhiên đối với ống nano đơn tường dẫn điện

kiểu bán dẫn, khi kết lại thành sợi thì điện trở rất phụ thuộc vào các vị trí đặt các đầu bốn mũi dò để đo

Nói chung điện trở suất của ống nano carbon vào cỡ 10-4

ohm /cm ở nhiệt

độ phòng( điện trở suất của đồng là 1,678-6

ohm/cm) Cường độ dòng tối đa của

CNTs từ 107

– 108 A/cm2 (gấp hàng trăm lần so với cường độ dòng tối đa của

kim loại đồng) Ngoài ra, sai hỏng ở ống nano có thể làm thay đổi tính dẫn điện

của chúng [12]

1.5.4 Tính chất hóa học

CNTs hoạt động hóa học mạnh hơn so với graphene Tuy nhiên, thực tế cho

thấy CNTs vẫn tương đối trơ về mặt hóa học, do đó để tăng hoạt tính hóa học

của CNTs ta phải tạo ra các khuyết tật trên bề mặt của ống, gắn kết với các phân

tử hoạt động khác để tạo ra các vi đầu dò nhạy với hoá chất [17]

1.5.5 Tính chất phát xạ điện tử trường

Sự phát xạ trường là quá trình phát xạ điện tử từ bề mặt của một pha rắn

vào chân không, dưới tác dụng của một điện trường tĩnh (khoảng 108V/cm) Khi

áp một điện trường đủ lớn, các điện tử tại bề mặt xuyên hầm qua hàng rào thế và

thoát ra ngoài Với CNTs, do tỷ lệ chiều dài/đường kính lớn (hơn 1000 lần), cấu

trúc dạng tip, độ ổn định hóa, nhiệt cao và độ dẫn nhiệt, dẫn điện cũng rất cao

nên khả năng phát xạ điện tử là rất cao, ngay ở điện thế thấp

Trang 20

Với dạng tip như CNT với điện thế khoảng 25V/µm thì các ống CNTs đã

có thể phát xạ dòng điện tử lên tới 20µA Đây là một thuận lợi lớn của vật liệu

CNTs, do vậy chúng được ứng dụng trong các thiết bị phát xạ điện tử[12]

1.6 Các sai hỏng có thể tồn tại trong mạng của ống nano carbon

Với vật liệu bất kỳ, sự tồn tại của một khuyết tật tinh thể ảnh hưởng đến các đặc tính vật liệu Trong CNTs có hai loại khuyết tật chủ yếu.[1]

+ Một loại là do sai hỏng điểm

+ Một dạng khuyết tật ống nano carbon là sai hỏng Stone Wales, sai hỏng

này tạo ra 1 cặp ngũ giác và 1 cặp thất giác

Do cấu trúc rất nhỏ của CNTs, độ bền kéo của ống là do phần yếu nhất của ống quyết định

Khuyết tật tinh thể ảnh hưởng đến tính chất dẫ điện của CNTs Một khuyết

tật trong kiểu ống CNTs loại Armchair (dẫn điện) có thể làm cho các khu vực

xung quanh chỗ khuyết tật trở thành bán dẫn

Khuyết tật tinh thể ảnh hưởng mạnh đến tính chất dẫn nhiệt của CNTs

Khuyết tật như vậy dẫn đến tán xạ phonon, làm tăng tốc độ hồi phục của các

phonon Điều này làm giảm quãng đường tự do trung bình, và giảm tính dẫn

nhiệt của CNTs

Hình 1.12 Sai hỏng Stone Wales tạo ra cặp ngũ giác và thất giác trong CNTs

Trang 21

1.7 Một số ứng dụng của ống nano carbon

1.7.1 Các ứng dụng về năng lượng

Sử dụng CNTs trong pin litium có thể tăng dung lượng pin lên 10 lần Các

nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát hiện ra

rằng, nếu sử dụng các lớp ống nano carbon đã qua xử lý để làm điện cực, chúng

có thể tăng năng lượng tích lũy trên mỗi đơn vị trọng lượng của pin lên hơn 10

lần.( 10 kW /Kg –trong khi pin Lithium thông thường 1 kW/kg ) Pin có sự ổn định rất tốt theo thời gian, sau khi 1000 chu kỳ sạc và xả pin thử nghiệm, không

phát hiện có sự thay đổi của vật liệu Điều này hứa hẹn khả năng ứng dụng của

CNTs trong xe hơi, các thiết bị điện tử cầm tay[11] Bằng phương pháp “layer

by layer” Các nhà khoa học đã chế tạo được điện cực làm từ CNTs đa tường để

tạo thành điện cực dương, và lithium titanium oxide để làm điện cực âm Thông

qua ảnh TEM độ phân giải cao và so sánh chu trình phóng nạp của pin trước và

sau khi xử lý nhiệt với khí hidro, họ cũng chứng minh được rằng, nguyên nhân

của sự cải thiện về mặt tích trữ năng lượng là do các nhóm chức có chứa oxi trên

bề mặt của CNTs

- Do CNTs có cấu trúc dạng trụ rỗng và đường kính cỡ nanomét nên vật

liệu CNTs có thể tích trữ chất lỏng hoặc khí trong lõi trơ thông qua hiệu ứng

mao dẫn Hấp thụ này được gọi là hấp thụ vật lý CNTs cũng có thể tích trữ

hydrogen theo cách hóa học (hấp thụ nguyên tử hydrogen) Vì vậy CNTs có thể được sử dụng cho việc tích trữ Hidro, làm thành pin nhiên liệu dùng cho ô

tô.[10]

Hình 1.13 Mô hình sự xen giữa của Li và hấp thụ H 2

- Bằng cách xử lý CNTs trong một dung dịch siêu axit, các nhà khoa học ở

trường Đại học Rice (Mỹ) đã thu được những sợi dài, có thể sử dụng làm những

dây dẫn nhẹ, hiệu quả cho mạng lưới điện, hoặc làm cơ sở cho những vật liệu

dẫn điện Họ cho biết đã tìm ra được một phương pháp mới để lắp ráp CNTs với

nhau, bằng cách hoà tan CNTs trong dung dịch siêu axít chlorosulphonic tạo ra

Trang 22

dung dịch có nồng độ về khối lượng lên đến 0,5Wt% cao hơn 1000 lần so với

các axit khác đã báo cáo trước đó Ở trạng thái mật độ cao này, chúng tạo thành

tinh thể lỏng, có thể tạo thành những sợi dài hàng trăm mét, hoặc nguyên khối

Vì CNTs rất bền, cho nên trong tương lai, rất có thể ống nano carbon sẽ được sử

dụng để thay thế cho dây điện kim loại truyền thống

1.7.2 Thiết bị phát xạ điện tử trường

Yêu cầu chung là ngưỡng thế phát xạ của vật liệu phải thấp, mật độ dòng

phải có độ ổn định cao, vật liệu phát xạ phải có đường kính nhỏ cỡ nanomet, cấu

trúc tương đối hoàn hảo, độ dẫn điện cao, độ rộng khe năng lượng nhỏ và ổn định về mặt hóa học Các điều kiện này, vật liệu CNTs đáp ứng đầy đủ Hơn

nữa, CNTs lại tương đối trơ về mặt hóa học nên có độ ổn định về mặt hóa học

rất cao

Vật liệu CNTs đã được sử dụng cho các thiết bị phát xạ điện tử trường như:

transistor hiệu ứng trường, các màn hình hiển thị ,tip STM, AFM

Hình 1.14 Màn hình hiển thị sử dụng CNTs

Các tính năng của CNT-FED: Mỏng, độ sáng cao, độ tương phản cao, hiệu

suất phát quang cao, góc nhìn rộng, đáp ứng nhanh, điện thế tiêu thụ thấp, tiêu

thụ ít điện năng

1.7.3 Đầu dò nano và sensơ

Do tính dẻo dai được sử dụng như các đầu dò quét trong các thiết bị kính

hiển vi điện tử AFM và STM Thuận lợi chủ yếu của các đầu dò loại này là độ

phân giải được cải thiện hơn nhiều so với các tip Si hoặc các tip kim loại mà

không phá mẫu (do CNTs độ đàn hồi cao)

Các ống CNTs gắn trên đầu tip có thể được biến tính bằng cách gắn các

nhóm chức năng (-COOH) để tăng các tương tác hóa, sinh Các tip này có thể

Trang 23

được sử dụng như các đầu dò phân tử, ứng dụng trong các lĩnh vực hoá học và y

sinh

Chẳng hạn với các sensor xác định nồng độ cồn cực thấp sử dụng vật liệu

CNTs thì vật liệu CNTs phải được biến đổi trước để gắn các nhóm -COOH trên

bề mặt Các nhóm này sẽ tương tác với phân tử ethanol (CH

Trang 24

1.7.4 Ống nano carbon tạo ra các vật liệu siêu bền, siêu nhẹ

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Alan Windle, thuộc Đại học Cambridge

dùng CNTs để dệt thành áo, hoặc kết hợp với những loại vật liệu khác để sản

xuất những sản phẩm siêu bền Theo các chuyên gia, ứng dụng quan trọng của

sợi carbon mới này là sản xuất áo chống đạn siêu bền, vì nó bền hơn, dai hơn và

cứng hơn nhiều lần so với loại vải được dùng để may áo giáp hiện nay

Nasa cũng sử dụng CNTs trong nhiều mục đích khác nhau Như trong các

vỏ tầu vì CNTs là vật liệu siêu bền và siêu nhẹ Do dó làm giảm trọng lượng của

tầu vũ trụ, và làm giảm chi phí phóng tàu Đồng thời còn làm tăng khả năng

chống chịu va đập cho tàu

Hình 1.18 Áo chống đạn siêu bền, vỏ tàu vũ trụ làm bằng CNTs

1.7.5 Ống nano carbon tạo ra các linh kiện điện tử nano

Hiện nay với sự xuất hiện của ống nano carbon, cùng với khả năng chế tạo

ra các ống carbon có tính chất như là bán dẫn loại p hay loại n Người ta đã có

thể sắp xếp được các sợi carbon nhỏ nằm gối lên nhau, tại những điểm giao nhau

đó chúng có tác dụng như một điốt Các điốt này có kích thước rất nhỏ cỡ vài

nm Tuy nhiên kỹ thuật chế tạo các điốt này khá phức tạp, người ta đã sử dụng

phương pháp dòng chảy để định hướng các sợi carbon Nghiên cứu gần đây, các

nhà khoa học đã chỉ ra rằng với ống nano carbon có thể chế tạo các linh kiện

hoạt động trên cơ sở những hoạt động của Spin điện tử Với các dây dẫn thông

thường các điện tử luôn bị tán xạ bởi mạng các ion, hay với chính các điện tử,

do đó luôn tồn tại điện trở Nhưng với ống nano carbon thì khác, các điện tử

chuyển động theo kiểu xung kích và ống nano lại rất nhỏ, không có sai hỏng nên điện tử không bị tán xạ Điều đó có nghĩa là điện tử có thể chuyển động được

một quãng đường xa mà không thay đổi xung lượng, vẫn giữ nguyên trạng thái

của mình và có nghĩa là spin được bảo toàn Ta đã biết spin của điện tử có hai

giá trị -1/2 và +1/2 (spin up và spin down), nên ta có thể dùng từ trường để điều

Trang 25

khiển spin thay cho việc điều khiển điện tử và lỗ trống trong các bán dẫn thông

thường

Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của các linh kiện điện tử, kích thước

của các linh kiện đã được giảm nhỏ Tuy nhiên chúng ta không thể cực tiểu hoá

mãi được vì hiện nay quá trình cực tiểu hoá đã đang tiến gần đến giới hạn vật lý

Từ đó chúng ta cần phải nghĩ đến một vật liệu mới nào đó có khả năng đặc biệt

và từ đó có thể cực tiểu hoá được các linh kiện Và điều đó đã được giải quyết

bằng sự xuất hiện của ống nano carbon Ống carbon được dùng làm kênh dẫn

trong transistor

Hình 1.19 Transistor trường sử dụng ống nanno carbon

Điện thế cực cổng có ảnh hưởng rất lớn đến tính dẫn điện của ống nano

carbon Với việc sử dụng ống nano carbon làm kênh dẫn điện, độ dẫn điện có

thể thay đổi hơn một triệu lần so với transistor trường trên cơ sở silic Hơn nữa

vì có kích thước nhỏ, transistor trường trên cơ sở ống nano làm việc với độ tin

cậy cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn, nó có thể đóng mở với tốc độ Terahert

Khi các thiết bị được cực tiểu hoá về kích thước và được tăng mạnh về tốc

độ thì các điện tử sẽ hoạt động với tốc độ cao nên toả nhiều nhiệt để giải quyết

vấn đề đó người ta đã sử dụng khả năng dẫn nhiệt rất tốt của ống carbon gắn vào

các linh kiện [16] Vì kích thước của các linh kiện rất nhỏ nên không thể sử

dụng các dây dẫn kim loại thông thường như hiện nay vẫn dùng để nối các linh

kiện với các thiết bị hay các mạch logic bên ngoài mà phải dùng ống nano

carbon

Trang 26

Chương 2 – Lý thuyết tán xạ Raman

2.1 Hiệu ứng Raman

Hiệu ứng Raman được nhà vật lý học Ấn Độ

Chandrasekhara Venkata Raman tìm ra năm 1928, nhờ

phát hiện này mà C V Raman được nhận giải Nobel vật

lý vào năm 1930 Nguyên nhân chính của hiệu ứng này là

do tán xạ không đàn hồi của ánh sáng với phonon

Trong thí nghiệm Raman, một laser được sử dụng để

kích thích những nguyên tử, phân tử, làm thay đổi trạng

thái dao động của chúng các dao động rung, xoay của

phân tử làm thay đổi mức năng lượng của chúng, do đó

ánh sáng tới sẽ tán xạ ở các tần số khác với tần số của ánh

sáng kích thích

Hình 2.2 Tán xạ Raman thu được khi kích thích phân tử bằng laser

Hình 2.3 mô tả các quá trình tán xạ khác nhau, trong đó có cả những

phonon Độ rộng của các mũi tên chỉ ra khả năng của tán xạ Tán xạ thường xảy

ra nhất là tán xạ Rayleigh, tán xạ này là tán xạ đàn hồi, đây là kết quả của quá

trình phát ra một photon với cùng bước sóng với ánh sáng kích thích Nếu các

phân tử ban đầu ở trạng thái cơ bản, sau khi tán xạ thì nó ở trạng thái kích thích

cao hơn, quá trình này được gọi là tán xạ Raman Stokes (Các photon thực hiện

tán xạ không đàn hồi bị mất năng lượng và làm xuất hiện tán xạ Stokes)

Ngược lại, với một phân tử ban đầu ở trạng thái kích thích, sau khi tán xạ

thì nó trở về trạng thái cơ bản, được gọi là quá trình tán xạ Anti-Stoles (các

Hình 2.1 C V

Raman

Trang 27

photon thực hiện tán xạ không đàn hồi thu năng lượng làm xuất hiện tán xạ

anti-Stokes)

Tiết diện tán xạ Raman là cỡ 106

, tiết diện tán xạ phụ thuộc vào số phân tử

ban đầu ở trạng thái kích thích, số phân tử này lại phụ thuộc vào nhiệt độ (theo

phân bố Boltzmann) Như vậy, tỷ lệ cường độ của vạch Stokes/Anti-Stokes

trong phổ Raman có thể được sử dụng để tính toán điều kiện nhiệt độ khi đo đạc

Hình 2.3 Nguyên lý của quá trình tán xạ raman

2.2 Tán xạ Raman cộng hưởng

Thông thường, phân tử được kích thích lên trạng thái năng lượng ảo sau đó

nó hồi phục, kết quả là một photon được phát ra Quá trình tán xạ này được gọi

là tán xạ cộng hưởng nếu một hoặc nhiều chuyển dời giữa các trạng thái năng

lượng thực của phân tử Chi tiết hơn, nếu tồn tại trạng thái năng lượng thực của

phân tử phù hợp với năng lượng photon tới (thay cho trạng thái năng lượng ảo),

khả năng xảy ra của quá trình này sẽ cao hơn Hiệu ứng này được chỉ ra ở hình

2.3, khả năng xảy ra của tán xạ có thể tăng lên hàng nghìn lần, được chỉ ra ở các đường đậm nét

2.3 Các mode dao động của ống nano carbon

Trong các ống nano carbon đơn tường, hiệu ứng cộng hưởng xảy ra khi

năng lượng của photon kích thích trùng với hiệu của các mức năng lượng dao động

Năng lượng kích thích phải phù hợp với sự chuyển mức năng lượng trong

khoảng 50-100 meV để thu được hiệu ứng cộng hưởng Trong khi hiệu ứng

Ngày đăng: 13/02/2014, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. David J Appelhans, Lincoln D Carr, Mark T Lusk (2010), “Embedded ribbons of graphene allotropes: an extended defect perspective”, New Journal of Physics, 12, 125006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Embedded ribbons of graphene allotropes: an extended defect perspective”, "New Journal of Physics
Tác giả: David J Appelhans, Lincoln D Carr, Mark T Lusk
Năm: 2010
2. G. Compagnini, G. A. Baratta, R.S. Cataliotti, and A. Morresi (2005), “New assignment of crystalline and ion-irradiated graphite phonon spectra”, Journal of Raman spectroscopy, 26, pp. 917 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New assignment of crystalline and ion-irradiated graphite phonon spectra”, J"ournal of Raman spectroscopy
Tác giả: G. Compagnini, G. A. Baratta, R.S. Cataliotti, and A. Morresi
Năm: 2005
3. M. Daenen, R.D. de Fouw, B. Hamers, P.G.A. Janssen, K. Schouteder, M.A.J. Veld (2003), The Wondrous World of Carbon Nanotubes, Eindhoven University of Technology, pp. 8-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Wondrous World of Carbon Nanotubes
Tác giả: M. Daenen, R.D. de Fouw, B. Hamers, P.G.A. Janssen, K. Schouteder, M.A.J. Veld
Năm: 2003
4. M. S. Dresselhaus, G. Dresselhaus, and M. Hofman (2007), “The big picture of raman scattering in carbon nanotubes” , Vibrational spectroscopy, vol. 45, pp. 71–81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The big picture of raman scattering in carbon nanotubes” , "Vibrational spectroscopy
Tác giả: M. S. Dresselhaus, G. Dresselhaus, and M. Hofman
Năm: 2007
5. Nguyen Duc Dung, Nguyen Van Chuc, Ngo Thi Thanh Tam, Nguyen Hong Quang, Phan Hong Khoi, Phan Ngoc Minh (2008), “Carbon-Nanotube Growth over Iron Nanoparticles Formed on CaCO 3 Support by Using Hydrogen Reduction”, Journal of the Korean Physical Society, 52, pp.1372- 1377 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbon-Nanotube Growth over Iron Nanoparticles Formed on CaCO3 Support by Using Hydrogen Reduction”, "Journal of the Korean Physical Society
Tác giả: Nguyen Duc Dung, Nguyen Van Chuc, Ngo Thi Thanh Tam, Nguyen Hong Quang, Phan Hong Khoi, Phan Ngoc Minh
Năm: 2008
6. Nguyen Dinh Hoang, Nguyen Ngoc Trung, Pham Duc Khue, Nguyen Thi Thanh Bao, Phung Viet Tiep, Dao Duy Thang, Nguyen Thanh Binh, Vu Thi Bich (2011), “The synergistic effect of bremsstrahlung photons and intense laser radiation on the structural properties of carbon nanotubes ”, Adv. Nat.Sci: Nanosci. Nanotechnol. 2, 035010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The synergistic effect of bremsstrahlung photons and intense laser radiation on the structural properties of carbon nanotubes ”, "Adv. Nat. "Sci: Nanosci. Nanotechnol
Tác giả: Nguyen Dinh Hoang, Nguyen Ngoc Trung, Pham Duc Khue, Nguyen Thi Thanh Bao, Phung Viet Tiep, Dao Duy Thang, Nguyen Thanh Binh, Vu Thi Bich
Năm: 2011
8. A.V.Krasheninnikov, K.Nordlund (2010), “Ion and electron irradiation effects in nanostructured materials”, Journal of Applied Physics, 107, 071301 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ion and electron irradiation effects in nanostructured materials”, "Journal of Applied Physics
Tác giả: A.V.Krasheninnikov, K.Nordlund
Năm: 2010
11. Seung Woo Lee, Naoaki Yabuuchi, Betar M. Gallant, Shuo Chen, Byeong- Su Kim,Paula T. Hammond, Yang Shao-Horn ( 2010), “High-power lithium batteries from functionalized carbon-nanotube electrodes”, Nature Nanotechnology , 5, pp.531-537 Sách, tạp chí
Tiêu đề: High-power lithium batteries from functionalized carbon-nanotube electrodes”, "Nature Nanotechnology
13. Eric Pop, David Mann, Qian Wang, Kenneth Goodson, Hongjie Dai (2005), “Thermal conductance of an individual single-wall carbon nanotube above room temperature”, Nano Letters, 6, pp. 96–100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thermal conductance of an individual single-wall carbon nanotube above room temperature”", Nano Letters
Tác giả: Eric Pop, David Mann, Qian Wang, Kenneth Goodson, Hongjie Dai
Năm: 2005
14. Md. Shakilur Rahman et al (2009), "Measurement of isomeric yield ratios for 90 Zr(γ, n) 89m,g Zr, nat Zr(γ, xn1p) 86m,g Y, and 89 Y(γ,xn) 87m,g,86m,gY reactions with 50-, 60-, and 70-MeV bremsstrahlung", Nuclear Instruments and Methods in Physics Research vol. B267, pp. 3511- 3518 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measurement of isomeric yield ratios for 90Zr(γ, n)89m,gZr, natZr(γ, xn1p)86m,gY, and 89Y(γ,xn)87m,g,86m,gY reactions with 50-, 60-, and 70-MeV bremsstrahlung
Tác giả: Md. Shakilur Rahman et al
Năm: 2009
16. Bui Hung Thang, Nguyen Van Chuc, Pham Van Trinh, Ngo Thi Thanh Tam and Phan Ngoc Minh (2011), “Thermal dissipation media for high power electronic devices using a carbon nanotube-based composite”, Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology, 2, 025002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thermal dissipation media for high power electronic devices using a carbon nanotube-based composite”, "Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology
Tác giả: Bui Hung Thang, Nguyen Van Chuc, Pham Van Trinh, Ngo Thi Thanh Tam and Phan Ngoc Minh
Năm: 2011
17. Ren-Jang Wu, Yu-Ching Huang, Ming-Ru Yu, Tzu Hsuan Lin and Shih-Lin Hung (2008), “Application of m-CNTs/NaClO4/Ppy to a fast response, room working temperature ethanol sensor”, Sensors and Actuators B:Chemical, 134, pp. 213-218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Application of m-CNTs/NaClO4/Ppy to a fast response, room working temperature ethanol sensor”, "Sensors and Actuators B: "Chemical
Tác giả: Ren-Jang Wu, Yu-Ching Huang, Ming-Ru Yu, Tzu Hsuan Lin and Shih-Lin Hung
Năm: 2008
18. Da Jiang Yang, Qing Zhang, George Chen, S. F. Yoon, J. Ahn, S. G. Wang, Q. Zhou, Q. Wang, J. Q. Li (2002), “Thermal conductivity of multiwalled carbon nanotubes”, Physical Review B, 165440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thermal conductivity of multiwalled carbon nanotubes”", Physical Review B
Tác giả: Da Jiang Yang, Qing Zhang, George Chen, S. F. Yoon, J. Ahn, S. G. Wang, Q. Zhou, Q. Wang, J. Q. Li
Năm: 2002
19. Qing Zhang et al (2006), “Influences of temperature on the Raman spectra of single-walled carbon nanotubes”, Smart Mater.Struct., 15, pp.1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influences of temperature on the Raman spectra of single-walled carbon nanotubes”, "Smart Mater.Struct
Tác giả: Qing Zhang et al
Năm: 2006
1. N. D Hoang, N. T. T. Bao, N. X. Nghia, N. T. Binh , D. V. Trung, N. T. T. Tam, V.T. Bich, “The effects of intense laser on vibrational modes of Carbon Nanotubes”, ALTA 2010, OSK, Vol. 9, Iss. 1, (2010) ISSN 205-8705, pp. 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of intense laser on vibrational modes of Carbon Nanotubes
2. Phạm Đức Khuê, Nguyễn Đình Hoàng, Vũ Thị Bích “Xác định suất lượng của các đồng vị phóng xạ tạo thành từ vật liệu nano dưới tác dụng của chùm photon năng lượng cao”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng- 2010” Hà Nội, 16-17/12/2010, Nhà xuất bản KHTN và CN, Số XB:1202-2010/CXB/001-10/KHTNCN, ISBN:978-604-913-023-6, trang 268- 273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định suất lượng của các đồng vị phóng xạ tạo thành từ vật liệu nano dưới tác dụng của chùm photon năng lượng cao”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng- 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản KHTN và CN
3. Nguyen Dinh Hoang , Nguyen Ngoc Trung , Pham Duc Khue, Nguyen Thi Thanh Bao, Phung Viet Tiep, Dao Duy Thang, Nguyen Thanh Binh and Vu Thi Bich, “ The synergistic effect of bremsstrahlung photons and intense laser radiation on the structural properties of carbon nanotubes”, 2011, Adv. Nat.Sci: Nanosci. Nanotechnol. 2 035010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The synergistic effect of bremsstrahlung photons and intense laser radiation on the structural properties of carbon nanotubes
7. A. Jorio, A. G. Souza Filho, G. Dresselhaus, M. S. Dresselhaus, A. K. Swan, M. S. ĩnlỹ, B. B. Goldberg, M. A. Pimenta, J. H. Hafner, C. M Khác
10. Seung Mi Lee, Ki Soo Park, Young Chul Choi, Young Soo Park, Jin Moon Bok, Dong Jae Bae, Kee Suk Nahm, Yong Gak Choi, Soo Chang Yu, Nam- Khác
12. W. I. Milne, K. B. K. Teo, M. Chhowalla, G. A. J. Amaratunga, S. B. Lee, D. G. Hasko, H. Ahmed, O. Groening, P. Legagneux, L. Gangloff, J. P Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs khi - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 1. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs khi (Trang 39)
Bảng 2 là kết quả nhận diện cỏc đồng vị phúng xạ được tạo thành từ cỏc mẫu  mẫu ống  nano  carbon  sau  khi  được  chiếu  xạ  bởi  chựm  bức  xạ  hóm  năng  lượng cực đại 60 MeV - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 2 là kết quả nhận diện cỏc đồng vị phúng xạ được tạo thành từ cỏc mẫu mẫu ống nano carbon sau khi được chiếu xạ bởi chựm bức xạ hóm năng lượng cực đại 60 MeV (Trang 41)
Bảng 2. Cỏc đồng vị phúng xạ được nhận diện từ mẫu ống nano carbon. - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 2. Cỏc đồng vị phúng xạ được nhận diện từ mẫu ống nano carbon (Trang 42)
Bảng 3. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 3. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi (Trang 45)
Bảng 4. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 4. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi (Trang 49)
Bảng 5. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi - NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC CỦA ỐNG NANO CARBON DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BỨC XẠ NĂNG LƯỢNG CAO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VŨ TRỤ
Bảng 5. Tần số mode D, G, tỷ số ID/IG theo cường độ laser của CNTs sau khi (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w