1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN mới NHẤT) SKKN sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm tự làm trong dạy học âm nhạc ở trường THTHCS yên lễ

14 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 185,87 KB

Nội dung

Người giáo viên cần phải coi trọng việc chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu: “ Đổi mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học”, ma

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên để đi vào cuộc sống lao động ” Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh bản thân mình

Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật Trong đó Âm nhạc có vị trí quan trọng Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn

Âm nhạc Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành trang bị cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các

em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ thẩm mỹ đó giúp các em học tốt các môn học khác

Qua tìm hiểu về nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho bộ môn âm nhạc, tôi nhận thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc cụ

gõ đệm, dưới những đôi tay khéo léo của người Việt Tất cả các nguyên vật liệu

từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được người Việt khai thác để làm nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc Việt Nam Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền phong phú đa dạng về loại hình, cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ thuật diễn tấu cũng như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc mỗi vùng miền

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc Tôi nhận thấy, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy tính tích cực, rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ, lòng kiên trì và óc sáng tạo cho cả người dạy và người học Người giáo viên cần phải coi trọng việc chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu: “ Đổi mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học”, mang lại hiệu quả cao nhất cho các tiết dạy âm nhạc, nhằm tạo không khí sôi nổi trong tiết học để các em học sinh Tiểu học có hứng thú, niềm đam mê, hào hứng , có ý thức học tập và yêu thích bộ môn Âm nhạc

Vì lý do trên, tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ sử dụng một số nhạc cụ

gõ đệm tự làm trong việc dạy học môn âm nhạc ở trường TH&THCS Yên Lễ”

với mong muốn rằng đem đến những tiết học âm nhạc đạt hiểu quả cao nhất cho

Trang 2

học sinh ở các khối lớp tiểu học đối với đơn vị trường học mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy

1.2 Mục đích nghiên cứu

Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này Trước một bài hát, một bài tập đọc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất,

để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học Tôi chọn đề tài mục đích giúp học sinh hiểu bài và nắm được bài nhanh nhất, tạo cho các em có những tiết học âm nhạc, ngoài học hát các em được kết hợp sử dụng những nhạc

cụ gõ đệm tự làm Để những tiết học môn âm nhạc như một sân chơi, các em được hoạt động hòa mình trong những sáng tạo âm nhạc, giúp các em có những nền tảng ban đầu về âm nhạc và có những cơ sở để phát huy hết khả năng âm nhạc của mình Từ sáng kiến này tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đồng thời giúp các em học sinh học tốt bộ môn âm nhạc và yêu thích môn học này

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2018-2019

Để làm rõ mục đích đã nói trên tôi lấy đối tượng nghiên cứu là tất cả các khối lớp học mà tôi phụ trách giảng dạy tại Trường TH&THCS Yên Lễ Trong học kỳ I ,2018-2019 tôi đã thực nghiệm trên tất cả đối tượng , lấy kết quả đối chứng trong từng giai đoạn sau khi dạy

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Qua quá trình giảng dạy và tìm hiểu môn âm nhạc nói chung Tôi nhận thấy với điều kiện các phương tiện cơ sở vật chất đang còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn, nên tôi sử dụng hai phương pháp sau trong quá trinh nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thực hành

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận.

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học ở nước ta Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội

Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,

nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không

Trang 3

phải học sinh nào cũng có được Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các

em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc

Những bộ nhạc cụ gõ đệm, thanh phách, song loan,mõ, trống, sênh,… là những nhạc cụ được kích âm nhằm mục đích giữ nhịp cho bài hát và là phương tiện phục vụ cho các hoạt động biểu diễn văn nghệ Tất cả các phương tiện, đồ dùng dạy học kể trên đều được chế tạo từ các vật liệu đơn giản, dễ kiếm và được

sử dụng một cách có hiệu quả trong dạy học âm nhạc tạo ra không khí học tập vui tươi, thoải mái, góp phần làm sinh động các hoạt động biểu diễn, nâng cánh cho tiếng hát các em hay hơn Việc tập cho các em làm và sử dụng thành thạo bộ nhạc cụ gõ đệm và coi nó như một thứ đồ chơi trẻ em thông qua các trò chơi được tổ chức trong quá trình dạy học âm nhạc, các hoạt động văn nghệ ngoại khóa sẽ mang lại sân chơi mới lạ, hấp dẫn nhằm đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhà trường

Trong những năm học gần đây, Bộ Giáo Dục ,Sở Giáo Dục và Phòng Giáo Dục Đào Tạo Huyện Như Xuân có những văn bản cụ thể quy định hướng dẫn việc làm và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học âm nhạc nhằm đổi mới phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực ở người học, đồng thời khuyến khích người dạy tìm tòi, sáng tạo và khai thác sử dụng các thiết bị đồ dùng một cách có hiệu quả

Việc làm và sưu tầm một số ĐDDH tự phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên Qua quá trình thực dạy môn âm nhạc ở trường TH&THCS Yên Lễ tôi rất tâm đắc với việc sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm tự làm các nhạc cụ gõ đệm Tôi cho rằng đây là một việc cần sớm được thực hiện và triển khai rộng rãi đến toàn thể đội ngũ giáo viên âm nhạc Bởi vì, chúng không những góp phần làm phong phú các thiết bị dạy học âm nhạc trong nhà trường, khắc phục sự đơn điệu, hạn chế của các thiết bị cũ mà chúng còn phù hợp với đối tượng học sinh ở khối lớp đáp ứng kịp thời việc đổi mới PPDH Ngoài ra, các phương tiện đồ dùng dạy học âm nhạc nói ở trên không phải chỉ có người dạy mới làm được mà người học cũng có thể làm để tự phục vụ cho việc học của mình Thông qua quá trình làm và sử dụng các nhạc cụ gõ Người dạy và người học tự rèn luyện cho mình sự tỉ mỉ, khéo léo, niềm đam mê, óc sáng tạo và lòng kiên trì trong suốt quá trình dạy và học Đó chính là những cơ sở, lí luận tạo tiền đề cho việc tự làm các thiết bị đồ dùng phục vụ giảng dạy âm nhạc tại trường TH&THCS Yên Lễ

* Cơ sở thực tiễn:

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội

Trang 4

Đa số các em học sinh Trường TH&THCS Yên Lễ là học sinh dân tộc Thổ, trình độ nhận thức không đồng đều, nhiều nhược điểm khi học tập Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin

Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế

Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em

Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi

đã tìm hiểu để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường hiện nay, trang thiết bị dạy học của nhà trường trong thực tế không đủ để cho các em sử dụng trong những tiết học âm nhạc chính vì vậy Động lực thúc đẩy bản thân tôi, sưu tầm tự làm các phế liệu để làm nhạc cụ gõ đệm, trong các tiết học âm nhạc Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc tôi càng nhận thức sâu hơn tầm quan trọng của việc làm và sử dụng các thiết bị dạy học, tạo cho tôi niềm đam mê tạo

ra các nhạc cụ gõ đệm tự làm phục vụ tốt cho giảng dạy môn âm nhạc

2.2.Thực trạng đề tài

a Thuận lợi:

- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên ngành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc Trường TH&THCS Yên Lễ Luôn nhiệt tình trong công tác, luôn nêu cao tinh thần tận tụy với nghề, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức cho bản thân

- Học sinh yêu thích học môn âm nhạc

b Khó khăn:

Bên cạnh những thuân lợi kể trên còn một số những khó khăn như:

- Đa số các em là học sinh đều là dân tộc do đó về khả năng, năng lực học tập của các em cũng thể hiện thấp hơn so với các vùng khác

- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này các em còn nhỏ nên nhút nhát chưa mạnh dạn

- Mức độ cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồng đều

- Các thiết bị dạy học âm nhạc chưa đầy đủ, với tình hình thực tế Mà cụ thể là các nhạc nhạc cụ gõ có số lượng khá khiêm tốn, đơn điệu, chưa có phòng đặc thù riêng cho môn âm nhạc, GV phải dạy chay do không có nhạc cụ để sử dụng làm cho các tiết học trở nên nhàm chán, buồn tẻ, không gây hứng thú cho học sinh Từ đó, các em không có chú tâm học Để khắc phục những khó khăn nêu trên đồng thời giúp học sinh thỏa mãn hứng thú bằng những bài tập thực hành, những trò chơi bổ ích Tôi cho rằng việc tự làm một số nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho giảng dạy âm nhạc cần sớm được thực hiện và phổ biến rộng rãi tới đội ngũ GV đang làm nhiệm vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc ở tất cả các trường tiểu học

Trang 5

* Nội dung cần giải quyết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã nói ở trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Cơ sở vật chất, phòng chức năng, các nhạc cụ đàn organ, đàn piano, các nhạc cụ gõ đệm ( thanh phách, thanh la, trống lắc, mõ, sênh ) của nhà trường chưa được đầu tư đầy đủ, quan tâm đúng mức

- Giáo viên chưa coi trọng việc tìm tòi sáng tạo để tự làm các đò dùng mà nhà trường chưa có để phục vụ quá trình giảng dạy bộ môn âm nhạc , chưa cụ thể và không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh

2.3 Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

Để có được những bộ nhạc cụ gõ đệm tự làm, tôi đã vận dụng những phế liệu, vật liệu có sẵn của địa phương để tự làm một số nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho việc dạy học bộ môn của mình đạt hiệu quả cao hơn

Cô và trò trường TH&THCS Yên Lễ làm một số nhạc cụ sau giờ học chính

2.3.1 Bộ nhạc cụ gõ đệm Trống rung

Vật liệu: Lon bia, lon nước ngọt

Cách làm: Cắt lấy 2 đáy lon, luồn dây đính hai bên hạt cườm sao cho khi

lắc hai hạt cườm đánh vào giữa hai đáy lon phát ra âm thanh Tôi tận dụng bút chữ A của học sinh đã bỏ đi của học sinh để làm tay nắm cho trống

Cách sử dụng: Đây là những nhạc cụ có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù

các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh Dùng tay lắc hoặc vào mặt trống theo nhịp, hoặc phách

để giữ nhịp cho bài hát Có thể dùng phối hợp với các nhạc cụ gõ khác để tổ chức biểu diễn bài hát

Trống lắc làm bằng lon bia và vỏ bút

2.3.2 Bộ nhạc cụ gõ đệm cồng chiêng, thanh la

Vật liệu: Những vỏ hộp bánh bằng nhôm có đường kính 20cm đến

30cm, sơn nhũ đồng

Cách làm: Dùng búa gõ tạo núm hình tròn ở giữa sau đó mang phun sơn

nhũ đồng Khoan lỗ, cột dây để treo và dùng dùi quấnn vải để gõ

Cách sử dụng: Bộ thanh la này tôi cho học sinh vận dụng gõ đệm theo

nhịp, theo phách, và theo tiết tấu trong tất cả các bài hát, cũng như trong học tập đọc nhạc Ôn tập nốt nhạc GV sử dụng các nốt nhạc để tổ chức các trò chơi củng cố vừa giúp học sinh thuộc bài tại lớp, vừa làm cho không khí lớp học sôi nổi

Bộ cồng chiêng, thanh la làm bằng vỏ hộp bánh

2.3.3 Bộ nhạc cụ gõ đệm cặp sênh tiền:

Vật liệu: Một số nắp chai bia, một số thanh gỗ nhỏ, sơn

Cách làm: Tôi nhặt những nắp chai rửa sạch, phơi khô rồi đập dẹp Sau

đó tôi sơn nhũ bạc cho chúng giống hệt những đồng tiền, tôi đục lỗ thủng ở giữa

Trang 6

các nắp chai rồi dùng đinh đính các nắp chai vào các thanh gỗ đã được sơn kĩ ta được một cây sênh tiền Mỗi cây sênh tiền là một cặp

Cách sử dụng: Bộ sênh tiền tôi dùng cho học sinh sử dụng gõ đệm, giữ

nhịp, phách, tiết tấu cho các bài hát, bài tập đọc nhạc trong các tiết học âm nhạc

Bộ sênh tiền làm bằng nắp chai và thanh gỗ

2.3.4 Mõ

Vật liệu: Một số đoạn gốc tre

Cách làm: Lấy đoạn gốc tre, đẽo sạch lớp rễ rồi dùng giấy nhám trà cho

bóng Mỗi ống tre tôi khoét theo chiều dọc một khe nhỏ để khi gõ sẽ tạo ra âm thanh, thanh gõ cũng được vót bằng tre dài khoảng chừng 20cm Tất cả được tôi sơn rồi vẽ hoa

Cách sử dụng: cho học sinh vận dụng gõ đệm theo nhịp ,theo phách, và

theo tiết tấu trong tất cả các bài hát, cũng như trong học tập đọc nhạc Ôn tập nốt nhạc

Làm mõ bằng một số gốc tre và giấy dán

2.3.5 Trống:

Vật liệu: Vỏ hộp trà hoặc vỏ hộp sữa, giấy đề can màu.

Cách làm: Lấy 2 hộp trà hoặc 2 vỏ lon sữa cắt phần đáy Dùng giấy đề

can trang trí theo ý thích.Tương tự như vậy ta có thể sử dụng một số vật liệu khác để chế tạo như: vỏ chai hộp sữa bằng nhôm, vỏ hộp thuốc…Đây là những nhạc cụ có âm thanh rất vui và, các em sử dụng với số lượng đông tạo cho không khí tiết học sôi động

Cách sử dụng: Dùng tay hoặc dùng dùi gõ vào mặt trống theo nhịp, hoặc

phách để giữ nhịp cho bài hát Có thể dùng phối hợp với các nhạc cụ gõ khác để

tổ chức biểu diễn bài hát

Làm trống bằng võ hộp trà, vỏ hộp sữa và giấy dán

2.3.6 Thanh phách

Vật liệu: Một số đoạn gốc tre

Cách làm: Lấy đoạn tre, đẽo sạch, cắt sao cho 2 thanh bằng nhau rồi dùng giấy nhám trà cho bóng Hai thanh tre là một cặp thanh phách

Cách sử dụng: Bộ thanh phách tôi dùng cho học sinh sử dụng gõ đệm,

giữ nhịp, phách, tiết tấu cho các bài hát, bài tập đọc nhạc trong các tiết học âm nhạc

Đối với các nhạc cụ gõ: GV sử dụng để hướng dẫn học sinh gõ theo phách, nhịp, tiết tấu hoặc gõ 2 âm sắc…vừa giữ nhịp cho các em khi hát, vừa

làm đạo cụ cho các em biểu diễn bài hát tạo cho không khí lớp học vui tươi, các

em không còn rụt rè, nhút nhát mà tự tin hơn trong cách thể hiện bài hát:

VD: Khi gõ phách cho câu hát:

Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô

X x X x X x X x X x X

Trang 7

Gv có thể cho các em dùng thanh phách gõ vào phách mạnh,còn các em khác cầm song lang hoặc trống lắc thì đệm vào phách nhẹ Khi các em biểu diễn bài hát theo nhóm,GV nên cho các em sử dụng phối hợp nhiều nhạc cụ với nhiều cách đệm khác nhau như: Đệm theo tiết tấu, phách, nhịp, sẽ làm cho các

em hát tốt hơn, giọng hát các em bay bổng hơn

Thanh phách làm bằng một số thanh tre

Đối với bộ nốt nhạc: Gv sử dụng để giới thiệu các kí hiệu âm nhạc ở lớp 3: Khi giới thiệu các hình nốt: Gv vừa giảng vừa gắn hình nốt nhạc bằng nam châm lên bảng như vậy vừa không tốn thời gian vẽ lại gây được hứng thú học tập cho các em.Tập viết nốt nhạc trên khuông ở chương trình âm nhạc lớp 3 Ngoài ra, khi dạy các bài TÐN tôi còn sử dụng các hình nốt gắn lên khuông nhạc để luyện thanh và viết các bài TĐN lên bảng mà không cần sử dung đến tranhcủa thiết bị của nhà trường

Một số hoạt động trong tiết dạy có sử dụng bộ nhạc cụ gõ đệm ở lớp 5,3:

TIẾT 3

- Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh.

- Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 1.

I/ Mục tiêu :

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa

- Học sinh giỏi biết đọc bài TĐN số 1

II/ Đồ dùng dạy học :

- Đàn phím điện tử organ

- Bộ nhạc cụ gõ đệm, ( thanh phách, cặp sênh tiền, trống lắc, mõ, trống )

III/ Hoạt động học :

- Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học

- Bài mới:

a Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh

*Hoạt động 1: Ôn hát

- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo

nhip

- Chia lớp ra làm 2 nhóm, nhóm 1 hát kết hợp gõ theo

phách, nhóm 2 hát kết hợp gõ đệm theo nhịp

- HS thực hiện

- HS nhóm 1 hát đồng thanh kết hợp sử dung song loan, trống lắc, sênh tiền, gõ đệm theo nhịp, nhóm 2 dùng thanh phách, mõ

để gõ đệm theo phách

- HS thực hiện

Trang 8

- GV mời mỗi nhóm thực hiện

- Giáo viên nhận xét, động viên

- Giáo viên mời một vài cá nhân hát kết hợp gõ đệm theo

phách kết hợp cùng nhạc cụ gõ đệm, thanh phách , hoặc mõ

- GV nhận xét, tuyên dương

* Hoạt động 2: Biểu diễn bài hát.

- GV cho HS lựa chọn nhạc cụ gõ ( trống lắc, sênh tiền, mõ,

trống, thanh phách ) và hình thức biểu diễn, lần lượt trình

bày theo nhóm

- GV mời các nhóm nhận xét sau mỗi phần trình bày

b Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 1 “ Cùng vui chơi ’’

- GV treo bảng phụ bài TĐN sồ 1 lên bảng

- Giới thiệu bài TĐN Số 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và đặt câu hỏi

+ Bài TĐN số 1 viết ở nhịp mấy ?

+ Trong bài có những hình nốt nào ?

- Giáo viên hướng dẫn HS theo những bước học TĐN :

+ Bước 1: GV chỉ vào từng nốt nhạc trong bài cho HS nhận

biết và đọc tên nốt

+ Bước 2 : GV hướng dẫn học sinh luyện đọc tiết tấu của

bài kết hợp gõ theo phách ( sử dụng thanh phách )

+ Bước 3 : Luyện đọc cao độ GV đàn các âm, đô, rê, mi,

son,và hướng dẫn HS đọc cao độ

+ Bước 4 : Tập đọc từng câu GV đàn từng câu và hướng

dẫn HS đọc theo đàn, tiếp tục học theo lối móc xích

+ Bước 5 : Đọc nhạc kết hợp gõ đệm : GV đàn, hướng dẫn

HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu ( sử dụng

thanh phách, cặp sênh tiền )

*GV mời một nhóm thực hiện.

*GV mời vài cá nhân thực hiện.

* GV nhận xét, tuyên dương

+ Bước 6 : Ghép lời ca : GV chia lớp thành 2 dãy , một bên

đọc nhạc , một bên ghép lời ca vá đổi lại phần trình bày

GV gọi một số ca nhân xung phong đọc nhạc ghép lời ca

Giáo viên nhận xét

- HS lắng nghe

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- Các nhóm lựa chọn hình thức biểu diễn

và các nhạc cụ gõ đệm để trình bày BH

- HS nhận xét

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS nhận biết và gọi tên nốt trong bài

- HS đọc đồng thanh

âm hình tiết tấu kết hợp gõ phách

- HS đọc cao độ theo hướng dẫn của GV

- HS tập đọc từng câu theo lối móc xích

- HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm cùng nhac cụ gõ đệm ( thanh phách, sênh tiền )

- HS thực hiện

- Cá nhân thự hiện

- HS lắng nghe

- HS đọc nhạc và ghép lời ca theo hướng dẫn

- Cá nhân thực hiện

- HS lắng nghe

Trang 9

* Cũng cố dặn dò:

- Cho học sinh hát trình bày bài hát kết hợp gõ đệm sử dụng

sử dụng thanh phách, mõ ( cặp sênh tiền , thanh phách , mõ ,

trống lắc ) vừa ôn tập trong tiết học hôm nay một lần trước

khi kết thúc tiết học

- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc

nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần

chú ý hơn

- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học

-HS thực hiện hát kết hợp sử dụng các nhạc

cụ gõ đệm có sẵn -HS lắng nghe -HS nghi nhớ

Âm nhạc lớp 3

TUẦN 7

Tiết 7 : Học hát : Gà gáy

Dân ca Cống: Lai Châu Lời mới : Huy Trân

I Mục tiêu :

- Biết đây là bài dân ca

- Biết hát theo giai điệu và lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống tỉnh Lai Châu

- Biết gõ đệm theo phách theo nhịp

II Chuẩn bị :

- Đàn, SGK âm nhạc

- Thanh phách, trống nhỏ, song loan, mõ

III Các hoạt động Dạy và Học :

1 Kiểm tra bài : Hát theo nguyên âm bất kì ( A, I)

2.Bài mới :

Hoạt động 1: Học bài hát “Gà gáy “

- Giới thiệu bài

- Bài hát mang giai điệu âm hởng lan điệu dân ca

phác hoạ vẻ đẹp thiên nhiên và con ngời lao động

- Hát mẫu 1 – 2 lần bài hát

- Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu từng câu

- GV giải thích từ “ le te” của ngời Cống có nghĩa

là miêu tả tiếng gà gáy

- GV dạy hát từng câu

C1: Con gà ơi

C2: Gà gáy ơi

C3: Nắng sáng ơi

- Chú ý quan sát và nghe giới thiệu bài

- Nghe giai điệu bài hát

- Đọc lời ca từng câu

- Nghe giải nghĩa

- Nghe từng câu

Trang 10

C4: Rừng và ơi

- Chú ý : ngân thêm ở (ai) 1 phách nữa, nghỉ 1

phách (ơi)

- Cho HS hát từng câu

- GV đệm đàn cho HS hát

- Cho HS hát nối tiếp theo nhóm mỗi nhóm 1 câu

nối vào cho đến hết bài

Hoạt động 2 : Hát và gõ đệm theo phách theo tiết

tấu lời ca

- Thực hiện mẫu gõ đệm theo phách 1 – 2 lần

* GV hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo phách

Con gà gáy le té le sang rồi ai ơi

x x x x x xx

- GV cho HS hát và gõ đệm từng câu

- GV đệm đàn cho HS hát

Tổ1 và 3 hát và gõ đệm câu 1 và 2 (sử dụng, trống

lắc, sênh tiền )

Cả lớp hát 3 và 4 hát và gõ đệm (sử dụng thanh

phách, mõ )

* GV hớng dẫn hát và gõ đệm theo tiết tấu

Con gà gáy le té le sang rồi ai ơi

x x x x x x x x x x

- Gv cho HS hát và gõ đệm từng câu sử dụng cùng

nhạc cụ gõ đệm, thanh la, mõ

- GV đệm đàn cho HS hát và gõ đệm theo tổ

- Cá nhân thể hiện

* Củng cố Dặn dò

- Cho cả lớp hát và gõ đệm theo phách

- Về nhà ôn hát và sáng tạo vận động phụ hoạ cho

bài hát

- Hát ngân, nghỉ đủ phách

- Hát từng câu

- Hát theo tiếng đàn

- Hát nối tiếp theo nhóm

- HS quan sát cách gõ mẫu

- Hát và gõ đệm từng câu

- Hát và gõ theo tiếng đàn -Thực hiện theo tổ, (sử dụng trống lắc, sênh tiền)

- Hát và gõ đệm theo tổ thực hiện hát kết hợp sử dụng cụ nhạc cụ gõ đệm sẵn có

- Hát và gõ đệm theo tổ thực hiện hát kết hợp sử dụng cùng nhạc cụ gõ đệm

- HS thực hiện

- HS thực hiện

- Hát và gõ theo phách

- HS nghi nhớ

Một số hình ảnh hoạt động trong tiết học

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Trong thực tế tại trường, tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy âm nhạc với các phương pháp theo các bước và kết hợp sử dụng đồ dùng tự làm nêu trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết dạy sinh động đầy hứng thú trên và thấy các em rất say mê học tập Do đó kết quả đã nâng lên và đạt kết quả sau trong cuối học kì 1 năm học 2018- 2019:

Ngày đăng: 29/03/2022, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w