LỜI NÓI ĐẦU. Trong những năm gần đây,thuật ngữ Logistics mới được phổ biến ở nước ta nhưng hoạt động của dịch vụ Logistics nhanh chóng chiếm được một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế.T
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương 1 Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánhMiền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 7
1.1.Lý luận chung về dịch vụ Logistics 7
1.1.1.Đặc điểm của dịch vụ Logistics 7
1.1.1.1.Khái niệm về dịch vụ Logistics 7
1.1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics 13
1.1.1.3.Vai trò của dịch vụ Logistics 15
1.1.2.Phân loại dịch vụ Logistics 18
1.1.3.Ý nghĩa của dịch vụ Logistics 20
1.1.3.1 Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảmthiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranhcho các doanh nghiệp 20
1.1.3.2 Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí tronghoạt động lưu thông phân phối 21
1.1.3.3 Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh củacác doanh nghiệp vận tải giao nhận 21
1.1.3.4 Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buônbán quốc tế 22
1.1.3.5 Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoànthiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế 22
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở ViệtNam 23
1.2.1.Điều kiện địa lý 23
1.2.2 Cơ sở hạ tầng 24
1.2.3 Môi trường pháp lý 27
1.2.4 Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam 28
Trang 21.2.5 Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở
Việt Nam 30
1.2.6 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 31
1.3.Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới 32
1.4.Khái quát về dịch vụ Logistics ở Việt Nam 34
1.4.1.Thực trạng dịch vụ Logistics ở Việt Nam 34
1.4.2.Lợi thế và hạn chế của dịch vụ Logistics khi Việt Nam gia nhậpWTO 40
Chương 2 Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền BắcCông ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 43
2.1.Đặc điểm của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải SàiGòn 43
2.1.1.Tổng quát về Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 43
2.1.2.Giới thiệu về Chi nhánh Miền Bắc 47
2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc 48
2.2.Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phầnHàng Hải Sài Gòn 48
2.2.1.Kết quả kinh doanh của Chi nhánh 48
2.2.2.Thị trường của Chi nhánh 50
2.2.3.Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh 50
2.3.Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổphần Hàng Hải Sài Gòn 52
2.3.1.Các sản phẩm của dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Côngty cổ phần Hàng hải Sài Gòn 52
2.3.1.1 Dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàubiển 52
2.3.1.2 Đại lý container, vận tải đa phương thức 52
Trang 32.3.1.3.Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển, hàng không, đường
2.3.2.Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Chi nhánh Miền BắcCông ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 53
2.3.2.1 Theo tiêu chuẩn về thời gian 54
2.3.2.2 Theo tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá 57
2.4.1.2.Mở rộng, hợp tác với nước ngoài 60
2.4.1.3.Tổ chức chương trình đào tạo nhân viên logistics chuyênnghiệp 61
2.4.1.4.Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụlogistics 61
2.4.2.Nhược điểm 63
2.4.2.1 Vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống 63
2.4.2.2 Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logisticsđược đào tạo bài bản 66
2.4.2.3 Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụlogistics 67
2.4.2.4 Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng chodịch vụ logistics còn yếu 68
2.4.2.5 Hoạt động logistics của chi nhánh mới chỉ bó hẹp trongnước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới 70
Trang 4Chương 3 Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics
của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 72
3.1.Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới 72
3.2.Một số biện pháp cơ bản phát triển dịch vụ Logistics của Chinhánh 72
3.2.1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm cácdịch vụ mới 72
3.2.1.1.Dịch vụ vận tải ,giao nhận và phân phối hàng hóa 73
3.2.1.2.Hướng phát triển các dịch vụ khác 77
3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp 78
3.2.3 Tăng cường hoạt động marketing 79
3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 81
3.2.5 Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 82
3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU.
Trong những năm gần đây,thuật ngữ Logistics mới được phổ biến ở nước tanhưng hoạt động của dịch vụ Logistics nhanh chóng chiếm được một vị tríkhá quan trọng trong nền kinh tế.Theo Luật Thương mại 2005 thì “Dịch vụlogistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện mộthoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làmthủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóatheo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.Qua định nghĩa trên vềLogistics ta có thể thấy được dịch vụ này là 1 họat động chủ chốt mà bất cứdoanh nghiệp nào cũng cần thực hiện tốt.Trong thời gian thực tập tại Chinhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn,là 1 trong những doanhnghiệp cung cấp dịch vụ Logistics có uy tín trong nước, em vẫn thấy tronghoạt động cung cấp dịch vụ Logistics có nhiều điểm chưa hoàn thiện,chưa đápứng và khai thác tốt các yêu cầu của khách hàng.Nhận thấy tầm quan trọngcủa việc phát triển dịch vụ Logistics trong thời gian tới đối với nền kinh tếquốc gia nói chung và Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài
Gòn nói riêng,em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Phát triển dịch vụ Logistics ở
Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn”.Với mong
muốn tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏbé cho sự phát triển của Chi nhánh.
Ngoài phần nói đầu và kết luận,chuyên đề của em gồm 3 chương :
Chương 1.Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánh Miền BắcCông ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.
Chương 2:Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổphần Hàng Hải Sài Gòn.
Trang 6Chương 3 : Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics của Chinhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.
Đây thực sự là một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp nên nội dung bài viết vàkỹ năng trình bày của em trong chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi nhữngsai lầm và khiếm khuyết.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý từ thầy côgiáo để giúp em hoàn thiện kiến thức để phục vụ tốt quá trình công tác saunày.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Hoàng Đức Thân cùng các côchú,anh chị tại Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn đãhướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 5 năm 2009
Trang 71.1.1.1.Khái niệm về dịch vụ Logistics.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sảnphẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều Do khoảng cách trong cáclĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngàycàng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồnkho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệuvà bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất củadoanh nghiệp Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càngmạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh Trong thời gian đầu, logistics chỉđơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quảcao cho các doanh nghiệp Cùng với quá trình phát triển, logistics đã đượcchuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rấtquan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế Theo thống kê của công tyArmstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bênthứ 3 (Third Party Logistics) của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm vàđạt 77 tỷ USD trong năm 2003.
“Logistics” là một từ tiếng Anh,có nguồn gốc từ “Logistique” trong tiếngPháp.Ban đầu Logistics được dịch sang tiếng Việt là hậu cần,có người còndịch là tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng,thậm chí là vận trù…Nhưngtất cả cách dịch đó đều chưa thỏa đáng ,chưa phản ánh đúng đăn và đầy đủbản chất của Logistics.Cho đến nay người ta đã thống nhất giữ nguyên thuật
Trang 8ngữ Logistics không dịch sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật ngữ này vàovốn từ tiếng Việt của chúng ta.
Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụnglần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quânsự Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiếnthế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn vàđảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến Hiệu quả của hoạt động logistics,do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường Cuộc đổ bộthành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1994 chính lànhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiệnhậu cần được triển khai Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gialogistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạtđộng tái thiết kinh tế thời hậu chiến Hoạt động logistics trong thương mại lầnđầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kếtthúc Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logisticstrong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong cuộchành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đạitướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sanglĩnh vực kinh doanh Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thườngđược hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management)hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management)của doanh nghiệp đó Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thếgiới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu vềdịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
1 Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương
thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là
hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho,sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
Trang 92 Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình
lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việcdi chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đốivới nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tintương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêudùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
3 Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá
trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí củadòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và cácthông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏamãn những yêu cầu của khách hàng
của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, …các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mualại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài,trang thiết bị
5 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong
Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được phápđiển hóa Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đóthương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
Trang 10hàng hóa Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có
tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan
tới hàng hóa” Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng
được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng củangành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự) Theo trường phái này,bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trìnhvận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Theo họ, dịch vụlogistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo kháiniệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đaphương thức (MTO)
Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác độngtừ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùngcuối cùng Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trìnhnhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất rahàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêudùng cuối cùng Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phânđịnh rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải,giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quảnlý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảmnhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tayngười tiêu dùng cuối cùng Như vậy, nhà chung cấp dịch vụ logistics chuyênnghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụmang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất Đây là một công việc mang tínhchuyên môn hóa cao Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mộtnhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máyvà lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chutrình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trìnhmakerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Trang 11Khái niệm logistics theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗilogistics-khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện Chuỗilogistics có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau:
Theo uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economicand Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP) của Liên hiệp quốc thìquá trình hình thành và phát triển của Logisstics lại chia làm các giai đoạnnhư sau:
- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, người ta quan tâm đến việc quảnlý có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo hiệu quảviệc giao hàng, thành phẩm và bán thành phẩm cho khách hàng Những hoạtđộng đó là: vận tải, phân phối, bảo quản, định mức tồn kho, bao bì đóng gói,di chuyển nguyên liệu Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất hayLogistics đầu vào.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, các công ty kết hợp chặt chẽ sựquản lý của 2 mặt (đầu vào và đầu ra) để giảm tối đa chi phí cũng như tiết
KhoNhà máy
Điểm cung cấp ng/vật
liệu (Raw Material Supply Point)
Kho dự trữ nguyên liệu (Raw Material
Sản xuất
(Manufacturring) Kho dự trữ sản phẩm (Finished
goods storage)
Thị trường tiêu dùng (Markets)
Logistics nội biên (Inbound logistics)Logistics ngoại biên (Outbound logistics)
Trang 12kiệm chi phí Sự kết hợp chặt chẽ giữa cung ứng nguyên liệu cho sản xuất vớiphân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo tính liên tục và ổnđịnh của các luồng vận chuyển.Sự kết hợp đó được mô tả là hệ thốngLogistics.
- Giai đoạn 3: Quản lý dây chuyền cung cấp
Giai đoạn này diễn ra từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay.Quản lý dây chuyền cung cấp - đây là khái niệm có tính chiến lược về quản lýdãy nối tiếp các hoạt động từ người cung ứng - đến người sản xuất - đếnkhách hàng cùng với dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản phẩm như cung ứngchứng từ liên quan, theo dõi, kiểm tra Khái niệm này coi trọng đối tác, pháttriển đối tác, kết hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với người cungứng, khách hàng cũng như những người liên quan đến hệ thống quản lý (cáccông ty vận tải, lưu kho, những người cung cấp công nghệ thông tin ) Nhưvậy Logistics được phát triển từ việc áp dụng các kỹ năng "tiếp vận", "hậucần" trong quân đội để giải quyết những vấn đề phát sinh của thực tế sản xuất- kinh doanh và đến nay được hoàn thiện trở thành hệ thống quản lý mang lạihiệu quả kinh tế cao.
Để có thể hiểu thấu đáo về bản chất của Logistics cần nghiên cứu các câu hỏi cơ bản về Logistics mà chúng ta thường gặp trong thực tế.
Nhóm câu hỏi thứ nhất về vị trí tối ưu :Khi xem xét vị trí nguồn tài nguyên đầu vào,nhà quản trị Logistics thường phải trả lời các câu hỏi “Ở đâu”như :
-Tìm nguyên liệu cần thiết ở đâu?
-Tìm nguồn cung cấp năng lượng ở đâu?-Tìm nguồn cung cấp lao động ở đâu?
-Tìm nguồn cung cấp máy móc thiết bị ở đâu?-Đặt nhà máy và cơ sở sản xuất ở đâu?
-Xây dựng các kho tàng và trung tâm phân phối ở đâu?-Xác lập chi nhánh của công ty ở đâu?
Trang 13-Lựa chọn các đối tác sản xuất kinh doanh ở đâu?
Nhóm câu hỏi thứ hai liên quan đến việc vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng,các câu hỏi đó là:
-Làm thế nào để vận chuyển nguồn tài nguyên từ điểm A đến điểm B ,bằng đường biển,đường hàng không,đường bộ,đường sông hay đa phương thức…?
-Khi nào bắt đầu vận chuyển và vận chuyển hết bao lâu?-Chọn chuyến vận tải nào và chọn ai vận tải?
-Dự trữ có cần thiết ko?Nếu cần thì dự trữ bao nhiêu?
-Những loại hàng hóa nào cần vận chuyển đồng bộ?Với một lượng bao nhiêu là tối ưu?
-Việc đóng gói,dán nhãn có cần thiết không?Nếu có thì khi nào?Ở đâu?Do ai làm và như thế nào?
1.1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics.
Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểmcơ bản của ngành dịch vụ này như sau:
* Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnhchính, đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống
- Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn củacon người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần baonhiêu, khi nào cần và cần ở đâu Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng củahoạt động logistics nói chung;
- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn vàgắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanhnghiệp Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho củanguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhậpvào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng;
Trang 14- Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động Cácyếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực,công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng, …
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơsở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh.
* Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toànbộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏidây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng Một doanhnghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả cácyếu tố logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình Logistics còn hỗ trợhoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyênvật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanhnghiệp.
* Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận,vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình pháttriển của mình, logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhậntruyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạcnhư thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tụcthông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door toDoor) Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thểchính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệmtrước các nguồn luật điều chỉnh Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ củamình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tớivận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quảnhàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thôngtin điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Như vậy, người giao nhận vận tải trởthành người cung cấp dịch vụ logistics.
* Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:
Trang 15Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sangnước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xácsuất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải kýnhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉgiới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảoan toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự rađời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời,chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đaphương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàngcho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta khôngphải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người cungcấp dịch vụ logistics.
1.1.1.3.Vai trò của dịch vụ Logistics.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàncầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quantrọng thể hiện ở những điểm sau:
* Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộngthị trường cho các hoạt động kinh tế.
(GVC-Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt làviệc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được cácnhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khácnhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gianvà địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp Thế giới ngày nay đượcnhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộngbiên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao
Trang 16gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU Trong thị trường tam giácnày, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họđã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt Vídụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ đông của Toyotalà người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớnxe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu củaToyota Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trườngMỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chấtlượng cao.
* Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưuchuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, …tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Từ thập niên 70 của thếkỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng buộc các doanh nghiệpphải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển Trong nhiều giaiđoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâusắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho,vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu Và với sự trợ giúp của côngnghệ thông tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
* Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt độngsản xuất kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiềubài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệuquả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địađiểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm, … Để giải quyết những vấnđề này một cách có hiệu quả không thể thiếu vai trò của logistics vì logisticscho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêutrên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sảnxuất kinh doanh.
Trang 17* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thờigian-địa điểm (just in time)
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động củachúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầumới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho,doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả làhoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảoyêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khốngchế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin họccho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa,tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn,nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
*Hệ thống Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế:
Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa cácvùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nềnkinh tế quốc dân Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽgóp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu những hoạtđộng này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống.
*Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinhtừ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra.
Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cungứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công tynày đã áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKDđạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chiphí sản xuất.
*Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất mộtcách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tếquốc dân.
Trang 18Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tàinguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khácnhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu côngnghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng vàtổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
1.1.2.Phân loại dịch vụ Logistics.
Trong thực tế, Logistics được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Nếu phân theo hình thức tổ chức hoạt động Logistics, thì cho đến nay có cáchình thức sau:
- Logistics bên thứ nhất (1 PL) – người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổchức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân
- Logistics bên thứ hai (2 PL) – người cung cấp dịch vụ Logistics bên thứhai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của Logistics (vậntải, kho bãi, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tíchhợp hoạt động Logistics
- Logistics bên thứ ba (3 PL) – là người thay mặt cho chủ hàng quản lývà thực hiện các dịch vụ Logistics, do đó 3 PL tích hợp các dịch vụ khácnhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,…trong dây chuyền cung ứng
- Logistics bên thứ tư (4 PL) – là người tích hợp (Integrator), chịu tráchnhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyềncung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4 PL hướng đếnquản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tụcxuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng
- Gần đây, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nóiđến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL) 5 PL phát triển nhằm phục vụcho Thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các 3 PL và 4 PL,đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
Còn nếu nghiên cứu toàn bộ quá trình Logistics sẽ có:
Trang 19- Logistics đầu vào; - Logistics đầu ra;
- Logistics ngược (Reverse Logistics)
Mỗi loại hàng hóa sẽ có quy trình Logistics riêng, ví dụ:
- Logistics hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn (FMCG Logistics)như: quần áo, giày dép, thực phẩm,…
- Logistics ngành ôtô (Automotive Logistics); - Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics); - Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics); - Logistics ngành dầu khí (Petroleum Logistics),…Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc dỡ hànghóa, bao gồm cả dịch vụ bốc dỡ container và cácdịch vụ bốc dỡ hàng hóa khác.
- Dịch vụ kho bãi, bao gồm cả dịch vụ trung tâm phân phối, kho bãicontainer, kho xử lý nguyên liệu và thiết bị.
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụlập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả dịch vụ xuyên suốt (tiếp nhận, lưukho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trongsuốt cả chuỗi logistics), dịch vụ xử lý lại hàng hóa (xử lý hàng hóa bị kháchhàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phốihàng hóa đó), dịch vụ cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: - Dịch vụ vận tải hàng hải
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa - Dịch vụ vận tải hàng không - Dịch vụ vận tải đường sắt - Dịch vụ vận tải đường bộ
Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
Trang 20- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật - Dịch vụ bưu chính
- Dịch vụ thương mại bán buôn
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả dịch vụ quản lý hàng lưukho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, dỡ hàng, phân phối lại và giaohàng
-Các dịch vụ hỗ trợ khác.
1.1.3.Ý nghĩa của dịch vụ Logistics.
1.1.3.1 Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểuchi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanhnghiệp
Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Việnnghiên cứu logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếmtới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đangphát triển thì cao hơn khoảng 15-20% Theo thống kê của một nghiên cứu,hoạt động logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bìnhquân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm Điều này cho thấy chi phí chologistics là rất lớn Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics làrất lớn Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp cácdoanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trongchuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạthiệu quả hơn Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinhgiản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường Thực tế những năm qua tại các nướcChâu Âu, chi phí logistics đã giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảmnữa trong các năm tới.
Trang 211.1.3.2 Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạtđộng lưu thông phân phối
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng vớichi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếmmột tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường,đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng củalưu thông C Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế củahàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệmvụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giátrị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷtrọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đườngbiển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF Mà vận tải là yếutố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngàycàng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khácphát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưuthông Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói,lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ởcác nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thểchiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển.
1.1.3.3 Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của cácdoanh nghiệp vận tải giao nhận
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạphơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinhdoanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụđơn giản, thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưuthông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng vàngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốcgia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từngười kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú Người vận tải
Trang 22giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầuthực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics(logistics service provider) Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm giatăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.
Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sửdụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thờigian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6tháng xuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận caogấp 3-4 lần sản xuất và gấp từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thương khác.
1.1.3.4 Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bánquốc tế.
Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinhdoanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sảnxuất và kinh doanh quan tâm Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnhvà mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụlogistics Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyểndịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầuvề thời gian và địa điểm đặt ra Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớntrong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp.
1.1.3.5 Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện vàtiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn cácloại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờđể phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt quá420 tỷ USD Theo tính toán của các chuyên gia, riêng các loại giấy tờ, chứngtừ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm tới hơn 10%kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động buôn bánquốc tế Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng
Trang 23giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế Dịchvụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đãloại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứngtừ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa,từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế.
Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics)sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấytờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chấtlượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trởvề mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu vàhàng hóa Các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất vàlưu thông.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở ViệtNam.
1.2.1.Điều kiện địa lý
Phải nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện rất lýtưởng để phát triển vận tải đường biển Với sự ưu đãi này không những tạođiều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, cáckhu vực trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyểnhàng hoá trong khu vực Ngoài lợi thế về đường biển, hệ thống sông ngòi ViệtNam cũng đa dạng và phong phú đặc biệt là đồng bằng Nam Bộ, tạo điều kiệnphát triển giao thông nội thuỷ Hàng hoá được dỡ khỏi cảng biển, tiếp tục lêncác phương tiện vận tải nội thuỷ theo các đường sông đi sâu vào trong đất liềnđể giao hàng Với hai vùng châu thổ(đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ) bằngphẳng, rộng lớn được nối với nhau bởi dẻo đất Trung bộ đã tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát triển giao thông đường sắt và ôtô - một mắt xíchkhông thể thiếu được trong vận tải đa phương thức.
Trang 24Với điều kiện địa lý như đề cập trên đây, Việt Nam có đầy đủ điều kiệnđể áp dụng và phát triển hoạt động Logistics.
1.2.2 Cơ sở hạ tầng
Trong vận tải giao nhận, cơ sơ hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng baogồm: Hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường ôtô, đường sông và cáccông trình, trang thiết bị khác nhu hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệthống thông tin liên lạc cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thànhhoạt động cung ứng dịch vụ Logistics Yếu tố cơ bản của Logistics là vận tảigiao nhận, muốn vận tải giao nhận phát triển và hoàn thiện nhằm đạt hiệu quảcao không thể không phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành.
Những năm qua, đặc biệt từ khi đất nước mở cửa, cơ sở vật chất kỹthuật của ngành vận tải luôn được Đảng và Nhà Nước coi trọng phát triển đitrước một bước trong sự phát triển chung của nền kinh tế Trong khoảng thờigian không dài, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển khá đồng bộ, tạonên sự thay đổi về chất đáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa và hành kháchtrong nội địa cũng như quốc tế.
Hệ thống cảng biển
Cho đến nay hệ thống cảng biển Việt Nam đã được quy hoạch đanghình thành và phát triển đa dạng, phong phú Ngoài việc sửa chữa, nâng cấp,cải tạo một số cảng truyền thống như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn nhiềucảng mới đã được đầu tư xây dựng như cảng Cái Lân, Chân Mây, Dung Quất,Thị Vải, VIC trải đều để phục vụ các khu vực kinh tế của đất nước Các loạihình cảng mới như cảng nước sâu, cảng container chuyên dụng với vốn đầutư lên tới hàng chục, hàng trăm triệu USD đã được xây dựng, đang phát huytác dụng và mở ra tiềm năng lớn đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế khu vựccũng như nền kinh tế thế giới của Việt Nam Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng80 cảng lớn nhỏ khác nhau trải đều từ Bắc vào Nam, với tổng chiều dài cầutầu khoảng 22.000m với trên 1 triệu m2 kho và khoảng 2,2 triệu m2 bãi chứahàng.
Trang 25Lượng hàng hoá vận chuyển thông qua cảng hàng năm đều tăng về mọichỉ tiêu kể cả hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như hàng hoá vận chuyển nộiđịa.
Năng suất bốc xếp bình quân của các cảng tổng hợp quốc gia đạt 2.500tấn/m cầu tàu/năm Có cảng đạt năng suất bốc xếp rất cao như cảng Sài Gòn3.500 tấn/m, các cảng địa phương đạt 1.000 tấn/m.
Phương tiện vận chuyển (đội tàu) những năm gần đây ở Việt Nam đượcphát triển khá nhanh Nếu tính đến hết 31/12/2000, đội tàu biển Việt Nammớichỉ có 679 chiếc, với tổng trọng tải khoảng 1,6 triệu DWT, xếp thứ 60/144nước có đội tàu vận tải biển thì đến hết tháng 10/2005, đội tàu biển Việt Namđã có 1.084 chiếc với tổng trọng tải là 3.115.489 DWT Cơ cấu đội tàu dầnđược cải thiện, trọng tải tàu chuyên dụng phát triển gần bằng tàu chở hàngkhô, tàu container đã có 20 chiếc với tổng trọng tải 197.871 DWT Trang thiếtbị kỹ thuật của đội tàu ngày càng được nâng cao, đảm bảo an toàn cho tàu vàhàng trong chuyên chở.
Hệ thống cảng hàng không
Hệ thống cảng hàng không của Việt Nam trong những năm qua cũng cónhiều thay đổi Các cụm cảng hàng không khu vực được hình thành trên 3miền Bắc - Trung - Nam với 3 sân bay quốc tế: Nội Bài - Tân Sơn Nhất - ĐàNẵng là trung tâm của từng miền và hệ thống các sân bay vệ tinh cho ba sânbay quốc tế như: Miền Bắc có Cát Bi, Nà Sỏm, Mường Thanh, sân bay Vinh.Miền Trung có sân bay Phú Bài, Phú Cát, sân bay Cam Ranh (mới khôi phụclại đưa vào khai thác T5/2004 thay cho sân bay Nha Trang), sân bay Pleiku.Miền Nam có Buôn Mê Thuột, Liên Khương, Phú Quốc, Rạch Giá và CầnThơ Các sân bay quốc tế thời gian qua đã được cải tạo và nâng cấp hiện đạinhư nhà ga, đường băng hạ - cất cánh cũng như các trang thiết bị phục vụ nhucầu chuyên chở hàng hoá, hành khách trong và ngoài nước Mạng lưới đường
trực tiếp với tần suất khai thác gia tăng.
Trang 26Phương tiện vận chuyển (máy bay) được cải thiện rõ rệt về số lượng, cơcấu và chất lượng Máy bay Việt Nam đang sử dụng khá hiện đại so với cácquốc gia phát triển trên thế giới như: Boing 767, 777; Airbus 320 - 321; ATR72 hay Fokker.
Lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng khôngđược tăng dần qua thời gian.
Hệ thống đường bộ (sắt - ôtô)
Hệ thống đường sắt, đường ôtô ở Việt Nam khá phát triển Đường ôtôliên tỉnh, nội địa được phân bố đều nối kết các vùng kinh tế, các địa phươngtrong cả nước rất thuận tiện Hệ thống cầu, đường bộ qua các sông lớn, điềumơ ước của bao người dân từ bao đời nay đã thành hiện thực tạo nên sự giaolưu thông suốt trong vận chuyển Hàng hoá ngày nay có thể vận chuyển bằngôtô theo các tuyến đường bộ đi sâu vào ngõ ngách để giao hàng Các tuyếnđường ôtô của Việt Nam còn được nối với đường ôtô của các nước như Lào -Campuchia - Trung Quốc càng tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương vớicác nước trong khu vực và thế giới.
Đường sắt cũng là thế mạnh trong hệ thống giao thông vận tải của ViệtNam Qua nhiều lần đổi mới, cơ sở hạ tầng của đường sắt đã có nhiều thayđổi cơ bản từ hệ thống nhà ga, bến bãi đến các tuyến đường vận chuyển đặc
nâng cấp, từ chỗ đầu máy hơi nước là chủ yếu thì đến nay đầu máy điezendùng trong chạy tàu là chủ yếu Các toa xe cũng đa dạng phong phú, đáp ứngtính đa dạng và phong phú trong chuyên chở Hệ thống đường sắt Việt Namlại được nối với đường sắt liên vận quốc tế theo hiệp định SMGS càng tạođiều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá và hành khách trên tuyếnđường sắt liên vận Tuyến đường sắt xuyên Á đang xây dựng sẽ mở ra chođường sắt Việt Nam cơ hội mới trong quá trình hội nhập và tham gia sâu rộngvào hoạt động vận tải đường sắt trong khu vực và quốc tế.
Hệ thống đường sông
Trang 27Đường sông cũng là một lợi thế tạo thêm sự đa dạng, phong phú trong hệthống giao thông vận tải ở Việt Nam Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tảiđường sông những năm qua cũng được chú trọng đầu tư phát triển Các tuyếnvận tải đường sông chính được hình thành ở phía Bắc như Hải Phòng - HàNội, Nam Định, Việt Trì Phía Nam như Sài Gòn - Rạch Giá, Hà Tiên hay SàiGòn - Cần Thơ - Cà Mau là những tuyến đường tiếp nối vận tải hàng hóabằng đường biển vào sâu trong đất liền hay vận chuyển hàng hoá từ sâu trongnội địa gom hàng cung cấp cho vận tải biển để tạo thành hành trình đi suốtcho hàng hóa Cũng như vận tải đường biển, vận tải đường sông năng lựcchuyên chở cũng khá lớn và chi phí tương đối thấp so với một số phương thứcvận tải khác cho nên góp phần giảm chi phí trong vận chuyển Vận tải đườngsông sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu LASh (LightAboard Ship).
Qua việc phân tích về cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên đây, tôi cho rằngđây là những yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển mô hình Logistics ở cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay Cho dù về cơ sở hạ tầng hiện trạng cònnhiều vấn đề bất cập song cùng với sự phát triển đi lên của đất nước chắcchắn hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành giao thông vận tải sẽ được phát triển vàhoàn thiện đáp ứng những yêu cầu mới của ngành đặt ra
1.2.3 Môi trường pháp lý
Điều kiện địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo là những nhân tố tạokhả năng áp dụng và phát triển công nghệ Logistics ở quốc gia hay khu vực.Song hoạt động Logistics có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vàomôi trường pháp lý có đầy đủ và đảm bảo sự thông thoáng hay không Ngàynay, hoạt động của các doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi phải có một hệ thốngpháp luật đầy đủ và chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho họ trên các lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh Các quy định về thương mại, giao nhận, vận tải, hảiquan đều phải được hệ thống hoá bằng pháp luật Nếu không có hoặc không
Trang 28rõ ràng trong hệ thống pháp luật, các hoạt động của doanh nghiệp khoa đạtđược hiệu quả như mong muốn.
Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các hoạt động trong xã hội đãđược thể chế hoá bằng luật như: Luật Hàng hải, Luật Dân sự, Luật Thươngmại, Luật Công ty, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật Giaothông đường bộ Bên cạnh các bộ luật chuyên ngành còn có các văn bảndưới Luật như Pháp lệnh, Quy chế, Quy định liên quan bổ sung, hướng dẫntrong quá trình thực thi pháp luật hiện hành Một số bộ luật khác đang đượcxây dựng hoặc sửa đổi bổ sung cho hoàn thiện sẽ được ban hành trong thờigian không xa Ngoài sự cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháptrong nước, chính phủ Việt Nam còn tham gia ký hoặc phê chuẩn các côngước, điều ước, hiệp định song biên hoặc đa biên mang tính quốc tế hay khuvực liên quan tới các hoạt động buôn bán, vận tải giao nhận, sản xuất kinhdoanh nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế đất nước, đáp ứngyêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Qua phân tích trên đây có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam tuychưa đầy đủ và còn nhiều bất cập, song cùng với sự đổi mới của nền kinh tếxã hội, hệ thống pháp luật của Việt Nam sẽ được đièu chỉnh, phát triển và
hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động của Logistics
1.2.4 Tình hình phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam
Vận tải đa phương thức ra đời đã đổi mới cách kinh doanh vận tải giaonhận, hạn chế thời gian lưu kho, giảm bớt phiền hà về thủ tục, chất lượng vàan toàn trong giao nhận vận tải được nâng cao, đảm bảo hữu hiệu trong hoạtđộng Logistics với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất.
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đãtrở thành xu thế, mở ra cả cơ hội và thách thức đối với mọi quốc gia thì việcáp dụng và phát triển vận tải đa phương thức là một đòi hỏi cấp thiết đối với
Trang 29Việt Nam, một nước có nhiều lợi thế phát triển các phương thức vận tải đặcbiệt là vận tải đường biển.
Vận tải đa phương thức đã được biết đến ở Việt Nam trước những năm90 của thế kỷ XX Thời gian này, một vài công ty vận tải giao nhận của ViệtNam đã thử nghiệm vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đaphương thức Vietfracht, năm 1982, thử nghiệm vận chuyển một số lô hàngxuất khẩu từ thành phố HCM đi Pari theo các chặng: Sài Gòn - Hắc Hải (LiênXô cũ) bằng tàu Lash; Hắc Hải - Regenburg - Pari bằng tàu hoả Tiếp đó, năm1987 - 1988 Vietfracht áp dụng mô hình vận tải đa phương thức cho lô hàngnhựa đường của Lào nhập khẩu từ Singapore về Savanaket và Pắc Xế quacảng Đà Nẵng theo hai cung đoạn: Singapore - Đà Nẵng bằng tàu biển và ĐàNẵng - Savanaket (và Pắc Xế) bằng ôtô Những năm tiếp sau Vietfacht tiếptục vận chuyển hàng hoá cho các tỉnh phía nam Trung Quốc dưới hình thứcbiển - bộ Doanh nghiệp thứ hai thử nghiệm vận tải đa phương thức của ViệtNam là Viettrans đã tổ chức vận chuyển một lô hàng từ Hải Phòng đi Budapetchuyển tải ở Ilychevsk.
Hiện nay các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam chủ yếu làm đạilý của nước ngoài trong việc thực hiện các công đoạn của dây chuyền vận tảiđa phương thức và nhận dịch vụ phí Còn các lô hàng mà doanh nghiệp vậntải giao nhận Việt Nam đứng ra với tư cách là người kinh doanh vận tải đaphương thức (Multimodal transport operator - MTO) và phát hành vận đơnvận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of Lading - MULTI B/L)đồng thời chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình, rất hạn chế Song dù thamgia tổ chức vận chuyển hay đại lí cho MTO nước ngoài thì các doanh nghiệpvận tải giao nhận Việt Nam đều có cơ hội học hỏi cách tổ chức, quản lýphương thức vận tải tiên tiến này tạo điều kiện áp dụng và phát triển vận tảiđa phương thức ở Việt Nam.
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vận tải đaphương thức, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước còn tạo môi
Trang 30trường pháp lý cho việc áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở ViệtNam như tham gia xúc tiến việc xây dựng hiệp định khung ASEAN về vận tảiđa phương thức hay ban hành nghị định về vận tải đa phương thức quốc tếngày 29/10/2003, nghị định đã có hiệu lực ngày 1/1/2004.
1.2.5 Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ởViệt Nam
Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logisticschính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử Điều này đã được chứngminh rõ nét bằng thực tế phát triển dịch vụ Logistics ở nhiều quốc gia trên thếgiới Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điệntử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisticscó khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnhtranh của mình trên thị trường Mới đây, trong báo cáo về tiềm năng phát triểncủa ngành logistics, công ty tư vấn quốc tế Mckinsey & Co cho biết trongtương lai doanh số của các công ty giao nhận vận tải và Logistics dựa trêninternet sẽ tăng mạnh Nếu năm 1998,doanh thu của các doanh nghiệp nàymới chỉ chiếm 0,50% thì đến năm 2004 con số này đã đạt tới 18%.
Ở Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tuycòn mới mẻ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khuvực và trên thế giới Số người dân sử dụng máy vi tính và kết nối mạnginternet ngày càng tăng, đặc biệt các chương trình đào tạo từ tiểu học đến đạihọc đều có đề cập đến kiến thức tin học với những cấp độ khác nhau Các đơnvị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đều ứng dụng thành tựucủa công nghệ thông tin trong việc quản lý mọi hoạt động của đơn vị mình.Bước đầu đã có một số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trong cáclĩnh vực như marketing, kí kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá,bảo hiểm, thanh toán hehe!Với hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệthông tin, thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triểndịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 311.2.6 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics
Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trườnglogistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.Tại các cơ sở đàotạo ở các trường đại học, cao đẳng Theo đánh giá của VIFFAS chương trìnhđào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trong môn vậntải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giaonhận đường biển Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trịsản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dâychuyền cung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư, nhưmột phần của môn vận trù học Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàngkhông chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đàotạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn Với thời lượng môn học như vậy,bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trìnhvà các thao tác thực hiện qua các công đoạn Chương trình tương đối lạc hậu,giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu Các kỹ thuậtgiao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năngquản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stopshopping”, Just in time (JIT-Kanban)… Tính thực tiễn của chương trình giảngdạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp củalogistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế
Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp vớicác hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của BộGiao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàngđường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lýkhai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và HàNội Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế- IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệpvụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế Hiện nay, chương trìnhnày vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia
Trang 32hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trìnhđào tạo của hiệp hội Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóanghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương laicủa các hội viên và ngoài hội viên VIFFAS hiện chưa thực hiện được chươngtrình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm Theochúng tôi, đây là chương trình rất phù hợp với ngành nghề logistics và cóphần tài trợ của FIATA theo đề nghị của từng quốc gia và hiệp hội của quốcgia đó
Tóm lại, đánh giá khả năng phát triển Logistics - một công nghệ kinhdoanh mới, tiên tiến đòi hỏi phải dựa vào nhiều tiêu chí Qua phân tích trênđây cả về khách quan cũng như chủ quan, những yêu cầu đặt ra với hoạt độngcủa Logistics, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đầy đủđiều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác Logistics - "Lục địa đen của nền kinhtế" - lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công.
1.3.Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới.
Những năm gần đây,xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới trở nênmạnh mẽ hơn bao giờ hết.Bất kỳ một nền kinh tế nào hay một ngành nghề nàokhông kể qui mô,mới cũ muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tíchcực tham gia vào xu thế mới này.Bởi toàn cầu hóa có những ưu điểm khôngthể phủ nhận là làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và vữngchắc hơn.Toàn cầu hóa làm cho giao thương giữa các quốc gia trở nên mạnhmẽ và từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải,kho bãi,các dịch vụ phụtrợ…Logistics cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó,và bước pháttriển tất yếu –Logistics toàn cầu(Global Logistics) đã hình thành.Vì các tậpđoàn,công ty phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau,nên phảithiết lập hệ thống Logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ theoyêu cầu của khách hàng.
Trang 33Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh càng gay gắttrong mọi lĩng vực của cuộc sống.Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy,để đápứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,thì ngày càng có nhiều nhà cungcấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.Để đáp ứng nhucầu cung ứng vật liệu,phân phối sản phẩm người ta luôn tự hỏi :Nên tự làmhay đi mua dịch vụ?Và mua của ai?Do đó,bên cạnh những hãng sản xuất cóuy tín đã gặt hái thành quả to lớn trong họat động kinh doanh nhờ khai tháctốt hệ thống Logistics của chính mình như : Procter & Gamble,SpokeaneCompany,Ladner Building Products… thì tất cả các công ty vận tải,giao nhậncũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấpdịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như :Maesk Logistics,NYK Logistics,APL Logistics,MOL Logistics…
Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ Logistics là 1 xu hướng khá thịnh hành vìviệc này sẽ làm cho quá trình sản xuất và phân phối của Doanh nghiệp trở nênnhanh chóng,tiết kiệm và chuyên nghiệp hơn.Những nhà cung cấp dịch vụLogistics không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phươngthức mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như : quản lý kho hàng ,bảoquản hàng trong kho,thực hiện các đơn đặt hàng,tạo thêm giá trị gia tăng chohàng hóa bằng cách lắp ráp,kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi,đóng gói baobì,ghi ký mã hiệu,dán nhãn,phân phối cho các điểm tiêu thụ,làm thủ tục xuấtnhập khẩu…Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổisâu sắc bộ mặt của nhiều ngành,nhiều lĩnh vực,trong đó có Logistics.Chínhnhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin mà Logistics đã phát triển lên mộtnấc thang mới.Giờ đây chỉ cần ngồi tại một trung tâm Logistics ,nhờ mạngmáy tính bạn có thể biết được hàng của mình đang ở đâu?Trong tình trạngnào?Và cũng nhờ công nghệ thông tin bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phíđáng kể trong hoạt động Logistics.
Trong bối cảnh nêu trên,các nhà cung cấp dịch vụ Logistics trên thế giớiđang tích cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh,khắc phục những điểm
Trang 34yếu và nắm bắt cơ hội,vượt qua thử thách bằng những chiến lược phát triểncho riêng mình,nhưng tựu chung lại theo những hướng chính sau :
-Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng.-Đẩy mạnh họat động marketing Logistics-Không ngừng làm mới các hoạt động Logistics
-Thiết kế mạng lưới phân phối ngược,thực hiện quản lý việc trả lại hàngcho nhà phân phối,nhà sản xuất hoặc người bán hàng.
-Phát triển mạnh thương mại điện tử,coi đây là 1 bộ phận quan trọng củaLogistics
-Ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin
-Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý,tích cực đào tạo nhân viên trongcác công ty Logistics
1.4.Khái quát về dịch vụ Logistics ở Việt Nam.1.4.1.Thực trạng dịch vụ Logistics ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đã vàđang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốcdoanh của đầu thập niên 90 đến nay đã có hơn 900 công ty được thành lập vàhoạt động từ Nam, Trung, Bắc Theo thông tin từ Sở kế hoạch đầu tưTP.HCM thì trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics được cấpphép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics Sự phát triển ồ ạt về sốlượng các công ty giao nhận, logistics trong thời gian qua là kết quả của Luậtdoanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dở bỏ rất nhiềurào cản trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp Hiện nay, đối vớidoanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn và trang thiếtbị, cơ sở hạ tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũngkhông còn là rào cản nữa và lợi nhuận biên (profit margin), lợi nhuận trên vốntương đối cao (theo các thống kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%) Cứ theo đà này thì trong vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt cả Thái Lan
Trang 35(1100 công ty), Singapore(800), Indonesia, Philipin (700-800) về số lượngcác công ty logistics đăng ký hoạt động trong nước Các công ty giao nhậnnước ngoài, mặc dù các quy định về pháp luật Việt Nam chưa cho phép thànhlập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bằng cách này, cách nọ cũng thànhlập chừng vài chục doanh nghiệp, chủ yếu tại TP.HCM.
Dịch vụ logistics ở Việt Nam, chiếm khoảng từ 15-20% GDP.
Theo thông lệ quốc tế, giá trị dịch vụ Logistics (trong nghĩa hẹp chỉ baogồm giao nhận - kho vận) chiếm từ 15% đến 20% của tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu của một quốc gia.
Thống kê cho thấy:
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 là 71 tỷ USD, giá trịdịch vụ Logistics xấp xỉ 10.6 tỷ USD.
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 84 tỷ USD, giá trịdịch vụ Logistics xấp xỉ 14.2 tỷ USD.
- Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 109 tỷ USD, giátrị dịch vụ Logistics xấp xỉ 20 tỷ USD.
-Quy mô tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 là 143,4 tỷ USD,giátrị dịch vụ Logistics khoảng 28 tỷ USD.
Riêng năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt nam là 153 triệu tấnvới tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 lên tới 19,4%, trong đó 82% khốilượng hàng hoá xuất nhập khẩu là do các hãng Logistics nước ngoài cung cấpdịch vụ.
Năm 2007 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 197 triệu tấn vớitốc độ tăng trưởng so với năm 2006 lên tới 28.7%, trong đó 84.3% khối lượnghàng hoá xuất nhập khẩu là do các hãng Logistics nước ngoài cung cấp dịchvụ.
Một số liệu cho thấy tầm quan trọng của ngành dịch vụ đầy tiềm năngnày Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 143 tỉUSD Theo dự báo, nếu tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong kim ngạch
Trang 36xuất nhập khẩu - thường vào khoảng 15% - thì kim ngạch logistics sẽ đạt 30 tỉUSD Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt tới200 tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam làrất lớn.
Với doanh số lên đến con số tỉ USD, dịch vụ logistics đang hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại ViệtNam Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta vàtheo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽđược phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới.
Dịch vụ được xem là tâm điểm của sự phát triển kinh tế thương mại nàytuy đã xuất hiện nhiều năm tại nước ta nhưng vẫn còn manh mún, phân tán vàhoạt động kém hiệu quả Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọngnhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đápứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Điều nàythực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp trong nước khi hiện nay có đến90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển Theo thốngkê, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 80% tổng số doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, song phần lớn đều có quy mô nhỏ, thậmchí có đơn vị chỉ đăng ký từ 300 đến 500 triệu đồng với năm ba nhân viên kểcả người phụ trách, do vậy chỉ đáp ứng được những công việc đơn giản chovài khách hàng Mặt khác, để ký vận đơn vào Mỹ thì phải ký quỹ 150.000USD, trong khi đó nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa từng bộphận đã hình thành các công ty cổ phần có vốn khoảng 5 tỉ đồng (tươngđương trên 30.000 USD) Với quy mô vốn này thì không thể chen chân đượcvào thị trường logistics thế giới.
Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộquy trình hoạt động logistics Một điểm yếu khác của doanh nghiệp Việt Namlà thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu
Trang 37biết luật pháp, không chỉ luật pháp Việt Nam mà còn phải am hiểu sâu sắc vàvận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế
Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisticstrong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, màkinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giádịch vụ để giành được hợp đồng Và chủ yếu là hạ giá thành thuê container,điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, còn doanh nghiệp nướcngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc lợi Một thực tếkhác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tậpđoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYKLogistics , những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dàykinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dàyđặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới,mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từngbước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Ví dụ khi nhà máy Canon ở Quế Võ, Bắc Ninh chào dịch vụ logisticstrọn gói vận chuyển phân phối sản phẩm thì NYK Logistics, LOGITEM,MOL Vietnam, Dragon Logistics đều tham gia đấu thầu Cuối cùng doanhnghiệp thắng là doanh nghiệp chào giá dưới giá thành ở công đoạn chuyênchở bằng xe tải nặng và lấy giá vận tải biển bù lại Như vậy, các doanh nghiệpkhông có tàu biển chắc chắn phải chịu thua độc chiêu này.
Việc phát triển dịch vụ logistics của các Cty giao nhận vận tải Việt Namcó một số yếu kém sau:
* Mạng lưới hoạt động chủ yếu bó hẹp ở thị trường nội địa
Các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải Việt Nam phần lớn tậptrung ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ;… mạnglưới hoạt động của các Cty này chủ yếu là thị trường trong nước và cũng chỉđáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu thị trường Và cho đến nay, kể cả các DNlớn của Việt Nam vẫn chưa có khả năng thành lập các chi nhánh, đại lý ở
Trang 38nước ngoài, thậm chí là ở các nước láng giềng như Lào, Căm-pu-chia, TrungQuốc… Chính vì thế, việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi và nhận hàng từnước ngoài về, các DN giao nhận vận tải Việt Nam chủ yếu thông qua mốiquan hệ đại lý với các tập đoàn logistics quốc tế Điều này sẽ là trở ngại choviệc phát triển logistics của các Cty định hướng kinh doanh dịch vụ logisticstoàn cầu.
* Chủ yếu cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải truyền thống mà chưa thựcsự phát triển dịch vụ logistics
Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cungcấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phốihàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng góibao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho cáchãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đãcó Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và pháthành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụgiao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập Đó làcác hoạt động còn mang tính đơn lẻ, chưa đạt mức hoàn thiện mà chỉ dừng lạiở việc thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình logistics Chính vìvậy, hiệu quả kinh doanh không cao Nhưng dù sao đây cũng chính là cơ sởmở ra khả năng phát triển các Cty giao nhận vận tải Việt Nam thành các Ctylogistics.
* Khó khăn về nguồn vốn đầu tư để phát triển logistics
Phần lớn các Cty giao nhận vận tải Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừavới nguồn vốn hạn chế Trong khi đó, một trong những yếu tố quan trọng đểphát triển logistics, đặc biệt là logistics toàn cầu là phải có tiềm lực tài chínhđể xây dựng hệ thống kho tàng bến bãi, mua sắm trang thiết bị, phương tiệnvận chuyển, đầu tư xây dựng mạng lưới… Chính vì thế, đa số các Cty giaonhận vận tải Việt Nam chưa thực sự có tiềm lực để phát triển logistics.
* Điều kiện cơ sở vật chất để phát triển logistics còn hạn chế
Trang 39Do tiềm lực tài chính hạn chế, nên hầu hết các Cty giao nhận vận tải ViệtNam không có khả năng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống kho tàng bếnbãi, phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hiện đại…
Hoạt động kho bãi của các Cty giao nhận vận tải Việt Nam còn khá yếu,quy mô kho nhỏ, công nghệ kho lạc hậu và phần lớn chưa có khả năng cungcấp các giá trị gia tăng cho khách hàng Chỉ có một số Cty như M&PInternational, Vinatrans, ANC… có thể cung cấp thêm các dịch vụ như dịchvụ gom hàng lẻ, dịch vụ đóng gói, đóng kiện, đóng pallet…
Không những thế, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam cũng chưa có khảnăng đầu tư hệ thống phương tiện vận tải hiện đại Chẳng hạn như, so với cácquốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đội tàu Việt Nam bị xem là đội “tàugià” (tuổi trung bình là 14,5, cá biệt có những tàu lên tới 65), trọng tải nhỏ,trang thiết bị máy móc trên tàu lạc hậu Vận chuyển hàng hóa bằng đườnghàng không, đường bộ, đường sắt cũng đang những gặp khó khăn tương tự.
* Hệ thống thông tin logistics còn lạc hậu và kém hiệu quả
Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của hoạt động logistics Quản trịlogistics bao gồm cả quản trị dòng vật lý lẫn dòng thông tin và nếu thiếu mộttrong hai yếu tố này thì chưa phải là hoạt động logistics thực sự Hiện nay,hầu hết các Cty giao nhận vận tải Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng hệ thốngthông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi vànhận chứng từ và rất ít Cty có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối vớicác đối tác của riêng mình Hay nói cách khác sự kết nối mạng nội bộ của DNvới bên ngoài để cập nhật, khai thác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động củaDN chưa thực sự trở thành một nghiệp vụ kinh doanh.
* Thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về giao nhận vận tải vàlogistics
Logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các Cty của Việt Nam nóichung và các Cty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng Vì vậy,nguồn nhân lực để phát triển logistics hiện nay còn thiếu và yếu Theo ứơc
Trang 40tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên(khỏang 140 ) thì tổng số khỏang 4000 người Ðây là lực lượng chuyênnghiệp, ngoài ra ước tính khỏang 4000-5000 người thực hiện bán chuyênnghiệp Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau Từ trước tớinay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương, hàng hải, giaothông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngoạithương, vận tải Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ nàycũng chưa nhiều Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệptrong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.
Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đã đạt trình độ đại học và đang được đàotạo hoặc tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Tuy nhiên họ vẫn còn tồn tạiphong cách quản lý cũ, lạc hậu, chưa thích ứng kịp điều kiện kinh doanh mới,chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trịlogistics Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn đã có bằng cấp, nhưng lạichưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trìnhđộ Đội ngũ lao động trực tiếp trình độ học vấn còn thấp nên họ rất mơ hồ vớihoạt động logistics Công việc của họ đơn thuần chỉ là bốc xếp, kiểm đếm, láixe, giao nhận hàng hóa… và sử dụng sức người nhiều hơn máy móc
Chính sự yếu kém về nguồn nhân lực như vậy là hạn chế rất lớn tới việcứng dụng và phát triển công nghệ logistics tại các Cty giao nhận vận tải ViệtNam.
1.4.2.Lợi thế và hạn chế của dịch vụ Logistics khi Việt Nam gia nhậpWTO.
* Lợi thế
Tuy đã gia nhập WTO được hơn 2 năm, và mặc dù đã có nhiều đại giatrên thế giới trong lĩnh vực này nhảy vào Việt Nam, nhưng theo các cam kếtgia nhập WTO của Việt Nam, sau 4 - 6 năm dịch vụ vận tải, giao nhận, khobãi… mới có thể thiết lập công ty 100% vốn nước ngoài Do đó còn đủ thời