MỤC LỤC
- Logistics bên thứ tư (4 PL) – là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn Logistics, quản trị vận tải,… 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình Logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. - Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả dịch vụ xuyên suốt (tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics), dịch vụ xử lý lại hàng hóa (xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó), dịch vụ cho thuê và thuê mua container.
Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển. Ngoài ra, cùng với việc phát triển logistics điện tử (electronic logistics) sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụ logistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
Những năm gần đây, nhận thức được vai trò, ý nghĩa của vận tải đa phương thức, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước còn tạo môi trường pháp lý cho việc áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam như tham gia xúc tiến việc xây dựng hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hay ban hành nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế ngày 29/10/2003, nghị định đã có hiệu lực ngày 1/1/2004. Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội.
Toàn cầu hóa nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh càng gay gắt trong mọi lĩng vực của cuộc sống.Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy,để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau.Để đáp ứng nhu cầu cung ứng vật liệu,phân phối sản phẩm người ta luôn tự hỏi :Nên tự làm hay đi mua dịch vụ?Và mua của ai?Do đó,bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái thành quả to lớn trong họat động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics của chính mình như : Procter & Gamble,Spokeane Company,Ladner Building Products… thì tất cả các công ty vận tải,giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như : Maesk Logistics,NYK Logistics,APL Logistics,MOL Logistics…. Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ Logistics là 1 xu hướng khá thịnh hành vì việc này sẽ làm cho quá trình sản xuất và phân phối của Doanh nghiệp trở nên nhanh chóng,tiết kiệm và chuyên nghiệp hơn.Những nhà cung cấp dịch vụ Logistics không chỉ đơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như : quản lý kho hàng ,bảo quản hàng trong kho,thực hiện các đơn đặt hàng,tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa bằng cách lắp ráp,kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi,đóng gói bao bì,ghi ký mã hiệu,dán nhãn,phân phối cho các điểm tiêu thụ,làm thủ tục xuất nhập khẩu…Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nhiều ngành,nhiều lĩnh vực,trong đó có Logistics.Chính nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin mà Logistics đã phát triển lên một nấc thang mới.Giờ đây chỉ cần ngồi tại một trung tâm Logistics ,nhờ mạng máy tính bạn có thể biết được hàng của mình đang ở đâu?Trong tình trạng nào?Và cũng nhờ công nghệ thông tin bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong hoạt động Logistics.
Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics, NYK Logistics.., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thực tế hiện nay, các Cty giao nhận vận tải Việt Nam có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ giao nhận vận tải nội địa và phân phối hàng, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa XNK, dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa, dịch vụ gom hàng lẻ, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế, dịch vụ vận tải đa phương thức (hiện đã có Vietfracht và Viettrans triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải đa phương thức)… Có thể nói rằng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập.
Nghị định 140 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với doanh nhân kinh doanh dịch vụ Logistics chỉ mới được ban hành ngày 5 tháng 9 năm 2007. - Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực trong khâu thủ tục hải quan cho hàng hóa như những viên chức hải quan biến chất, hệ thống giao thông đường bộ có quá nhiều trạm thu phí, nhiều chốt chặn của cảnh sát giao thông, cơ sở hạ tầng cảng biển, cảng nội địa chưa đồng bộ, hệ thống đường sắt chưa nhiều, trang thiết bị yếu kém, hệ thống kho bãi nhỏ, quy mô rời rạc, điều kiện an toàn, an ninh vẫn còn thô sơ … Tất cả những điều này góp phần làm cho giá cả hàng hóa đội lên gấp nhiều lần giá thành và làm cho logistics Việt Nam mất đi những lợi thế cạnh tranh ngay chính trên sân nhà.
Là một thành viên của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS cũng như Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam VISABA và với một đội ngũ nhân viên có năng lực SMC có khả năng đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi tinh tế nhất của khách hàng. Vào tháng 09 năm 1999, công ty đã có quyết định mang tính chiến lược đó là việc cung cấp dịch vụ vận tải container bằng sà lan tuyến Hồ Chí Minh- Cần Thơ và Mỹ Thới – Hồ Chí Minh, nhằm thâm nhập, mở rộng thị phần và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Về cơ cấu thị trường :SHCMB đã triển khai dịch vụ đến rất nhiều tỉnh thành trong cả nước .Tuy nhiên,hiện nay nói tới thị trường chủ yếu của chi nhánh này thì chỉ có TP.HCM,Hải Phòng và Hà Nội.Ba thị trường này thường chiếm trên 80% thu nhập của SHCMB,trong đó chỉ riêng thị trường TP.HCM thường chiếm trên 40%.Thị phần của thị trường Hải Phòng và Hà Nội cũng đang tăng lên đáng kể so với năm 2006. Hiện nay SHCMB khai thác rất nhiều mặt hàng nhập Nam –Bắc như cám Phú Lợi,cám Việt Phương,sơn Joton,sáp Tân Long Viên ,đậu và các mặt hàng xuất Bắc-Nam như đậu,than,gạch Hải Dương,nước khoáng,giấy,bột đá ,bao bì,gang,hóa chất,bánh kẹo…Trong đó nông sản và khoáng sản luôn là những mặt hàng vận chuyển chủ lực của chi nhánh và thu được hiệu quả kinh tế rất cao.
Trước tiờn cỏc đối tượng cần hiểu rừ về hàng hoỏ giao nhận :nhận biết được sản phẩm quy cỏch đúng gúi về an toàn sản phẩm,…hiểu rừ về quy trỡnh hoạt động tiêu chuẩn của kho hàng .Người giao hàng trước tiên phải nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm đến quá trình giao nhận cũng như thời gian giao ,địa đIểm giao,ngưòi nhận hàng,điều kiện đường xá….Nhân viên giao hàng phải có hiểu biết về đặc tính hàng hoá,với mỗi loại hàng hoá khác nhau cách bốc dỡ,sắp xếp cũng khác nhau. Trong suốt quá trình giao hàng lái ,xe nhân viên giao hàng ,nhân viên áp tải hàng luôn có ý thức,thái độ phục vụ khách hàng đúng mực,tận tình và chu đáo.Mọi phản ánh của khách hàng về thái độ và ý thức kém của người giao hàng sẽ bị xử lí nghiêm khắc theo quy định của Chi nhánh.Trong quá trình vận chuyển và giao hàng cho khách hàng người giao hàng phải tuyệt đối không được phép có hành động thiếu trung thực,cố tình đối phó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng,ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà sản xuất.
Việc so sánh dịch vụ của chi nhánh và một số công ty về Logistics hàng đầu tại Việt Nam- những công ty có chất lượng dịch vụ cao và uy tín lâu năm- nhằm mục đích thấy được những thiếu sót, những mặt chưa được của chi nhánh so với những hãng lớn, từ đó xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ logistics của chi nhánh. Nếu xét trên khía cạnh xây dựng website thì website Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn nói chung và Chi nhánh miền bắc công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn nói riêng, chỉ mang tính giới thiệu đơn thuần về doanh nghiệp, về dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa cung cấp được cỏc tiện ớch mà khỏch hàng cần như cụng cụ theo dừi đơn hàng( track and trace), lịch tàu, đăng kớ điện tử (e-booking), theo dừi chứng từ….
Việc đầu tiên chi nhánh có thể làm ngay là cử nhân viên tham gia các chương trình đào tạo của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam- VIFFAS đã và đang kết hợp với các Hiệp hội giao nhận các nước Asean, các chương trình của Bộ Giao thông Vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, cùng với Trường cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng chứng chỉ cho các hội viên trong thời gian qua. Họ không chỉ mong đựơc đem lại những dịch vụ giá trị gia tăng từ doanh nghiệp, mà còn quan tâm đến việc họ có thể liên hệ được với công ty dễ dàng hay không, liệu các sự cố họ gặp phải có được giải quyết một cách nhanh chóng,… Không chỉ vậy, đối với khách hàng, họ còn đánh giá một dịch vụ tốt theo cách đối xử của nhân viên bởi cung cách phục vụ của nhân viên sẽ phản ánh một phần chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.