Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
378,6 KB
Nội dung
Môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrongđiều
kiện khôngtổchứchộiđồngnhândân
Bùi Thị Thủy
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Xuân Đức
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Chương 1: Môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta trước khi thí điểm
không tổchứcHộiđồngnhân dân. Chương 2: Thí điểm môhìnhtổchứcchínhquyền
huyện không có Hộiđồngnhândân và việc xây dựng môhìnhtổchứcchínhquyền
huyện. Chương 3: Một số ý kiến hoàn chỉnhmôhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrong
khi thực hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng sau này môhìnhtổchứcchínhquyền
huyện không có Hộiđồngnhân dân.
Keywords: HộiđồngNhân dân; Luật học; Tổchứcchínhquyềnhuyện
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, nhất là khi thực hiện đường lối đổi mới, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cấp chínhquyền địa phương từng bước được điềuchỉnh để bảo đảm vai trò
quản lý nhà nước trongđiềukiện cơ chế kinh tế mới, nên không còn giữ nguyên vị trí, vai trò
như trong thời kỳ bao cấp trước đây.
Do những thay đổi về vị trí, vai trò của chínhquyền huyện, nên trong thực tế Hộiđồng
nhân dânhuyệnkhông có điềukiện thực hiện tốt chức năng đại diện cho ý chí nguyện vọng
của nhândân trên địa bàn. Chức năng đại diện này về cơ bản được bảo đảm thông qua Hội
đồng nhândân xã và Hộiđồngnhândân tỉnh. Vì vậy, việc duy trì tổchứcchínhquyềnhuyện
với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hiện nay không còn phù hợp.
Để khắc phục những điểm còn tồn tại nêu trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu môhìnhtổchức
chính quyềnhuyệntrongđiềukiệnkhôngtổchứcHộiđồngnhândân là việc làm thiết thực,
cấp bách, nhằm tổchức hợp lý chínhquyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, phát huy
dân chủ trực tiếp ở cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động của chínhquyền địa phương trong
giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Do nhu cầu bức xúc và tính thiết thực của việc nâng cao hiệu quả quản lý của chính
quyền địa phương trong quản lý nhà nước nên có rất nhiều cơ quan, nhiều tập thể và đông đảo
các nhà nghiên cứu, chuyên gia pháp luật, các cán bộ hoạt động thực tiễn quản lý nhà nước ở
2
nước ta nghiên cứu về chínhquyền địa phương.
Để góp phần nhỏ bé nghiên cứu, đề xuất kiến nghị, giải pháp cho công cuộc cải cách hành
chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, đề tài này sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, xem xét và tiếp cận ở những góc độ khác nhau về
mô hìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrongđiềukiệnkhôngtổchứcHộiđồngnhân dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích, tìm hiểu và rút ra một số ý kiến hoàn chỉnhmôhìnhtổchức
chính quyềnhuyệntrongđiềukiệnkhôngtổchứcHộiđồngnhân dân. Xa hơn nữa, Đề tài góp
phần xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ
trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chínhquyền là nhiệm vụ quan trọngtrong công cuộc
cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra của đề tài nghiên cứu là:
- Nghiên cứu môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta trước khi bỏ Hộiđồngnhân
dân.
- Phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn về thí điểm môhìnhtổchứcchínhquyền
huyện không có Hộiđồngnhândân và việc xây dựng môhìnhtổchứcchínhquyền huyện.
- Đưa ra một số ý kiến hoàn chỉnhmôhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrong khi thực
hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng sau này môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có
Hội đồngnhân dân.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổchứcchínhquyềnhuyện trước khi bỏ Hộiđồngnhândân
và trong giai đoạn thực hiện thí điểm môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhôngtổchứcHội
đồng nhândân để tìm ra được những điểm tích cực và hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp cụ
thể góp phần hoàn chỉnhmôhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrong khi thực hiện thí điểm và triển
khai rộng rãi môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhôngtổchứcHộiđồngnhân dân.
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Đề tài được sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nghiên
cứu. Mọi vấn đề nghiên cứu luôn phải xem xét trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng,
luôn đặt trong quan hệ tổng thể tác động qua lại giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng
khác. Các hiện tượng luôn được xem xét trong cả quá trình từ sự hình thành đến sự phát triển qua
các giai đoạn khác nhau. Một số phương pháp tiếp cận cụ thể được áp dụng như: phương pháp
tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta trước khi thí điểm khôngtổ
chức Hộiđồngnhân dân.
Chương 2: Thí điểm môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồngnhândân và
việc xây dựng môhìnhtổchứcchínhquyền huyện.
Chương 3: Một số ý kiến hoàn chỉnhmôhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrong khi thực
hiện thí điểm và triển khai ra diện rộng sau này môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có
Hội đồngnhân dân.
3
Chương 1
MÔ HÌNHTỔCHỨCCHÍNHQUYỀNHUYỆN Ở NƯỚC TA
TRƯỚC KHI THÍ ĐIỂM KHÔNGTỔCHỨCHỘIĐỒNGNHÂNDÂN
1.1. Quá trình xây dựng tổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta
1.1.1. Lịch sử ra đời của tổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta
- Nhà nước sơ khai Văn Lang do vua Hùng (cun, khun) đứng đầu, gồm có ba cấp chính
quyền: Nhà nước, Bộ lạc và Công xã nông thôn. Đây là thể chế chính trị đầu tiên ở nước ta,
mặc dù còn sơ khai, nhưng bước đầu đã có sự phân công và quy định nhiệm vụ, chức năng
cho từng quan chức. Điều quan trọng nhất là trong cơ cấu tổchức đã thể hiện rõ một bộ máy
nhà nước với đầy đủ các nhântố cấu thành: có vua và hệ thống các quan, có chínhquyền
trung ương và chínhquyền địa phương.
- Thể chế chính trị thời Âu Lạc về cơ bản giống như thể chế chính trị Văn Lang, nhưng
quy mô lớn hơn, chặt chẽ hơn.
- Từ khi giành được quyền tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam khi thiết kế nền hành
chính địa phương đều có đơn vị hành chínhhuyện cùng với các đơn vị hành chính trung gian khác
như lộ, phủ, đạo (sau này là tỉnh). Trong quá trình phát triển, đơn vị hành chính này không bị biến
động nhiều như tỉnh. Chúng chỉ chịu một ít tác động khi xuất hiện thêm một đơn vị hành chính
trung gian mới ra đời, kể từ thời nhà Nguyễn, là tổng. Về mục đích tổ chức, huyện là cấp hành
chính được lập ra để làm cầu nối tiếp từ tỉnh, phủ xuống xã.
- Sang triều Nguyễn, nhà Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập hệ thống chínhquyền ở địa
phương trên cơ sở vừa có kế thừa, vừa có bổ sung phát triển. Cấp phủ - huyện (châu): phủ là
đơn vị hành chính gồm có vài huyện hợp lại với nhau. Phủ lớn hơn huyện nhưng chỉ được coi
tương đương cấp huyện. Đứng đầu huyện là tri huyện và thường là những người xuất thân
khoa cử. Tri huyện được chọn từ những người đỗ đạt cao qua các kỳ thi hương. Một mình Tri
huyện nắm toàn bộ quyền hành chính và tư pháp ở huyện. Tri huyện là người xét xử mọi kiện
tụng ở huyện.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tổchứcchínhquyềnhuyện được xây dựng
theo lối mới. Theo quan điểm chủ đạo của việc tổchứcchínhquyềnnhândân của Nhà nước
Việt Nam mới là áp dụng sáng tạo môhìnhtổchức nhà nước kiểu Xô viết vào điềukiện Việt
Nam, cho dù ở Trung ương, bộ máy nhà nước còn phần nhiều thể hiện tính liên hiệp rộng rãi
chưa hoàn toàn theo môhình tập quyền xã hội chủ nghĩa, thì ở địa phương đã tổchức bộ máy
chính quyền về cơ bản là theo môhình Xô viết: chínhquyền địa phương mới bao gồm hai thứ
cơ quan là Hộiđồngnhândân và Ủy ban hành chính (riêng huyện và bộ chỉ có Ủy ban hành
chính).
Mô hìnhchínhquyền địa phương kiểu Xô viết ở huyện tiếp tục được thể hiện và hoàn
thiện qua các giai đoạn sau.
1.1.2. Quá trình phát triển môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta
1.1.2.1. Giai đoạn Hiến pháp năm 1946
Năm 1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 63/SL ngày 22 tháng 11 năm
1945 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 21 tháng 12 năm 1945. Theo hai Sắc lệnh này, chínhquyền
địa phương nói trên chỉ có cấp tỉnh và cấp xã ở địa bàn nông thôn, cấp thành phố ở địa bàn đô
thị được xác định là cấp chínhquyền hoàn chỉnh có Hộiđồngnhândân và Ủy ban hành chính.
Còn cấp kỳ và cấp huyện chỉ là cấp trung gian; ở kỳ, huyện và khu phố chỉ tổchức Ủy ban
4
hành chính, không có Hộiđồngnhân dân.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hộichính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên, đặt
cơ sở vững chắc cho việc tổchứcchínhquyền địa phương ở nước ta. Theo Hiến pháp năm
1946, tổchứcchínhquyền ở mỗi cấp hành chính vẫn như hai Sắc lệnh năm 1945 đã quy định
(Điều 58, Điều 61 Hiến pháp năm 1946).
Một trong những thành công đầu tiên trong lĩnh vực tổchứcchínhquyền địa phương thời kỳ
này là ở chỗ ngay từ đầu chúng ta đã có sự phân biệt tương đối rạch ròi giữa chínhquyền nông
thôn và chínhquyền vùng đô thị. Cấp huyện thuở ban đầu của Nhà nước Dân chủ nhândân
chỉ là cấp quản lý hành chính. Do vậy, thời kỳ này ở huyệnkhôngtổchức ra Hộiđồngnhân
dân.
1.1.2.2. Giai đoạn Hiến pháp 1959
Mô hìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta gồm có Hộiđồngnhândân và Ủy ban
hành chính. Ủy ban hành chínhhuyện do Hộiđồngnhândânhuyện bầu ra. Đây là một điểm
mới của Hiến pháp năm 1959 so với Hiến pháp năm 1946.
Sau khi có Hiến pháp 1959, Quốc hội thông qua Luật TổchứcHộiđồngnhândân và Ủy
ban hành chính các cấp năm 1962, đánh dấu một giai đoạn mới về tổchức và hoạt động của
chính quyền địa phương. Mãi đến Hiến pháp năm 1959 Hộiđồngnhândân mới được tổchức
ở cấp huyện.
1.1.2.3. Giai đoạn Hiến pháp 1980
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước ta thống nhất
sau hơn 30 năm chia cắt. Hiến pháp năm 1980 (được Quốc hội thống nhất cả nước thông qua
ngày 30 tháng 12 năm 1980) đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của đất nước. Ở
địa phương, cơ quan quản lý nhà nước được đổi tên là Ủy ban nhân dân.
Về cơ bản, vị trí và tính chất pháp lý của Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân vẫn xác
định như Hiến pháp năm 1959 và Luật năm 1962 trước đây, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh
vực hoạt động của Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân theo quy định của Luật Tổchức
Hội đồngnhândân và Ủy ban nhândân năm 1983 đã được mở rộng rất nhiều ở các lĩnh vực,
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
1.2. Môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện ở nước ta theo Hiến pháp và pháp luật hiện
hành
Sau giai đoạn Hiến pháp năm 1980, giai đoạn Hiến pháp năm 1992 tổchứcchínhquyền
huyện được phát triển lên một giai đoạn mới, phù hợp với xu hướng phát triển của nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới. Hiến pháp năm 1992 là sự kế thừa và phát triển của tất cả các Hiến pháp
của nước ta từ trước đến nay.
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật TổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân năm
1994, môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện về cơ bản không có gì thay đổi so với Hiến pháp năm
1980. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định
như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành
phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia
thành phường. Việc thành lập Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân ở các đơn vị hành chính
do luật định. Đây là điểm mở hơn so với Hiến pháp trước đây. Tuy nhiên, môhìnhtổchức
chính quyềnhuyện ở nước ta giai đoạn này vẫn thành lập Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhân
dân.
5
Hiến pháp 1992 đặt ra cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện hóa từng bước tổchứcchính
quyền huyện theo hướng tăng cường, bảo đảm tính thống nhất Nhà nước vững mạnh, bảo đảm
pháp lý để xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật TổchứcHộiđồng
nhân dân và Ủy ban nhândân năm 1994 và năm 2003 hiện hành, chínhquyềnhuyện là một
cấp chínhquyền hoàn chỉnh, có tổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban nhân dân.
Từ những đặc điểm nêu trên, đổi mới môhìnhtổchứcchínhquyền địa phương là một yêu
cầu cần thiết. Bởi lẽ, chínhquyền địa phương là nơi trực tiếp thực hiện mọi đường lối chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và của Nhà nước, là nơi nhândân có thể thông qua đó
thực hiện quyềndân chủ của mình và bày tỏ, đòi hỏi được đáp ứng các nguyện vọng của họ.
Vì vậy, muốn thực hiện được nhiệm vụ nặng nề đó, không còn con đường nào khác là phải
tiến hành đổi mới một cách toàn diện môhìnhtổchức và phương thức hoạt động của các cấp
chính quyền địa phương.
Chương 2
THÍ ĐIỂM MÔHÌNHTỔCHỨCCHÍNHQUYỀNHUYỆN
KHÔNG CÓ HỘIĐỒNGNHÂNDÂN VÀ VIỆC XÂY DỰNG
MÔ HÌNHTỔCHỨCCHÍNHQUYỀNHUYỆN
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồng
nhân dân
2.1.1. Cơ sở lý luận về tổchứcchínhquyềnkhông có Hộiđồngnhândân
Một là, khi đưa ra môhìnhtổchức bộ máy nhà nước kiểu mới, trong đó có các cơ quan
chính quyền địa phương, các nhà kinh điển nhìn nhận đó là một hệ thống thống nhất từ trung
ương đến địa phương, nhưng khác với các nhà nước trước đó (phong kiến, tư sản) ở đó quyền
lực nhà nước chỉ có ở trung ương và được triển khai từ trên xuống thông qua các cơ quan
chính quyền địa phương - là bộ máy nhằm thực hiện, triển khai quyền lực đó thì bộ máy kiểu
mới xã hội chủ nghĩa được hình thành từ dưới lên xuất phát từ việc coi quyền lực nhà nước
bắt nguồn từ các cộng đồng lãnh thổ.
Hai là, chínhquyền kiểu mới này trước hết phải là đại diện của nhândân địa phương,
chịu trách nhiệm trước nhândân (tập thể dân cư lãnh thổ) trong việc thực hiện quyền của tập
thể lãnh thổ được pháp luật quy định. Đồng thời nó là đại diện của chínhquyền cấp trên ở địa
phương, có nhiệm vụ tổchức thực hiện quyết định, chỉ thị của cấp trên ở địa phương, bảo
đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và tuân theo nghiêm chỉnh.
Ba là, ở các nước, cùng với sự phát triển của dân chủ, Nhà nước không thể giữ mãi sự áp
đặt, kiểm soát (cai trị) lên cộng đồng lãnh thổ mà phải ngày càng thừa nhận các quyền tự chủ,
tự quản của cộng đồng, còn ở chế độ xã hội chủ nghĩa là sự tuyên bố quyềndân chủ của nhân
dân trong từng cộng đồng. Và từ đó, các nhà nước phải thiết lập một mối quan hệ thích ứng
mới để vừa bảo đảm tập trung, thống nhất quyền lực nhà nước vừa tôn trọngquyền tự chủ của
cộng đồng.
Bốn là, khi đưa ra môhìnhtổchứcchínhquyền địa phương kiểu mới đó các nhà kinh
điển chủ yếu nhìn nhận ưu điểm của môhình này ở tính “dân chủ, đại diện quyền lực nhà
nước của nhân dân” và tính “tập thể hành động” nhằm bảo đảm thực sự quyền lực nhândân
6
của nó mà chưa thấy hết những khó khăn phức tạp và đa dạng của việc tổchức quản lý địa
phương với chỉ một cơ quan đại diện hoạt động theo lối hội nghị (bằng chứng là sau này các
cơ quan này chưa thể làm việc như một “tập thể hành động” mà cần phải có một cơ quan chấp
hành và thường trực - Ủy ban chấp hành). Hơn nữa, ngay trong quan điểm lý luận (được các
hoạt động thực tiễn sau này mặc nhiên thừa nhận) đã hầu như không có sự phân biệt môhình
tổ chức ở các đơn vị hành chính vốn khác nhau về tính chất (đơn vị hành chính cơ bản, đơn vị
hành chính trung gian, ở nông thôn, ở thành thị). Có thể thấy những luận điểm của các nhà
kinh điển về tổchức chế độ đại diện quyền lực (Xô viết, Hộiđồngnhân dân) được nêu ra chủ
yếu gắn với các cộng đồng lãnh thổ như công xã, thành phố, tỉnh - là những cộng đồngdân cư
mang tính đơn vị cơ bản và đó là phù hợp. Riêng việc đem áp dụng (mà chủ yếu là sau này)
những luận điểm này cho việc tổchứcchínhquyền ở các đơn vị hành chính được lập ra chủ
yếu để tổchức triển khai quyền lực từ trên, thực hiện chức năng quản lý hành chính (tức là
những đơn vị hành chính có tính chất trung gian, trung chuyển mệnh lệnh quản lý từ trên chứ
không phải để tập hợp nhândân thành quyền lực nhà nước) như huyện (trung gian giữa tỉnh
và xã), quận và phường (trung chuyển trong một đơn vị cơ bản là đô thị) thì còn chưa phù
hợp.
Năm là, quyền lực nhândân chỉ có trên nền tảng một cộng đồngdân cư nhất định. Vậy
nên chỉ có các đơn vị hành chính cơ bản mới có nhu cầu và khả năng tập hợp thành quyền lực
nhà nước. Các đơn vị hành chính trung gian không có khả năng đó.
Sáu là, dù được tổchức theo môhình nào thì chínhquyền địa phương ở các nước cũng có
sự phân biệt giữa chínhquyền tự quản có hộiđồng do dân bầu và chínhquyền đại diện không
có hộiđồng mà chỉ có cơ quan hành chính ở địa phương thực hiện chức năng quản lý về hành
chính.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn về tổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồngnhândân
Bên cạnh những cơ sở lý luận nói trên, môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrongđiều
kiện khôngtổchứcHộiđồngnhândân ở nước ta hiện nay còn xuất phát từ những cơ sở thực
tiễn sau:
Một là, do vị trí, vai trò của huyện hiện nay đã có những thay đổi căn bản.
Đến nay, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội được đổi mới theo hướng chínhquyền các cấp giảm
dần sự can thiệp trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tập
trung vào thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn. Thẩm quyền của chínhquyền
tỉnh đã được tăng cường. Những vấn đề quan trọng chi phối sự phát triển của tỉnh do Hộiđồng
nhân dân tỉnh quyết định, những vấn đề ở cơ sở, gắn với người dân, cộng đồngdân cư do Hội
đồng nhândân xã quyết định. Huyện thực chất chỉ còn là cấp trung gian của tỉnh và xã, chính
quyền huyện chủ yếu tổchức thực hiện các quyết định của cấp trên và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra hoạt động của chínhquyền cấp xã. Chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của dân và
quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển địa phương đã
được đảm bảo thông qua Hộiđồngnhândân tỉnh và Hộiđồngnhândân xã. Do đó, Hộiđồngnhân
dân huyện trở thành cấp trung gian không cần thiết, tạo thêm tầng nấc không còn phù hợp trong
tiến trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Hai là, do tổchức và hoạt động của Hộiđồngnhândânhuyện còn hạn chế.
Xuất phát từ vị trí, tính chất và vai trò của huyện chỉ là loại đơn vị hành chính trung gian
giữa tỉnh với xã nên trong thực tiễn, sự tồn tại và hoạt động của Hộiđồngnhândânhuyện còn
mang nặng tính dân chủ hình thức, chất lượng hoạt động của Hộiđồngnhândânhuyện hiện
7
nay có nhiều hạn chế.
Ba là, từ kinh nghiệm lịch sử tổchứcchínhquyền cách mạng nước ta.
Trong lịch sử hành chính ở nước ta huyện (phủ, châu) bao giờ cũng giữ vai trò là cấp
trung gian giữa tỉnh (trấn, đạo, lộ) và làng xã của tỉnh. Hơn nữa xét về mặt đặc thù địa phương
và lãnh thổ, các đơn vị hành chínhhuyện ở nước ta không có sự khác biệt rõ nét (trừ các
huyện miền núi, hải đảo). Giai đoạn năm 1945-1959 Nhà nước ta khôngtổchứcHộiđồng
nhân dân huyện. Việc khôngtổchứcHộiđồngnhândân ở những cấp hành chính lúc đó đã có
sự cân nhắc đến vị trí của các cấp hành chính và tính chất quản lý khác nhau giữa đô thị và
nông thôn của các cấp chínhquyền địa phương. Việc tổchứcHộiđồngnhândân huyện,
không phân biệt chínhquyền nông thôn và thành thị chỉ được thực hiện từ Hiến pháp năm
1980 đến nay. Do đó, trong giai đoạn hiện nay xác lập môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện
trong điềukiệnkhôngtổchứcHộiđồngnhândânkhông phải là tiền lệ, mà có sự kế thừa kinh
nghiệm lịch sử, nhằm tổchức hợp lý các cấp chínhquyền địa phương nói chung và chính
quyền huyện nói riêng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là, tham khảo kinh nghiệm tổchứcchínhquyền địa phương của các nước.
Tổ chứcchínhquyền địa phương trên thế giới rất đa dạng, gồm nhiều môhình khác nhau,
nhưng dù theo môhình nào thì chínhquyền địa phương ở các nước cũng có hai sự phân biệt: (1)
phân biệt giữa chínhquyền tự quản với chínhquyền đại diện, (2) phân biệt giữa chínhquyền đô thị
với chínhquyền nông thôn.
Căn cứ vào vị trí, tính chất của đơn vị hành chínhhuyệntrong hệ thống tổchứcchínhquyền
địa phương, thực trạng tổ chức, hoạt động của Hộiđồngnhândân huyện, cũng như kinh nghiệm
lịch sử tổchứcchínhquyền cách mạng của nước ta và kinh nghiệm tổchứcchínhquyền địa
phương, đô thị của các nước trên thế giới, trongđiềukiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển khoa học công nghệ và xu hướng đẩy mạnh
cải cách hành chính hiện nay, việc thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện ở nước ta là
cần thiết và hợp lý, tạo tiền đề đổi mới một cách căn bản tổchức và hoạt động của chínhquyền
địa phương trong thời gian tới.
2.2. Môhình thí điểm tổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồngnhândân
Cả nước thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândân huyện, quận, phường tại 67 huyện,
32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 07 tỉnh (là
các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Trị, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên
Giang) và 03 thành phố trực thuộc trung ương (là thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng
và Thành phố Hồ Chí Minh).
2.2.1. Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồngnhândân
Khi khôngtổchứcHộiđồngnhândân huyện, môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện sẽ
không có Hộiđồngnhândân mà chỉ có Ủy ban nhân dân. Như vậy, Ủy ban nhândânhuyện
nơi không có Hộiđồngnhândân được quy định như thế nào so với trước khi chưa bỏ Hội
đồng nhân dân.
Một là, quy định lại những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhândânhuyện nơi không
có Hộiđồngnhân dân.
Hai là, về tổchức và hoạt động của Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồngnhân
dân:
- Xác định lại vị trí, tính chất pháp lý của Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồng
nhân dânhuyện đã được xác định chỉ còn là “cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy
8
ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
- Về cơ cấu Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân vẫn gồm có
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên nhưng “do Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”.
Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân có từ bảy đến chín thành
viên; Cơ cấu thành viên Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân do
Chính phủ quy định.
- Về hoạt động của Ủy ban nhândânhuyện khi không có Hộiđồngnhândânhuyện là
thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
- Về vị trí, vai trò và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên Ủy ban
nhân dânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân huyện.
2.2.2. Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồng
nhân dân
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân huyện, quận nơi khôngtổchứcHội
đồng nhândân là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhândân huyện, quận thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của
Ủy ban nhândân huyện, quận và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống
nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân huyện, quận nơi khôngtổchứcHộiđồng
nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhândân
huyện, quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban
nhân dân huyện, quận và cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân huyện, quận nơi khôngtổchức
Hội đồngnhândân thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândânhuyện gồm có phòng và cơ quan tương
đương phòng (sau đây gọi chung là phòng). Tổchức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;
bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện
và điềukiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu
cầu cải cách hành chính nhà nước.
Việc tổchức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHội
đồng nhândân phải bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy
ban nhândânhuyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác
từ trung ương đến cơ sở.
2.2.3. Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở huyện nơi không có Hội
đồng nhândân
Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn thí
điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândân huyện, Điều 14 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12
đã chỉ rõ:
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhândân ở
huyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân được mời dự các phiên họp của Ủy ban nhândân
cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
- Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân tạo điềukiện thuận lợi để
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân cùng cấp tổ chức, động viên
9
nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chínhquyềnnhân dân; tổchức thực hiện các chính
sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công
chức.
- Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân thực hiện chế độ thông
báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn
thể nhândân cùng cấp.
- Ủy ban nhândân và các thành viên của Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồng
nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhândân cùng cấp.
2.3. Đánh giá bước đầu về môhìnhtổchứcchínhhuyệnkhông có Hộiđồngnhân
dân
2.3.1. Những ưu điểm của môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồng
nhân dân
Trong giai đoạn hiện nay, việc khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện vì những ưu điểm
sau đây:
Một là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện tuy có giảm tổchức và số lượng đại biểu
Hội đồngnhândân nhưng vẫn đảm bảo quyềndân chủ đại diện của người dân và đồng thời có
điều kiện phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan đại diện như Quốc hội, Hộiđồngnhân
dân tỉnh, thành phố, thị xã và Hộiđồngnhândân xã, thị trấn trong việc đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, giám sát hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước tại địa phương.
Hai là, khôngtổchứcHộiđồngnhândân sẽ góp phần tinh giản bộ máy, biên chế, thu gọn
đầu mối các cơ quan nhà nước, giảm bớt sự chồng chéo và các khâu trung gian trong hoạt
động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Bên cạnh
đó, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội do tỉnh giao sẽ thực hiện nhanh hơn do một số
công việc có thể triển khai mà không phải thông qua Hộiđồngnhândân huyện.
Ba là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyệnkhông chỉ khắc phục sự trùng lắp về chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, mà còn góp phần định rõ vị trí, trách nhiệm của chínhquyền
địa phương các cấp trong hệ thống cơ quan nhà nước, nhằm đảm bảo tính thống nhất, thông
suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. Tăng tính
chủ động, tự chịu trách nhiệm cho Ủy ban nhândân huyện; tăng cường vai trò, trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan hành chính và cả trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhândân theo
nguyên tắc tập trung, dân chủ.
Bốn là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện góp phần tiết kiệm một phần kinh phí
chi cho quản lý nhà nước do không phải chi trả cho các hoạt động của Hộiđồngnhândân
cùng cấp.
Năm là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện sẽ không ảnh hưởng đến việc điềuđộng
cán bộ vì đại biểu Hộiđồngnhândân đa số đều là hoạt động kiêm nhiệm, số hoạt động
chuyên trách không đáng kể.
Sáu là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện góp phần làm cho chínhquyền địa
phương ở nước ta gần dân, sát dân và phục vụ nhândân tốt hơn.
Bảy là, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện là chủ trương lớn, được Đảng và Nhà
nước quan tâm chỉ đạo sát sao, các cấp ủy Đảng, chínhquyền các cấp và nhândânđồng thuận
cao.
10
2.3.2. Những hạn chế của môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồng
nhân dân
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, môhìnhtổchứcchínhquyềnkhông có Hộiđồngnhân
dân còn có những mặt hạn chế sau đây:
Một là, môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhông có Hộiđồngnhândân đang trong giai
đoạn thí điểm ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Tuy nhiên, sự thay
đổi của môhìnhtổchứcchínhquyền này chủ yếu là thay đổi về cơ cấu các cơ quan mới, còn
việc thay đổi về tên gọi của Ủy ban nhândânhuyện và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân
dân nơi không có Hộiđồngnhândân vẫn chưa được đề cập tới.
Hai là, cơ cấu Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândân vẫn gồm có
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên nhưng “do Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”. Theo Điều 2, Thông tư số 01/2009/TT-BNV ngày 19 tháng 3
năm 2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhândân huyện, quận, phường nơi khôngtổchứcHội
đồng nhân dân, việc bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhândânkhông còn có sự tham
gia của các hình thức đại diện nhândân còn lại như Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhândân vào
quá trình này nữa.
Ba là, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồngnhândân
so với trước đây không giảm bớt mà còn bổ sung mới. Ủy ban nhândânhuyện nơi thực hiện
thí điểm lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa
phương, báo cáo Ủy ban nhândân cấp trên trực tiếp để trình Hộiđồngnhândân quyết định.
Như vậy, Ủy ban nhândân nơi thực hiện thí điểm vẫn thể hiện theo hướng là một cấp ngân
sách - tiếp tục là một cơ quan lập dự toán ngân sách Nhà nước. Khi khôngtổchứcHộiđồng
nhân dânhuyện mà lại giao cho Ủy ban nhândânhuyện được tự mình quyết định các nội
dung về ngân sách trong khi chưa tạo được một cơ chế kiểm tra, kiểm toán, giám sát rõ ràng
(vì không còn Hộiđồngnhândân huyện) là vấn đề cần được cân nhắc thận trọng.
Bốn là, 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm không có Hộiđồngnhân
dân huyện sẽ lúng túng việc sắp xếp cán bộ dôi dư và giải quyết công việc cho cán bộ, công chức
đang hoạt độngtrong bộ máy Hộiđồngnhândân huyện. Bên cạnh đó, vướng mắc nhất là chế độ cho
số cán bộ đang công tác chuyên trách tại những Hộiđồngnhândân hết nhiệm kỳ khôngtổchức
lại.
Năm là, việc thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện liên quan đến các quy định
của Hiến pháp, Luật TổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân và tổchức hoạt động của hệ
thống chính trị, vì vậy, khi địa phương phát sinh các vấn đề mới sẽ mất nhiều thời gian để các cơ
quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung các quy định hiện
hành.
Sáu là, chưa phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể Ủy ban nhândân và cá
nhân người đứng đầu cơ quan hành chính và chưa tính đến mối quan hệ giữa Ủy ban nhândân
huyện với tổchức và hoạt động của các tổchức Đảng, đoàn thể, Mặt trận như thế nào đối với
những nơi thực hiện thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhân dân.
Thực hiện thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândân huyện, quận, phường là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọngkhông chỉ đối với cấp ủy Đảng và
chính quyền của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm, mà còn là nhiệm
vụ và trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính phủ và các cơ quan ban ngành ở trung
ương có liên quan. Thực hiện tốt việc thí điểm này sẽ là căn cứ thực tiễn rất quan trọng để tiến tới
sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhằm tổchức hợp lý các cấp chínhquyền địa phương, góp phần xây
[...]... hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhândân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Chương 3 MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN CHỈNHMÔHÌNHTỔCHỨCCHÍNHQUYỀNHUYỆNTRONG KHI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM VÀ TRIỂN KHAI RA DIỆN RỘNG SAU NÀY MÔHÌNHTỔCHỨCCHÍNHQUYỀNHUYỆNKHÔNG CÓ HỘIĐỒNGNHÂNDÂN Hiện tại, môhìnhkhôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện đang trong giai đoạn thực hiện... chínhquyền nông thôn: khôngtổchứcHộiđồngnhândân cấp huyện; (ii) đối với chínhquyền đô thị: ở huyện, quận, phường khôngtổchứcHộiđồngnhândân Bỏ bớt Hộiđồngnhândân huyện, tập trung tự quản cho cấp cơ sở, nâng cao trách nhiệm tự quản của Hộiđồngnhândân tỉnh, không chỉ làm gọn nhẹ tổchức tự quản ở địa phương mà còn là một trong những điềukiện gắn Nhà nước với dân làm cho bản chất nhà... quan và chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện Qua giai đoạn thí điểm, nếu đạt kết quả tốt thì sẽ triển khai rộng rãi môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệnkhôngtổchứcHộiđồngnhândân Có thể thấy, khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện là chính sách đổi mới của Đảng trong giai đoạn cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân Tuy nhiên,... Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội 41 Quốc hội (1958), Luật tổchứcchínhquyền địa phương, Hà Nội 42 Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội 43 Quốc hội (1962), Luật tổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban hành chính các cấp, Hà Nội 44 Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội 45 Quốc hội (1983), Luật tổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội 46 Quốc hội (1989), Luật tổchứcHộiđồngnhândân và Ủy ban nhân. .. Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có Hộiđồngnhândân cần phải làm tốt chức năng giám sát, đôn đốc và chỉ đạo kịp thời đối với chínhquyền huyện, tăng 12 quyền chủ động, sáng tạo cho Ủy ban nhândânhuyện thì mới phát huy được sức mạnh tổng hợp trên địa bàn Mối quan hệ với Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân xã Trong giai đoạn thí điểm khôngtổ chức. .. nhândânhuyện nơi không tổ chứcHộiđồngnhândân cần phải nghiên cứu theo hướng tăng cường vai trò của các tổchứcchính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể trong từng lĩnh vực cụ thể Nếu làm tốt được điều này không chỉ góp phần nâng cao vị trí, vai trò của Ủy ban nhândân nơi không tổ chứcHộiđồngnhândân mà còn đảm bảo tính dân chủ, khách quan, tạo niềm tin trongnhân dân. .. cứu môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyệntrongđiềukiệnkhôngtổchứcHộiđồngnhândân mới ở bước đầu trên cơ sở kế thừa, học hỏi những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở trong nước Do đó, luận văn này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi hy vọng trong thời gian tới, đề tài này tiếp tục được nghiên cứu, đưa ra các giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm hoàn thiện môhìnhtổchứcchínhquyềnhuyện trong. .. ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhân dân, theo chúng tôi cần phải nghiên cứu, xem xét hoàn chỉnh về tên gọi của Ủy ban nhândânhuyện 3.2 Hoàn thiện về cách thức thành lập Xét một cách chung nhất, Ủy ban nhândânhuyện nơi khôngtổchứcHộiđồngnhândânkhông phải là một cơ quan thành lập mới, nhưng cách thức thành lập Ủy ban nhândân đã có thay đổi rõ rệt Trong việc thành lập Ủy ban nhân. .. đúng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” 3.3 Hoàn thiện việc điềuchỉnhchức năng, nhiệm vụ của cơ cấu cơ quan mới Theo tinh thần của sự đổi mới, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồngnhândânkhông giảm bớt mà được tăng cường và mở rộng hơn so với trước đây Do đó, để Ủy ban nhândânhuyện nơi không có Hộiđồngnhândân hoạt động theo chức năng, nhiệm... tin, truyền thông, tổchức tập huấn, phổ biến, quán triệt để cán bộ, công chức, nhândân nắm bắt được chính xác chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước Đồng thời, qua việc tuyên truyền, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của nhândân để báo cáo các cấp có thẩm quyền tiếp thu nhằm tổchức tốt việc thí điểm khôngtổchứcHộiđồngnhândânhuyện và hoàn thiện tổchức bộ máy chínhquyền địa phương . ban nhân dân huyện nơi không có Hội đồng nhân dân
Khi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, mô hình tổ chức chính quyền huyện sẽ
không có Hội đồng nhân. RỘNG SAU NÀY MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
HUYỆN KHÔNG CÓ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Hiện tại, mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện đang trong giai đoạn