1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khuôn khổ pháp lý của quá trình hội nhập nội khối của các nước ASEAN

17 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 378,05 KB

Nội dung

Khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập nội khối của các nước ASEAN Lê Thị Minh Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Lan Nguyên Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Phân tích yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, từ việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, đặt ra yêu cầu cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối trước xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay. Nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN từ các nước thành viên trong đó có Việt Nam, từ đó thấy rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN. Đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN đã được các nước thành viên thông qua tại các Hội nghị thượng đỉnh gần đây. Keywords: Luật Quốc tế; ASEAN; Quan hệ quốc tế; Khuôn khổ pháp Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Toàn cầu hoá - khu vực hoá là một xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, với bất kì thể chế chính trị - xã hội nào lại có thể đứng ngoài quá trình đó. Sự hình thành và phát triển của ASEAN với mục đích bảo đảm về an ninh, ổn định về các mặt đối nội và đối ngoại cho các nước thành viên với tiền đề là phát triển kinh tế, là thực tiễn sinh động chứng minh cho tính tất yếu khách quan của xu hướng trên. Nằm trong bối cảnh chung ấy, việc hội nhập vào khu vực và quốc tế của Việt Nam là một điều đã được khẳng định. Nền tảng của sự hội nhập kinh tế nội khối chính là khuôn khổ pháp đã hình thành và ngày càng hoàn thiện của ASEAN. Vấn đề đặt ra là việc hiện thực hóa những quy định của ASEAN để tăng cường tính pháp và hiệu quả hội nhập kinh tế nội khối ASEAN. Cùng với các thành viên khác, Việt Nam không ngừng hợp tác kinh tế cũng như các lĩnh vực khác với các đối tác, trên cơ sở hệ thống pháp luật ASEAN và đóng góp ý kiến để hoàn thiện những quy định này. Nghiên cứu sự hội nhập nội khối của các nước ASEAN nói chung và sự hội nhập của Việt Nam nói riêng là một vấn đề không mới, song nó luôn mang tính thời đại, đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà chặng đường hội nhập của Việt Nam đang còn dài, thuận lợi và khó khăn cùng đan xen chờ đợi. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập nội khối của các nước ASEAN” để viết Luận văn nhằm tìm hiểu sâu hơn và mạnh dạn phân tích, đưa ra những ý kiến chủ quan, thể hiện sự quan tâm của bản thân cũng như tính cấp thiết của đề tài. 2 2. Tình hình nghiên cứu: ASEAN nói chung và khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN nói riêng đã được nghiên cứu và giảng dạy trong bộ môn Công pháp quốc tế, ngành Luật quốc tế, khoa Luật cũng như các khoa nghiên cứu về quốc tế của các trường Đại học. Trong cuốn sách “Liên kết kinh tế ASEAN, vấn đề và triển vọng” của tác giả Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Thế giới năm 2005, tác giả đã lấy mốc là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997 để phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế ASEAN trước và sau 1997 để trả lời cho câu hỏi: “Trong tương lai, ASEAN phải hành động như thế nào để tồn tại như một khối liên kết khu vực”. Bài viết “Triển vọng hình thành Cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Bình (Viện kinh tế và Chính trị thế giới) khẳng định: Cộng đồng ASEAN quyết tâm “Chuyển sự đa dạng về văn hoá và sự khác biệt của ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường và hoà hợp khu vực”. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có bài viết “Cộng đồng kinh tế ASEAN - Ưu tiên hội nhập kinh tế ASEAN” với nội dung: ASEAN đang hướng đến khát vọng xây dựng một Cộng đồng chung đoàn kết, năng động và thịnh vượng vào năm 2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN sẽ là ba cấu phần chính của Cộng đồng ASEAN này. Thực tế đã có rất nhiều Luận văn viết về đề tài ASEAN như các đề tài: “Hội nhập kinh tế khu vực ASEAN với phát triển kinh tế nước ta”, “Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, “Vấn đề đầu tư trực tiếp của các nước khi tham gia hội nhập AFTA” Bên cạnh đó các tạp chí chuyên ngành cũng cho đăng tải nhiều bài viết về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu luận, Tạp chí Nhà nướcPháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Như vậy hầu như các tác phẩm này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế - chính trị học chứ không phải là luật học, do đó chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện các văn kiện pháp của ASEAN, trong giới chuyên ngành cũng có rất nhiều tác phẩm để lại dấu ấn nhưng cũng chưa đi sâu vào khuôn khổ pháp của ASEAN hoặc mới chỉ trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Mục đích của đề tài: Nghiên cứu khái quát một cách có hệ thống toàn bộ các văn kiện chủ yếu của ASEAN về vấn đề hội nhập kinh tế nội khối, giúp cho người đọc hình dung được tổng thể các lĩnh vực và hoạt động hợp tác của ASEAN từ khi thành lập đến hiện nay, góp phần cung cấp thông tin về tầm quan trọng của Hiệp hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia cũng như lợi ích của từng người dân trong khu vực. Nhiệm vụ của đề tài: Luận văn phân tích yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, từ việc khái quát quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, luận văn đặt ra yêu cầu cần phải đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối trước xu hướng toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra sôi động như hiện nay. Trên cơ sở tổng hợp khuôn khổ pháp lý, luận văn nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN từ các nước thành viên trong đó có Việt Nam, từ đó thấy rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong nội bộ khối ASEAN. Luận văn chỉ ra quan điểm chủ quan của tác giả đối với phương hướng và giải pháp để hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN đã được các nước thành viên thông qua tại các Hội nghị thượng đỉnh gần đây. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN. 3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này có nội hàm rất rộng, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhưng trong Luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến sự hội nhập kinh tế nội khối trong khuôn khổ pháp ASEAN. Trên cơ sở khái quát các văn kiện của ASEAN, thực tiến hội nhập của một số nước ASEAN tiêu biểu, từ đó rút ra bài học cho việc hội nhập của Việt Nam. Đồng thời tác giả mạnh dạn đưa ra ý kiến về các kế hoạch chiến lượng của ASEAN trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp hiệu quả với các phương pháp khoa học truyền thống khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, lịch sử 6. Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề luận cơ bản về khuôn khổ pháp của ASEAN, khái quát một cách toàn diện vấn đề hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, đây là vấn đề quan trọng hàng đầu của Hiệp hội hiện nay. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 03 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành, phát triển và yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương II: Khuôn khổ pháp và thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối ASEAN, Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN 1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của ASEAN 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á được thành lập ngày 08/08/1967 tại Thái Lan với 5 thành viên, đến năm 2009 ASEAN đã có 10 thành viên, 1 ứng cử viên và 1 quan sát viên. ASEAN có diện tích hơn 4,4 triệu km2 và dân số khoảng 583 triệu người (năm 2008), GDP danh nghĩa đạt hơn 1,5 tỉ USD (năm 2008) và tổng kim ngạch xuất khẩu là 802,7 tỉ USD (năm 2009). Tiến trình phát triển hợp tác của Hiệp hội bao gồm 3 giai đoạn với những đặc trưng khác nhau: - Giai đoạn 1967 - 1976 (Từ khi thành lập đến Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất ở Ba-li, In-đô-nê-xi-a): Sau tuyên bố Băng-cốc năm 1967, ASEAN đã ra tuyên bố Cua-la-lăm- pơ về Khu vực hoà bình, tự do và trung lập năm 1971 (ZOPFAN), các thành viên cũng phối hợp chính sách với nhau trên một số lĩnh vực như ngoại giao hoặc kinh tế. Nhưng nói chung ASEAN trong giai đoạn này vẫn chưa đạt được bước hợp tác nào đáng kể vì sau 9 năm hoạt động, ASEAN mới chỉ quyết định thành lập ban thư kí ASEAN do một Tổng thư kí đứng đầu. - Giai đoạn 1976 - 1991 (Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Ba-li đến Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 ở Xinh-ga-po): Tháng 2/1976, các nhà lãnh đạo Chính phủ 5 nước đã họp lần đầu tiên tại Ba-li và đã thông qua 2 văn kiện là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN. ASEAN không chỉ hợp tác về an ninh mà được mở rộng ra các vấn đề kinh tế và văn hoá, một số nước đã phối hợp hành động trên lĩnh vực quân sự vì mục đích hoà bình và trung lập, ASEAN cũng liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với Mỹ, Nhật, Canada, Niu Di-lân, EEC và các tổ chức của Liên hợp quốc. Ngoài ra về cơ cấu tổ chức của ASEAN giai đoạn này cũng được cải tổ theo hướng chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn. - Giai đoạn 1992 đến nay (Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 đến nay): Hoạt động hợp tác của ASEAN đã chuyển biến về chất, tháng 7/1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li và trở thành quan sát viên ở ASEAN. Năm 1995, Việt Nam được chấp 4 nhận là thành viên thứ 7, Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia cũng được kết nạp sau đó, tạo ra ASEAN - 10 với số dân trên 500 triệu người và hứa hẹn một triển vọng phát triển tiềm tàng. 1.1.2. Mục đích và nguyên tắc: Tuyên bố Băng-cốc nêu 7 mục tiêu của ASEAN là: - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. - Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật và hành chính - Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính. - Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. - Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á. - Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: - Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. - Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt: Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên. - Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xinh- ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức: Từ khi ra đời đến nay, cơ cấu tổ chức ASEAN đã được cải tổ qua 3 thời kì: Thời kì từ ngày thành lập đến Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li năm 1976: Cơ cấu tổ chức ban đầu của ASEAN được nêu trong Tuyên bố ASEAN năm 1967 gồm 4 thành phần: Hội nghị Bộ trưởng (AMM), ủy ban thường trực, Ban thư kí ASEAN quốc gia, các ủy ban thường trực và ủy ban đặc biệt về các lĩnh vực hoặc các vấn đề hợp tác cụ thể, đầu năm 1976 có 11 ủy ban thường trực và 9 ủy ban đặc biệt được thành lập. Thời kì từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li năm 1976 đến Hội nghị Thượng đỉnh năm 1992: Sau Hội nghị Thượng đỉnh Ba-li, bộ máy tổ chức của ASEAN đã có những thay đổi lớn thể hiện sự trưởng thành của Hiệp hội cũng như tầm quan trọng của hợp tác kinh tế. Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao vẫn được coi là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN, nhưng 5 Hội nghị Bộ trưởng khác cũng được thiết lập để thảo luận và thông qua các chương trình hợp tác của ASEAN trên các lĩnh vực tương ứng. 5 Thời kì từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Xinh-ga-po năm 1992 đến nay: Hội nghị lần này đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình cải cách tổ chức bộ máy của ASEAN, hiện nay cơ cấu tổ chức của ASEAN được chia theo chức năng cụ thể như sau: Các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan chấp hành, các cơ chế hợp tác với nước thứ ba. 1.1.4. Thành viên: - 8/8/1967: ASEAN được thành lập bởi năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp- pin, Xinh-ga-po và Thái Lan. - 8/1/1984: Kết nạp Bru-nây Đa-rút-xa-lam. - 28/7/1995: Kết nạp Việt Nam. - 23/7/1997: Kết nạp Lào và My-an-ma. - 30/4/1999: Kết nạp Cam-pu-chia - 23/7/2006: Chấp nhận Đông Timor làm ứng cử viên. - 1979: Chấp nhận Papua New Guinea làm quan sát viên. 1.1.5. Lĩnh vực hợp tác: - Hợp tác về an ninh chính trị: Mặc dù không được ghi nhận trong tuyên bố Băng-cốc nhưng những hoạt động đầu tiên của ASEAN lại được tập trung vào hợp tác chính trị. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất họp tại Ba-li-In-đô-nê-xi-a vào ngày 23 và 24/2/1976 đã quyết định đưa ra những nguyên tắc làm cơ sở pháp cho quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ở thời kì sau Việt Nam. điều 13 Hiệp ước Ba-li cam kết: “Trong trường hợp xảy ra tranh chấp và nảy sinh các vấn đề tác động trực tiếp tới họ, các bên tham gia Hiệp ước sẽ kiềm chế không đe dọa sử dụng vũ lực và sẽ luôn giải quyết các tranh chấp như vậy với nhau thông qua thương lượng hữu nghị”. - Hợp tác về kinh tế: Tuyên bố thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 đã đặt việc “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu của Hiệp hội nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực. Sự hợp tác kinh tế được thúc đẩy từ sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất với một loạt ủy ban và cơ chế hợp tác. - Hợp tác về văn hóa xã hội và phát triển con người: Sự hợp tác này rất phong phú, bao hàm cả sự phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, thể thao, khoa học - công nghệ, hợp tác để tăng cường an ninh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. 1.2. Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối và yêu cầu đẩy nhanh quá trinh hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN: 1.2.1. Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN: Các giai đoạn phát triển hợp tác kinh tế ASEAN: - Thời kỳ đầu: Thời kỳ này ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN, lập ủy ban ASEAN tại Giơ-ne-vơ năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế tại các diến đàn khu vực và quốc tế. - Thời kỳ 1975 -1992: Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thật sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 02/1976. Đây là quá trình ASEAN đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác. - Thời kỳ 1992 - 2003: Các nền kinh tế ASEAN có sự phát triển nhanh và luôn đạt mức tăng trưởng GDP cao (trên 7%/năm) vào những năm cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 90 và nhờ đó ASEAN được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động. - Thời kỳ 2003 - nay: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II nêu mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng tới tạo lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột về an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội. Các Hội nghị cấp cao về sau đều hướng tới thực hiện mục tiêu đó. 6 Cơ cấu hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư: Bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM), Hội đồng AFTA, Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM), Hội đồng AIA và ủy ban điều phối về đầu tư (CCI) và ủy ban điều phối về dịch vụ. 1.2.2. Yêu cầu đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nội khối: Ngay tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần thứ 2 ngày 15/12/1997, một kế hoạch tổng quát cho hợp tác ASEAN đến năm 2020 đã được đưa ra, kế hoạch đó là “Viễn cảnh ASEAN 2020 - Cộng tác chặt chẽ trong sự phát triển năng động” nhằm xác định mục tiêu, chiến lược và chương trình hành động cho sự hợp tác kinh tế của các nước thành viên bước vào thế kỷ 21. Trước mắt các nước ASEAN sẽ cùng nhau hợp tác đẩy nhanh hơn tốc độ thực hiện Khu vực Mậu dịch tự do AFTA. Đồng thời đẩy mạnh và hợp tác sâu sắc hơn trong các chương trình hợp tác ở các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ, tài chính, công nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm là xây dựng Khu vực Đầu tư ASEAN có sức hấp dẫn cao để tiến tới thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Nếu hợp tác kinh tế trở thành cơ sở cho các hoạt động chính trị của ASEAN và ý nghĩa tồn tại của chính khối này kể từ đầu những năm 1990 thì AEC sẽ trở thành nền tảng duy trì sự tồn tại và phát trỉên của Công đồng ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực, vì vậy đòi hỏi việc thành lập AEC phải là “một quyết tâm chính trị cả gói nhằm phát triển kinh tế”. Chƣơng 2: KHUÔN KHỔ PHÁP CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN 2.1. Khái quát hệ thống pháp của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN 2.1.1. Tại các Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN: Hội nghị cấp cao ASEANhội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhằm thảo luận về các vẫn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN. Kể từ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1976, đến nay đã diễn ra 17 kỳ Hội nghị. 2.1.2. Hợp tác kinh tế nội khối ASEAN qua các lĩnh vực cụ thể: 1) Lĩnh vực thƣơng mại: a) Thoả thuận Ƣu đãi thƣơng mại (PTA): Đây là chương trình đầu tiên nhằm đẩy mạnh thương mại nội bộ ASEAN. Nội dung của chương trình là việc ký kết giữa các nước thành viên về việc áp dụng mức thuế quan ưu 7 đãi trên cơ sở đàm phán đa phương hoặc song phương, sau đó mức cam kết đưa ra sẽ được áp dụng cho tất cả thành viên ASEAN theo nguyên tắc tối huệ quốc, nghĩa là mức giảm thuế quan (MOP) hiện hành đối với các sản phẩm PTA là 50% so với mức tối huệ quốc của nước nhập khẩu. b) Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA): Mục tiêu của khu vực Thương mại tự do ASEAN (AITA) là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản trở thương mại tự do ASEAN, kể cả thuế quan và các loại hàng rào phi thuế quan. AFTA được thực hiện thông qua Chương trình Thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). c) Hiệp định thƣơng mại hàng hóa ASEAN (ATIGA): ATIGA được xem là hiệp định toàn diện đầu tiên điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa nội khối của ASEAN và là một trong những công cụ quan trọng để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 thông qua việc dỡ bỏ tất cả các loại rào cản thương mại (thuế, phi thuế), tạo thuận lợi cho hàng hóa luân chuyển tự do trong khối. 2) Lĩnh vực đầu tƣ: a) Hiệp định khung về khu vực đầu tƣ ASEAN (AIA): Ngày 07/10/1998, các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định này được sửa đổi bổ sung vào năm 2001. Hiệp định AIA đã tạo cơ sở pháp đầy tiên để các nước thành viên ASEAN dỡ bỏ các rào cản đầu tư tự do vào năm 2020. b) Hiệp định đầu tƣ toàn diện ASEAN (ACIA): Hiệp định ACIA điều chỉnh tất cả các vẫn đề liên quan đến tự do hóa và bảo hộ đầu tư. So với khung pháp của khu vực, ACIA quy định rõ hơn và có cam kết cao hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, chuyển vốn, lợi nhuận, cổ tức; minh bạch trong tịch biên tài sản và bồi thường, bảo hộ và đảm bảo an toàn đầy đủ cho các khoản đầu tư được cấp phép và có bồi thường trong trường hợp xảy ra xung đột. 3) Các lĩnh vực khác: a) Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ: Để thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong khu vực, các nước sẽ tiến hành đàm phán song phương về các biện pháp ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch vụ cụ thể để đạt được các cam kết về mở cửa thị trường cho các loại dịch vụ đó. Các cam kết mở cửa thị trường đạt được qua đàm phán song phương sẽ được dành cho các nước khác trên cơ sở tối huệ quốc. Nguyên tắc đề ra cho đàm phán là các cam kết phải ở mức cao hơn các cam kết tại WTO. b/ Hợp tác trong lĩnh vực hải quan Lĩnh vực hải quan đóng một vai trò trong vấn đề đó. Các nước ASEAN đã xác định việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu AFTA của mình, do vậy ngay sau khi Hiệp định CEPT được ký kết, các nước đã tăng cường hợp tác trên lĩnh vực này. Để tạo một khuôn khổ pháp cho hợp tác, Hiệp định ASEAN về Hợp tác Hải quan đã được các Bộ trưởng Tài chính ASEAN ký kết ngày 1/3/1997 tại Phu-ket (Thái Lan). c/ Hợp tác trong công nghiệp Từ 1976, hợp tác phát triển công nghiệp luôn được ASEAN coi là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế. Cho tới nay đã có 5 kế hoạch hợp tác được thực hiện nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực trong lĩnh vực công nghiệp. d/ Hợp tác trong nông - lâm - ngƣ nghiệp và lƣơng thực: Nông, lâm, ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước ASEAN, do đó hợp tác trên lĩnh vực này nhằm thúc đẩy sản xuất và buôn bán các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp được các nước ASEAN quan tâm đặc biệt. 8 e/ Hợp tác về lƣơng thực Tháng 10/1979, các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập Quỹ an ninh lương thực nhằm giúp đỡ nhau khi xảy ra tình hình khẩn cấp. Mỗi nước thành viên đóng góp vào Quỹ một lượng lương thực dựa trên sản lượng lương thực của mình. Gạo là mặt hàng đầu tiên được quy định trong Quỹ, theo đó các nước đóng góp như sau: In-đô-nê-xi-a 12.000 tấn; Lào 3.000 tấn; Ma-lai-xi-a 6.000 tấn; My-an-ma 14.000 tấn; Phi-líp-pin 12.000 tấn; Xinh-ga-po 12.000 tấn; Thái Lan 15.000 tấn; và Việt Nam 14.000 tấn. Hiện nay tổng số gạo dự trữ của Quỹ là 84.000 tấn. Các nước ASEAN đang nghiên cứu để đưa tiếp thêm một số mặt hàng: đậu tương, ngô, đường vào Quỹ an ninh lương thực và nâng số lượng gạo dự trữ lên khoảng 11 triệu tấn mới có ý nghĩa thực tế trong trường hợp khẩn cấp xảy ra. g/ Hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lƣợng i/ Hợp tác về khoáng sản Các nước ASEAN đã đưa ra khuôn khổ hợp tác và chương trình hành động trong lĩnh vực khoáng sản như trao đổi thông tin về chính sách, luật pháp để thu hút đẩu tư, trao đổi thông tin về dữ liệu khoáng sản để phục vụ cho các nhà làm chính sách và các nhà đầu tư. ii/ Hợp tác về năng lƣợng Việc ký kết Hiệp định Hợp tác Năng lượng năm 1986, được sửa đổi bổ sung năm 1995 đã mở rộng phạm vi hợp tác đến các công việc lập kế hoạch phát triển, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin và khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong nhiều lĩnh vực. h/ Lĩnh vực tài chính và ngân hàng Hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thuế, kiểm toán và bảo hiểm giữa các nước ASEAN đã đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp trong khu vực. k/ Hợp tác trong các lĩnh vực khác Ngoài các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực đã nêu ở trên, ASEAN còn tiến hành hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác như: Giao thông vận tải và thông tin liên lạc, du lịch, sở hữu trí tuệ 2.1.3. Các văn kiện pháp khác: Trong những năm gần đây, sự hợp tác về kinh tế thương mại trong ASEAN ngày càng được tăng cường, mở rộng và phát triển nhất là kể từ khi các nước ASEAN thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) và xây dựng Hiến chương ASEAN (Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008 (đó là mốc thời gian 30 ngày sau khi 10 nước thành viên nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn) với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Về hợp tác nội khối, trong năm 2008 và 2009, ASEAN đã hoàn thành đàm phán để ký kết các hiệp định quan trọng như: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) thay thế Hiệp định CEPT/AFTA (1992) ; Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) thay thế cho Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định về xúc tiến và bảo hộ đầu tư ASEAN; Gói cam kết thứ 7 trong khuôn khổ Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ (AFAS)… 4) Hiến chƣơng ASEAN: a/ Sự cần thiết và tiến trình xây dựng Hiến chƣơng ASEAN Xây dựng Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan của ASEAN sau 40 năm tồn tại và phát triển. Trong suốt thời gian 4 thập kỷ qua, bên cạnh những thành tựu đạt được, trên thực tế, Hiệp hội vẫn là một tổ chức khu vực lỏng lẻo, chưa có tư cách pháp nhân, các quyết định đưa ra chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lý, cơ cấu tổ chức chưa xác định rõ ràng, việc thi hành các quyết định còn nhiều hạn chế. Bộ máy, cơ chế hợp tác trong ASEAN chưa được thể chế hóa, còn mang tính lỏng lẻo. b/ Một số nội dung chính của Hiến chƣơng Hiến chương gồm Lời nói đầu và 13 Chương, 56 Điều, quy định mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức, các thủ tục hoạt động của ASEAN. 9 c/ Nhận xét chung về nội dung Hiến chƣơng: Về cơ bản, nội dung Hiến chương không phải là hoàn toàn mới, mà là sự đúc kết và hệ thống hóa trong một văn kiện pháp những mục tiêu, nguyên tắc và thỏa thuận đã có của ASEAN, có cập nhật cho phù hợp với tình hình mới trên cơ sở đồng thuận. Những nguyên tắc cơ bản và phương thức hoạt động chủ đạo của ASEAN như không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ra quyết định bằng tham vấn và đồng thuận tiếp tục được đảm bảo. d/ Các tác động của Hiến chƣơng ASEAN: Hiến chương ASEAN khi có hiệu lực sẽ có tác động nhiều mặt, cả mặt thuận và thách thức đối với tương lai phát triển của Hiệp hội cũng như sự tham gia của từng nước thành viên, trong đó có Việt Nam; và mặt thuận là cơ bản. Tuy vậy, những tác động này nhìn chung trước mắt sẽ chỉ có mức độ nhất định do tính chất của một tổ chức hợp tác liên Chính phủ; sẽ luôn tác động lẫn nhau và có thể thay đổi mức độ tùy theo kết quả hợp tác và đấu tranh trong ASEAN. 5) Văn bản tại Hội nghị cấp cao lần thứ 16 (Hội nghị cấp cao đầu tiên do Việt Nam làm chủ tịch ASEAN - 2010) a) Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 "Hƣớng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động" Những Người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ của các Quốc gia thành viên ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 vào ngày 8-9/4/2010 đã có những cuộc thảo luận sâu rộng, cởi mở và hiệu quả về nhiều vấn đề theo chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ Tầm nhìn tới Hành động”, các đại biểu dự ASEAN - 16 đã tập trung thảo luận các vấn đề quan trọng như: Triển khai Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN; Hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu và Quan hệ đối ngoại, và vai trò của ASEAN ở khu vực. b/ Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, theo đó ASEAN sẽ gia tăng hợp tác, thông qua kế hoạch và biện pháp cụ thể, gắn kết với các chương trình hành động quốc gia; đồng thời cam kết đóng góp tích cực cho nỗ lực chung toàn cầu hướng tới đạt một thoả thuận quốc tế có tính ràng buộc về pháp về biến đổi khí hậu, tuyên bố bao gồm 23 nội dung chính. c/ Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững: Lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về hiện trạng kinh tế toàn cầu và nhận thấy đang có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, tuy sự phục hồi này diễn ra chậm chạp nhưng với sự năng động sẵn có, khu vực ASEAN sẽ đạt được sự phục hồi bền vững cũng như mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tuyên bố đề ra phương hướng và biện pháp hợp tác ASEAN, nhất là tập trung vào đẩy nhanh liên kết kinh tế ASEAN, coi trọng gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội cũng như đẩy mạnh giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế - tài chính Đông Á, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu cho phục hồi và phát triển bền vững. 2.2. Thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của một số nƣớc ASEAN: 2.2.1. Sự hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN: 1/ Quan hệ kinh tế thể hiện bằng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ, tài chính - tiền tệ, dịch vụ Về thương mại, các nước ASEAN đã thông qua 2 hiệp định là PTA - Hiệp định ưu đãi thương mại 1977, và AFTA - Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do thương mại 28/01/1992. Sau hai năm thực hiện CEPT, mậu dịch nội bộ trong khuôn khổ CEPT tăng 50% từ 41 tỷ USD năm 1993 lên 60 tỷ USD năm 1994, trong khi mậu dịch nội khối chỉ tăng từ 20% lên 24% (4%). Từ năm 1996, tổng các mặt hàng cắt giảm thuế theo CEPT là 44.752 mặt hàng (88% trong tất cả các mặt hàng chịu thuế của ASEAN) 10 Về đầu tư, các dự án công nghiệp ASEAN (AIPs), chương trình bổ sung cùng sản xuất một sản phẩm (BBC), các liên doanh công nghiệp (AIJC) không mấy thành công. Do đó ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp (AICO). Về tài chính - tiền tệ: Từ 1977, Hội đồng tài chính ASEAN chọn USD là đồng tiền chuyển đổi giữa các thành viên, thành lập Quỹ hỗ trợ để giải quyết nhu cầu cấp bách về cán cân thanh toán, ủy ban tài chính - ngân hàng (COFAB) được thành lập cuối những năm 1970… 2/ Đầu tƣ nội khối tăng nhanh Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỉ đô la Mỹ. Đầu tư nội khối ASEAN đã được duy trì khá ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2008, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nội khối đạt 10,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm 18,2% tổng mức FDI vào khu vực này (59,7 tỉ đô la Mỹ). Năm 2009, FDI nội khối cũng đạt khoảng 11 tỉ đô la Mỹ. Và đáng chú ý là nếu như trong giai đoạn 2006 - 2008, tổng mức FDI vào ASEAN chỉ tăng 8,6%, thì dòng FDI nội khối tăng tới 42,6%. Điều đó có nghĩa rằng, đầu tư nội khối có xu hướng tăng nhanh hơn FDI nói chung. 3/ Nội dung Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ngày 07/04/2010 do Chủ tịch Hội đồng Cộng đồng và Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng Việt Nam Vũ Huy Hoàng chủ trì. Hội nghị AEC đã rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint) dựa trên 04 nội dụng: Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, có trình độ phát triển đồng đều và hội nhập hoàn toàn với nên kinh tế thế giới vào năm 2015. Bắt đầu từ 01/01/2010, các nước ASEAN - 6 đã hoàn thành mục tiêu xoá bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế, ASEAN - 4 đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT - AFTA) về mức 0 - 5%. “Đây là một kết quả nổi bật, một cột mốc quan trọng của ASEAN” - Chủ tịch Vũ Huy Hoàng khẳng định. Ngoài ra, các nước sẽ hướng tới việc xoá bỏ hết những hang rào phi thuế quan vào năm 2015. 10 nước ASEAN phấn đấu tạo ra chính sách một cửa Quốc gia vào năm 2015, trong đó Xinh-ga-po và Bru-nây đang bắt đầu áp dụng, Việt Nam sẽ cố gắng thực hiện vào năm 2013. 2.2.2. Sự hội nhập kinh tế nội khối của một số nƣớc ASEAN: 1/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Xinh-ga-po: Về thương mại, có thể nói Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a là hai nước quyết tâm thực hiện giảm thuế theo chương trình CEPT đúng hạn từ 01/01/1993. Về đầu tư, năm 1998, Xinh-ga- po đã cùng với các nước thống nhất ý tưởng tiến tới Khu vực đầu tư tự do ASEAN (AIA) vào năm 2010. Vì vậy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Xinh-ga-po qua các năm khá cao: Nă m 198 9 199 0 199 1 199 2 199 3 199 4 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 % 9,2 8,3 6,7 5,8 9,9 7,0 6,8 6,6 7,3 0,4 5,4 8,9 Nguồn: - 1989 - 1995: Bộ kế hoạch và đầu tư. - 1996, 1997: ASIA WEEK, Dec. 26, 1997 - Jan. 2, 1998. - 1998, 1999: ASIA Monitor December 2000. - 2000: Đài truyền hình Việt Nam 30/01/2001. 2/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Thái Lan: Về thương mại, việc Thái Lan dỡ bỏ các hàng rào phi thuế, tạo điều kiện cho việc thực hiện tự do hóa thương mại và cả đầu tư đều hạn chế hơn so với Xinh-ga-po nhưng bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nhập khẩu, “mở cửa” thị trường nhiều hơn cho các hàng hóa vừa có tác dụng phục vụ xuất khẩu, vừa bổ sung cho cơ cấu hàng tiêu dùng trong nước đã có tác động trực tiếp tới việc cơ cấu lại ngành nghề, thúc đẩy việc trang bị kỹ thuật mới cho nền kinh tế [...]... WTO… Hệ thống pháp luật của ASEAN trong đó có Hiến chương ASEAN chính là nền tảng vững chắc cho sự vận hành trôi chảy của tổ chức bộ máy mới cũng như việc hoàn tất các văn kiện pháp liên quan của ASEAN, tạo cơ sở pháp khuôn khổ thể chế cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, từ đó liên kết khu vực sẽ ngày càng sâu rộng hơn Vì vậy thực tiễn hội nhập kinh tế nội khối của các nước ASEAN trong... nhập thị trường, hay một sự hội nhập cả gói (hội nhập theo chiều rộng) để kết thúc các chương trình vốn kéo dài lâu nay và tiến tới hội nhập kinh tế toàn diện hơn theo mục tiêu của AEC Thứ hai, đẩy mạnh hội nhập một số ngành ưu tiên Bổ sung cho biện pháp hội nhập theo chiều rộng nói trên, ASEAN cũng tiến hành biệp pháp hội nhập theo chiều sâu, nói một cách khác là biện pháp hội nhập nhanh một số lĩnh vực... Ngoại giao ASEAN và nhiều hoạt động quan trọng khác Trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam có nhiệm vụ đề xuất, định hướng các chính sách hợp tác giữa ASEAN trong cả năm, đồng thời chủ trì các diễn đàn hợp tác giữa ASEAN với các Đối tác ASEAN+ 3, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN 3.1 Nhận... định hình Về phía mình, Việt Nam phải hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển và hoàn thiện của ASEAN, dựa trên khuôn khổ pháp quốc tế và ASEAN phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì lợi ích của các bên cũng như của cả Hiệp hội Nhân loại đã bước sang năm 2011, tất cả mối đe doạ đối với hoà bình thế giới và an ninh của các quốc gia, dân tộc chắc chắn vẫn chưa... trình Hành động Viên-chăn (VAP), giúp ASEAN đẩy mạnh các nỗ lực gia tăng liên kết khu vực và thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng 3.2 Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp của quá trình hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN: 3.2.1 Phƣơng hƣớng chung: Theo Đề cương AEC (Mục 8, phần II), bốn mục tiêu và cũng là bốn nội dung quan trọng của AEC là: i) một thị trường và cơ sở... và hợp tác ASEAN vì hoà bình và thịnh vượng chung ở khu vực và của mỗi nước 3/ Vai trò của Việt Nam trong năm ASEAN 2010: Việt Nam bắt đầu đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN từ 1/1/2010 đến hết 31/12/2010 Trong năm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam chủ trì và đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 và ASEAN 17, các Hội nghị Cấp Bộ trưởng như Hội đồng Điều phối và các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, Hội nghị Bộ... Viên-chăn, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký “Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên” như một phần quan trọng của Chương trình hành động Viên-chăn nhằm xây dựng AEC Theo Hiệp định này, các nước thành viên cam kết loại bỏ thuế quan trong 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm hơn cam kết theo Chương trình CEPT AFTA Thứ ba, tăng cường triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển... (1997), ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội [12] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Ban ASEAN (1997), Việt Nam hội nhập ASEAN hợp tác và phát triển, NXB Hà Nội, Hà Nội [13] Quang Phúc (2007), “Kinh tế ASEAN sáng sủa (Bế mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 11)”, Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2079 (85), Hà Nội [14] TS Nguyễn Trần Quế (1995), 35 năm ASEAN. .. KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN 3.1 Nhận xét chung về quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN: Sau hơn 40 năm, quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN đã trải qua các mốc phát triển như sau: 12 + Năm 1967 khẳng định sự ra đời và tồn tại của ASEAN như một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á Năm 1967 ASEAN ra đời và tồn tại được là một thành tựu hết sức lớn lao của các nỗ lực giữa các quốc gia Đông Nam Á, gác lại những tranh... hình Việt Nam 30/01/2001 3/ Sự hội nhập kinh tế nội khối của Phi-líp-pin: Phi-líp-pin đã đồng sáng lập và tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác của ASEAN như: Các dự án công nghiệp (AIPs), các Liên doanh công nghiệp, Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), các Hiệp định tài chính - tiền tệ, các Dự án của Hiệp định dịch vụ… Hiệp định về thiết lập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), ý tưởng hình . Chƣơng 2: KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ NỘI KHỐI ASEAN 2.1. Khái quát hệ thống pháp lý của quá trình hội nhập kinh tế nội khối ASEAN 2.1.1 tế nội khối và yêu cầu đẩy nhanh quá trinh hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN: 1.2.1. Khái quát quá trình hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN: Các

Ngày đăng: 12/02/2014, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w