Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
382,39 KB
Nội dung
Hoànthiệnphápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa
Hội đồngnhândân
Nguyễn Hải Long
Khoa Luật
Luận án TS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu về mặt lý luận khái niệm hoạtđộnggiámsátcủaHộiđồngnhân
dân (HĐND), trong đó nêu bật nội hàm, bản chất củahoạtđộnggiám sát; phân biệt khái
niệm hoạtđộnggiámsátcủa HĐND và các khái niệm hoạtđộnggiámsátcủa các tổ chức
khác như hoạtđộnggiámsátcủa Quốc hội, của mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN);
Nghiên cứu phápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND, bao gồm quy định về quyền
giám sát, các hoạtđộnggiámsát cụ thể của HĐND nhằm tìm ra những đặc điểm phù
hợp, những quy định bất hợp lý, thiếu tính khả thi. So sánh sự phát triển những quy định
của phápluậtvềgiámsátcủa HĐND qua các thời kỳ lịch sử, từ đó tổng kết xu hướng
phát triển củaphápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND, dự kiến xu hướng phát triển
quy định vềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND trong thời gian tới, làm bật lên việc quy định
của phápluậtvềhoạtđộnggiámsát đã có sự tương đồng với khái niệm vềhoạtđộng
giám sát chưa, những vấn đề xung đột cần giải quyết. Đánh giá những đặc điểm của tổ
chức bộ máy HĐND theo mô hình không có HĐND quận, huyện, phường từ đó nghiên
cứu, xây dựng mô hình hoạtđộnggiámsát phù hợp. Tổng kết thực tiễn hoạtđộnggiám
sát của HĐND, trong đó có hoạtđộnggiámsátcủa HĐND ở những đơn vị không tổ chức
HĐND quận, huyện, phường, đánh giá những hạn chế và thành quả đạt được trên cơ sở
hệ thống pháp luật, từ đó làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả hoạtđộng
giám sátcủa HĐND xuất phát từ quy định củapháp luật. Đề xuất phương hướng và giải
pháp có tính khả thi, góp phần hoànthiện hệ thống phápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa
HĐND.
Keywords: Phápluật Việt Nam; Hoạtđộnggiám sát; Quyền giám sát; HộiđồngNhân
dân
Content
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và trọng yếu của đất nước trong
công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm.
Đổi mới tổ chức và hoạtđộngcủa bộ máy nhà nước hiện nay chưa theo kịp yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới nói chung. Từ sau năm 1986, khi chuyển sang đổi mới, những yếu kém của bộ
máy nhà nước đã bộc lộ rõ: quá cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực. Với việc chuyển sang cơ chế
thị trường, nhu cầu phải tiếp tục đổi mới bộ máy nhà nước đã và đang được đặt ra. Hiến pháp
1992 đã tiến hành đổi mới ở cấp Trung ương, nhưng hiện nay đặt ra yêu cầu đổi mới về tổ chức
và hoạtđộng ở cấp địa phương.
Đối với bộ máy nhà nước ở địa phương ít có nghiên cứu chuyên sâu về đổi mới bộ máy,
chức năng, nhiệm vụ. Thời gian gần đây, sự đổi mới bắt đầu có bước biến chuyển khi nhà nước
ta thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Trong thực tế, hoạtđộnggiámsátcủa
HĐND cũng chưa thực sự có được hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng củanhân dân. .
Xuất phát từ các lý do trên, đối với luận án thuộc chuyên ngành luật, tác giả chọn đề tài
"Hoàn thiệnphápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủaHộiđồngnhân dân", trong đó có nghiên cứu
mô hình cải cách bộ máy nhà nước ở địa phương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường
làm Luận án Tiến sỹ luật học. Đây là đề tài cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:Những vấn đề chung, những vấn đề lý luận liên
quan đến phápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND; quyền lực của HĐND trong hoạtđộnggiám sát;
cách thức, hình thức HĐND tiến hành giámsát và trình tự, thủ tục để HĐND thực hiện các hình thức
giám sát; trách nhiệm của đối tượng bị giám sát.
Giới hạn nghiên cứu: Luận án không đi sâu nghiên cứu các chế định cụ thể liên quan
đến đổi mới tổ chức và hoạtđộngcủa HĐND nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu về đổi mới
quy định củaphápluậtvềgiámsátcủa HĐND. Bên cạnh đó, tập trung phân tích thực trạng pháp
luật giámsát hiện hành, thực trạng hoạtđộnggiámsátcủa HĐND gắn với việc áp dụng Luật
hiện hành.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra phương
hướng và giải pháphoànthiệnphápluậtvề quyền giámsátcủa HĐND và hoạtđộnggiámsát
của HĐND.
Nghiên cứu về mặt lý luận khái niệm hoạtđộnggiámsátcủa HĐND; nghiên cứu pháp
luật vềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND hiện tại và lịch sử; đánh giá những đặc điểm của tổ chức
bộ máy HĐND theo mô hình không có HĐND quận, huyện, phường; tổng kết thực tiễn hoạt
động giámsátcủa HĐND.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp tổng
hợp, phân tích các thông tin, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phương pháp so sánh,
đối chiếu các quy định củaphápluật qua các thời kỳ. - Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học
thông qua các kết quả thống kê và khảo sát thực tiễn.
5. Điểm mới của Luận án
Luận án đưa ra khái niệm vềgiámsátcủa HĐND, khái niệm vềphápluậtgiámsátcủa
HĐND; xác định chủ thể tiến hành giám sát, đối tượng và phạm vi giám sát; chỉ ra những bất cập
trong hệ thống phápluậtvềgiám sát; đưa ra những giải pháphoànthiện hệ thống phápluậthoạt
động giámsátcủa HĐND. Những đề xuất, kiến nghị sửa đổi quy phạm vềgiámsátcủa HĐND
trong Hiến pháp đến việc xây dựng Luậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo đối với các hoạtđộng nghiên cứu
lý luận về khái niệm hoạtđộnggiámsátcủa HĐND và chức năng giámsátcủa HĐND các cấp ở
nước ta. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho quá trình sửa đổi các quy định vềhoạtđộng
giám sátcủa HĐND được quy định trong quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND hiện
nay.
7. Kết cấu của Luận án.
Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương và phần Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu
tham khảo. Cụ thể như sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về hình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2. Cơ sở lý luận của việc hoànthiệnphápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủaHội
đồng nhândân
Chƣơng 3. Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng phápluậtvềhoạtđộnggiámsát
của Hộiđồngnhândân
Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháphoànthiênphápluậtgiámsátcủaHộiđồngnhândân
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu từ việc nghiên cứu rộng về HĐND,
nghiên cứu vềphápluậthoạtđộnggiámsátcủa cơ quan dân cử (HĐND và Quốc hội) đến tình
hình nghiên cứu phápluậtvềgiámsátcủa HĐND. Từ đó chỉ ra rằng: Nghiên cứu vềgiámsát
của HĐND nói chung và phápluậtgiámsátcủa HĐND nói riêng nhìn chung ít được các học giả
quan tâm, mức độ nghiên cứu thường hạn hẹp. Nhất là trong thời gian gần đây, sau khi có Luật
tổ chức HĐND và UBND năm 2003 với những quy định vềgiámsátcủa HĐND mang tính đổi
mới toàn diện.
Đề tài nghiên cứu vềphápluậtgiámsát có nhiều, trong đó nhiều đề tài khoa học cấp bộ,
luận án tiến sĩ nhưng chỉ tập trung ở giámsátcủa Quốc hội. Phápluậtgiámsátcủa HĐND hầu như
mới có các đề tài cấp thấp (luận văn thạc sĩ luật học) nghiên cứu hoặc nghiên cứu ở một địa phương
nhất định (trong phạm vi một tỉnh, thành phố) và thường nghiên cứu rộng về đổi mới hoạtđộnggiám
sát nên dung lượng nghiên cứu về đổi mới, hoànthiệnphápluậtgiámsátcủa HĐND không nhiều.
Nhìn chung, việc nghiên cứu chưa có tính tổng thể, chuyên sâu.
1.1 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài từ nghiên cứu, tài liệu về
Quốc hội, hoạtđộnggiámsátcủa Quốc hội đến hoạtđộng chính quyền địa phương, hoạtđộng
giám sátcủa cơ quan dân cử địa phương.
Thông qua đánh giá tổng quan, Luận án trình bày những nội dung đã được nghiên cứu,
những nội dung còn cần tiếp tục nghiên cứu.
CHƢƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀHOÀNTHIỆN
PHÁP LUẬTGIÁMSÁTCỦAHỘIĐỒNGNHÂNDÂN
2.1 Quan niệm vềphápluậtgiámsátcủaHộiđồngnhândân
Khái niệm, đặc điểm phápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND: Xuất phát từ khái niệm
chung vềgiám sát, Luận án nghiên cứu và làm rõ khái niệm phápluậtgiámsátcủa HĐND là tập
hợp các quy phạm phápluật do nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình HĐND giám sát; bao gồm các hoạt động: dự kiến chương trình giám sát, triển
khai hoạtđộnggiámsát và quyết định hậu quả pháp lý củahoạtđộnggiám sát. Qua nghiên cứu về
đối tượng điều chỉnh củaphápluậtgiámsátcủa HĐND, Luận án cho rằng chủ thể tiến hành hoạt
động giámsát gồm HĐND, các cơ quan của HĐND được trao quyền, đại biểu HĐND; đối tượng
chịu sự giámsát gồm những cơ quan, tổ chức, cá nhân bị HĐND sử dụng hình thức giámsát để kiểm
soát quyền lực; đối tượng khác chịu sự tác độngcủahoạtđộnggiám sát. Nội dung của quan hệ pháp
luật hoạtđộnggiámsátcủa HĐND là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ giám sát:
Quyền, nghĩa vụ của HĐND trong việc thực hiện hoạtđộnggiám sát; trình tự, thủ tục, cách thức tiến
hành hoạtđộnggiámsát mà chủ thể tiến hành giámsát có quyền thực hiện và phải thực hiện; hậu quả
pháp lý sau hoạtđộnggiámsát (khi phát hiện vấn đề thì xử lý như thế nào). Từ mối quan hệ trên, có thể
xác định phương pháp điều chỉnh củaphápluậtvềgiámsátcủa HĐND gồm các phương pháp sau:
Phương pháp mệnh lệnh, Phương pháp bắt buộc, Phương pháp quyền uy, Phương pháp kiến nghị.
Vai trò phápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND: Trong phần này, Luận án xuất phát từ việc
nghiên cứu vai trò của HĐND trong bộ máy nhà nước để tìm hiểu về vai trò củaphápluậtgiámsát
của HĐND. Trong tổ chức bộ máy, một tổ chức đại diện cho nhândân quản lý hoạtđộng ở địa
phương là cần thiết và tất yếu, quyết định vấn đề quan trọng ở địa phương, đồng thời kiểm soát việc
thực hiện quyền lực nhà nước. Ngay từ những ngày đầu lập nước đã xác định nguyên tắc tổ chức
chính quyền địa phương trong đó có HĐND. Việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường chưa đưa đến kết quả chính thức, mặt khác, xét về chính quyền địa phương (3 cấp) thì
HĐND cũng vẫn tồn tại ở cấp tỉnh, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và xã, thị trấn.
Chức năng giámsát là một trong hai chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Giámsát
ngày nay trở thành một chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Để HĐND thực hiện được
hoạt độnggiámsát thì tất yếu phải có quy định phápluậtvềgiám sát, nói cách khác, phải có quy
phạm phápluật điều chỉnh để xác định cơ sở pháp lý cho HĐND tiến hành hoạtđộnggiámsát
một cách có hiệu quả. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước vì vậy càng cần phải có luật quy
định vềhoạtđộngcủa HĐND, trong đó có hoạtđộnggiám sát.
Từ các nghiên cứu, luận án chỉ ra vai trò củaphápluậtgiámsátcủa HĐND thể hiện ở các
điểm sau: (1) có vai trò chung củapháp luật, đó là công cụ điều chỉnh quan trọng, hữu hiệu nhất
các quan hệ xã hội; (2) là cơ sở pháp lý thực thi quyền giámsátcủanhândân đối với hoạtđộng
của bộ máy nhà nước ở địa phương; (3) là công cụ quan trọng trong việc tạo dựng sự cân bằng
trong hoạtđộng quản lý nhà nước; (4) nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan về vai trò
của hoạtđộnggiámsátcủa HĐND; (5) là công cụ quan trọng để thực hiện và đảm bảo quyền
dân chủ ở địa phương.
2.2 Phƣơng hƣớng, tiêu chí và các yếu tố ảnh hƣởng đến phápluậtgiámsátcủaHội
đồng nhândân
Phương hướng cơ bản hoànthiệnphápluậtgiámsátcủa HĐND trong yêu cầu xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
- Hoànthiện các quy định phápluậtvề các cơ chế, cách thức thực hiện thiết chế dân chủ.
- Hoànthiện quy định phápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND gắn với đổi mới cơ
quan tư pháp ở địa phương:
- Tăng cường công khai, minh bạch, rõ ràng khi xây dựng phápluậtgiámsátcủa HĐND:
- Phápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND cần phải quy định cả phápluậtvề nội dung và
hình thức.
Tiêu chí hoànthiệnphápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND. Từ đặc điểm củaphápluật
hoạt độnggiámsátcủa HĐND, luận án đưa ra hệ thống tiêu chí gồm:
- Tiêu chí đảm bảo sự chế ước quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực cơ quan nhà
nước ở địa phương.
- Tiêu chí đồng bộ, hài hòa với hệ thống pháp luật.
- Tiêu chí minh bạch.
- Tiêu chí vận hành bộ máy đồng bộ.
- Tiêu chí kinh tế, hiệu quả.
- Tiêu chí khả thi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến phápluậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND. Luận án trình
bày các yếu tố ảnh hưởng gồm:
- Chế độ chính trị. với đặc trưng là một đảng cầm quyền.
- Yêu cầu khách quan của cuộc sống: Xu thế dân chủ ngày càng được đòi hỏi cao, người
dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quản lý nhà nước.
- Trình độ dân trí. Dân trí phát triển kéo theo đòi hỏi nâng cao dân chủ
- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai nguyên tắc cơ bản của nhà nước
pháp quyền là: phápluật minh bạch và có tính tối thượng; nhà nước tổ chức theo mô hình phân
công (phân chia) quyền lực để có sự kiểm soát quyền lực.
- Cơ cấu, tổ chức của bộ máy nhà nước. xác định vị trí, vai trò của HĐND trong cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước, mối quan hệ với cơ quan tư pháp, UBND sẽ quyết định tới việc xác định
quyền giámsátcủa HĐND.
- Cơ cấu, tổ chức HĐND. Cơ cấu, tổ chức HĐND gồm các yếu tố: cơ cấu, thành phần đại
biểu HĐND; tổ chức bộ máy HĐND (TT HĐND, Ban của HĐND …) quyết định tới việc xây
dựng phápluậtgiámsátcủa HĐND phù hợp với năng lực thực hiện pháp luật.
- Ảnh hưởng củaLuậthoạtđộnggiámsát Quốc hội.
Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương và mối quan hệ với hoànthiệnphápluậthoạt
động giámsátcủaHộiđồngnhân dân.
Luận án chỉ ra rằng việc đổi mới chính quyền địa phương là cần thiết để đáp ứng yêu cầu
của tình hình mới, bởi mô hình hiện nay đã tồn tại hơn 60 năm. Luận án đánh giá việc tiến hành
thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường từ năm 2009 đến nay. Luận án cũng đề xuất
một số đổi mới về tổ chức chính quyền địa phương, trong đó xác định chính quyền mấy cấp, cấp
xã và cấp tỉnh luôn là cấp hành chính cơ bản. Việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương sẽ
quyết định tới chức năng, nhiệm vụ chung của HĐND, trong đó có chức năng giám sát. Phápluật
về hoạtđộnggiámsátcủa HĐND cũng phải có những thay đổi phù hợp với mô hình tổ chức
mới, đảm bảo nguyên tắc thay mặt nhândân kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
2.3 Phápluậtvềgiámsátcủa cơ quan dân cử địa phƣơng một số nƣớc và giá trị vận
dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.
Pháp luật nói chung cũng như phápluậtvềgiámsátcủa cơ quan dân cử chịu tác động bởi
nhiều yếu tố, trong đó có thể chế chính trị, nguyên lý xây dựng bộ máy nhà nước, lịch sử phát
triển phápluậtgiámsát … Có những kinh nghiệm, quy định củaphápluật là hợp lý với quốc gia
này nhưng lại là bất hợp lý nếu đem áp dụng máy móc vào quốc gia khác. Vì vậy, Luận án
nghiên cứu quy định phápluậtvềgiámsátcủa cơ quan dân cử ở một số nước khá điển hình, từ
đó tìm ra những điểm hợp lý, nguyên tắc tổ chức hợp lý vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh thực
tế ở Việt Nam. Những nước mà Luận án xem xét là Na Uy, Anh (Mô hình chính quyền địa
phương không phân định rõ cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp); Hàn Quốc, Đức (Mô hình
chính quyền địa phương phân định rõ cơ quan dân cử và cơ quan hành pháp). Luận án rút ra 3 kết
luận, đó là: dù tổ chức theo hình thức nào thì ở tất cả các quốc gia đều đặt ra vấn đề kiểm soát
quyền lực; đối tượng giámsát chủ yếu mà cơ quan dân cử địa phương hướng tới là cơ quan hành
pháp; cần có sự đa dạng về hình thức giám sát.
CHƢƠNG 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁPLUẬTVỀHOẠTĐỘNGGIÁMSÁTCỦAHỘIĐỒNGNHÂN
DÂN
Khi phân tích, nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển phápluậtgiámsátcủa
HĐND, đã trình bày nguyên nhân, lý do phân chia 2 giai đoạn căn cứ vào lịch sử phát triển của
đất nước và những mốc vềpháp lý (Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND) cụ thể là: giai
đoạn 1946-1992 và giai đoạn 1992 đến nay.
Trong Chương 3, Luận án tập trung đánh giá thực trạng phápluậtvềhoạtđộnggiámsát
của HĐND và thực trạng hoạtđộngcủa HĐND theo luật hiện hành là Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 2003. Giai đoạn trước năm 2003, Luận án chỉ đánh giá thực trạng một cách khái
quát bởi về mặt pháp luật, Luật tổ chức HĐND và UBND 1994 và các luật trước đó cũng không
có nhiều quy định vềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND.
3.1 Quá trình hình thành và phát triển phápluậtgiámsátcủaHộiđồngnhân dân.
Luận án nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển củaphápluậtgiámsátcủa HĐND để
đánh giá sự tương thích, phù hợp giữa quy phạm phápluật và thực tế, xu hướng phát triển của
các quy phạm này, từ đó dự đoán xu thế phát triển, đánh giá tình hình thực tiễn nhằm đưa ra các
kiến nghị sửa đổi phù hợp. Luận án không phân kỳ lịch sử theo mốc Hiến pháp hay Luậtvề
HĐND mà trên cơ sở đánh giá khái quát quy định vềgiámsát trong Hiến pháp, luậtvề HĐND,
Luận án phân ra hai giai đoạn: giai đoạn 1945-1992 và giai đoạn 1992 đến nay. Luận án cũng
nghiên cứu vềphápluậtgiámsátcủa HĐND ở những nơi thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường như một điểm mốc đánh dấu cho một giai đoạn mới trong tương lai. Trên cơ sở
nghiên cứu về lịch sử phápluậthoạtđộnggiám sát, Luận án đưa ra nhận xét chung là:
Quy phạm phápluật phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp tổ chức bộ máy nhà
nước. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạtđộng
giám sátcủa HĐND để đảm bảo thực hiện tốt dân chủ đại diện và xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển củaphápluậtvềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND phụ thuộc
chủ yếu vào 3 yếu tố: (1) Sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của đất nước, nhiệm vụ trọng
tâm, chức năng chính của nhà nước trong thời kỳ. (2) Sự phát triển của quan điểm vềdân chủ.
(3) Tổ chức bộ máy HĐND. Luận án cũng nghiên cứu đổi mới phápluậtgiámsátcủa HĐND
gắn với đổi mới chính quyền địa phương, thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường;
cải cách tư pháp … .
3.2 Thực trạng phápluậtvềgiámsátcủaHộiđồngnhândân
Quy định phápluậtvề quyền giámsátcủa HĐND
Luận án đánh giá thực trạng phápluậtvềgiámsátcủa HĐND trong Hiến pháp 1992,
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạtđộngcủa HĐND năm 2005. Hiến pháp
quy định chưa đồng bộ vềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND; Luật và Quy chế lần đầu tiên có một
chương quy định khá hoànthiệnvềgiámsátcủa HĐND. Luận án phân tích những quy định chưa
hợp lý vềgiámsátcủa HĐND được quy định trong Luật.
Quy định phápluậtvề chủ thể và đối tượng giámsátcủa HĐND
Luận án phân tích những điểm chưa hợp lý về chủ thể và đối tượng giámsátcủa
HĐND, trong đó, ĐB HĐND không phải là chủ thể giám sát. Đối tượng giámsát quy định quá
rộng, thiếu tính hợp lý và tính khả thi, có sự chồng lấn giữa các cấp HĐND về đối tượng giám
sát. Chỉ nên tập trung giámsát cơ quan hành chính cùng cấp mà thôi, ngoài ra, với cơ quan tư
pháp thì giámsát báo cáo công tác định kỳ hàng năm .
Quy định phápluậtvề hình thức giámsátcủa HĐND
Luận án, phân tích hình thức giámsátcủa HĐND theo luật định và nhận thấy hình thức
chưa rõ ràng. Luận án nhóm thành 5 loại hình thức chính, theo từng chủ thể tiến hành giám sát,
đồng thời chỉ ra những hạn chế của từng loại hình thức giám sát: Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm:
áp dụng với quá nhiều đối tượng và áp dụng với chính thiết chế bên trong của HĐND, với đối
tượng không có quyền quản lý nhà nước. TT HĐND xem xét việc trả lời chất vấn không có quy
định về quy trình thực hiện, thiếu tính khả thi. Chưa xác định rõ hình thức giámsát là xem xét
kết quả giámsátcủa Đoàn giám sát. Theo quy định phápluật hiện nay thì hình thức giámsát là
Đoàn giám sát, đây là sự hiểu sai lầm.
Quy định phápluậtvề thủ tục, trình tự và phương thức thực hiện quyền giámsátcủa
HĐND
Luận án phân tích những quy định chưa hợp lý về thủ tục, trình tự và phương thức thực
hiện quyền giámsát với từng hình thức giám sát, cụ thể là: Hoạtđộng HĐND xem xét báo cáo
công tác, chưa có sự thống nhất các loại báo cáo cần xem xét, quy trình xem xét báo cáo giữa
năm chưa rõ ràng, việc ban hành nghị quyết cần phải quy định bắt buộc. Hoạtđộng xem xét việc
chất vấn và trả lời chất vấn, có nhiều quy định khá tiến bộ, nhưng chất vấn giữa hai kỳ họp chưa
rõ ràng, thiếu quy trình để thực hiện. Hoạtđộng xem xét văn bản quy phạm pháp luật, quy trình
chưa thống nhất và có sự liên kết giữa các chủ thể Ban – TT HĐND – HĐND. Hoạtđộng xem
xét báo cáo của Đoàn giám sát, chưa phân định rõ hai bước của quy trình là hoạtđộngcủa Đoàn
giám sát và hoạtđộngcủa chủ thể thành lập Đoàn giám sát; Đoàn giámsát cũng chưa phân định
thẩm quyền của các thành viên Đoàn giám sát; thẩm quyền của đoàn giám sát. Hoạtđộng bỏ
phiếu tín nhiệm, có nhiều “khóa” nên khó có thể thực hiện được trong thực tế.
Nhìn chung, một số quy định về trình tự, thủ tục là khá tốt, giúp cho HĐND thực hiện
được trong thực tế, tuy nhiên, còn một số quy định khác gây khó khăn cho việc HĐND triển khai
thực hiện. Nguyên nhân không phải tự quy trình đó bất hợp lý mà do cách quy định không chặt
chẽ giữa các bước trong quy trình nên khi bị tác động bởi yếu tố ngoài luậtpháp thì HĐND
không thực hiện được quyền giámsátcủa mình hoặc thực hiện không tốt.
Quy định phápluậtvề hậu quả pháp lý củahoạtđộnggiámsát
Luận án chỉ ra thẩm quyền HĐND áp dụng quy định hậu quả pháp lý chưa rõ ràng, thiếu
chế tài mang tính trung gian như khiển trách, cảnh cáo … TT HĐND, Ban của HĐND không có
quyền áp dụng chế tài mạnh mẽ mà chỉ dừng ở kiến nghị, đề xuất. Nhìn chung, hậu quả pháp lý
mà chủ thể tiến hành giámsát được quyền áp dụng còn đơn giản, nhiều hoạtđộnggiámsát
không bắt buộc phải áp dụng hậu quả pháp lý.
Quy định củaphápluậtvềgiámsátcủaHộiđồngnhândân ở những đơn vị hành chính
không tổ chức Hộiđồngnhândân quận, huyện, phường
Theo mô hình tổ chức thí điểm, Luận án chỉ ra những điểm chưa hợp lý của quy định
của UBTVQH với từng hình thức: đối với việc xem xét báo cáo công tác và bỏ phiếu tín nhiệm,
việc xem xét việc chất vấn và trả lời chất vấn, xem xét VBQPPL và xem xét báo cáo của đoàn
giám sát. khó khả thi vì đối tượng quá lớn khi giámsát cả UBND, TAND, VKSND huyện, quận.
Chưa có quy định HĐND cấp nào giámsát UBND phường.
3.3 Những vấn đề bất cập trong quá trình thực thi phápluậthoạtđộnggiámsát
của Hộiđồngnhândân
Luận án trình bày sơ qua về thực trạng hoạtđộnggiámsátcủa HĐND trước Luật tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 là chưa đáp ứng được yêu cầu của cử tri, chưa thể hiện được đúng vai
trò của HĐND.
Bất cập trong việc Hộiđồngnhândân thực hiện giámsát theo Luật tổ chức Hộiđồngnhândân
và Ủy ban nhândân năm 2003
Luận án đánh giá thực trạng hoạtđộnggiámsátcủa HĐND theo các hình thức giám
sát: Hoạtđộng HĐND xem xét báo cáo công tác: Báo cáo công tác của HĐND hầu như không
được xem xét, mục đích xem xét báo cáo công tác của TAND, VKSND chưa rõ ràng. Hoạtđộng
xem xét báo cáo công tác chưa được coi trọng. Hoạtđộng HĐND, TT HĐND xem xét việc chất
vấn và trả lời chất vấn: đạt nhiều kết quả bề nổi về số lượng chất vấn, nhưng chất lượng chất vấn
và chất lượng trả lời chất vấn chưa được cao, còn nhiều nguyên nhân cản trở việc chất vấn đạt
hiệu quả. Hoạtđộng HĐND, TT HĐND, Ban xem xét văn bản quy phạm pháp luật, chưa đạt kết
quả cao do thiếu quy trình, năng lực cán bộ ….Hoạt động HĐND, TT HĐND, Ban xem xét báo
cáo của Đoàn giám sát. Phần lớn hoạtđộng này chỉ dừng ở bước đầu tiên là hoạtđộnggiámsát
của Đoàn giám sát, còn hai bước ít khi được thực hiện là: Cơ quan thành lập Đoàn giámsát xem
xét báo cáo của Đoàn giám sát. Hoạtđộng HĐND bỏ phiếu tín nhiệm, chưa được thực hiện do
những khó khăn từ luậtpháp và tâm lý, cơ chế.
Bất cập trong việc Hộiđồngnhândân cấp tỉnh, Hộiđồngnhândân thị xã, thành phố thuộc tỉnh
ở những nơi thí điểm không tổ chức Hộiđồngnhândân huyện, quận, phường thực hiện giám sát.
Luận án phân tích những khó khăn, những vướng mắc trong thực tiễn thi hành nghị
quyết 725 của UBTVQH trong việc HĐND cấp tỉnh giámsát các cơ quan ở huyện, quận. Hầu
như việc giámsát chỉ dừng ở xem xét báo cáo công tác gián tiếp (thông qua báo công tác của
UBND, TAND, VKSND cấp tỉnh), thành lập Đoàn giám sát. Thời gian áp dụng thí điểm chưa
nhiều, báo cáo tổng kết của Bộ Nội vụ cũng chưa đi sâu đánh giá hoạtđộnggiámsátcủa HĐND,
vì vậy, cơ sở để đánh giá HĐND ở những nơi thực hiện thí điểm chưa thật đầy đủ.
Nguyên nhân thực trạng hoạtđộng thực thi phápluậtgiámsátcủaHộiđồngnhândân
Luận án phân tích 5 nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng hoạtđộnggiámsát là: Hệ
thống chính trị:mỗi hệ thống chính trị đều có những khiếm khuyết nhất định, không có một hệ
thống nào là hoàn hảo, nhưng mỗi hệ thống đều có sự phù hợp nhất định. Không ít địa phương
hoạt độnggiámsát cũng nằm trong sự chỉ đạo quá chặt chẽ của cấp ủy Đảng, nhất là với những
nội dung và đối tượng giámsát mang tính nhạy cảm, áp dụng chế tài mạnh mẽ, đụng chạm tới
quyền hạn của cấp ủy Đảng, đặc biệt là trong công tác cán bộ. Quy định củapháp luật: quy định
về hoạtđộnggiámsátcủa HĐND trong Luật 2003 là một bước tiến rất lớn nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn, nhiều quy định vẫn còn hình thức hoặc không đủ mạnh để hoạtđộng
giám sátcủa HĐND có hiệu quả, thiếu chế tài đi kèm. Tổ chức của HĐND: Số lượng đại biểu
HĐND hoạtđộng chuyên trách còn rất ít, chiếm khoảng 5-10% tổng số đại biểu, ở cấp xã chỉ có
1 Phó Chủ tịch hoạtđộng chuyên trách nên khó đảm đương công việc chung của HĐND. Chất
lượng đại biểu HĐND: còn chưa thực sự đồng đều, không ít đại biểu không có trình độ do vừa
phải đảm bảo trình độ và cơ cấu, thành phần đai biểu. Đối với cấp xã: Hoạtđộnggiámsátcủa
HĐND cấp xã nhìn chung còn yếu do cơ cấu tổ chức khá đặc thù, không có Ban giúp việc, TT
HĐND gồm 2 người, trình độ chung đại biểu, TT HĐND còn thấp.
CHƢƠNG 4.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁPHOÀNTHIỆN
PHÁP LUẬTGIÁMSÁTCỦAHỘIĐỒNGNHÂNDÂN
4.1 Quan điểm hoànthiệnphápluậtgiámsátcủaHộiđồngnhândân
Luận án đưa ra 7 quan điểm hoànthiệnphápluậtgiámsátcủa HĐND là:
[...]... triển phápluậthoạtđộnggiámsátcủaHộiđồngnhândân Đảm bảo các nguyên tắc này thì việc hoàn thiệnphápluậtvề hoạt độnggiámsátcủa HĐND mới có khả năng trên thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của HĐND 4.2 Giải pháp hoànthiệnphápluật giám sátcủaHộiđồngnhândân Luận án đưa ra 3 giải pháp cần tiến hành đồng bộ, đó là: Hoànthiện hệ thống phápluật Trong hoànthiện hệ thống phápluật để hoạt động. .. hiện hoạtđộnggiámsátcủa HĐND và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđộnggiámsát để đề xuất hoàn thiệnphápluật hoạt độnggiámsátcủa HĐND trên các mặt: hoànthiện hệ thống pháp luậtvề giám sát nói chung; hoàn thiệnphápluật liên quan tới tổ chức HĐND; xây dựng Luậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND với quan điểm mới về chủ thể giám sát, đối tượng bị giám sát, nội dung bị giám sát, hình thức tiến hành giám. .. Quốc hội (1990), Quy chế tổ chức và hoạtđộngcủaHộiđồngnhândân các cấp 78 Ủy ban thường vụ Quốc hội (1996), Quy chế hoạtđộngcủaHộiđồngnhândân các cấp 79 Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Quy chế hoạtđộngcủaHộiđồngnhândân 80 Ủy ban Phápluật (2003), Báo cáo thẩm tra Dự án luật tổ chức Hộiđồngnhândân và Ủy ban nhândân (sửa đổi), số 196/UBPL, Hà Nội 81 Ủy ban Pháp luật, Bộ Tư pháp, Hội. .. cáo của Đoàn giám sát; quy trình xem xét VBQPPL; quy trình, thủ tục hoạtđộng điều trần Hậu quả pháp lý củahoạtđộnggiámsátHoạtđộnggiámsát mà thiếu hậu quả pháp lý thì hoạtđộnggiámsát đó không đạt được hiệu quả Luận án đề xuất bổ xung thêm một số chế tài kỷ luật mang tính trung gian như khiển trách, … gắn với từng chủ thể giámsátGiámsátcủaHộiđồngnhândân cấp tỉnh, Hộiđồngnhân dân. .. Ban Pháp chế củaHộiđồngnhândân thành phố Hải Phòng (2008), “Báo cáo thẩm tra về tình hình thi hành phápluật và các hoạtđộng tư pháp năm 2007, nhiệm vụ năm 2008”, Kỷ yếu kỳ họp thứ 11 Hộiđồngnhândân thành phố Hải Phòng khóa XIII, Hộiđồngnhândân thành phố Hải Phòng 12 Ban Pháp chế củaHộiđồngnhândân tỉnh Kon Tum (2008), “Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân. .. Tòa án nhândân tỉnh”, Kỷ yếu kỳ họp thứ 11 Hộiđồngnhândân tỉnh Kon Tum khóa IX, Hộiđồngnhândân tỉnh Kom Tum 13 Ban Pháp chế củaHộiđồngnhândân tỉnh Thừa Thiên – Huế (2007), “Báo cáo thẩm tra các báo cáo của Ủy ban nhân dân, Tòa án nhândân và Viện kiểm sátnhândân tỉnh trình kỳ họp thứ 9, Hộiđồngnhândân tỉnh khóa V”, Kỷ yếu kỳ họp bất thường thứ tư và kỳ họp thứ 9 Hộiđồngnhândân tỉnh... (2010), VềgiámsátcủaHộiđồngnhândân cấp tỉnh đối với chính quyền quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hộiđồngnhândân , Tạp chí Tổ chức Nhà nước (5), tr 23-28 4 Nguyễn Hải Long (2010), GiámsátcủaHộiđồngnhândân ở nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hộiđồngnhândân , Tạp chí nghiên cứu lập pháp (20), tr 50-56 5 Nguyễn Hải Long (2010), “Bàn về đối tượng giámsátcủaHộiđồngnhândân ,... phòng Quốc hội (2000), Kỷ yếu hội thảo về Đổi mới tổ chức và hoạtđộngcủaHộiđồngnhândân các cấp tại thành phố Hải Phòng 21-23/6/2000, Hà Nội 86 Văn phòng Quốc hội (1998), Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc vềHộiđồngnhândân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội 87 Văn phòng Quốc hội (2003), Kỷ yếu hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạtđộngcủaHộiđồngnhândân và Ủy ban nhân dân, Hà Nội 88 Văn phòng Quốc hội (dự... vềhoạtđộnggiámsátcủa HĐND với những quy phạm vềgiámsát mang tính tổng thể, toàn diện, tương tự như Luậthoạtđộnggiámsát củ HĐND Ban hành LuậthoạtđộnggiámsátcủaHộiđồngnhândân Luận án đề xuất những nội dung cơ bản trong Luậthoạtđộnggiámsátcủa HĐND trên các mặt: Chủ thể tiến hành giámsát Cần xác định chủ thể là HĐND, TT HĐND, Ban Xác định được chủ thể tiến hành giámsát sẽ tìm ra... 38 Hộiđồngnhândân thành phố Hải Phòng (2008), Biên bản tóm tắt kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hải Phòng 39 Hộiđồngnhândân tỉnh Lạng Sơn (2008), Biên bản kỳ họp thứ 13, Hộiđồngnhândân tỉnh Lạng Sơn khóa XIV; 40 Hộiđồngnhândân tỉnh Lâm Đồng (2008), Biên bản họp Hộiđồngnhândân tỉnh Lâm Đồng khóa XII, kỳ họp thứ 13 41 Hộiđồngnhândân tỉnh Sơn La (2008), Biên bản kỳ họp thứ 1, Hộiđồngnhân . LUẬN VỀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
2.1 Quan niệm về pháp luật giám sát của Hội đồng nhân dân
Khái niệm, đặc điểm pháp luật hoạt. thực trạng pháp luật về hoạt động giám sát
của Hội đồng nhân dân
Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiên pháp luật giám sát của Hội đồng nhân dân
CHƢƠNG