50 Lượng cân ofloxacin không thống nhất giữa phần chuẩn bị mẫu và báo cáo kết quả; Không báo cáo bước pha loãng trong nước; Báo cáo kết quả với 1 chữ số thập phân; Tiêm dung dịch thử tí
Trang 1VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO BẰNG SO SÁNH LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM
NĂM 2021
HÀ NỘI - 03/2022
Trang 2Ban chỉ đạo chương trình TNTT 2021 bao gồm Ban Điều hành và Tiểu ban Kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 95/QĐ – VKNTTW, ngày 23 tháng 02 năm 2021 do
PGS.TS Đoàn Cao Sơn - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (VKNTTW)
ký
1 Ban Điều hành:
ThS Nguyễn Đăng Lâm Trưởng ban quản lý Chất lượng-Kỹ thuật Trưởng ban
TS Lê Quang Thảo Phó Viện trưởng VKNTTW Phó trưởng ban ThS Phạm Thị Duyên Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo Thành viên ThS Nguyễn Thị Hoàng Liên Phó Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo Thư ký
2 Tiểu ban Kỹ thuật:
ThS Trần Thúy Hạnh Trưởng khoa KN Nguyên liệu Trưởng tiểu ban
TS Trần Hồng Anh Trưởng khoa KN các dạng bào chế Thành viên ThS Nguyễn Tuấn Anh Trưởng khoa KN Đông dược- Dược
liệu
Thành viên
ThS Nguyễn Văn Hà Phụ trách khoa KN Mỹ phẩm Thành viên ThS Nguyễn Thị Vĩnh Hồng Trưởng khoa KN Vi sinh Thành viên ThS Lê Thị Thu Trưởng khoa thiết lập chất chuẩn- chất
đối chiếu
Thành viên
ThS Trần Thị Bích Vân Trưởng khoa Vật lý Đo lường Thành viên
TS Nguyễn Thị Liên Trưởng khoa Dược lý Thành viên
Trang 3MỤC LỤC
4 Một số phát hiện từ việc xem xét báo cáo của các PTN 14
5 Khuyến cáo các nguyên nhân có thể gây ra kết quả sai lệch 36
6 PHỤ LỤC A Chuẩn bị mẫu, đánh giá độ đồng nhất và độ ổn định mẫu thử 41
7 PHỤ LỤC B Xác định giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá trong
chương trình
54
8 PHỤ LỤC C Báo cáo kết quả đánh giá
I Định lượng đồng trong viên nang mềm bằng phương pháp AAS (PTS 1)
II Định lượng levofloxacin trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao (PTS 2)
III Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ complexon (PTS 3)
IV Xác định độ hòa tan của viên nén ciprofloxacin bằng phương pháp đo
quang phổ UV-Vis (PTS 4)
V Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl Fischer (PTS 5)
VI Xác định hoạt lực kháng sinh (neomycin) trong viên nén bằng phương
Trang 4GLP Good laboratory practice (Thực hành phòng kiểm nghiệm tốt)
EQAAS External quality assurance assessment scheme
(Chương trình đánh giá đảm bảo chất lượng bên ngoài) HHC Hạn hiệu chuẩn
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
IEC The International Electrotechnical Commission
ISO The International Organization for Standardization
UV-VIS Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến
VKN TPHCM Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh
VKNTTW Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 51 GIỚI THIỆU CHUNG
- Thử nghiệm thành thạo (proficiency testing): Đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng
- So sánh liên phòng: Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện xác định trước
- Tìm sự thống nhất giữa các kết quả thử nghiệm
- Giữa các KNV: Nhằm phát hiện sự thiếu sót trong thao tác, hiểu và tuân thủ phép thử
- Giữa các phòng thử nghiệm (PTN): Nhằm phát hiện các điều không phù hợp trong sử dụng trang thiết bị, điều kiện thử nghiệm và kỹ năng kiểm nghiệm
- Các PTN tham gia kiểm soát và đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của đơn vị
- Khẳng định và nâng cao năng lực của các phòng thử nghiệm theo GLP và ISO/IEC 17025
- Thử nghiệm thành thạo cũng là hoạt động giúp PTN chứng minh năng lực của mình với cơ quan công nhận, khách hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền
* Cách tính giá trị ấn định và độ lệch chuẩn tuân theo qui định của ISO 13528 Việc sử dụng giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá các phòng thử nghiệm tham gia chương trình được Ban tổ chức quyết định phụ thuộc vào loại mẫu thử và phương pháp phân tích được sử dụng Qui trình tính toán, xử lý số liệu được thực hiện theo cách đánh giá của các chương trình TNTT của WHO
Trang 61.4 Thông tin về các hoạt động của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương – Đơn vị tổ chức chương trình TNTT 2021
1.4.1 Các hoạt động thử nghiệm thành thạo của Viện tham gia với các tổ chức Quốc tế (2014
- 2021)
a Chương trình EQAAS của tổ chức Y tế thế giới (WHO):
- Từ phase 6 đến phase 11
b Chương trình của ASEAN: Tham gia thường niên từ 2015 đến 2021
1.4.2 Kết quả đạt được khi tham gia các chương trình TNTT Quốc tế
a Mẫu thử là thuốc: 71 mẫu thử với 14 phương pháp phân tích hóa lý được Ban tổ chức
đưa ra để đánh giá năng lực thử nghiệm thành thạo của các PTN trên thế giới và khu vực Trong đó,
một số chương trình đánh giá 2 hoặc 3 phương pháp phân tích khác nhau (VD: định tính bằng hồng
ngoại, định lượng và độ hòa tan) trên 1 mẫu thử nghiệm
Bảng 1 Các phép thử VKNTTW đã tham gia TNTT Quốc tế (với mẫu thử là thuốc)
1 Quang phổ tử ngoại khả kiến (UV - VIS)
2 Chuẩn độ thể tích (bao gồm cả chuẩn độ complexon và chuẩn độ oxy hóa khử )
10 Mất khối lượng do làm khô
11 Định lượng bằng phương pháp vi sinh vật
12 Quang phổ hồng ngoại
13 Độ rã
14 Định tính bằng phản ứng hóa học
b Mẫu thử nghiệm là mỹ phẩm: Để đánh giá năng lực thử nghiệm thành thạo của các PTN
trong khu vực ASEAN, Ban tổ chức đưa ra 03 phương pháp trong đó có 02 phương pháp phân tích hóa
lý và 01 phương pháp vi sinh Mục đích của chương trình là để thẩm định phương pháp tiến tới thống
Trang 7nhất phương pháp kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm trong các nước ASEAN Giai đoạn đầu, BTC
không đánh giá kết quả của các PTN theo giá trị Z-score Riêng với phép thử Định lượng Hydroquinon
trong kem mỹ phẩm, từ năm 2011 đến 2019, BTC đã tiến hành đánh giá kết quả theo giá trị Z-score
Năm 2020 và 2021 đã triển khai phép thử định lượng các chất trong kem chống nắng
Bảng 2 Mẫu thử nghiệm là mỹ phẩm
1 Sắc ký lớp mỏng
2 Sắc ký lỏng hiệu năng cao
3 Vi sinh (Độ nhiễm khuẩn)
* Đối với phương pháp vi sinh và định lượng hydroquinon, Ban tổ chức yêu cầu các PTN phải tiến hành ước lượng độ không đảm bảo đo của phép thử
c Mẫu thử nghiệm là bột dược liệu: Ban tổ chức cũng yêu cầu báo cáo kết quả kèm theo ước lượng độ không đảm bảo đo của phép thử này
Tính đến năm 2021, VKNTTW đã tham gia thử nghiệm tổng cộng 97 mẫu các loại và chưa
có phép thử nào có số lạc:
- Mẫu thử nghiệm là thuốc: 71 mẫu trên tổng số 97 mẫu TN, chiếm tỷ lệ 73,2 %
- Mẫu thử nghiệm là mỹ phẩm: 25 mẫu trên tổng số 97 mẫu TN, chiếm tỷ lệ 25,8 %
- Mẫu thử nghiệm là bột dược liệu: 1 mẫu trên tổng số 97 mẫu TN, chiếm tỷ lệ 1,0 %
1.4.3 Các hoạt động TNTT Viện tham gia với các đơn vị tổ chức khác tại Việt Nam
VKNTTW đã tham gia 8 chương trình TNTT do Viện Kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức với 13 phép thử khác nhau và đều đạt kết quả tốt
1.4.4 Các chương trình đánh giá năng lực TNTT trong nước do Viện tổ chức
Đến nay, VKNTTW đã tổ chức được 12 chương trình TNTT cho tất cả các đơn vị kiểm nghiệm trên toàn quốc với các phép thử/ phương pháp thử:
+ Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử 02 lần
+ Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp VSV 02 lần
- Phép thử độ hòa tan:
Trang 8- Phép thử xác định độ đồng đều hàm lượng:
- Phép thử tạp chất liên quan bằng phương pháp HPLC: 02 lần
- Phép thử xác định chất chiết được trong dược liệu 01 lần
- Phương pháp xác định góc quay cực riêng (không để định lượng): 02 lần
- Phương pháp xác định mất khối lượng do làm khô: 03 lần
- Phương pháp xác định nhiệt độ nóng chảy: 02 lần
Trong chương trình TNTT 2021, lần đầu tiên Viện tổ chức thực hiện phép thử “Xác định chất chiết được trong bột dược liệu bằng phương pháp chiết lạnh”
Bảng 3 Số đơn vị tham gia chương trình
Viện KN và các Trung tâm KN
Doanh nghiệp Dược
Trang 91.5 Quá trình thực hiện
SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
(Sau khi đã khảo sát và lựa chọn được phương pháp thử và mẫu phân tích)
Trang 10- Báo cáo cuối cùng được gửi tới các PTN gồm các phần chính:
+ Bảng tổng hợp kết quả thử nghiệm của từng phòng
+ Kết quả phân tích thống kê
+ Các biểu đồ
+ Các khuyến cáo
Với mục tiêu và mục đích nêu trên, bất kỳ nhầm lẫn nào trong mỗi giai đoạn đã nêu đều thể hiện năng lực của phòng thử nghiệm Do đó, trong trường hợp các PTN tham gia sau khi nhận được bản báo cáo đánh giá của Ban tổ chức, nếu có phát hiện được nhầm lẫn hoặc sai sót trong tính toán kết quả của đơn vị mình và gửi bản đính chính hoặc giải thích về Ban tổ chức thì bản báo cáo đánh giá của Ban tổ chức bao gồm các bảng, hình, biểu đồ, giản đồ, kết luận đều không được thay đổi, trừ trường hợp phát hiện Ban tổ chức có nhầm lẫn trong tính toán các số liệu của các PTN tham gia
Các PTN có số lạc, cần xem xét kỹ từng yếu tố trong quá trình thử nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra kết quả ngoài khoảng giới hạn và thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa tại đơn vị mình
- Các thông tin của các PTN tham gia được coi là thông tin bảo mật Các thông tin này chỉ được cung cấp cho các chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật khi đánh giá các PTN
- Mỗi PTN được gán ngẫu nhiên một mã số để đảm bảo tính bảo mật của kết quả Việc trích dẫn đến từng PTN trong bản báo cáo được thể hiện thông qua mã số
2 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TNTT NĂM 2021
225 phòng thử nghiệm của 207 đơn vị đăng ký tham gia chương trình, bao gồm:
- Các Viện và các Trung tâm Kiểm nghiệm: 64 đơn vị (82 PTN)
- Các doanh nghiệp Dược: 143 đơn vị (143 PTN)
Trang 112.2 Số phép thử: 07 phép thử với các phương pháp phân tích khác nhau
PTS 1 Định lượng đồng bằng phương pháp AAS;
PTS 2 Định lượng bằng phương pháp HPLC;
PTS 3 Định lượng bằng phương pháp chuẩn độ complexon;
PTS 4 Xác định độ hòa tan bằng phương pháp đo quang phổ tử ngoại;
PTS 5 Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl Fischer;
PTS 6 Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật;
PTS 7 Xác định chất chiết được trong dược liệu bằng phương pháp chiết lạnh
Bảng 4 Số PTN tham gia từng phép thử trong chương trình TNTT 2021
thích hợp để kiểm tra độ đồng nhất mẫu (xem phụ lục A) Dựa trên kết quả kiểm tra này, Ban
tổ chức sẽ đánh giá theo các hướng dẫn đã qui định để xác định mẫu có đồng nhất hay không Chỉ khi được Ban tổ chức kết luận là đồng nhất thì mẫu mới được chuyển đến cho các PTN tham gia, do đó bất kỳ kết quả nào được xác định là số lạc không được qui là do mẫu không đồng nhất
Trang 12- Mỗi PTN tham gia (tùy theo sự lựa chọn và đăng ký) nhận được mẫu thử, chất chuẩn (nếu có)
và các tài liệu kèm theo, bao gồm: SOP hướng dẫn thực hiện, phương pháp phân tích mẫu thử
và biểu mẫu báo cáo
- Các PTN sau khi nhận được mẫu, tiến hành thử nghiệm theo hướng dẫn, báo cáo kết quả theo biểu mẫu và gửi báo cáo kết quả thử nghiệm về Ban tổ chức
- Các PTN tham gia được mã hóa khi xử lý kết quả Kết quả đánh giá (Báo cáo tổng kết chương
trình) sẽ được gửi đến từng PTN tham gia kèm theo mã PTN tương ứng
- Các giá trị ấn định và độ lệch chuẩn được Ban tổ chức sử dụng để đánh giá trong chương trình năm 2021 được tính từ kết quả của các PTN tham gia hoặc PTN chuyên gia theo ISO 13528
và theo ý kiến tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật Cách tính giá trị ấn định và độ lệch chuẩn được trình bày trong phụ lục B
3 KỸ THUẬT THỐNG KÊ
Để đánh giá kết quả của các PTN tham gia chương trình TNTT 2021, sử dụng điểm Z với phép tính thống kê gần đúng Giá trị Z là thước đo (chuẩn mực) các kết quả lệch bao nhiêu so với giá trị chung Như vậy khi giá trị Z tiến gần đến 0 có nghĩa kết quả thực nghiệm gần với giá trị chung
Kết quả được chấp nhận khi: |Z| ≤ 2,0 : Chấp nhận
2,0 < |Z| ≤ 3,0 : Lưu ý Kết quả không được chấp nhận khi: |Z| > 3,0 : Số lạc
Biểu đồ Z-score:
Biểu đồ cột mô tả kết quả kết quả Z-score của mỗi PTN theo chiều giá trị từ thấp đến cao với mã số đã được gán Từ biểu đồ này có thể so sánh hoạt động của từng PTN với các PTN khác
PTN nào có giá trị |Z| > 3,0 (nằm ngoài hai đường thẳng song song với trục X và cắt
trục Y tại điểm – 3,0 và điểm + 3,0) là số lạc
Trong một số trường hợp do trục Y của biểu đồ bị giới hạn nên nếu PTN nào có giá trị
|Z| quá lớn có thể nằm ngoài đồ thị
Ngoài ra, xem xét thêm một số thông số khác như độ lệch chuẩn giữa các kết quả báo cáo của phòng thử nghiệm, RSZ, RSSZ, tính tương đồng giữa chuẩn và thử để đánh giá kết quả
Trang 134 MỘT SỐ PHÁT HIỆN TỪ VIỆC XEM XÉT BÁO CÁO CỦA CÁC PTN
01 Tính sai kết quả; Tính sai kết quả R2
02 Không báo cáo hạn dùng của Tween 80, Không có dữ liệu gốc của lượng cân
03 Không nói rõ cách pha mẫu trắng; Pha loãng dung dịch chuẩn đồng 1000 µg/ml thành
10 µg/ml bằng nước, khác với protocol; Không đính kèm lượng cân; Báo cáo đường chuẩn khác với dữ liệu thu được từ máy phân tích
04 Không báo cáo hạn dùng của Tween 80
05 Quá trình chuẩn bị dung dịch thử không nói rõ có bỏ dịch lọc đầu không
06 Sử dụng thiết bị AAS và cân đã quá hạn hiệu chuẩn; Không có dữ liệu gốc của lượng
cân
07 Không báo cáo hạn dùng của Tween 80; Không có dữ liệu gốc của lượng cân
08 Không có dữ liệu gốc của lượng cân; Tính lệch kết quả
10 Pha mẫu trắng không theo hướng dẫn trong dược điển; Không báo cáo “Loại
(PA/AAS…)” của Tween 80
11 Pha sai mẫu trắng
15 Không nói rõ cách pha mẫu trắng
16 Không nói rõ cách pha mẫu trắng
17 Lập sai đường chuẩn; Tính sai kết quả
18 Cân mẫu thử trong cốc mà không cân trong bình định mức khác với protocol
19 Không đưa ra hạn hiệu chuẩn cân phân tích
20 Pha sai mẫu trắng
* Bình luận chung:
- Việc tính toán kết quả cơ bản là đúng, tuy nhiên cần chú ý đến cách làm tròn số trong quá trình tính toán kết quả phân tích
- Một số PTN có sai sót khi lập đường chuẩn như: Lập sai đường chuẩn; Tính hệ số R2 lệch với
số liệu tính toán từ thiết bị; Báo cáo đường chuẩn khác với dữ liệu thu được từ máy phân tích
- Một số PTN tính nhầm kết quả
- Một số PTN không có dữ liệu in lượng cân đính kèm
- Một số PTN pha sai mẫu trắng (xử lý mẫu trắng như xử lý mẫu thử)
- Phép thử định lượng đồng trong viên nang mềm bằng phương pháp AAS thực hiện thao tác đơn giản, nhưng để có kết quả chính xác kiểm nghiệm viên cần chú ý giai đoạn đồng nhất mẫu, đun cách thủy để hòa tan mẫu hoàn toàn, hiểu được phép thử và kỹ năng thành thạo tốt
Trang 144.2 Định lượng levofloxacin trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(PTS 2)
09 Không báo cáo tốc độ dòng, detector
15 Báo cáo sai nồng độ dung dịch chuẩn; Thiếu sắc đồ của chuẩn 2
18 Báo cáo thể tích tiêm là 10 µl (không có dữ liệu gốc của thể tích tiêm trên sắc ký đồ)
20 Thay đổi tốc độ lên 1,2 ml/phút
24 Cột sắc ký không có thông tin hãng sản xuất
25 Không báo cáo và không có dữ liệu gốc của thông số độ phân giải và hệ số đối xứng
29 RSD của thời gian lưu là 4 %; Hệ số đáp ứng giữa 2 chuẩn là 0,97 Báo cáo sai khối lượng
cân của thử 2
33 Không có thông tin hệ số pha loãng của dung dịch chuẩn Không có dữ liệu gốc của thông
số độ phân giải và hệ số đối xứng
34 Không có thông tin cỡ hạt của cột sắc ký; Không có dữ liệu gốc của thông số độ phân
giải và hệ số đối xứng Tính sai RSD của diện tích pic chuẩn 1; Đáp ứng giữa 2 chuẩn là 0,67 Kết quả tính lại của BTC theo dữ liệu gốc kèm báo cáo là 157,34 % (theo chuẩn 1)
và 105,39 % (theo chuẩn 2): không khớp với số liệu báo cáo của đơn vị
36 Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
38 Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn; Không ghi nhiệt độ cột trong báo cáo
39 Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
41 Hạn dùng của CuSO4 là 11/2005
43 Lượng cân chuẩn của phần chuẩn bị dung dịch không khớp với phần báo cáo số liệu và
tính kết quả
45 Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
46 Thay đổi tỷ lệ pha động 70:30 thành 69:31
47 Đáp ứng giữa 2 chuẩn là 1,04; RSD của thời gian lưu là 1,9 %
48 Diện tích chuẩn trong công thức tính không khớp với diện tích nào trong báo cáo
49 Không có sắc ký đồ của dung dịch phân giải
50 Lượng cân ofloxacin không thống nhất giữa phần chuẩn bị mẫu và báo cáo kết quả; Không
báo cáo bước pha loãng trong nước; Báo cáo kết quả với 1 chữ số thập phân; Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
51 Tỷ lệ pha động 65:35, tốc độ dòng thay đổi 1,0 ml/phút
53 Cột sắc ký không có thông tin hãng sản xuất; Báo cáo hóa chất sử dụng là L-leucin
57 Báo cáo sai diện tích chuẩn 1, lần tiêm 2; Pha trong bình 50 ml nhưng báo cáo lượng
methanol thêm vào là 70 ml
Trang 1570 Không nói rõ cách pha loãng dung dịch chuẩn và dung dịch thử
72 Sử dụng 2 loại chuẩn levofloxacin (một là chuẩn của VKNTTW, một của VKN TPHCM)
73 Pha trong bình 50 ml nhưng báo cáo lượng methanol thêm vào là 70 ml
74 Báo cáo thiếu thông tin số lọ; Không báo cáo Thời gian lưu và hệ số đối xứng của chuẩn
levofloxacin; Độ lệch giữa thời gian lưu lớn nhất và thời gian lưu nhỏ nhất là 6 %
75 Báo cáo sai lượng cân chuẩn 1
77 Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
78 Thêm levofloxacin vào dung dịch thử tính THHT
84 Khối lượng trung bình viên lệch 8 % so với số liệu lưu của BTC
86 Tính sai hệ số đáp ứng giữa 2 chuẩn
87 Acquired time của Thử 3 và Chuẩn 1 tiêm nhắc lại giống hệt nhau
89 Chú thích trên lượng in cân ngược với báo cáo
92 Thiếu dữ liệu lượng cân của ofloxacin
93 Không có thông tin của cân, báo cáo hệ số đối xứng là hệ số đối xứng của pic trong dung
dịch thử tính THHT; Pic chuẩn và thử có pic nhỏ sát chân và không tách hoàn toàn; Không báo cáo thông số độ phân giải
98 Thiếu dữ liệu lượng cân của ofloxacin
101 Báo cáo lượng cân amoni acetat là 5,94 mg (thực tế phải là 5,94 g)
104 Báo cáo sai diện tích trung bình của chuẩn 1
106 Báo cáo thể tích tiêm là 20 µm; Không báo cáo thông số độ phân giải (có kết quả Rs trên
sắc ký đồ)
107 Tăng tốc độ lên 1 ml/phút
113 Thời gian lưu không ổn đinh (RSD của các lần tiêm lặp lại mẫu chuẩn là 3,8 %, mẫu thử là
5,8 %); Các lần tiêm của chuẩn 1 không theo thứ tự đặt tên (Thời gian tiêm 2 sau 3…)
C1-114 Điều chỉnh tỷ lệ pha động đệm - methanol (68:32)
115 Không có thông tin thể tích methanol dùng cho giai đoạn hòa bột viên
119 Đáp ứng giữa 2 chuẩn là 0,96; Có gạch xóa nhưng không ký xác nhận
120 Có gạch xóa nhưng không ký xác nhận
121 Cột chuẩn 2 báo cáo lượng cân và diện tích của ofloxacin
131 Không nói rõ cách pha loãng mẫu chuẩn & thử Thực hiện với 1 mẫu chuẩn với lượng
cân ghi vào ô chuẩn 1, diện tích pic ghi vào cột của chuẩn 2
132 Làm tròn kết quả với 1 chữ số thập phân; Thay đổi tốc độ dòng 1,0 ml/phút
133 Nhập sai số liệu chuẩn 2, lần tiêm 2; Không có thông tin Rs trên SKĐ dung dịch thử tính
THHT
134 Cột chuẩn 1 báo cáo lượng cân và diện tích của ofloxacin; Khối lượng trung bình được
tính từ khối lượng 5 viên
137 Tăng tốc độ lên 1,1 ml/phút
138 Thể tích tiêm là 5 µl
Trang 16143 Không báo cáo hệ số đối xứng
144 Báo cáo nhiệt độ PTN là 38 oC
145 Thiếu sắc ký đồ mẫu chuẩn 2
148 Tính nhầm diện tích trung bình chuẩn 2; Báo cáo sai thông số độ phân giải
150 Báo cáo sai lượng cân của ofloxacin; Tiêm dung dịch thử tính THHT sau chuẩn
* Một số thiếu sót nhiều PTN còn mắc phải:
Không có
dữ liệu lượng cân / không có thời gian trên dữ liệu in từ cân
HD)
Không báo cáo lượng cân thực của các thành phần trong pha động
Báo cáo
hệ số đối xứng theo thông số Symm
trên sắc
ký đồ
Sắc ký đồ không có thông tin thời gian phân tích mẫu
Bỏ vỏ bao
Tính sai kết quả / RSD
Trang 19- Một số PTN sử dụng cân phân tích (độ chính xác 0,1 mg) để cân lượng nhỏ hơn 50 mg
- Nhiều PTN không có dữ liệu cân gốc (in từ cân) hoặc dữ liệu cân không có thông tin về thời gian thực hiện
- Theo DĐVN V, đồng sulfat (TT) là dạng muối ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) Một số PTN khi sử dụng CuSO4.5H2O để pha pha động đã quy ra lượng CuSO4 khan Cụ thể, thay vì cân 874 mg đồng sulfat (TT) cho 1 lít pha động (theo protocol) đã cân lên 1,37 g
- Nhiều PTN không báo cáo đủ thông tin của hóa chất dung môi sử dụng Ví dụ thiếu loại, số
lô, hoặc hạn dùng Có PTN báo cáo sử dụng L-leucin thay vì L-isoleucin (PTN 53) trong mục
- Sắc ký đồ của một số PTN không có thông tin thời gian phân tích mẫu
- Một số PTN có loại bỏ vỏ bao của mẫu khi thực hiện chuẩn bị dung dịch thử (protocol không yêu cầu); Một số PTN thay đổi tốc độ dòng, tỷ lệ pha động, thể tích tiêm khác với protocol
- Một số PTN tính sai kết quả (sai từng thử hoặc chỉ sai giá trị trung bình) hoặc đúng kết quả nhưng sai giá trị độ lệch chuẩn tương đối (RSD)
- Ngoài ra, có một số PTN có thực hiện với 2 mẫu chuẩn, nhưng đáp ứng giữa 2 chuẩn nằm ngoài khoảng 0,98 – 1,02; Tiêm dung dịch thử tính thích hợp hệ thống sau dung dịch chuẩn; RSD của thời gian lưu lớn; Không gửi kèm đầy đủ sắc ký đồ; Còn sử dụng bút xóa hoặc gạch xóa mà không ký xác nhận
Ở phần Phụ lục C, kết quả của các PTN được đánh giá dựa trên giá trị ấn định và độ lệch chuẩn
thực tính từ kết quả của các PTN có báo cáo đầy đủ dữ liệu gốc, thực hện đúng theo protocol; tính toán chính xác, có sử dụng chuẩn kiểm tra (hệ số đáp ứng giữa 2 chuẩn đạt yêu cầu)
Trang 20Song song với việc đánh giá kết quả đã nêu ở trên, Ban tổ chức cũng thực hiện đánh giá kết quả thử nghiệm của các PTN theo giá trị ấn định và độ lệch chuẩn thực được tính trên kết quả do các phòng thí
nghiệm trọng tài thực hiện (Giá trị ấn định x* = 98,81 %; Độ lệch chuẩn thực: s* = 0,79 %) Với cách
đánh giá này, kết quả thu được như sau:
- 128 PTN kết quả đạt yêu cầu (|Z| ≤ 2,0): chiếm 85,3 % tổng số PTN tham gia chương trình TNTT
- 22 PTN có kết quả cần xem xét lại hoặc kết quả không đạt, cụ thể như sau:
- 07 PTN kết quả không đạt (|Z| > 3,0), cần có biện pháp khắc phục: chiếm 4,7 %;
- 15 PTN kết quả cần phải xem xét lại và lưu ý trong quá trình thử nghiệm (2,0 < |Z| ≤ 3,0): chiếm 10,0 %;
Như vậy bên cạnh việc đánh giá tính tương đồng kết quả giữa các PTN với nhau, thông qua việc tham gia các chương trình TNTT các PTN cũng cần rút kinh nghiệm, không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực thử nghiệm thành thạo của mình để kết quả kiểm nghiệm ngày càng chính xác, tin cậy hơn
01 Cân phân tích quá hạn hiệu chuẩn;
Hồ sơ KN ghi cách pha dung dịch EDTA 0,05 M là pha 18,6 g trong 1000 ml trong khi "Phiếu kết quả chuẩn hệ số K" lại ghi pha 18,6 g trong 500 ml
02 Lượng các hóa chất dùng để pha dung dịch đệm acid acetic - amoni acetat ở mức
khoảng 90 % lượng theo quy định; Pha dung dịch dithizon đặc gấp 1000 lần quy định (25,5834 g trong 100 ml dung môi);
Tính kết quả sai do tính sai hệ số K của dd Trilon B 0,05 M
03 Xác định hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch kẽm sulfat (ZnSO4) 0,05 M: Dùng 25,0
ml Trilon B 0,05 M đệm thay cho 10 ml theo quy định
04 Xác định hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch ZnSO4 0,05 M: Dùng 5 ml đệm thay cho
11 Pha dung dịch HCl 3 N chưa đúng (119 ml HCl đậm đặc trong 200 ml nước)
Dùng buret có vạch chia 0,05 ml, nhưng trong hồ sơ lại báo cáo các lượng thể tích dung dịch chuẩn độ tiêu thụ với 3 chữ số sau dấu phẩy
13 Sử dụng buret chia vạch 0,1 ml;
Giai đoạn hòa tan mẫu thử: Giảm 1/2 lượng cân mẫu và cũng giảm lượng thuốc thử, thể tích pha mẫu tương ứng
Trang 2119 Tính hàm lượng nhôm trong chế phẩm sai do sử dụng K của dung dịch Trilon B 0,05
M thay cho K của dung dịch chuẩn độ ZnSO4 0,05 M;
Tính sai hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch chuẩn độ ZnSO4 0,05 M
23 Nếu PTN sử dụng ống chuẩn Trilon B của VKNTTW (thông tin trong báo cáo) thì
cần pha 1 ống trong vừa đủ trong 500 ml để được dung dịch Trilon B 0,05 M (hồ sơ báo cáo ghi pha trong 1000 ml);
Không báo cáo việc xác định K của dung dịch chuẩn độ ZnSO4 0,05 M
24 Thiếu thông tin nguồn gốc, xuất xứ của các ống dung dịch chuẩn độ sử dụng
25 Pha dung dịch dithizon đặc gấp 10 lần quy định (0,2511 g trong 100 ml dung môi);
Không báo cáo việc xác định K của dung dịch chuẩn độ ZnSO4 0,05 M;
Công thức tính kết quả sai (tính theo hệ số K của Trilon B 0,05 M)
26 Pha dung dịch dithizon đặc gấp 1000 lần quy định (2,5632 g trong 10 ml dung môi);
Đính kèm nhầm dữ liệu của phép thử PTS 5
32 Sử dụng buret chia vạch 0,1 ml;
Pha dung dịch dithizon đặc gấp 40 lần quy định (0,5 g trong 50 ml dung môi)
33 Sử dụng buret chia vạch 0,1 ml
35 Kết quả tính sai do nhân với K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M thay cho K
của dung dịch ZnSO4 0,05 M
45 Cân phân tích quá hạn hiệu chuẩn
46 Báo cáo lượng cân 10 viên để xác định khối lượng trung bình là 8,42 g và sử dụng
khối lượng trung bình viên = 0,84 để tính kết quả
47 Lượng amoni acetat dùng để pha dung dịch đệm acid acetic - amoni acetat bằng
1/1000 (0,0773 g amoni acetat trong 1000 ml dung dịch đệm) so với lượng quy định
48 Kết quả tính sai Công thức tính cũng chưa đúng do dùng K hiệu chỉnh của dung dịch
Trilon B 0,05 M thay cho K của dung dịch ZnSO4 0,05 M
50 Lượng amoni acetat dùng để pha dung dịch đệm acid acetic - amoni acetat bằng
1/1000 (0,0773 g amoni acetat trong 1000 ml dung dịch đệm) so với lượng quy định
51 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,03 ml
52 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,05 ml;
Không báo cáo công thức tính kết quả, tuy nhiên dựa trên kết quả báo cáo có thể suy
ra PTN đã sử dụng K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M thay cho K của dung dịch ZnSO4 0,05 M để tính toán (không đúng)
53 Không báo cáo độ phân giải của buret
55 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,03 ml
Lượng thể tích các dung dịch chuẩn độ báo cáo trong hồ sơ có thể đọc tới 0,01 ml
56 Kết quả tính sai Công thức tính kết quả ghi mẫu trắng = 25 ml, trong khi báo cáo =
25,1 ml
60 Lượng acid acetic dùng để pha dung dịch đệm acid acetic - amoni acetat chưa đúng
(28,5 ml acid acetic trong 200 ml dung dịch đệm) so với lượng quy định (= 11,4 ml)
Trang 2261 Kết quả tính lại hơi lệch so với báo cáo
62 Kết quả tính sai do chia cho K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M
63 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,030 ml
65 Kết quả tính lại hơi lệch so với báo cáo
67 Công thức tính viết chưa đúng do dùng K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M
thay cho K của dung dịch ZnSO4 0,05 M
68 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,030 ml
69 Pha dung dịch đệm acid acetic - amoni acetat khác với quy định;
Kết quả tính sai do chia cho K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M
70 Pha dung dịch dithizon đặc gần gấp 2 lần quy định (50 mg trong 100 ml dung môi)
71 Kết quả tính lại hơi lệch so với báo cáo (Có thể do PTN sử dụng K hiệu chỉnh của
dung dịch Trilon B 0,05 M thay cho K của dung dịch ZnSO4 0,05 M)
73 Báo cáo lượng thể tích ZnSO4 tiêu thụ cho các mẫu thử cao bất thường, tuy nhiên khi
tính kết quả lại sử dụng chính lượng thể tích này để tính toán → Có thể PTN đã báo cáo VZnSO4 chính là (Vtrắng - Vthử)
81 Kết quả sai do công thức tính không nhân với KLTB viên và chia cho hàm lượng trên
nhãn (178 mg/viên)
82 Pha dung dịch dithizon đặc gấp 1000 lần quy định (25,6 g trong 100 ml dung môi);
Kết quả tính sai do chia cho K hiệu chỉnh của dung dịch Trilon B 0,05 M
83 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,050 ml
84 Báo cáo độ phân giải của buret là ± 0,030 ml
* Bình luận chung:
- Một số PTN sử dụng buret chia vạch 0,1 ml có thể gây ra sai số lớn: PTN 5, 13, 32, 33
- Dung dịch HCl 3 N pha theo USP là hòa tan 246 ml HCl đậm đặc trong 1000 ml nước, tuy nhiên một số PTN pha theo DĐVN V (255 ml HCl đậm đặc trong 1000 ml nước)
- Một số PTN khi xác định hệ số hiệu chỉnh K của các dung dịch chuẩn độ không làm mẫu trắng song song
- Một số PTN tự pha các dung dịch chuẩn độ nhưng báo cáo thiếu thông tin về tài liệu áp dụng, thiếu dữ liệu xác định hệ số hiệu chỉnh K → không kiểm tra lại được
- Một số PTN pha dung dịch chuẩn độ từ ống chuẩn dung dịch chuẩn độ, nhưng không báo cáo
hệ số hiệu chỉnh K hoặc báo cáo hệ số hiệu chỉnh K chưa đầy đủ theo thông tin ghi trên chứng
chỉ kiểm nghiệm (VD: chỉ báo cáo K = 1; K = 1,00)
- Một số PTN pha dung dịch chỉ thị dithizon đặc gấp 1000 lần quy định: Có thể do nhầm lẫn hoặc ghi nhầm đơn vị cân là “g” thay cho “mg”
- Một số PTN báo cáo không kèm dữ liệu cân được in ra từ thiết bị, hoặc dữ liệu in ra không có thông tin về thời gian cân (35 PTN)
- Vẫn còn một số PTN chưa báo cáo đầy đủ hạn dùng của các dung môi, hóa chất sử dụng
Trang 234.4 Xác định độ hòa tan của viên nén ciprofloxacin bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis
(PTS 4)
01 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
02 Có quét phổ nhưng không báo cáo phổ UV và cực đại hấp thụ
03 Quét phổ cho cực đại ở 275 nm, đo kết quả ở 276 nm
04 Quét phổ cho cực đại ở 273,5 nm, đo kết quả ở 276 nm; tính toán ở bảng tính đúng, sao
chép kết quả ra bản báo cáo sai toàn bộ kết quả của cả 6 viên
05 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại, tính kết quả sai
06 Không báo cáo ngày hạn hiệu chuẩn máy thử độ hòa tan; không báo cáo kết quả quét
phổ tìm bước sóng cực đại; tính giá trị RSD (%) của 6 thử sai
07 Các thiết bị hết hạn hiệu chuẩn
08 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; sai công thức tính Fc1/c2
09 Các thiết bị hết hạn hiệu chuẩn
10 Máy đo quang hết hạn hiệu chuẩn; viết sai lượng cân chuẩn; không quét phổ tìm bước
14 Không quét phổ tìm cực đại hấp thụ
15 Không báo cáo hạn hiệu chuẩn máy đo quang; tính sai RSD (%) chuẩn 2, tính giá trị
RSD (%) của 6 thử sai
17 Các thiết bị đều quá hạn hiệu chuẩn; tính sai kết quả do sai khối lượng phân tử
18 Không ghi công thức tính Fc1/c2; tính kết quả sai; không nộp đủ các kết quả đo quang
22 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
26 Tính sai RSD (%) của chuẩn; đặt sai công thức tính dẫn đến sai kết quả ĐHT (%)
27 Nhập sai giá trị độ hấp thụ chuẩn C1 lần 1 ở bản báo cáo
28 Tính sai kết quả % độ hòa tan trung bình và RSD (%); quét phổ cho bước sóng cực đại
270 nm, đo quang ở bước sóng 276 nm
29 Đặt sai công thức tính Fc1/c2; tính sai độ hấp thụ trung bình của chuẩn
33 Đặt sai công thức tính Fc1/c2; phần chuẩn bị dung dịch thử viết nhầm cách pha dung
dịch thử từ hút 1/100 ml thành 1/200 ml; công thức tính kết quả thiếu hệ số quy đổi; không quét phổ tìm bước sóng cực đại
34 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; ghi sai đơn vị khối lượng cân chuẩn
35 Có quét phổ nhưng không thể hiện bước sóng cực đại trong báo cáo; thiết bị hết hạn
hiệu chuẩn
39 Nhập sai độ hấp thụ (nhập độ hấp thụ vào báo cáo bằng độ hấp thụ thực x 1000); không
quét phổ tìm bước sóng cực đại
Trang 2440 Tính sai kết quả lần gửi báo cáo đầu tiên ngày 10/8/2021
42 Thiếu báo cáo giá trị độ hấp thụ của chuẩn 2 in từ máy đo quang; không quét phổ tìm
bước sóng cực đại
43 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
45 Có quét phổ nhưng trong dữ liệu gốc chưa thể hiện bước sóng cực đại
46 Công thức tính Fc1/c2 sai
48 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
49 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; đặt sai công thức tính hàm lượng % (trong
công thức có giá trị khối lượng mẫu thử là không hợp lý); nhập sai số liệu C1.6
50 Thiết bị quá hạn hiệu chuẩn; trong báo cáo ghi có quét phổ nhưng phần dữ liệu gốc
không có phổ UV
52 Đặt sai công thức tính kết quả trong phần báo cáo (viết nhầm hàm lượng nhãn từ 500
mg thành 50 mg)
53 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
55 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
56 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
58 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
59 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
61 Đặt sai công thức tính Fc1/c2; trong báo cáo ghi có quét phổ nhưng không thấy dữ liệu
phổ UV đính kèm
62 Không quét phổ tìm bươc sóng cực đại; không có dữ liệu gốc độ hấp thụ đính kèm
63 Đặt sai công thức tính dẫn đến sai kết quả giá trị trung bình % ĐHT; báo cáo ghi có
quét phổ nhưng không thấy dữ liệu phổ UV đính kèm
65 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
66 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
67 Phổ dung dịch thử cho cực đại ở 273 nm, phổ dung dịch thử cho cực đại ở 274,5 nm,
đo độ hấp thụ ở 276 nm
69 Thiết bị quá hạn hiệu chuẩn; tính sai các giá trị RSD
70 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; các thiết bị hết hạn hiệu chuẩn; tốc độ quay
của máy thử độ hòa tan không đúng; đặt sai công thức tính Fc1/c2
71 Đặt sai công thức tính Fc1/c2
72 Phổ dung dịch chuẩn và thử cho cực đại ở 273 nm, đo độ hấp thụ ở 276 nm
75 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
76 Thiết bị quá hạn hiệu chuẩn; phổ của dung dịch chuẩn cho cực đại 273,4 nm, đo độ hấp
thụ ở 276 nm; kê nhầm thuốc thử không sử dụng đến (dung dịch HCl 37 %)
77 Quét phổ tìm được cực đại ở 274 nm, đo mẫu ở 276 nm
80 Không báo cáo hạn hiệu chuẩn thiết bị; không có kết quả quét phổ UV-Vis
82 Không có kết quả đo quang phổ UV-Vis in đính kèm
Trang 2584 Tính sai kết quả (sử dụng hàm lượng chuẩn sai 93,3 %); không có kết quả quét phổ
UV-Vis đính kèm
86 Không có kết quả quét phổ UV-Vis đính kèm
87 Không có kết quả quét phổ UV-Vis đính kèm
90 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; đặt sai công thức tính kết quả trong phần báo
cáo (sai độ pha loãng của chuẩn và thử)
91 Sai công thức tính Fc1/c2; khối lượng cân chuẩn báo cáo nhầm đơn vị
92 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại; tính nhầm kết quả viên 3
94 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
96 Không quét phổ tìm bước sóng cực đại
* Bình luận chung:
- Phép thử độ hòa tan là phép thử phổ biến, được thực hiện nhiều trong các phòng kiểm nghiệm dược phẩm Tuy nhiên, đây là 1 phép thử kép được thực hiện qua hai giai đoạn chính trên thiết
bị thử độ hòa tan và thiết bị phân tích để xác định hàm lượng hòa tan (trong phép thử PTS 4 -
TNTT 2021: là máy đo quang phổ UV-Vis) Do đó người thực hiện cần phải cẩn thận, tỉ mỉ,
có kỹ năng thực hành vững và đặc biệt phải rất tập trung khi thao tác, tránh những sai sót ở từng giai đoạn nhằm đạt được kết quả cuối cùng chính xác, đáng tin cậy
- Tham gia phép thử PTS 4 lần này gồm 96 PTN, các báo cáo kết quả gửi về chương trình cho thấy một số PTN còn mắc những sai sót cần khắc phục như sau:
+ Không quét phổ tìm bước sóng cực đại hoặc không đo phổ lấy kết quả ở bước sóng cực đại + Đặt sai công thức tính hệ số tương quan giữa hai chuẩn và tính độ hòa tan của mẫu thử + Đưa số liệu sai vào công thức tính (như hàm lượng chuẩn sử dụng, độ pha loãng chuẩn/thử, hàm lượng trên nhãn, độ hấp thụ của mẫu chuẩn/mẫu thử, lượng cân chuẩn) dẫn đến kết quả tính toán bị sai
Ngoài ra, khi đặt công thức tính, các PTN nên lưu ý nếu đưa các số liệu cụ thể vào công thức
có thể để nguyên số liệu gốc hoặc con số đã được rút gọn triệt để, tránh rút gọn nhưng không triệt để thể hiện ra trong công thức các con số lạ không đặc trưng khó truy xuất từ số liệu gốc
+ Tính sai giá trị RSD của độ hấp thụ các mẫu chuẩn hoặc của kết quả độ hòa tan 6 viên thử + Thiết bị sử dụng hết hạn hiệu chuẩn (thiết bị đo độ hòa tan hoặc các thiết bị liên quan)
- Ở phần Phụ lục C, kết quả của các PTN được đánh giá dựa trên giá trị ấn định và độ lệch
chuẩn thực tính từ kết quả của các PTN báo cáo đầy đủ dữ liệu, thực hiện đúng theo protocol Song song với việc đánh giá kết quả đã nêu ở trên, ban tổ chức cũng tiến hành đánh giá kết quả thử nghiệm của các PTN theo giá trị ấn định và độ lệch chuẩn thực được tính từ các PTN
trọng tài thực hiện (Giá trị ấn định x* = 98,72 %; Độ lệch chuẩn thực: s* = 0,59 %) Với
cách đánh giá này, kết quả thu được như sau:
Trang 26Như vậy bên cạnh việc đánh giá tính tương đồng kết quả giữa các PTN với nhau, thông qua việc tham gia các chương trình TNTT các PTN cũng cần rút kinh nghiệm, không ngừng cải tiến và nâng cao năng lực thử nghiệm thành thạo của mình để kết quả kiểm nghiệm ngày càng chính xác, tin cậy hơn
01 Không báo cáo thông tin cân, số thứ tự lọ mẫu, công thức tính hàm lượng nước
02 Không hiển thị thể tích tiêu thụ ở dữ liệu in từ thiết bị KF
Báo cáo hệ số đương lượng F với 2 chữ số sau dấu phẩy, khác với giá trị được tính tự động trên dữ liệu in từ thiết bị
03 Không báo cáo hiệu lực hiệu chuẩn máy KF
06 Không có dữ liệu gốc
07 Dữ liệu in từ máy KF đính nhầm sang báo cáo của PTS 3 - TNTT 2021
09 Máy KF đã hết hiệu lực hiệu chuẩn (có ghi chú do dịch Covid)
10 Làm tròn kết quả từng giá trị F đến 2 số sau dấu phẩy trước khi tính trung bình
Cân 20 mg nước bằng cân phân tích 4 số lẻ
Không sử dụng kết quả hàm lượng nước trên dữ liệu gốc in từ thiết bị
11 Không có dữ liệu gốc
13 Báo cáo hiệu lực hiệu chuẩn cân đến: 02/11/2023
14 Báo cáo hạn dùng dung môi, thuốc thử là 2 năm sau khi mở nắp (Theo chứng chỉ phân
tích: 2 năm kể từ ngày đóng gói)
18 Không báo cáo khối lượng cân, thể tích thuốc thử KF tiêu thụ, công thức tính kết quả
Cân 0,1 g mẫu thử
19 Thiết bị quá hạn hiệu chuẩn 2 tháng
22 Ghi nhầm đơn vị của lượng cân mẫu thử (g thành mg) Không có dữ liệu gốc
23 PTN báo cáo số liệu thể tích thuốc thử và hệ số F làm tròn đến 2 số sau dấu phẩy
26 Không có dữ liệu gốc
27 Không có dữ liệu gốc
28 Không có dữ liệu gốc
29 Không báo cáo hạn dùng và hàm lượng của nước cất chuẩn
Thiết bị hết hiệu lực hiệu chuẩn Không có dữ liệu gốc
30 Không có dữ liệu gốc chuẩn độ Tính sai kết quả mẫu B
31 PTN dùng nước chuẩn hàm lượng 5 mg/ml, không phù hợp (đã kiểm tra lô trên website
nhà sản xuất)
33 Cân 20 mg nước chuẩn bằng cân phân tích 4 số lẻ
34 Không có dữ liệu gốc chuẩn độ
35 Không báo cáo hàm lượng của nước chuẩn, khi tính toán lấy giá trị 10 mg/g
36 Xác định F 2 lần lấy kết quả trung bình
Trang 2737 Không có dữ liệu gốc chuẩn độ
39 PTN không báo cáo chất chuẩn sử dụng để xác định F
40 Không báo cáo hiệu lực hiệu chuẩn thiết bị
41 Không báo cáo hiệu lực hiệu chuẩn máy KF và thông tin dung môi
Không có dữ liệu gốc
42 Không báo cáo số thứ tự lọ mẫu
Báo cáo sai kết quả thể tích thuốc thử của lần xác định F thứ hai
Xác định F 2 lần lấy kết quả trung bình, lần đầu cân lượng nước chuẩn 53 mg nên thể tích thuốc thử tiêu thụ là 10,4 ml (không rõ thể tích burret là bao nhiêu)
43 Cân khoảng 15 mg nước bằng cân phân tích 4 số lẻ
44 Lượng cân nước chuẩn mẫu 1 và lượng cân thử 2 của mẫu A nhập vào thiết bị chuẩn độ
lệch 0,00001 g so với lượng cân được in ra
45 Không có dữ liệu gốc
46 Sử dụng thuốc thử KF một thành phần (Combi Titrant 5 - Merck 1.88005.1000) nhưng
lại dùng dung môi cho thuốc thử hai thành phần (Solvent- Merck 1.88015.1000)
47 Dữ liệu in từ máy KF quá mờ
53 RSD mẫu A: 1,64 % (theo báo cáo, tính lại: 1,46%)
Không có dữ liệu gốc chuẩn độ, kết quả tính lại dựa trên số liệu viết trong báo cáo
54 Cân phân tích quá hạn hiệu chuẩn Ghi nhầm loại của natri tartat
56 Xác định hệ số F: thể tích thuốc thử KF tiêu thụ khoảng 0,1 ml Không có dữ liệu gốc
57 Làm tròn kết quả từ lúc tính toán hệ số F dẫn đến có sai lệch nhỏ về kết quả hàm lượng
nước Không có dữ liệu gốc về thể tích chuẩn độ
58 Sấy khô natri tartrat đến khối lượng không đổi nhưng không ghi nhiệt độ sấy, không có
thông tin tủ sấy Dữ liệu in từ máy chuẩn độ rất mờ
62 Không báo cáo hiệu lực hiệu chuẩn cân Cân khoảng 10 mg nước bằng cân phân tích 4
số lẻ
64 PTN báo cáo có dữ liệu in từ cân, tuy nhiên không tìm thấy
65 Không có dữ liệu gốc chuẩn độ
70 Không báo cáo thông tin dung môi
71 Báo cáo sai khối lượng mẫu 3 (576,6 mg) của phần xác định F, và thể tích thuốc thử KF
thử 2 mẫu B (3,9470 ml)
74 Cân khoảng 10 mg nước bằng cân phân tích 4 số lẻ
* Bình luận chung:
- Vẫn còn một số PTN báo cáo thông tin chưa đầy đủ về thiết bị (Cân phân tích, máy chuẩn độ)
- Một số PTN không cung cấp đủ thông tin về hóa chất, chất chuẩn sử dụng hoặc sử dụng hóa chất, chất chuẩn không phù hợp
- Một số PTN không cung cấp đủ dữ liệu gốc (Dữ liệu cân, dữ liệu chuẩn độ)
Trang 284.6 Xác định hoạt lực kháng sinh (neomycin) trong viên nén bằng phương pháp vi sinh vật
(PTS 6)
Mã
PTN
Nhận xét
01 Không ghi cách pha dung dịch chuẩn gốc, thử gốc; K2HPO4 hết hạn sử dụng
02 Thử 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Không ghi hạn sử dụng của
KH2PO4; Cân 10 viên trên cân phân tích có độ chính xác 1 mg, nhưng không báo cáo đầy đủ chữ số có ý nghĩa (PTN ghi: 9,11 g)
03 Sử dụng chất chuẩn không phải do chương trình TNTT cung cấp; Tính sai bảng phân tích phương sai do tính giá trị Fcal bằng cách lấy bình phương trung bình của từng nguồn biến thiên chia cho tổng bình phương của sai số dư (trong khi phải chia cho bình phương trung bình của sai số dư); Thử 1, 2: tính sai hoạt lực trong viên (R) do nhân hệ số hiệu chỉnh 2 lần (VD thử 1: Nếu lấy hoạt lực giả định là 65260,2 IU/viên thì khi tính R không cần nhân hệ số hiệu chỉnh nữa); Tính sai khoảng tin cậy do tính sai R
04 Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Tính thống kê: chỉ nên làm tròn số ở kết quả cuối cùng (PTN làm tròn giá trị K); Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
06 Thử 1,2 "không có giá trị" do sai số Fcal của nguồn biến thiên độ cong không đạt; Tính sai bảng phân tích phương sai do tính giá trị Fcal bằng cách lấy bình phương trung bình của từng nguồn biến thiên chia cho tổng bình phương của độ cong (trong khi phải chia cho bình phương trung bình của sai số dư); Không ghi hạn sử dụng của NaOH; Tính sai giá trị b dẫn đến sai hoạt lực và khoảng tin cậy
07 Cân chất chuẩn dưới 30 mg bằng cân phân tích có độ chính xác ±0,1 mg; Không ghi hạn sử dụng của KH2PO4, K2HPO4, NaOH; Viết sai đơn vị của hoạt lực giả định (Thử 1: IU/mg, Thử 2: IU/ml); Báo cáo sai giá trị tổng y2
08 Tủ ấm, cân phân tích hết hạn hiệu chuẩn; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm
11 Tủ cấy vi sinh, thước đo vòng vô khuẩn không được hiệu chuẩn; Không ghi hạn sử dụng của
KH2PO4; Tính sai x1 và x2 do không cộng giá trị CM' dẫn đến tính sai khoảng tin cậy; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn)
12 Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Chuẩn bị dung dịch S3, U3
dễ gây sai số khi chỉ pipet 1 ml dung dịch gốc
13 Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Không ghi hạn hiệu chuẩn của thước đo vòng vô khuẩn; Tính sai Fcal của nguồn biến thiên do chế phẩm, giữa các xử lý
14 Báo cáo sai số liệu đường kính vòng vô khuẩn (Thử 1: u3: 23,57 → 23,51; Thử 2: s2: 131,75
→ 131,65); Báo cáo dữ liệu cân sai (Thử 1: 0,28040 → 0,28041 g); Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105%; Tính sai tổng bình phương của sai số dư do không
Trang 29trừ tổng bình phương giữa các đĩa dẫn đến tính sai giá trị Fcal trong bảng phân tích phương sai; Tính sai khoảng tin cậy
17 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Không ghi hạn hiệu chuẩn của thước đo vòng vô khuẩn; Không có thông tin số lô, hạn sử dụng của môi trường, chủng vi sinh vật
18 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm
19 Chưa đánh giá cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Báo cáo sai số liệu của Thử 1: R3, R6; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Không ghi hạn hiệu chuẩn của tủ an toàn sinh học, máy đo vòng vô khuẩn; Không ghi hạn sử dụng của KH2PO4; Nhiệt độ ủ không theo protocol (PTN: 35-37 oC, Protocol: 37-39 oC)
22 Không ghi hạn hiệu chuẩn của tủ an toàn sinh học, máy đo vòng vô khuẩn, tủ sấy; Tủ ấm hết hạn hiệu chuẩn; Không ghi hạn sử dụng của cao thịt bò; Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì
s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử; Thử 2 "không có giá trị"
do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %
23 Máy đo pH, cân phân tích, cân kĩ thuật, nồi hấp, tủ sấy, tủ ấm: hết hạn hiệu chuẩn
24 Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %
27 Không ghi hạn sử dụng K2HPO4; Thử 1: Tính sai khối lượng 10 viên; Thử 1: Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Thử 2: Tính sai Fcal của nguồn biên thiên độ cong
29 Thử 1: Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do báo cáo sai hoạt lực trong viên: 64547,14
→ 64387,37 IU/viên; Thử 2: Tính sai hoạt lực trong viên do tính sai antilnM
30 Nhiều thiết bị hết hạn hiệu chuẩn: tủ an toàn sinh học, cân, máy đo pH, tủ ấm, thước đo vòng
vô khuẩn; Thử 1, 2: Viết sai đơn vị của hoạt lực giả định (IU/mg → IU/viên); Thử 2: Báo cáo sai đường kính vòng vô khuẩn R3 (1527 →1517 mm); Thử 2: Tính sai hàm lượng phần trăm
so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn)
32 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Không ghi hạn hiệu chuẩn của máy đo vòng vô khuẩn
33 Sử dụng chủng vi sinh vật khác qui định trong protocol; Báo cáo hoạt lực trong viên sai do không nhân với hệ số hiệu chỉnh; Tính sai khoảng tin cậy do áp dụng Au không thống nhất (Thử 1: khi tính R: sử dụng Au=65000, khi tính giới hạn tin cậy: sử dụng Au=65628,3 IU/viên)
34 Thử 1: đường kính vòng vô khuẩn nhỏ (khoảng 11 mm); Thử 1: Tính sai Fcal của nguồn biến thiên độ cong
37 Xem lại cách tính giá trị R (Kết quả hàm lượng phần trăm so với nhãn khác với BTC tính lại:
> 0,5%) ; khối lượng 10 viên khác nhau giữa 2 thử; Thử 2: chép sai R2 và R5; Khoảng nhiệt
độ ủ thực tế không theo protocol; Đường kính vòng vô khuẩn: cần ghi đầy đủ chữ số có ý nghĩa sau dấu phẩy (Ví dụ: 19 mm → 19,0 mm)
40 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Không ghi hạn hiệu chuẩn của máy đo pH; Các thiết bị còn lại: hết hạn hiệu chuẩn; Không ghi hạn sử dụng KH2PO4, K2HPO4; Sử dụng chất chuẩn không phải do chương trình TNTT cung cấp (số lô khác, hoạt lực giống)
Trang 3041 Không ghi hạn hiệu chuẩn của BSC; Thử 1,2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Tính C sai dẫn đến tính sai khoảng tin cậy
42 Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Chỉ báo cáo 1 kết quả (nhưng vẫn có kết quả trung bình của 2 thử nghiệm); Tất cả thiết bị đều hết hạn hiệu chuẩn
44 Không ghi hạn sử dụng KH2PO4, K2HPO4; Làm tròn S1 đến S3; U1 đến U3, R1 đến R6 theo đơn vị mm trong khi số liệu gốc có độ chính xác 0,1 mm, tuy nhiên kết quả cuối cùng tính đúng
45 Sử dụng chủng vi sinh vật khác qui định trong protocol; Thử 1,2: "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %
46 Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
48 Thử 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Báo cáo S1 đến S3; U1 đến
U3, R1 đến R6 theo đơn vị mm trong khi số liệu gốc có độ chính xác 0,1 mm, tuy nhiên kết quả cuối cùng tính đúng; Khoảng nhiệt độ ủ thực tế không theo protocol; Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
49 Đường kính vòng vô khuẩn nhỏ (khoảng 11 mm); Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
51 Thử 1: Báo cáo sai đường kính vòng vô khuẩn (s3, đĩa số 6); Thử 2: Báo cáo sai giá trị R (kết quả 65537,4 IU/viên là hoạt lực giả định); Tính sai tổng y2 (Kết quả hàm lượng tính đúng)
52 Chỉ báo cáo 1 kết quả (nhưng vẫn có kết quả trung bình 2 thử nghiệm); Tính sai hoạt lực R; Tính sai tổng y2
53 Sử dụng chủng vi sinh vật khác qui định trong protocol; Máy đo vòng vô khuẩn hết hạn hiệu chuẩn
54 Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105%; Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm; Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
55 Đường kính vòng vô khuẩn nhỏ (khoảng 12 mm) dễ gây sai số khi đo; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm
56 Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn); Thử 2: Tính sai hoạt lực giả định dẫn đến tính sai hoạt lực trong viên (chép nhầm hoạt lực giả định của Thử 1); Tính sai khoảng tin cậy do lấy giới hạn tin cậy chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hoạt lực tính được)
57 Không ghi rõ cách pha loãng các dung dịch chuẩn, thử làm việc; Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm; Thử 1: Tính sai U2 dẫn đến tính sai Qu, tổng Q, bảng phân tích phương sai
58 Báo cáo số liệu cân 10 viên chưa đầy đủ chữ số có ý nghĩa (9,117 g → 9,1166 g); Tính sai C
do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
Trang 3159 Không ghi hạn hiệu chuẩn của BSC; Khoảng nhiệt độ ủ thực tế không theo protocol; Tính sai
C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
60 Không ghi hạn hiệu chuẩn của BSC; Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
62 Không ghi hạn hiệu chuẩn của BSC
63 Không rõ PTN sử dụng dụng cụ đục lỗ hay ống trụ; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn)
64 Nhiều thiết bị hết hạn hiệu chuẩn: BSC, cân, máy đo pH, tủ ấm; Không ghi hạn hiệu chuẩn của thước đo vòng vô khuẩn; Tính sai hoạt lực giả định (chưa nhân 1000, hệ số chuyển đổi đơn vị g → mg) dẫn đến báo cáo sai hoạt lực trong viên (Hoạt lực phần trăm so nhãn được tính đúng); Báo cáo không thống nhất khối lượng cân chuẩn S2 (60,5 hay 60,2 mg); Thử 1: đường kính vòng vô khuẩn: cần ghi đầy đủ chữ số có ý nghĩa sau dấu phẩy (Ví dụ: 21,9 mm
→ 21,90 mm)
66 Máy đo vòng vô khuẩn hết hạn hiệu chuẩn
67 Thử 1: Tính sai Fcal của nguồn biến thiên độ cong do tính sai tổng bình phương; Tính sai hoạt lực trong viên do tính sai yu-ys; Tính sai C do hiểu nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính, sử dụng hệ số t=2,09 (trong khi t=2,06) dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử; Thử 1,2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Thử 2: chép sai R2, chép sai tổng y; Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm
69 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn: BSC, cân, máy đo pH, tủ ấm, máy đo vòng vô khuẩn; Đường kính vòng vô khuẩn quá nhỏ dễ gây sai số khi đo (khoảng 8 mm); Báo cáo hoạt lực trung bình của mẫu thử so với nhãn không phù hợp (PTN báo cáo hoạt lực tuyệt đối và hoạt lực này không rõ được tính từ đâu)
70 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn: Cân, tủ ấm
71 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Đường kính vòng vô khuẩn nhỏ (khoảng
11 mm) dễ gây sai số khi đo; Ghi sai đơn vị của hoạt lực giả định; Tính sai bảng phân tích phương sai do tính giá trị Fcal bằng cách lấy bình phương trung bình của từng nguồn biến thiên chia cho tổng bình phương của sai số dư (trong khi phải chia cho bình phương trung bình của sai số dư); Tính sai hoạt lực trong viên do không nhân hệ số hiệu chỉnh; Không rõ hạn hiệu chuẩn của máy đo pH; Ghi hạn hiệu chuẩn của cân không thống nhất (Thử 1: 18/2/2021; Thử 2: 18/2/2022)
72 Đường kính vòng vô khuẩn nhỏ (khoảng 12 mm) dễ gây sai số khi đo; Báo cáo lẫn lộn kết quả thử 1 và thử 2 (từ phần tính toán hoạt lực) và kết quả hoạt lực chênh lệch so với BTC tính lại; Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm
73 Khu vực thử nghiệm có cấp độ sạch dưới D; Không ghi hạn hiệu chuẩn định kì hàng năm của máy đo pH; Thử 1 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105%; Tính sai C do nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
75 Không báo cáo cấp độ sạch của khu vực thử nghiệm; Thử 2: báo cáo số liệu cân chất chuẩn chưa đầy đủ chữ số có ý nghĩa; Không ghi hạn sử dụng của K2HPO4
Trang 3276 Cân xác định khối lượng trung bình viên trên cân có độ chính xác ±0,01 g là không phù hợp; Thử 1, 2 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Thử 1, 2: tính sai tổng y2
77 Môi trường, chủng vi sinh vật không có thông tin về hãng sản xuất; Chủng vi sinh vật: không
có thông tin số lot; Báo cáo số liệu cân chất chuẩn chưa đầy đủ chữ số có ý nghĩa; Tính sai hàm lượng phần trăm so với nhãn do lấy hoạt lực tính được chia cho hoạt lực giả định (trong khi phải chia cho hàm lượng trên nhãn)
79 Tính sai giới hạn tin cậy do chưa nhân hệ số hiệu chỉnh, dẫn đến tính sai khoảng tin cậy Báo cáo nhầm hoạt lực giả định của Thử 1 thành hoạt lực giả định của Thử 2 Thử 1 "không có giá trị" do khoảng tin cậy vượt quá 95-105 %; Sử dụng chung 1 dung dịch chuẩn cho 2 thử nghiệm
81 Tính hoạt lực giả định: cần nhập đầy đủ chữ số có ý nghĩa của lượng cân thử
82 BSC: Không có thông tin về model, hạn hiệu chuẩn; Thử 2: Tính sai khoảng tin cậy do lấy giới hạn tin cậy chia cho hàm lượng trên nhãn (trong khi phải chia cho hoạt lực tính được)
83 Thử 1, 2: tính sai hoạt lực trong viên do nhân hệ số hiệu chỉnh 2 lần (VD thử 1: Nếu lấy hoạt lực giả định là 65970,1 IU/viên thì khi tính R không cần nhân hệ số hiệu chỉnh nữa)
85 Thử 1: báo cáo sai kết quả R5; BSC: Không ghi hạn hiệu chuẩn
* Bình luận chung:
- Do trong biểu mẫu Báo cáo kết quả phân tích chưa để trống phần ghi tên môi trường, tên chủng vi sinh vật nên một số PTN không báo cáo tên môi trường, tên chủng vi sinh vật Tuy nhiên, để đảm bảo truy xuất được thông tin về môi trường và chủng vi sinh vật khi có vấn đề phát sinh, PTN nên tự ghi thêm thông tin này vào trong Báo cáo kết quả phân tích
- Một số PTN báo cáo nồng độ hỗn dịch bào tử, tỷ lệ cấy chủng vi sinh vật vào môi trường chưa phù hợp (VD: PTN nên ghi nồng độ hỗn dịch bào tử theo đơn vị CFU/ml hoặc ghi rõ cấy bao nhiêu mililit chủng vào bao nhiêu mililit môi trường)
- Một số PTN ghi khoảng nhiệt độ ủ thực tế chưa phù hợp (PTN chỉ ghi một điểm nhiệt độ, ví
dụ ghi 38 oC) trong khi BTC yêu cầu ghi khoảng dao động nhiệt độ của tủ ấm trong suốt thời gian ủ, hoặc PTN báo cáo nhầm thành thời gian khuếch tán ở nhiệt độ phòng
- Một số PTN báo cáo thời gian khuếch tán ở nhiệt độ phòng không phù hợp (PTN báo cáo nhầm thành thời gian ủ đĩa), hoặc để thời gian khuếch tán ở nhiệt độ phòng không theo protocol (VD: PTN: 30 phút, protocol: 1 h)
- Để thuận tiện khi tính toán thông kê, một số PTN tự động nhân 10 vào số liệu đường kính vòng vô khuẩn thì PTN cần chú thích rõ điều này trong Báo cáo kết quả phân tích
- Rất có thể do hiểu nhầm bình phương trung bình của sai số dư s2 là s nên một số PTN nhập giá trị s4 thay vì s2 vào công thức tính dẫn đến tính sai khoảng tin cậy của phép thử
- Báo cáo kết quả phân tích: còn bị gạch xóa, chữa đè số liệu mà không kí xác nhận bên cạnh
Trang 334.7 Xác định chất chiết được trong bột dược liệu bằng phương pháp chiết lạnh (PTS 7)
02 Thời gian để nguội sau sấy của bì và bì chứa cắn khác nhau
03 Báo cáo kết quả 4 chữ số sau dấu phẩy, không làm tròn theo yêu cầu của protocol
04 Nhiệt độ sấy, thời gian để nguội sau sấy của bì và bì chứa cắn khác nhau Không báo
cáo hạn hiệu chuẩn của thiết bị (Tủ sấy)
07 Xem lại hạn hiệu chuẩn của cân (Báo cáo ghi 11/11/2022)
09 Không báo cáo hạn hiệu chuẩn của thiết bị (Tủ sấy, cân)
10 Báo cáo công thức tính không đúng
11 Báo cáo công thức tính không đúng
12 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn ngày 31/7/2021, tiến hành phân tích ngày 24/8/2021 (tủ sấy,
cân)
13 Quy trình phân tích không đúng: sau khi thêm chính xác 100 ml nước cất, đậy kín, ngâm
lạnh thỉnh thoảng lắc trong 6 h đầu, sau đó để yên 18h ở nhiệt độ 2 °C đến 10 °C
14 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn ngày 6/8/2021, tiến hành phân tích ngày 31/8/2021 (tủ sấy,
cân)
16 Xem lại hạn hiệu chuẩn cân (Báo cáo ghi 12/01/2024)
17 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn 5/2021, tiến hành phân tích ngày 6/9/2021 (tủ sấy, cân)
20 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (Tủ sấy, cân)
21 Làm tròn số sai nên kết quả thử 3 bị sai dẫn đến kết quả trung bình bị sai, không báo
cáo giá trị RSD
22 Báo cáo sấy bì 3h nhưng kết quả in cân lại thể hiện sấy đến khối lượng không đổi Báo
cáo thời gian tiến hành ghi từ 26-27/8 nhưng giấy in cân thể hiện ngày 25-26/8
23 Làm tròn số sai nên kết quả thử 2 bị sai dẫn đến kết quả trung bình và giá trị RSD bị sai
25 Báo cáo giá trị RSD 3 chữ số sau dấu phẩy không đúng quy định của protocol
26 Tính sai giá trị RSD
27 Báo cáo giá trị RSD 3 chữ số sau dấu phẩy không đúng quy định của protocol
28 Tính sai kết quả thử 1, thử 3 dẫn đến kết quả trung bình và giá trị RSD bị sai
30 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (Tủ sấy, cân)
31 Báo cáo ở bảng điều kiện sấy: Cột thời gian để nguội để đơn vị (°C) Tính sai giá trị
RSD
32 Sử dụng cân có độ chính xác 0,01 g
35 Không báo cáo hạn hiệu chuẩn của thiết bị (tủ sấy, cân)
36 Không báo cáo nhiệt độ sấy, thời gian sấy và thời gian để nguội của bì
37 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (tủ sấy, cân)
38 Quy trình phân tích: ngâm lạnh (2-10 °C)
39 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (tủ sấy, cân)
Trang 3440 Báo cáo công thức tính dùng các ký hiệu không giống trong bảng kết quả và không có
chú thích Tính sai giá trị RSD
42 Thời gian để yên thực tế chỉ có 17h (17h ngày 29/7 đến 10h ngày 30/7) Thời gian để
nguội sau sấy của bì và bì chứa cắn khác nhau (Bì từ 9h30 phút - 10h30 phút ngày 30/7,
bì chứa cắn từ 16h00 – 16h30 phút ngày 30/7)
48 Báo cáo kết quả 3 chữ số sau dấu phẩy, không làm tròn theo quy định của protocol
49 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (Tủ sấy)
51 Nhập số liệu (P2) của thử 2 và thử 3 sai dẫn đến kết quả của thử 2, thử 3, trung bình và
giá trị RSD bị sai
54 Báo cáo công thức tính không đúng Sấy bì đến khối lượng không đổi tuy nhiên lại lấy
giá trị cân bì lần 1 để tính kết quả nên bị lệch so với kết quả tính lại
55 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (Tủ sấy, cân) Báo cáo công thức tính không đúng
56 Thiết bị hết hạn hiệu chuẩn (Tủ sấy, cân)
57 Tính sai giá trị trung bình
58 Không báo cáo thông tin thiết bị (cân) Báo cáo công thức tính không đúng Tính sai
kết quả
59 Bì và bì chứa cắn cân trên cân 5 số, mẫu thử cân trên cân 4 số
61 Thời gian để nguội của bì và bì chứa cắn khác nhau
62 Khối lượng bì chứa cắn của thử 3 nhỏ hơn khối lượng bì nên kết quả của thử 3 bị âm
khi tính lại
67 Báo cáo kết quả của các thử 3 chữ số sau dấu phẩy không đúng theo quy định của
protocol
70 Báo cáo công thức tính không đúng
72 Tính sai kết quả thử 1 nên kết quả trung bình và RSD bị sai
73 Tiến hành sai quy trình (lọc vào bình định mức 100 ml, bổ sung nước vừa đủ) Báo cáo
giá trị RSD 3 chữ số sau dấu phẩy không đúng theo quy định của protocol
79 Cân trên cân 5 số nhưng lại báo cáo làm tròn 4 số sau dấu phẩy
* Bình luận chung:
- Một số đơn vị không báo cáo thông tin đầy đủ về thiết bị (VD: Cân phân tích, tủ sấy)
- Một số PTN không mô tả bình hứng dịch lọc có khô hay không
- Một số PTN không đính kèm dữ liệu in cân
- Phần lớn các PTN không ghi rõ thời gian thực tế lắc, để yên, sấy và thời gian thực tế để nguội
từ mấy giờ đến mấy giờ mà chỉ ghi tổng thời gian
- Một số PTN ghi sai công thức tính kết quả
- Một số PTN tính sai kết quả
Trang 355 KHUYẾN CÁO CÁC NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ GÂY RA KẾT QUẢ SAI LỆCH
1 Thiết bị:
- Cân phân tích và máy AAS không đáp ứng yêu cầu sử dụng cho phép thử (Có thể do không
còn trong thời hạn hiệu chuẩn có hiệu lực)
2 Dung môi, hóa chất:
- Không sử dụng đúng loại dung môi theo yêu cầu
- Chất lượng của dung môi không đảm bảo: Quá hạn dùng, độ tinh khiết thấp
3 Dụng cụ thí nghiệm:
- Sử dụng dụng cụ cho phép thử không đúng theo quy định của Dược điển
4 Cách tiến hành:
- Thời gian đun cách thủy
- Giai đoạn để nguội bình định mức về nhiệt độ phòng sau khi đun cách thủy
5 Kỹ năng của kiểm nghiệm viên:
- Thao tác đồng nhất mẫu, hút chuẩn, cân thử (Mức độ ảnh hưởng có liên quan đến thời
gian thực hiện và độ ẩm của môi trường)
- Cách vừa đủ dung môi vào bình định mức
6 Tính toán kết quả:
- Nhập sai số liệu
- Nhầm công thức
- Tính kết quả không dựa vào đường chuẩn trên thiết bị
- Làm tròn số chưa đúng quy định theo Dược điển
1 Thiết bị:
- Các thiết bị phân tích dùng cho phép thử bao gồm máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, cân phân tích không được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hoặc không còn trong thời hạn hiệu chuẩn có hiệu lực
2 Cột sắc ký:
- Cột sắc ký có hiệu lực kém dẫn đến pic kéo đuôi hoặc choãi phía trước
3 Dung môi, hóa chất:
- Chất lượng của dung môi, hóa chất không đảm bảo: Quá hạn dùng; không đủ độ tinh khiết cho phép thử sắc ký lỏng hiệu năng cao; không rõ nguồn gốc xuất xứ; bảo quản ở điều kiện không đúng
4 Dụng cụ thí nghiệm:
- Không sử dụng bình định mức, pipet đạt yêu cầu cho việc hút và pha chính xác thể tích
- Sử dụng bình định mức, pipet không đồng bộ
Trang 365 Cách tiến hành:
- Thời gian lắc siêu âm
- Giai đoạn để nguội bình định mức về nhiệt độ phòng sau khi lắc siêu âm
6 Kỹ năng của kiểm nghiệm viên:
- Thao tác điền đầy, trộn đều
- Thao tác pha loãng
- Độ nhạy của chỉ thị, lượng chỉ thị sử dụng cho mỗi lần định lượng
- Sử dụng đúng đệm dung dịch đệm để tạo môi trường phù hợp cho phép định lượng
3 Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình định mức và pipet phải đạt yêu cầu sử dụng cho phép thử định lượng
4 Cách tiến hành:
- Cần sử dụng đủ lượng acid để hòa tan dược chất
- Cần đun đủ thời gian để hòa tan hết dược chất trong mẫu thử
- Cần làm mẫu trắng song song trong cùng điều kiện
5 Kỹ năng của kiểm nghiệm viên:
- Thao tác cân, chuẩn bị mẫu thử
- Thao tác chuẩn độ và phát hiện điểm tương đương
1.1 Máy thử độ hòa tan:
- Vị trí lắp đặt thiết bị: Thiết bị phải được đặt cố định, chống rung;
Trang 37- Hiệu chuẩn thiết bị: Thiết bị cần được hiệu chuẩn định kỳ và còn hiệu lực hiệu chuẩn;
- Cốc đựng môi trường hòa tan: Phải sạch và khô;
- Các cốc thử phải được đậy nắp kín trong quá trình thử nghiệm để hạn chế sự bay hơi của môi trường hòa tan
1.2 Máy đo quang phổ UV-Vis:
- Vị trí lắp đặt thiết bị: Thiết bị phải được đặt cố định;
- Hiệu chuẩn thiết bị: Thiết bị cần được hiệu chuẩn định kỳ và còn hiệu lực hiệu chuẩn;
- Cần phải bật đèn tối thiểu 20 phút để ổn định;
- Cuvet phải sạch
1.3 Cân phân tích:
- Vị trí lắp đặt thiết bị: Thiết bị phải được đặt cố định;
- Hiệu chuẩn thiết bị: Thiết bị cần được hiệu chuẩn định kỳ và còn hiệu lực hiệu chuẩn;
- Cần phải bật cân trước khi sử dụng ít nhất 15 phút Cal cân và kiểm tra độ chính xác của cân bằng quả cân chuẩn;
- Tránh sự ảnh hưởng của luồng khí tự nhiên và điều hòa khi cân
2 Điều kiện môi trường hòa tan:
- Thể tích môi trường hòa tan;
- Nhiệt độ môi trường hòa tan: Nhiệt độ môi trường hòa tan trong suốt quá trình thử nghiệm phải được duy trì ở 37 ± 0,5 oC (Đo trực tiếp trong cốc thử, vì nhiệt độ hiển thị trên màn hình thiết bị là nhiệt độ của bồn cách thủy)
3 Dụng cụ:
- Loại giấy lọc sử dụng ảnh hưởng đến độ trong của dung dịch sau khi lọc hoặc làm giảm nồng độ của dung dịch sau khi lọc do sự hấp phụ của giấy lọc;
- Bình định mức: Nên cùng loại;
- Pipet: Phải dùng pipet chính xác khi pha loãng mẫu
4 Hóa chất, thuốc thử, môi trường hòa tan:
- Lưu ý chất lượng của nước RO/ nước tinh khiết sử dụng (Phép thử chỉ sử dụng nước)
5 Kỹ năng, thao tác của kiểm nghiệm viên:
- Thao tác khi cân chuẩn;
- Thao tác khi xử lý mẫu: hút, pha loãng và làm đầy dung dịch chuẩn và thử;
- Đo mẫu trên thiết bị quang phổ UV-Vis
- Tính toán kết quả: Lưu ý về hàm lượng chuẩn dạng khan hay nguyên trạng, hàm lượng
ẩm (nếu có), độ pha loãng mẫu thử và mẫu chuẩn
1 Thiết bị:
- Các thiết bị phân tích dùng cho phép thử bao gồm cân phân tích, máy chuẩn độ đo thế hoặc máy KF không được định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hoặc không còn trong thời hạn hiệu chuẩn có hiệu lực
- Hệ chuẩn độ không đảm bảo độ kín, dễ bị hút ẩm của môi trường vào hệ thống hoặc gây nên sự không ổn định cho quá trình chuẩn độ
Trang 382 Dung môi, thuốc thử, chất chuẩn:
- Chất chuẩn không phù hợp (chất lượng, chủng loại), không đủ độ tinh khiết hoặc giá trị hàm lượng không phản ánh đúng chất lượng
- Chất lượng của dung môi, thuốc thử KF không đảm bảo: Quá hạn dùng; không đủ độ tinh khiết cho phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp KF; không rõ nguồn gốc xuất xứ; bảo quản ở điều kiện không đúng
3 Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:
- Độ ẩm PTN quá cao ảnh hưởng đến độ ẩm của mẫu thử trong quá trình cân mẫu
- Dụng cụ cân mẫu và đưa mẫu vào cốc chuẩn độ không đủ độ khô, sạch
4 Kỹ năng của kiểm nghiệm viên:
- Thao tác cân mẫu quá lâu gây hút ẩm do mẫu rất dễ hút ẩm
- Thao đưa mẫu vào cốc chuẩn độ không đúng sẽ làm mất mẫu hoặc mẫu dính lên thành cốc
1 Điều kiện phòng thử nghiệm:
- Khu vực thử nghiệm không được kiểm soát có thể gây tạp nhiễm cho quá trình thử nghiệm
vì thực tế có những giai đoạn của thử nghiệm thường được tiến hành ngoài BSC như thao tác đổ thạch, nhỏ dung dịch kháng sinh
2 Thiết bị:
- Các thiết bị dùng cho phép thử như tủ an toàn sinh học, cân phân tích, máy đo đường kính vòng vô khuẩn, máy đo pH, tủ ấm, micropipet không được định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa, thẩm định/hiệu chuẩn hoặc không còn hạn thẩm định/hiệu chuẩn
3 Dụng cụ thí nghiệm:
- Sử dụng bình định mức, pipet không đạt yêu cầu cho việc hút và pha thể tích chính xác
- Sử dụng dụng cụ không sạch để pha loãng sẽ làm dung dịch bị dính trên pipet gây sai số khi pha
- Dụng cụ đục lỗ thạch không tròn; sai lệch đường kính giữa các ống trụ lớn, không đạt yêu cầu DĐVN V
- Sử dụng mặt bàn đổ thạch không phẳng khi đổ môi trường vào đĩa dẫn đến lớp môi trường
Trang 396 Chủng vi sinh vật:
- Nồng độ chủng VSV cho vào môi trường không phù hợp: Nếu nồng độ chủng VSV quá nhiều sẽ làm giảm tỉ lệ đáp ứng của đường kính vòng vô khuẩn với nồng độ kháng sinh (điều này đặc biệt quan trọng đối với Neomycin vì chênh lệch đường kính vòng vô khuẩn giữa 2 nồng độ kháng sinh liên tiếp thường nhỏ hơn so với các kháng sinh khác), nếu nồng
độ chủng quá ít sẽ khiến đường kính vòng vô khuẩn không sắc nét, dễ mắc sai số khi đo
7 Cách tiến hành:
- Thao tác cân chuẩn lâu dễ mắc sai số khi cân do chất chuẩn rất dính, dễ hút ẩm
- Nhỏ dung dịch kháng sinh quá nhanh khiến dung dịch kháng sinh còn dính ướt lại trên đầu dụng cụ nhỏ (đầu côn) gây sai số
- Đường kính vòng vô khuẩn quá nhỏ (khoảng dưới 12 mm) dễ gây sai số khi đo
- Đo đường kính vòng vô khuẩn bằng tay dễ mắc sai số ngay cả với kiểm nghiệm viên có kinh nghiệm
8 Tính toán kết quả:
- Nhập sai số liệu đường kính vòng vô khuẩn
- Công thức tính toán sai
1 Thiết bị:
- Cân phân tích, tủ sấy không đáp ứng yêu cầu sử dụng cho phép thử (Có thể do không được
định kỳ bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, hiệu chuẩn hoặc không còn trong thời hạn hiệu chuẩn có hiệu lực)
- Không sử dụng hệ số hiệu chính của tủ sấy khi cài đặt nhiệt độ
2 Dụng cụ thí nghiệm:
- Không sử dụng pipet đạt yêu cầu cho phép thử định lượng
- Bình hút ẩm không đúng theo quy định của dược điển
3 Cách tiến hành:
- Thời gian lắc, thời gian để yên và thời gian sấy cắn không đúng theo quy trình
- Sử dụng giấy lọc không đảm bảo chất lượng
- Không loại bỏ dịch lọc đầu
- Sử dụng bình hứng dịch lọc không thích hợp (bị ướt, bẩn )
- Thời gian để nguội sau sấy của bì và bì chứa cắn không giống nhau
4 Kỹ năng thao tác của kiểm nghiệm viên:
Trang 40PHỤ LỤC A CHUẨN BỊ MẪU, ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐỒNG NHẤT VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH MẪU THỬ
Chương trình thử nghiệm thành thạo bằng so sánh liên phòng được Viện Kiểm nghiệm thuốc
TW tổ chức nhằm đánh giá năng lực của các PTN trên toàn quốc và giúp các PTN:
- Đánh giá trình độ, tay nghề của KNV
- Đánh giá điều kiện môi trường PTN
- Đánh giá hệ thống trang thiết bị của PTN
- Đánh giá xu hướng của các phép thử lặp lại
Chương trình TNTT 2021 được xây dựng bao gồm 7 phép thử với nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau Tiểu ban kỹ thuật của chương trình đã tiến hành khảo sát để lựa chọn đối tượng mẫu phân tích phù hợp cho từng phép thử Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố mẫu đến kết quả thực nghiệm, việc tiến hành chuẩn bị mẫu, xác định độ đồng nhất và độ ổn định mẫu thử được thực hiện như sau:
- Rửa sạch lọ, nút cao su và nắp nhôm bằng nước máy
- Rửa, tráng lọ, nút cao su và nắp nhôm bằng nước RO 3 lần; Để ráo nước
- Sấy lọ ở 100 °C - 120 °C trong 8 giờ, sấy nút cao su và nắp nhôm ở 50 °C trong 24 giờ
- Xếp và đánh số thứ tự lọ
1.2 Chuẩn bị mẫu thử
1.2.1 Phép thử định lượng đồng bằng phương pháp AAS (PTS 1)
- Mẫu thử dạng viên nang mềm, đóng 4 vỉ /hộp (5 viên/vỉ) và dán nhãn theo số thứ tự hộp