Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam (Trang 27 - 34)

Luật BHYT có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 nhưng từ ngày 01/01/2010 Luật mới được chính thức triển khai trên cả nước. Sau một thời gian ngắn triển khai Luật BHYT nhằm thực hiện thành công BHYT toàn dân chúng ta đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như sau:

Thứ nhất, về ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và triển khai thực hiện

- Trong công tác ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện: Sau khi Luật BHYT ra đời nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết cũng được ban hành đảm bảo cho việc thực hiện tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân. Các văn bản đó như: Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT- TC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật BHYT và Nghị định số 62/2009/NĐ-CP; Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2009 về đăng kí KCB ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT… Nghị định số 62/2009 có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã đảm bảo hiệu lực của Luật trên thực tế. Văn bản này quy định chi tiết “các đối tượng khác” tại khoản 25 Điều 12 Luật BHYT như: công nhân cao su, thanh niên xung phong, người hoạt động không chuyên trách ở xã…; lộ trình thực hiện cho các đối tượng này. Đặc biệt, Nghị định đã quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT của các đối tượng cho từng

giai đoạn. Điều này đã làm cho Luật BHYT chính thức có hiệu lực trên thực tế. Mặc dù Luật BHYT năm 2008 có quy định mức đóng nhưng chỉ quy định trong giới hạn tối đa mà không quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng nên sau khi có hiệu lực theo quy định mà vẫn không có hiệu lực trên thực tế. Bởi vì người tham gia chưa biết phải đóng bao nhiêu, các cơ quan, tổ chức không biết thu và hỗ trợ như thế nào. Trong Nghị định này một loạt các vấn đề liên quan như mức hưởng, phạm vi hưởng, phương thức đóng của các nhóm đối tượng... cũng được làm rõ đảm bảo cho việc thực hiện lộ trình toàn dân.

Cùng với sự ra đời của Nghị định, các Bộ có liên quan cũng xây dựng, phối hợp ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định chi tiết Luật và Nghị định như Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC, Thông tư số 10/2009/TT-BYT. Các văn bản này đều hướng tới cụ thể hóa, chi tiết hóa các vấn đề đã được luật quy định. Đó là các vấn đề về đối tượng, lộ trình thực hiện, mức hưởng hay đăng kí KCB ban đầu, chuyển tuyến,… với mục tiêu tạo cơ sở cho việc thực hiện BHYT toàn dân.

Ngoài ra, để hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định để thực hiện Luật BHYT Ban bí thư TW Đảng đã có chỉ thị số 37CT/TW yêu cầu các cấp, chính quyền, đoàn thể, nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT. Từ đó, các cơ quan có trách nhiệm cũng ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện, triển khai đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Các cơ quan liên quan như Bộ y tế ban hành danh mục thuốc thuộc phạm vi BHYT thanh toán; Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy định về các mức phí; BHXH Việt Nam có các văn bản hướng dẫn thực hiện trả chi phí khám chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ BHYT…Ngay sau khi Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai thực hiện Luật BHYT; các sở, ban, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT.

- Trong công tác triển khai thực hiện: Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện Luật trên thực tế, các cơ quan, ban ngành, tổ chức đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố triển khai đến các phòng, ban; các

sở, Liên đoàn lao động; BHXH tỉnh; các hội, đoàn thể và một số cơ sở KCB. Sở y tế chủ trì hội nghị triển khai tới bệnh viện đa khoa các huyện; trung tâm y tế. BHXH tỉnh cũng tổ chức hội nghị triển khai tới các cán bộ công chức BHXH; các sở y tế; các cơ sở KCB.

Đặc biệt hiện nay chúng ta đã có kết hợp việc tuyên truyền Luật BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức khác nhau như đối thoại tọa đàm trực tiếp…Ngoài ra, một số ban ngành tổ chức Hội nghị triển khai Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn. Thời gian tổ chức thực hiện triển khai chủ yếu tập trung từ tháng 9, 10, 11/2009. Mục đích tổ chức hội nghị triển khai là đưa các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn tới tổ chức, người dân; giúp họ biết và hiểu được các quy định nhất là các quy định mới liên quan tới việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Qua đây họ có thể biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHYT, các nhóm đối tượng có thể biết được thời điểm mình thuộc diện bắt buộc tham gia từ đó họ có những chuẩn bị cần thiết cho việc thực hiện tránh trường hợp vi phạm luật.

Như vậy, sau khi Luật BHYT ra đời với mục tiêu hướng tới BHYT toàn dân các cơ quan, ban ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai, phổ biến thực hiện Luật BHYT để BHYT có thể đến với mọi người tạo điều kiện tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014.

Thứ hai, thực hiện lộ trình thành công với nhóm học sinh, sinh viên theo quy định từ 01/01/2010.

Thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, ngày 01/01/2010 nhóm đối tượng học sinh sinh viên chính thức tham gia theo loại hình bắt buộc. Đây là nhóm đối tượng có tiềm năng lớn được ưu tiên xác định đầu tiên trong lộ trình bởi những điều kiện thuận lợi so với những nhóm đối tượng khác. Theo tổng kết của BHYT tự nguyện trước đây, tỷ lệ tham gia của nhóm đối tượng này chiếm tới hơn 90%, có những tỉnh con số tham gia tới 100% học sinh. Vì vậy việc chuyển biến từ loại hình tự nguyện sang bắt buộc không gặp nhiều khó khăn bởi nhận thức và việc chuẩn bị tâm lý cho họ đã chín muồi. Với mức đóng thấp và có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, việc triển khai thực hiện bắt buộc với nhóm đối tượng này tỏ ra thuận lợi với những kết quả tốt.

Để thực hiện tốt quy định về BHYT bắt buộc đối với học sinh, sinh viên từ 01/01/2010 theo lộ trình BHXH Việt Nam đã ban hành công văn gửi Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn việc thực hiện triển khai. Theo đó BHXH các tỉnh thành phố phổ biến thực hiện ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn. Cuối năm 2009 hầu hết các trường đào tạo đều triển khai thực hiện mua BHYT cho học sinh, sinh viên của mình bằng việc ra thông báo số tiền phải nộp, hình thức, thời gian, địa điểm nộp và đưa ra các chế tài xử phạt nếu vi phạm. Cả nước 100% sinh viên các trường đại học ở loại hình chính quy đã tham gia mua BHYT và được cấp thẻ BHYT. Ở một số thành phố lớn, trước kia có số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự nguyện lớn thì công tác thực hiện BHYT bắt buộc cho học sinh, sinh viên dễ dàng hơn như Đà nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh,... Công tác BHYT học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cuối năm 2009 có 100% số trường tiểu học đến đại học tham gia BHYT với trên 1 triệu học sinh, sinh viên [14]. Ở một số vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì công tác tổ chức và thu còn những vướng mắc nhưng hầu hết các cơ sở đào tạo số lượng học sinh, sinh viên tăng mạnh không trường nào không có học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Như vậy, học sinh, sinh viên là đối tượng đầu tiên tham gia mua BHYT bắt buộc theo lộ trình nhưng đã đạt được những thành công đáng kể. Theo dự tính hết năm 2010 thì số học sinh, sinh viên tham gia BHYT ước tính là 23 triệu góp phần mở rộng diện tích bao phủ của BHYT lên khoảng 70% dân số [24].

Thứ ba, xây dựng được cơ sở vững vàng cho việc đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT toàn dân theo tiến trình xác định.

Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân theo lộ trình đặt ra, chúng ta đã có những chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này. Sau thời gian ngắn thực hiện, chúng ta đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

- Về cơ sở vật chất:

Để tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT, chúng ta đã tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách để củng cố và phát triển mạng lưới khám chữa bệnh, nhất là mạng lưới y tế cơ sở. Cả nước đã có gần 2000 cơ sở khám chữa

bệnh cả công lập và ngoài công lập, khoảng 80% số trạm y tế xã, phường có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Ngay từ đầu năm 2009 BHXH các tỉnh, thành phố chủ động ký hợp đồng với 2.215 cơ sở khám chữa bệnh (tăng 66 cơ sở so với năm 2008), trong đó tuyến trung ương là 55 cơ sở, phục vụ kịp thời việc khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT [6]. Và theo hội nghị đánh giá thực hiện công tác y tế năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 của Bộ Y tế ngày 27/01/2010, trong năm 2009 có 11.663 cơ sở KCB có hợp đồng KCB có BHYT (trong đó 9,446 trạm y tế xã và 277 cơ sở y tế tư nhân) [23]. Tính tới ngày 25/12/2009, chúng ta đã không ngừng tăng cường cán bộ, bác sĩ và thiết bị y tế cho tuyến dưới, trực tiếp nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, xây mới 85 bệnh viện tuyến huyện, 16 bệnh viện đa khoa ở các tỉnh vùng núi khó khăn [13]. Việc xây dựng mới các bệnh viện, kí hợp đồng KCB có BHYT là bước đầu tiên trong công tác KCB cho nhân dân nói chung và thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân nói riêng.

Ngoài ra, nâng cao trình độ, khoa học kỹ thuật cũng được chú trọng. Phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tăng trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, các cơ sở khám chữa bệnh đã không ngừng hiện đại hóa trang thiết bị y tế, trang thiết bị quản lý y tế. Hầu hết các cơ sở KCB đều đầu tư vào việc nhập máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành. Một số bệnh viện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như bệnh viện Bạch Mai, nơi có số lượng người bệnh có thẻ BHYT đến KCB chiếm 60 đến 70% đã có 14 khoa phòng của bệnh viện đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008; đáng chú ý là một trong những khoa quan trọng nhất, Khoa Hóa sinh là đơn vị đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn ISO 15189. Trước kia do không có máy móc hiện đại nhiều cơ sở y tế phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, hay phải chuyển ra nước ngoài thì nay đã được hạn chế. Người KCB bằng BHYT có thể KCB đúng tuyến đảm bảo quyền lợi hưởng tối đa. Khi thực hiện lộ trình BHYT toàn dân số người tham gia vào BHYT không ngừng tăng lên nên việc quản lý thực sự khó khăn đặc biệt khi mới thực hiện. Với mục tiêu 100% bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh và 80% bệnh viện tuyến huyện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bệnh viện [7]. Do vậy việc ứng dụng phần mềm

công nghệ thông tin cũng được tiến hành một cách nhanh chóng đảm bảo quyền lợi của người có BHYT. Bên cạnh đó, việc không ngừng ứng dụng khoa học kỹ thuật mới đã góp phần hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Việc kí hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở, củng cố trang thiết bị y tế, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới… đã góp phần nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng BHYT nhằm tiến tới thực hiện BHYT toàn dân nói riêng.

- Nhận thức của người dân về BHYT:

Ðể chính sách bảo hiểm y tế thật sự góp phần bảo đảm an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm y tế. Phát động cuộc vận động toàn dân tham gia BHYT theo lộ trình quy định của Luật BHYT. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, động viên người dân tham BHYT…Bằng việc ban hành ngày càng đầy đủ, chi tiết hướng dẫn thi hành, mở rộng các cơ sở KCB, giảm thủ tục phiền hà, tổ chức các cuộc hội nghị, đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật BHYT, ý nghĩa, vai trò của BHYT đã có phạm vi ảnh hưởng lớn đến người dân. Sau khi Luật BHYT ra đời, các cơ quan, đoàn thể, ban, ngành, tổ chức đã tích cực phổ biến các quy định tới người dân. Qua đó, người dân tiếp cận với quy định của Luật BHYT, nhận thấy được lợi ích từ việc tham gia BHYT bằng việc ngày càng nhiều người tham gia BHYT bằng chứng là số người tham gia BHYT tăng nhanh.

Sau gần 17 năm hoạt động BHYT đã đạt những thành tựu quan trọng. Số người tham gia BHYT không ngừng tăng lên, từ 5,6% dân số năm 1993 lên 46% dân số năm 2008 (khoảng 40,7triệu người) [10]. Luật BHYT ra đời và có hiệu lực thi hành thì con số này không ngừng tăng lên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của BHXH Việt Nam thì số người tham gia BHYT toàn quốc đạt 53.029.088 người, chiếm khoảng 61% dân số. Theo Luật BHYT, các đối tượng quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều 12 phải thực hiện BHYT bắt buộc, đây

là những lộ trình đầu tiên hướng tới BHYT toàn dân. Ta thấy, những đối tượng trên đều là những đối tượng có thu nhập ổn định, có sự hỗ trợ của nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Họ là người lao động có hợp đồng lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người có công với cách mạng, người thuộc hộ gia đình nghèo…và theo quy định tại Điều 13 Khoản 1 Luật BHYT trách nhiệm đóng BHYT cho những nhóm đối tượng trên thường do tổ chức, cơ quan, ngân sách nhà nước, hoặc được hỗ trợ một phần, hoặc theo tỷ lệ như: tổ chức BHXH; cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng, người sử dụng lao động đóng theo tỷ lệ với người lao động, ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ một phần. Bởi những đặc điểm trên nên Luật BHYT mới quy định lộ trình sớm cho những đối tượng này vì khả năng thực hiện là dễ dàng hơn. Sau khi Luật BHYT có hiệu lực các đối tượng từ Khoản 1 đến Khoản 20 của Luật BHYT đã được tổ chức tham gia BHYT bắt buộc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp. Ở các tổ chức thuộc khu vực nhà nước, được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tài trợ đóng BHYT thì việc tổ chức tham gia BHYT cho các đối tượng được triển khai một cách sâu rộng. Các đối tượng thuộc diện được BHXH đóng BHYT cũng được thực thi trên thực tế. Các cơ quan tổ chức có trách nhiệm đã tổ

Một phần của tài liệu thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w