Cơ sở về pháp luật

Một phần của tài liệu thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

BHYT là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của người dân nên BHYT cần phải được nhà nước đứng ra tổ chức thông qua các văn bản pháp luật. Hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện được BHYT toàn dân đều thiết lập hệ thống văn bản pháp lý vững mạnh, đồng bộ, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất thường tồn tại dưới dạng Luật. Đây cũng là một trong những lý do ra đời của Luật BHYT năm 2008 ở Việt Nam. Để tiến tới thực hiện tốt BHYT toàn dân cần phải có sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước, hệ thống văn bản pháp quy về BHYT của ta đủ mạnh và hợp lý. Hiện nay, khi chúng ta đã ban hành Luật BHYT và nhiều văn bản hướng dẫn nhưng thực tiễn có một số vấn đề nảy sinh chưa có hướng giải quyết thì các cơ quan còn lúng túng không khắc phục được ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia. Khi có sự việc xảy ra mà chưa có các văn bản hướng dẫn thì các cơ quan chức năng phải kịp thời chỉ đạo hướng dẫn để giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hệ thống văn bản quy định BHYT của ta đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn một số vướng mắc. Thể hiện như thiếu các văn bản hướng dẫn; các văn bản còn chồng chéo, phức tạp về thủ tục…Như vậy, hệ thống pháp luật

chưa thực sự đủ mạnh, còn nhiều hạn chế do đó phải xây dựng pháp luật một cách hợp lý, có định hướng cho các vấn đề có thể nảy sinh để kịp thời giải quyết.

Vậy để triển khai thực hiện BHYT toàn dân, chúng ta phải có cơ sở pháp luật vững vàng. Hệ thống pháp luật BHYT phải hoàn thiện, đồng bộ, dễ thực hiện.

Một phần của tài liệu thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w