Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
429,84 KB
Nội dung
Chế độbảohiểmthaisảnởViệtNam
Đặng Thị Thơm
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Giới thiệu một số vấn đề lý luận chung về chếđộbảohiểmthaisản
(CĐBHTS): khái niệm, nguyên tắc về chếđộbảohiểmthaisản theo quy định của pháp
luật quốc tế về CĐBHTS, sơ lược lịch sử pháp luật ViệtNam về chếđộbảohiểmthai
sản. Nêu các quy đinh pháp luật hiện hành về CĐBHTS: đối tượng và điều kiện hưởng
CĐBHTS, chếđộ và quyền lợi của người được hưởng CĐBHTS, tài chính thực hiện
CĐBHTS, giải quyết tranh chấp về CĐBHTS Thực trạng áp dụng pháp luật về bảohiểm
thai sản và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CĐBHTS như: hoàn thiện hệ thống
pháp luật bảohiểm xã hội, phê chuẩn công ước và thực hiện khuyến nghị của ILO liên
quan đến vấn đề bảohiểm xã hội về thai sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
công đoàn đối với việc bảo vệ người lao động, đặc biệt là lao động nữ, tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc thực hiện chếđộthai
sản
Keywords: Bảohiểmthai sản; Lao động nữ; Luật xã hội; Phụ nữ; ViệtNam
Content
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội được Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Bảohiểm xã hội giúp người
lao động bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các
quyền của người được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp
của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người.
Trong cuộc sống con người phải tuân theo quy luật phát triển và sự sinh tồn của tự nhiên
nên khi rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, tuổi già hay do sự tác động của kinh tế thị trường thì người lao động cần có một
khoản vật chất giúp đỡ người lao động giải quyết những khó khăn đó. Vì thế, việc tham gia Bảo
hiểm xã hội của người lao động là hết sức cần thiết trong đó có sự can thiệp điều chỉnh của Nhà
nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro và xác định trách nhiệm pháp lý
của người sử dụng lao động và người lao động khi người lao động gặp phải khó khăn thông qua
đóng góp nghĩa vụ tài chính bắt buộc. Các Mác khẳng định: “Vì nhiều rủi ro khác nhau, nên phải
dành một số thặng dư nhất định cho quỹ bảohiểm xã hội để bảo đảm cho sự mở rộng theo kiểu
luỹ tiến hoá quá trình sản xuất ở mức cần thiết, phù hợp với sự phát triển của nhu cầu và tình
hình tăng dân số ”.
Bảo hiểmthaisản là một trong những chếđộ của Bảohiểm xã hội bắt buộc nằm song hành
với các chếđộbảohiểm ốm đau, chếđộbảohiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chếđộ
bảo hiểm hưu trí…Bảo hiểmthaisản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi
công việc lao động tạm thời bị gián đoạn nó còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức
khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.
Vì sự ưu việt của chếđộBảohiểmthaisản có tầm quan trọng đặc biệt đối với lao động nữ
nói chung tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ vừa tạo điều kiện để lao
động nữ thực hiện tốt công tác xã hội nên việc nghiên cứu đề tài “chế độBảohiểmthaisảnở
Việt Nam” là rất cần thiết. Hơn nữa, đề tài có ý nghĩa thiết thực giải quyết các vấn đề về bảo
hiểm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho
người lao động nói chung khi nuôi con nuôi, thực hiện các biện pháp tránh thai… Vấn đề này
thường xuyên gặp phải ở các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước nên thôi thúc tác giả say mê
nghiên cứu.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo các tạp chí khoa học pháp lý: Nhà nước
pháp luật, thông tin khoa học pháp lý, tạp chí Bảohiểm xã hội, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, các
công trình nghiên cứu khoa học của người đi trước thông qua mạng, báo chí …Như bài viết của
Thạc sĩ Đỗ Thị Dung - Giảng viên chính khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật về: “Chế độ
Bảo hiểmthaisản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, tác giả Đào
Duy Phương về :“ ChếđộBảohiểm xã hội về thaisản theo pháp luật hiện hành”, Tiến sĩ Nguyễn
Hữu Chí: “Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước”
…Qua đó, có thể thấy các tác giả đã đi sâu tập trung về các điều kiện hưởng chếđộthai sản, thời
gian và mức hưởng chếđộthai sản, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện. Đặc biệt Tiến sĩ
Nguyễn Thị Kim Phụng với bài viết :“Nội luật hóa CEDAW về Bảohiểm xã hội đối với lao
động nữ khi dự thảo Luật Bảohiểm xã hội” đã so sánh đối chiếu giữa pháp luật quốc gia và các
quy định về thaisản trong công ước CEDAW để đưa ra các kiến nghị nội luật hóa pháp luật quốc
gia cho phù hợp với công ước quốc tế. Tuy nhiên, các công trình của các tác giả mới chỉ tập
trung nghiên cứu trong những phạm vi hẹp mang tính chất nghiên cứu trao đổi, là các công trình
khoa học nghiên cứu ngắn gọn trên các tạp chí có tính gợi mở. Hơn nữa, những bài viết của các
tác giả hầu như nghiên cứu khi chưa có Luật Bảohiểm xã hội ra đời vì thế những người đi sau
cần phát huy và tiếp thu phát triển đề tài sâu rộng hơn có giá trị thực tiễn.
Ngoài ra, tác giả đi khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp các cơ quan nhà nước, cơ quan
Bảo hiểm xã hội để lấy số liệu thực tế và tìm hiểu cách thức giải quyết các quyền lợi chếđộBảo
hiểm thai sản. Trên cơ sở tìm hiểu các thành quả mà người đi trước đã đạt được tác giả tiếp tục
nghiên cứu và kiến nghị đưa ra các giải pháp để góp phần hoàn thiện thực trạng chếđộBảohiểm
thai sản như thời gian nghỉ chăm sóc con, chính sách hưởng Bảohiểmthaisản khi cả cha mẹ
tham gia bảohiểm việc nghỉ dưỡng đối với người lao động nữ mang thai bệnh lí, việc đóng góp
sử dụng quỹ Bảohiểm xã hội…
Một trong những vấn đề góp phần làm nên thành công của luận văn là việc nghiên cứu
các tài liệu, vì thế nên việc tiếp cận và tìm hiểu các văn bản pháp lý quốc tế, các văn bản pháp
luật trong nước liên quan đến chếđộBảohiểmthaisản là hết sức cần thiết. Người viết tập
trung nghiên cứu các điều ước quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về đảm bảo quyền
lao động nữ liên quan đến vấn đề thaisản như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm
1952 (xét lại) Công ước 102 năm 1952… Luật bảohiểm và các chính sách an sinh xã hội của
các nước Nhật, Singapo, Đức, Pháp, Thái Lan….
Các văn bản pháp luật ViệtNambao gồm đạo luật quan trọng có giá trị cao nhất đảm bảo
quyền con người đặc biệt quyền của phụ nữ như: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992. Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật trước khi có luật
lao động ra đời như các Sắc lệnh 29, Sắc lệnh 77… của Hồ Chủ Tịch, các điều lệ Bảohiểm xã hội
ban hành kèm theo Nghị Định 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định 45 CP ngày 15/7 /1995, Luật lao
động 1994, các văn bản hướng dẫn Luật lao động 1994, Nghị định số 01/2003 ngày 09/1/2003
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ bảohiểm xã hội ban hành kèm
theo Nghị định số 12/CP ngày 26/ 01/1995 được ban hành, Luật bảohiểm xã hội năm 2006, Nghị
định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảohiểm xã
hội về bảohiểm xã hội bắt buộc…
3. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Cơ sở khoa học
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới một xã hội công bằng dân chủ văn minh,
đảm bảo quyền con người, tất cả vì con người, do con người cho nên vấn đề đảm bảo chính sách
an sinh xã hội nhất là chếđộBảohiểmthaisản là một trong những mục tiêu lớn thể hiện tính ưu
việt của chếđộ xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 khẳng định: “ Chính sách xã
hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục văn
hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi
nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Tại Đại hội Đảng lần thứ 9
năm 2001 nhấn mạnh một lần nữa :“ Khẩn trương mở rộng hệ thống Bảohiểm xã hội và an sinh
xã hội…”
Cuộc giải phóng phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc luôn là mục tiêu mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh lúc sinh thời hướng tới. Từ khi bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã có nhiều lần đề cập đến Bảohiểm xã hội. Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp câu kết với bọn
phản động người lao động ViệtNam một cổ hai tròng, không được hưởng bất kỳ một chế độ,
chính sách Bảohiểm xã hội nào. Năm 1924 Hồ Chí Minh đã vạch ra sự thống trị của bọn thực
dân phong kiến ởViệtNam những nhà máy có hàng ngàn công nhân phải làm từ 12-13 tiếng,
ngày lễ ngày nghỉ không được đếm xỉa đến nhưng: “ không có Bảohiểm xã hội cho tuổi già,
không có trợ cấp lúc thương tật, ốm đau”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảohiểm xã hội là một chính sách cơ bản đối với người lao
động: Nghĩa là không chỉ đặt ra đối với công nhân mà cả nông dân và những người lao động
khác. Tư tưởng này ở Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện ngay từ năm 1930. Trong bài báo cáo về
Nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương về phong trào nông dân đòi giảm sưu
thuế, giảm giờ tăng công, đặc biệt : “ đòi bảohiểm xã hội, ngày nghỉ được trả công” . Vấn đề
Bảo hiểm xã hội cho nông dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cách đây 3/4 thế kỷ đến nay
vẫn có ý nghĩa thời sự .
Ngay từ khi có Hiến pháp năm 1946 Nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi của phụ
nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước ViệtNam quyền
bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được Hiến pháp ghi nhận : “ Đàn bà ngang quyền
với đàn ông” quy định này tạo tiền đề và cơ sở cho chuyển biến to lớn về vị trí vai trò của phụ nữ
trong pháp luật và thực tế xã hội ViệtNam sau này. Hiến pháp năm 1959 kế thừa nguyên tắc tiến
bộ của Hiến pháp 1946 tại Điều 24 quy định: “Cùng làm việc như nhau phụ nữ được hưởng
lương như nam giới. Nhà nước đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ
trước và sau khi đẻ được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của
trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và
gia đình…”
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 kế thừa và đảm bảo quyền bình đẳng của phụ
nữ ở mức độ cao hơn, tại Điều 63 Hiến pháp 1992 đã đề cập một cách toàn diện hơn sự bình
đẳng nam nữ, nhấn mạnh chính sách thaisản của phụ nữ: “Lao động nữ và nam việc làm như
nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chếđộthai sản. Phụ nữ là viên
chức Nhà nước và là người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước sau khi sinh đẻ mà vẫn
hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật”.
Luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến quan trọng của hệ thống chính sách
xã hội. Dựa trên hai nguyên tắc của an sinh xã hội là san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng
xã hội cho nên bảohiểm xã hội nói chung và Bảohiểmthaisản nói riêng đảm bảo an toàn cho
các thành viên trong xã hội (chủ yếu là người lao động có tham gia Bảohiểm xã hội) cho phép
họ sống có ý nghĩa trong các trường hợp thai sản: sinh sản, nuôi con sơ sinh thực hiện các biện
pháp tránh thai khi họ tạm thời khó khăn không có thu nhập. Hơn nữa, ViệtNam đang từng bước
hội nhập khu vực và quốc tế trên tất cả các lĩnh vực trong đó có pháp luật. ViệtNam đã chính
thức phê chuẩn công ước CEDAW và trở thành thành viên thứ 35 của Công ước này. Nước ta là
một trong số các quốc gia có nhiều ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực thai sản, đặc biệt các công
ước ILO như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm 1952… là tiêu chuẩn quốc tế để
đảm bảo quyền của phụ nữ được đặc biệt quan tâm về chếđộthai sản.
Như vậy, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp, các văn bản pháp
luật, các điều ước quốc tế đa phương và song phương là cơ sở pháp lý đáp ứng đòi hỏi thực tế
của cuộc sống là cơ sở khoa học cho chếđộBảohiểmthaisảnở nước ta.
3.2 Cơ sở thực tế
Nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá, sự thuê mướn nhân công phát
triển, quan hệ lao động trở nên bất ổn cho người lao động làm công ăn lương như ốm đau, tai
nạn, thaisản cho nên rất cần có sự san sẻ rủi ro và chính sách trợ giúp của nhà nước và người sử
dụng lao động. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã khiến người lao động rơi vào
cảnh bất lợi nên nhu cầu an sinh xã hội càng cao như nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với
đối tượng yếu thế có nguy cơ bị xã hội loại trừ như người già, con trẻ, người sinh con …giúp họ
thăng bằng thu nhập bị giảm sút hay bị mất. ChếđộBảohiểmthaisản chủ yếu dành cho lao động
nữ như khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, sinh con, nuôi con nuôi ….Ước tính ở nước ta mỗi năm
có gần hai triệu người bước vào độ tuổi lao động, với những đặc thù về giới như thể lực, tâm
sinh lí, cùng với chức năng làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn.
Vì thế, cần phải có chếđộBảohiểmthaisản khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động khi tham gia vào quan hệ lao động.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu làm sáng tỏ các quy định và hệ thống chếđộBảo
hiểm thaisảnởViệtNam về phương diện pháp lí và thực tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về Bảohiểmthaisản và nâng cao chất lượng thực
hiện pháp luật về Bảohiểmthaisản trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt
ra cho quá trình nghiên cứu là:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Bảohiểmthaisản như các khái niệm, nguyên
tắc về chếđộBảohiểmthaisản theo quy định pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, sơ lược
lịch sử pháp luật Việtnam về chếđộBảohiểmthai sản….
- Phân tích và làm rõ các quy định cũng như thực trạng áp dụng chếđộBảohiểmthaisản
đối với pháp luật hiện hành. Đồng thời xem xét thực tế thực hiện cũng như các kết quả đạt được
cần phát huy và các hạn chế cần khắc phục.
- Cuối cùng đưa ra những đề xuất để hoàn thiện thực hiện tốt hơn các quy định về chếđộ
Bảo hiểmthai sản.
Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh chếđộthaisản hiện hành với các quy định trước
đó và đặt trong sự liên hệ với các quy định của pháp luật quốc tế về chếđộBảohiểmthaisản để
làm cho đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn trong cuộc sống không mang tính hình thức .
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhóm quan hệ hình thành trong lĩnh vực bảohiểmthai sản.
Đối tượng của Bảohiểmthaisản có tính chất đặc thù chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh
đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh
hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong
quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai, Bảo
hiểm thaisản nhằm mục đích giúp cân bằng về thu nhập, góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật
chất, bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng, người lao động nói chung. Qua đó đối tượng
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
Các trường hợp được hưởng chếđộBảohiểmthaisản
Các điều kiện được hưởng chếđộBảohiểmthaisản
Thời gian nghỉ hưởng chếđộBảohiểmthaisản
Các loại và mức hưởng chếđộBảohiểmthaisản
Nguồn tài chính thực hiện chếđộBảohiểmthaisản
Giải quyết tranh chấp về Bảohiểmthaisản
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhiều chếđộ khác nhau như chếđộbảohiểm hưu trí, bảo
hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…song phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu chếđộBảo
hiểm thaisản tức là các vấn đề liên quan đến người lao động khi thực hiện chủ yếu chức năng
duy trì nòi giống, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai… các quyền lợi của
họ được hưởng khi có tham gia Bảohiểm xã hội và mục đích của Bảohiểmthaisản mang tính
trợ giúp cân bằng về thu nhập góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻ cho
người lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với
lao động khi thực hiện thiên chức làm mẹ.
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng chủ trương
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên
cứu, tác giả đã lao động và xây dựng công trình khoa học một cách nghiêm túc.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của Mác- Lê
nin, phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích kết hợp so sánh, lô gích, liệt
kê… có sự phân tích xây dựng mô hình một cách phù hợp.
7. Ý NGHĨA LUẬN VĂN
Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi khai thác, xây dựng luận văn, người viết xin đóng góp một vài ý
kiến nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện pháp luật Bảohiểm xã hội đặc biệt là chếđộBảohiểm
thai sảnởViệtNam với mong muốn giữa pháp luật và thực tế cuộc sống tìm được tiếng nói thống nhất,
các quy định pháp luật có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động .
Bản luận văn về: “Chế độBảohiểmthaisảnởViệt Nam” sẽ là tài liệu cho sinh viên và
người làm nghiên cứu khoa học tham khảo, ở một phương diện nào đó là tài liệu giảng dạy cho
các trường cao đẳng, đại học.
Bản thân người nghiên cứu thường xuyên giải quyết các công việc có liên quan đến chếđộBảo
hiểm thaisản nên việc quyết định chọn đề tài: “ ChếđộBảohiểmthaisảnởViệt Nam” làm luận án tốt
nghiệp với mong muốn công trình nghiên cứu phục vụ tốt cho chuyên môn nghề nghiệp của mình. Tác
giả cũng mong muốn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện tiếp những hạn chế mà tác
giả nghiên cứu chưa sâu hoặc chưa đề cập tới.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu
Phần nội dung gồm có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chếđộBảohiểmthai sản.
Chương 2: Các quy định pháp luật hiện hành về chếđộBảohiểmthai sản.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật Bảohiểmthaisản và một số giải pháp nhằm hoàn
thiện chếđộBảohiểmthaisản
Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN
1.1 BẢOHIỂM XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI ỞVIỆTNAM
1.1.1 Khái niệm bảohiểm xã hội
Có rất nhiều quan điểm khi đưa ra khái niệm Bảohiểm xã hội song có một điểm chung là
Bảo hiểm xã hội có tác dụng giúp người lao động trong những lúc khó khăn hiểm nghèo, ốm
đau, tai nạn, thaisản ….trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động có sự
hỗ trợ của Nhà nước trước khi có biến cố xảy ra và khi người lao động gặp phải thì quỹ Bảo
hiểm xã hội sẽ giúp họ cân bằng phần thu nhập bị giảm sút hay bị mất, giúp họ trang trải phần
chi tiêu bị tăng cao khi gặp các rủi ro khó khăn.
Luật Bảohiểm xã hội thông qua ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2007 đã
chính thức quy định chếđộBảohiểm xã hội tại Điều 3: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảohiểm xã hội ”.
1.1.2 Bảohiểm xã hội - một bộ phận cấu thành trong hệ thống an sinh xã hội ởViệt
Nam
Theo tổ chức lao động quốc tế thì an sinh xã hội là sự bảo đảm thực hiện quyền con người
trong hoà bình, tự do, làm ăn, cư trú được bình đẳng trước pháp luật, được làm việc, được nghỉ
ngơi, được chăm sóc y tế và bảo đảm thu nhập. Trong công ước 102 của tổ chức ILO thông qua
ngày 28/6/1952 thì có 9 chếđộ của an sinh xã hội: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất
nghiệp, trợ cấp thai sản, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất,
trợ cấp gia đình. Các chếđộ trợ cấp chia thành nhóm chính là bảohiểm xã hội và trợ giúp xã hội
nhóm phụ là quỹ công cộng, trợ cấp gia đình, chếđộbảo vệ người sử dụng lao động, các dịch vụ
xã hội, quỹ dự phòng.
Nước ta an sinh xã hội chia thành ba nhóm chính: nhóm các quan hệ cứu trợ xã hội, các
quan hệ ưu đãi xã hội, các quan hệ bảohiểm xã hội.
Chế độBảohiểm xã hội đóng vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, liên quan trực
tiếp đến lực lượng sản xuất, của cải vật chất, có sự tham gia đóng góp về tài chính của người lao
động và người sử dụng lao động là chủ yếu.
Mặc dù ra đời muộn hơn trợ giúp xã hội song Bảohiểm xã hội ngày càng phát triển và thể
hiện sự quan trọng của mình trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta, đối tượng và phạm vi của
chế độbảohiểm xã hội ngày càng được mở rộng góp phần bình ổn xã hội, tạo điều kiện phát
triển đất nước trong thế ổn định và bền vững.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của chếđộBảohiểmthaisản
Khái niệm: ChếđộBảohiểmthaisản là một trong các chếđộ của Bảohiểm xã hội, bao
gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảohiểm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động nữ khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khi
thực hiện các biện pháp tránh thai.
Mục đích:
- Bảohiểmthaisản là một chếđộ đặc thù tạo điều kiện chủ yếu cho lao động nữ thực hiện
tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.
- Bảohiểmthaisản là một chếđộbảohiểm xã hội ngắn hạn.
- Bảohiểmthaisản đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời kỳ thai sản.
- Bảohiểmthaisản đảm bảo sức khoẻ sinh sản của người lao động và quyền được chăm
sóc của trẻ sơ sinh.
1.2.2 Các nguyên tắc của Bảohiểmthaisản
Là một chếđộ của Bảohiểm xã hội nên Bảohiểmthaisản phải tuân theo các nguyên tắc
của Bảohiểm xã hội nhưng có một nguyên tắc đặc thù đó là: Người hưởng chếđộthaisản được
quỹ bảohiểm xã hội đóng thay phí bảohiểm trong thời gian hưởng Bảohiểmthai sản.
1.3 MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAI
SẢN
1.3.1 Các công ƣớc quốc tế
Có thể nói, hầu hết các công ước của ILO về đảm bảo cho lao động nữ đều liên quan đến
các vấn đề thaisản của họ, trực tiếp bảo vệ cho lao động nữ trong thời kỳ thaisản có Công ước
số 3 năm 1919, Công ước số 103 năm 1952 (xét lại).
Mục đích của các công ước này là nhằm đảm bảo cho người lao động nữ, trẻ sơ sinh được
chăm sóc cần thiết và được bảo vệ mức sống đủ cho mẹ con trong thời kỳ người mẹ sinh con
phải nghỉ việc. Theo đó, các công ước này đã ấn định thời gian nghỉ sinh con, khoản trợ cấp, chế
độ chăm sóc y tế. Có thể coi Công ước 103 là Công ước tiêu biểu nhất về vấn đề bảo vệ phụ nữ
trong thời kỳ thai sản.
Công ước 156 được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 tại Giơnevơ đề cập về: “Bình đẳng
cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình”.
Điểm tiến bộ nhất trong Công ước 156 là đối tượng bảo vệ không chỉ là lao động nữ mà cả lao
động nam và nữ, những người có trách nhiệm trong gia đình.
Có thể thấy việc đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ ởViệtNam đặc biệt chếđộBảo
hiểm thaisản đã gần đạt tới mặt bằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đặt điều đó trong
bối cảnh kinh tế xã hội của một nước chưa phát triển mới đánh gia đúng được tính ưu việt trong
chính sách lao động nữ của Việt Nam. Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên chuẩn bị các điều kiện cần
thiết sớm xem xét, phê chuẩn những Công ước phù hợp như công ước số 103, Công ước 156 để
đảm bảo tốt hơn các quyền cho lao động nữ.
1.3.2 Pháp luật một số nƣớc
Chế độBảohiểmthaisản được quy định trong pháp luật hầu hết các nước trên thế giới nó
tuỳ vào đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước mà chếđộ này được quy định khác nhau về
thời gian nghỉ, mức trợ cấp, điều kiện hưởng.
Nhìn chung, pháp luật một số nước quy định các quyền lợi của người lao động khi tham
gia Bảohiểm xã hội được hưởng chếđộthaisản như thời gian nghỉ, mức hưởng tương đối tốt có
lợi cho người lao động nhưng rất chú trọng trong vấn đề bảo toàn và phát triển quỹ Bảohiểm xã
hội bằng việc quy định người lao động phải tham gia đóng Bảohiểm xã hội trong một thời gian
nhất định. Điều đó giúp ViệtNam nghiên cứu tiếp thu có quy định phù hợp bảo vệ quyền lợi của
người lao động nhưng vẫn bảo toàn và phát triển tài chính.
1.4 SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT VIỆTNAM VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN
Dựa trên các tiêu chí khác nhau có thể chia lịch sử pháp luật ViệtNam về chếđộBảohiểm
thai sảnở các giai đoạn khác nhau. Nhưng lấy mốc thời điểm ban hành Bộ luật lao động Việt
Nam thì chếđộBảohiểmthaisảnởViệtNam được chia thành các giai đoạn sau:
1.4.1 Giai đoạn 1945 đến 1994
Ngay sau khi giành được độc lập nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hoà đã bắt tay ngay vào
việc bảo vệ đất nước và thực hiện những chính sách xã hội phù hợp với chức năng quản lý xã hội của
mình. Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh trong đó có quy định về Bảohiểm xã hội. Chúng ta có
thể tìm thấy những quy định đó trong các Sắc lệnh: Sắc lệnh 29-SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh 76-SL
ngày 20/5/1950, Sắc lệnh 77 - SL ngày 22/5/1950… ở các mức độ khác nhau quy định quyền
hưởng Bảohiểm xã hội của người lao động thông qua các chếđộ cụ thể.
Nghị định 218 đã đề cập tới từng trường hợp hưởng cụ thể về thời gian và điều kiện
hưởng, tạo điều kiện cho sự hình thành và tiến tới hoàn thiện chếđộBảohiểm xã hội về thaisản
cho các thời kỳ tiếp sau. Tuy nhiên sau hơn 30 năm áp dụng Nghị định đã bộc lộ những điểm hạn
chế mang tính lịch sử đó là:
Chế độBảohiểmthaisảnở thời kỳ này chưa phải là chếđộBảohiểm xã hội mà nó mới
chỉ là sự ưu đãi của Nhà nước, người được hưởng chếđộ này không phải đóng phí Bảohiểm xã
hội mà do ngân sách nhà nước tài trợ. Đối tượng áp dụng chỉ là công nhân viên chức Nhà nước
trong khi một lực lượng lao động lớn hơn rất nhiều đang lao động ngoài khu vực này cũng có
nhu cầu tham gia và hưởng chếđộBảohiểm xã hội.
Ngày 22 /6/1993 Chính phủ hành Nghị định 43 CP quy định tạm thời chếđộBảohiểm xã
hội mở đầu cho cuộc cải cách sâu rộng toàn diện bộ máy xã hội nhằm vào mục đích xóa bỏ bao
cấp của ngân sách nhà nước đối với Bảohiểm xã hội mở rộng diện bắt buộc không chỉ đối với
công nhân, viên chức Nhà nước như trước đây mà đối với tất cả người lao động hưởng lương,
quy định lại nguồn thu chi, cơ cấu nguồn thu dùng cho mỗi loại chếđộBảo hiểm.
1.4.2 Giai đoạn 1994-2006
Công cuộc cải cách về Bảohiểm xã hội đi vào thực tiễn, Nhà nước ban hành hàng loạt các
văn bản pháp quy từ năm 1994: Bộ luật lao động, Nghị định 12 CP ngày 26/1/1995, Nghị định
45 CP ngày15/7/1995, Nghị định 01/2003 CP ngày 26/1/1995….Nghiên cứu chếđộBảohiểm
thai sản thời kỳ 1994- 2006 chúng tôi thấy :
Hệ thống Bảohiểm xã hội nói chung và Bảohiểm xã hội thaisản nói riêng được chia
thành hai nhánh riêng biệt là lực lượng dân sự và lực lượng vũ trang. So với giai đoạn trước đây
đối tượng tham gia Bảohiểm xã hội trong đó có Bảohiểmthaisản được mở rộng hơn ngoài đối
tượng là công nhân viên chức thì người lao động làm ở khu vực ngoài quốc doanh cũng được
tham gia rộng rãi.
Ngoài những đối tượng tham gia Bảohiểm xã hội bắt buộc, pháp luật còn cho phép những
người có quan hệ lao động không thuộc diện tham gia Bảohiểm xã hội bắt buộc cũng có thể
tham gia và được hưởng Bảohiểm xã hội nói chung và Bảohiểmthaisản nói riêng.
1.4.3 Giai đoạn 2006 đến nay
Trên cơ sở các cam kết của ViệtNam trong việc tham gia WTO về chính sách an sinh xã
hội cùng với sự chín muồi nhận thức về điều kiện kinh tế xã hội đất nước, nhu cầu đời sống xã
hội….Ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá 11 đã thông qua Luật Bảohiểm xã hội. Đây là lần đầu tiên
ở ViệtNam thể chế hoá ở mức cao nhất nhu cầu rất cơ bản về an sinh xã hội của con người. Xu
hướng luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến rất quan trọng và theo hướng đổi mới
của hệ thống chính sách xã hội ở nước ta nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững .
Chƣơng 2:
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN
2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HƢỞNG CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN
Theo quy định tại điều 27 Luật Bảohiểm xã hội thì đối tượng được nghỉ việc được hưởng
trợ cấp thaisản phải thuộc diện tham gia Bảohiểm xã hội bắt buộc. Trong hai trường hợp: lao
động nữ sinh con và người lao động nói chung nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải đóng
phí bảohiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con
hoặc nuôi con nuôi mới được hưởng chếđộthai sản. Việc quy định thời điều kiện thời gian tham
gia Bảohiểm xã hội là tiến bộ đã không chỉ trợ giúp cho người lao động nghỉ việc thực hiện
thiên chức làm mẹ mà còn chú trọng đến sự bảo toàn và phát triển về tài chính của quỹ bảohiểm
xã hội. Là một chếđộ trợ cấp Bảohiểm xã hội, trợ cấp thaisản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên
cơ sở đóng góp của chính người lao động.
2.2 CHẾĐỘ VÀ QUYỀN LỢI
2.2.1 Thời gian nghỉ hƣởng chếđộthaisản
2.2.1.1 Thời gian nghỉ khám thai
Chăm sóc sức khoẻ cho người mẹ khi có thai là phù hợp với luật pháp quốc tế cho nên
pháp luật về Bảohiểm xã hội của nước ta quy định trong thời gian có thai, người lao động được
[...]... ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢOHIỂMTHAISẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN 3.1 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢOHIỂMTHAISẢN 3.1.1 Tình hình thực hiện chếđộthaisản 3.1.1.1 Số ngƣời lao động tham gia Không có sự tách biệt riêng về số người tham gia Bảohiểm xã hội thaisản với số người tham gia Bảohiểm xã hội vì thế sự phát triển của số người tham gia Bảohiểm xã hội sẽ cho... ích việc sử dụng quỹ Bảohiểmthaisản nhằm mục đích chi trả cho các đối tượng tham gia và thuộc diện được hưởng chếđộthaisản như sinh con, nuôi con nuôi… 2.4 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẾĐỘBẢOHIỂMTHAISẢN Là một chế định trong chếđộBảohiểm xã hội cho nên việc giải quyết tranh chấp về Bảohiểmthaisản mang đầy đủ các nguyên tắc và cách thức giải quyết của tranh chấp Bảohiểm xã hội 2.4.1 Tầm... động tham gia Bảohiểm xã hội ngày càng tăng chứng tỏ người lao động đã có sự quan tâm đến chính sách Bảohiểm xã hội và đã có ý thức trong việc tự bảo vệ mình khi không may gặp phải những trường hợp cần giúp đỡ trong quá trình lao động 3.1.1.2 Số ngƣời lao động đƣợc hƣởng chếđộBảohiểm xã hội về thaisảnDo chế độBảohiểmthaisản là chếđộ đặc thù, bên cạnh đối tượng hưởng có cả nam giới (trường... hưởng chếđộthaisản chủ yếu là nữ giới Mục 2004 2005 2006 Số đối tượng nữ tham gia 2.734.420 3.281.627 3.599.339 Bảohiểm xã hội người người người Số đối tượng nữ hưởng 211.282 208.566 281.443 chếđộthaisản người người người Số ngày nghỉ chếđộthai 17.199.304 20.957.717 26.313.244 sản ngày ngày ngày ( Số liệu tổng kết Bảohiểm xã hội ViệtNam 2004-2006) Thực tế thực hiện chế độ trợ cấp thai sản. .. 31/12/2003 số nợ đọng Bảohiểm xã hội cả nước là 579 tỉ đồng Chính sự gây nợ đọng đó đã gây khó khăn và thiệt thòi cho người lao động khi giải quyết hưởng chếđộBảohiểm xã hội Thứ tư: Các chếđộBảohiểm xã hội về thaisản mà đối tượng được hưởng không bảo đảm đúng quy định Thứ năm: Còn có những quy định về chế độBảohiểmthaisản chưa rõ ràng, chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của người lao động 3.2 MỘT SỐ GIẢI... luật Bảohiểm xã hội * Cần bổ sung quy định cho người cha hưởng chếđộBảohiểm xã hội về thaisản trong trường hợp người mẹ không tham gia Bảohiểm xã hội * Luật nên quy định cho người lao động nữ mang thai bệnh lý được nghỉ dài ngày hoặc có chếđộ phù hợp hơn * Cần tách trường hợp người mẹ đẻ non để cho hưởng chế độBảohiểm xã hội về thaisản với thời gian ưu đãi hơn * Cần nâng số ngày nghỉ khám thai. .. đối với việc bảo vệ người lao động đặc biệt là lao động nữ 3.2.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc thực hiện chếđộthaisản 3.2.2.6 Xử phạt nghiêm đối với với các hành vi vi phạm chếđộBảohiểm xã hội nói chung và chếđộBảohiểm xã hội về thaisản nói riêng Như vậy, trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chếđộBảohiểm xã hội về thaisản cần có... thể chế hoá được chính sách lao động và chính sách xã hội của Nhà nước Các quy định của pháp luật hiện hành đối với chếđộBảohiểm xã hội về thaisản đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của nó trong công tác bảo vệ người lao động nữ khi mang thai, sinh nở và người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh Những chếđộ mà pháp luật Bảohiểm xã hội dành cho đối tượng hưởng Bảohiểm xã hội về thai sản. .. giải quyết tranh chấp Bảohiểm xã hội về thaisản 2.4.2 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp Bảohiểm xã hội về thaisản - Tính pháp chế : - Đảm bảo quyền tự quyết định của các bên tranh chấp - Đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời trong quá trình giải quyết 2.4.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp Bảohiểm xã hội về chếđộthaisản - Cơ chế thoả thuận: - Cơ chế khiếu nại: - Cơ chế kiện tụng: Chƣơng... cứ đóng Bảohiểm xã hội * Cần quy định rõ hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp Bảohiểm xã hội trong đó có giải quyết tranh chấp Bảohiểmthaisản 3.2.2.2 Phê chuẩn công ước và thực hiện Khuyến nghị của ILO liên quan đến vấn đề Bảohiểm xã hội về thaisản 3.2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật đối với chếđộBảohiểm xã hội về thaisản 3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của . trường hợp được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản
Các điều kiện được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản
Thời gian nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản
Các loại. VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ Bảo hiểm thai sản
Khái niệm: Chế độ Bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo