Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
434,18 KB
Nội dung
Nghiêncứutácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatới
biến độngsửdụngđấtthànhphốHảiPhòng
Vũ Đình Nhân
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa chính; Mã số: 6044 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đôthị hóa, những tácđộngcủađôthịhóatới
các lĩnh vực như kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là những tácđộngcủađôthịhóa
tới tài nguyên đất nói chung và hiện trạng sửdụngđất nói riêng. Nghiên cứu, phân tích
quá trìnhđôthịhóacủaThànhphốHảiPhòng giai đoạn 1986 - nay. Đánh giá những tác
động củaquátrìnhđôthịhóaThànhphốHảiPhòngtới các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Phân tích biếnđộng hiện trạng sửdụngđấtThànhphốHảiPhòng giai đoạn 2000-2010.
Đánh giá tácđộng trực tiếp và gián tiếp củaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộng hiện trạng
sử dụngđấtThànhphốHải Phòng. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tác
động tiêu cực củađôthịhóatớisửdụngđất trong giai đoạn tiếp theo.
Keywords: Địa chính; Sửdụng đất; Đấtđô thị; HảiPhòng
Content
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách “Đổi mới”, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ
vượt bậc trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, phúc lợi xã hội được cải
thiện rõ rệt, góp phần đưa đất nước trở thành Quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới.
Đô thịhóa - kết quả tất yếu củaquátrình phát triển củađất nước - đã và đang diễn ra mạnh mẽ
cả về số lượng cũng như chất lượng của các đô thị. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển đô
thị (Bộ Xây dựng 2010), hệ thống đôthị quốc gia đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và
chất. Năm 1990 cả nước có khoảng 500 đô thị, đến năm 2000 con số này lên tới 649. Hiện nay,
toàn quốc có 754 đô thị, trong đó có 2 đôthị loại đặc biệt (Hà Nội, TP.HCM), 7 đôthị loại I, 14
đô thị loại II, 45 đôthị loại III, 40 đôthị loại IV và 646 đôthị loại V. Bước đầu đã hình thành
chuỗi đôthị trung tâm quốc gia và trung tâm vùng. Các đôthị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các đôthị trung tâm vùng gồm các
thành phố như: Biên Hòa, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, v.v.
Các đôthị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính-chính
trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, và các đôthị trung tâm huyện; đôthị
trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đôthị mới. Tỷ lệ dân số đôthị đã tăng từ 23,7%
năm 1999 lên 29,6% năm 2009 (tương đương với 25,4 triệu dân đôthị trong tổng số 85,8 triệu
dân số toàn quốc).
Quá trìnhđôthịhóa đem lại nhiều tácđộng tích cực, góp phần không nhỏ vào quátrình
phát triển ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương. Những lợi ích doquátrìnhđôthịhóa đem lại
như: 1) tạo động lực (trở thành cực phát triển) cho các địa phương; 2) góp phần nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng; 3) phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ; 4) tạo việc làm
cho cư dân địa phương,…Bên cạnh đó, đôthịhóa còn gây ra những tácđộng tiêu cực làm ảnh
hưởng không nhỏ tớiquátrình phát triển theo mục tiêu phát triển bền vững của các địa phương
như: 1) làm thay đổi hiện trạng sửdụngđất gây ra những tácđộng tiêu cực; 2) di dân tự do và
những ảnh hướng tớiquátrình phát triển kinh tế - xã hội; 3) phát triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ
tầng đặc biệt là các công trình xử lý chất thải;….
Cùng với xu thế đôthịhóa chung của cả nước, HảiPhòng - một trong năm đôthị lớn nhất,
trực thuộc trung ương, đang có những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác.
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và có xu hướng tăng liên tục trong nhiều năm, đôthịHải
Phòng có tốc độđôthịhóa vào loại cao trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực
đạt được, HảiPhòng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: quy hoạch thiếu đồng bộ, chất lượng
cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, di cư tự do và vấn đề việc làm đang gia tăng sức ép
tới chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị, đôthịhóa diễn ra không đồng đều và thiếu kiểm soát
gây ra những tácđộng tiêu cực hiện trạng sửdụng đất,…Xuất phát từ tình hình thực tiễn nếu trên,
đề tài luận văn cao học được lựa chọn với tiêu đề: “Nghiên cứutácđộngcủaquátrìnhđôthịhóa
tới biếnđộngsửdụngđấtthànhphốHải Phòng”.
* Mục tiêu nghiêncứu
Mục tiêu nghiêncứucủa đề tài là đánh giá, phân tích những tácđộng (tích cực và tiêu
cực) củaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộngsửdụngđấtthànhphốHải Phòng. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tácđộng tiêu cực củađôthịhóa góp phần phát
triển bền vững đô thị.
* Nhiệm vụ nghiêncứu
Nhiệm vụ nghiêncứucủa đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đôthị hóa, những tácđộngcủađôthịhóatới các lĩnh vực
như kinh tế - xã hội và môi trường, đặc biệt là những tácđộngcủađôthịhóatới tài nguyên đất nói
chung và hiện trạng sửdụngđất nói riêng.
- Nghiên cứu, phân tích quátrìnhđôthịhóacủaThànhphốHảiPhòng giai đoạn 1986 -
nay.
- Đánh giá những tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóaThànhphốHảiPhòngtới các lĩnh vực
kinh tế - xã hội.
- Phân tích biếnđộng hiện trạng sửdụngđấtThànhphốHảiPhòng giai đoạn 2000-2010
- Đánh giá tácđộng trực tiếp và gián tiếp củaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộng hiện trạng
sử dụngđấtThànhphốHải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tácđộng tiêu cực củađôthịhóatớisử
dụng đất trong giai đoạn tiếp theo.
* Quan điểm nghiêncứu
- Quan điểm hệ thống
Sử dụngđấtđôthị là hệ thống phức tạp, bao gồm các hợp phần cấu tạo thành, mỗi loại hình
sử dụngđấtđôthị chịu nhiều tácđộngcủa các yếu tố kinh tế - xã hội trong một chỉnh thể thống
nhất. Chính vì vậy, khi có những tácđộng vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đóthì các
thành phần hay bộ phận khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền. Do đó, nghiêncứutácđộng
của đôthịhóatới hiện trạng sửdụngđấtđôthị cần nhìn nhận và xem xét trong một hệ thống hoàn
chỉnh. Sự thay đổi của một hợp phần trong hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi của các hợp phần khác
cũng như toàn bộ hệ thống.
- Quan điểm tổng hợp
Biến động hiện trạng sửdụngđấtđôthị chịu nhiều tácđộngcủa các yếu tố khác nhau của
quá trìnhđôthị hóa. Khi nghiêncứutácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatớisựbiến đổi hiện trạng sử
dụng đấtđô thị, cần đánh giá, phân tích tổng hợp các nguyên nhân gây ra đôthịhóa cũng như
những tácđộngcủaquátrình này tớisự thay đổi mục đích sửdụngcủa các loại hình sửdụngđất
trong địa bàn nghiên cứu. Quan điểm nghiêncứu tổng hợp còn thể hiện ở chỗ: đánh giá những tác
động tương hỗ của các yếu tố đôthịhóatớiquátrình phát triển chung củaThànhphốHảiPhòng
theo một giai đoạn nhất định.
- Quan điểm phát triển bền vững
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, phát triển đôthị và đôthịhóa bền
vững cần thể hiện một cách suy nghĩ và một hướng giải quyết về đôthịhoá mà trong đó việc xây
dựng các đôthị sẽ được tiến hành một cách toàn diện cân đối và vững chắc trên cơ sở phát
triển kinh tế, duy trì và phát huy những hiểu biết về văn hoá xã hội, có ý thức tiết kiệm đối với
việc sửdụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và có thái độđúng đắn hữu hiệu với công tác quản lý
bảo vệ môi trường. Phát triển đôthị cần phát huy những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần phối hợp
đa ngành, đa cấp và cần được xây dựng dựa trên các kế hoạch phát triển đôthị ngắn và dài hạn
mà quy hoạch xây dựngđôthị được duyệt đã quy định. Đối với từng đôthị để tích cực thực hiện
vòng tuần hoàn lành mạnh về phát triển kinh tế - xã hội - bảo vệ môi trường, từng đôthị cần tập
trung xử lý môi trường ô nhiễm, cải thiện sinh thái đô thị, bảo vệ và sửdụng hợp lý nguồn tài
nguyên và quản lý được tốc độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đôthị hướng tới
sự phát triển bền vững củađôthị trong giai đoạn tiếp theo.
* Phƣơng pháp nghiêncứu
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu
Hệ thống tài liệu là cơ sở quan trọng giúp cho việc hình thành và hoàn thiện cơ sở lý luận
cũng như những nghiên cứu, phân tích cụ thể về lịch sử phát triển, sựbiến đổi và phát triển của
đô thị Hà Nội theo thời gian. Hệ thống tài liệu được tiến hành thu thập tại các cơ quan nghiên
cứu khoa học như: Khoa Địa lý, Trường ĐHKHTN, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sở
Tài nguyên và Môi trường thànhphốHải Phòng, UBND thànhphốHảiPhòng và nhiều cơ quan
chuyên ngành khác.
Hệ thống tài liệu thu thập được bao gồm: tài liệu liên quan đến lịch sử phát triển củathành
phố Hải Phòng, tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thuỷ văn, thuỷ lợi, dân số, lao động, mức
sống, tình hình phát triển của các ngành kinh tế phục vụ trực tiếp cho việc đánh giá đặc điểm của
quá trìnhđôthịhóa và phân tích những biến đổi của hiện trạng sửdụngđấtthànhphốHải Phòng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong quátrìnhnghiêncứu phân tích số liệu, cần phải điều tra nhằm bổ sung chính xác
thông tin thực tế. Đề tài đã sửdụng phương pháp điều tra thực địa nhằm xác định lại các thông
tin đã thu thập.
Bên cạnh đó, phương pháp điều tra, khảo sát thực địa còn giúp cho việc kiểm chứng kết
quả và những tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatới hiện trạng sửdụngđấtcủaThànhphốHải
Phòng tại một thời điểm xác định.
- Phương pháp viễn thám và GIS
Đề tài ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để xây dựng, biên tập bản đồ hiện trạng
lớp phủ mặt đất ở các thời điểm khác nhau (2000 và 2010). Mặt khác, đề tài sửdụng phương
pháp này để xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ cho quátrình đánh giá tácđộngcủađôthị
hóa tới hiện trạng sửdụngđất ở các thời điểm khác nhau
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được sửdụng trong quátrìnhnghiêncứu nhằm xử lý những số
liệu thống kê đã thu thập được để phân tích đặc điểm củaquátrìnhđôthịhóa khu vực nghiên
cứu. Trên cơ sở đó, đưa ra những tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatớisựbiếnđộngcủa hiện
trạng sửdụngđấtThànhphốHải Phòng.
* Giới hạn phạm vi nghiêncứu
- Phạm vi không gian: ThànhphốHải Phòng.
- Phạm vi thời gian:
+ Về nội dungnghiêncứu đặc điểm đôthịhóaThànhphốHải Phòng: Đề tài dự kiến
nghiên cứu trong giai đoạn 1986 đến nay.
+ Về nội dungtácđộngcủađôthịhóatớibiến đổi hiện trạng sửdụng đất: Trên cơ sở
những tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóa đã được phân tích trong giai đoạn từ 1986 đến nay, do
hạn chế về nguồn tư liệu không gian, đề tài dự kiến phân tích những biếnđộngsửdụngđất trong
giai đoạn 2000-2010.
* Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đôthịhóa và tácđộngtớisửdụng đất.
Chương 2: Đánh giá đặc điểm quátrìnhđôthịhóacủathànhphốHảiPhòng giai đoạn
1986 - 2012.
Chương 3: Đánh giá tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộngsửdụngđấtthành
phố HảiPhòng giai đoạn 2003 – 2010.
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÔTHỊHÓA VÀ TÁC
ĐỘNG TỚISỬDỤNGĐẤT
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đôthịhóa
1.1.1.Các khái niệm về đôthịhóa
Đô thịhóa là sự mở rộng củađô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đôthị hay diện
tích đôthị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng. Đôthịhóa cũng có thể tính theo tỉ lệ gia
tăng củahai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thìđôthịhóa còn được gọi là mức
độ đôthị hóa; còn theo cách thứ hai, là tốc độđôthị hóa. Đôthịhóa là quátrình phát triển rộng
rãi lối sống thịthành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống, vv
[Wikipedia]
Theo khái niệm của địa lí học, đôthịhóađồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật
độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quátrình
đô thịhóa có thể bao gồm:
Sự gia tăng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường, quátrình này không phải là
tác nhân chính vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên củathànhphố thường thấp hơn nông
thôn.
Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc là sự nhập cư vào đôthịcủa
dân cư nông thôn.
Sự kết hợp của các yếu tố trên.[Wikipedia]
1.1.2.Phân loại và các đặc trƣng của quátrìnhđôthịhóaQuátrìnhđôthịhóa trên thế giới có thể phân chia làm 2 loại bao gồm:
Quátrìnhđôthịhóa ở các nước phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố
chiều sâu và sự tận dụngtối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu củaquátrìnhđôthị
hóa. Đôthịhóa diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển mang tính tự nhiên
Quátrìnhđôthịhóa (ĐTH) ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi
đôi với công nghiệp hóa (CNH) (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số đô
thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng
cuộc sống giữa đôthị và nông thôn.
1.2.Tác động của quátrìnhđôthịhóa
Quá trìnhđôthịhóa tác động phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Đô thịhóatácđộngtới nhiều vấn đề trong quátrình phát triển đô thị, thể hiện qua những khía
cạnh sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
- Tácđộngcủađôthịhóa đến cơ sở hạ tầng - kỹ thuật
- Tácđộngtới lối sống, chất lượng cuộc sống của người dân
- Đôthịhóa làm thay đổi cơ cấu sửdụngđất
Như vậy, một mặt đôthịhóa góp phần thu hút vốn đầu tư phát triển xã hội, nâng cấp cơ
sở hạ tầng, nâng cao trìnhđộ lao động, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế mạnh mẽ, tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, quátrìnhđôthịhóa cũng có
những mặt trái của nó: làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo, vấn đề việc làm trở nên bức thiết,
môi trường sống bị ảnh hưởng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ về an ninh
lương thực.
1.3. Tácđộngcủađôthịhóatớibiếnđộngsửdụng đất:
“Đô thịhóa là một quátrình tất yếu, không thể không xẩy ra, dù muốn hay không muốn
tương lai của thế giới vẫn nằm ở các thành phố”. Đó là kết luận của hội nghị thượng đỉnh thế giới
về đôthịdo Liên Hợp Quốc tổ chức tại Ixtambul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tác độngcủaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộngsửdụng đất:
Thứ nhất: quátrìnhđôthịhóa dẫn đến thay đổi về cơ cấu sửdụngđất theo hướng giảm
mạnh về diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sửdụng và đồng thời tăng nhanh về diện tích đất
chuyên dùng, đấtđô thị.
Thứ hai: Quátrìnhđôthịhóa là nguyên nhân chính dẫn tới việc hình thành và thay đổi
đất đô thị. Đấtđôthị nước ta năm 2000 có 990.276 ha, năm 2005 tăng lên 1.153.548 ha, đến năm
2010 đã tăng lên 1.629.000 ha. Đất đai đôthị còn tiếp tục gia tăng trong quátrìnhđôthịhóa theo
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ ba: Đôthịhóa thúc đẩy quátrình chuyển đổi mục đích sửdụngđất tăng cao, đặc biệt
là ở các khu vực ven đô (đất nông nghiệp chuyển sang đấtđô thị, đất xây dựng, và đất chuyên
dụng khác).
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM QUÁTRÌNHĐÔTHỊHÓACỦATHÀNHPHỐ
HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 1986 - 2012
2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý - giá trị vị thế củaThànhphốHảiPhòng
Hải Phòng là thànhphố ven biển, nằm ở phía Đông khu vực Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ
đô Hà Nội 102 km, có diện tích là 1.519km
2
. Nằm trong tọa độ địa lý từ 20
0
30’39’’ đến
21
0
01’15’’ vĩ độ Bắc và từ 106
0
23’39’’ đến 107
0
08’39’’ kinh độ Đông. Ngoài ra còn có huyện
đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, có tọa độ từ 20
0
07’35’’ đến 20
0
08’36’’ vĩ độ Bắc và
từ 107
0
42’20’’ đến 107
0
44’15’’ kinh độ Đông. Dân số trên toàn thànhphố khoảng 2 triệu người
năm 2012.
Về địa giới hành chính:
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
Phía Đông giáp biển Đông.
2.1.2. Đặc điểm địa chất - địa hình
Hải Phòng là một thànhphố ven biển được hình thành từ đồng bằng sông Thái Bình, do cấu tạo
địa hình khá đa dạng và phong phú, chủ yếu là đồng bằng có xen đồi núi thấp, núi đá vôi và các bãi
ngập triều. Ðộ cao trung bình từ cốt +5m đến + 7m. Ðặc biệt các đảo lớn với tổng diện tích 327 km
2
và
có 2 huyện Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vỹ (cách đất liền khoảng 130 km) có địa hình hầu hết là
núi đá vôi hiểm trở xen lẫn các vùng nhỏ, nên bề mặt địa hình bị phân cách.
2.2. Phân tích đặc điểm quátrìnhđôthịhóacủaThànhphốHảiPhòng giai đoạn 1986 -
2012
2.2.1. Tốc độđôthịhóacủaThànhphốHảiPhòng giai đoạn 1986 - 2012
Tốc độđôthịhóacủathànhphốHảiPhòng trong giai đoạn này được thể hiện thông qua
các đặc điểm như sau:
Dân số đôthị ở HảiPhòng trong những năm gần đây tăng lên đáng kể từ 369,1 nghìn
người năm 1985 nay tăng lên 858 nghìn người năm 2010. Bên cạnh đó tổng sản phẩm GDP trên
địa bàn toàn thànhphố trong giai đoạn này cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tăng giá từ
1.099,9 tỷ đồng năm 1990 lên 10.487,1 năm 2000 đến nay GDP trên địa bàn toàn thànhphốđạt
57.228,6 tỷ đồng năm 2010.
Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 910,8 tỷ đồng năm 1985 lên 2310,4 tỷ
đồng năm 2000 và nay đạt 9031,1 tỷ đồng năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp cũng có chiều
hướng tăng mạnh ví như năm 1985 giá trị sản xuất công nghiệp mới chỉ đạt 1.145,4 tỷ đồng tăng
lên 8.709,2 tỷ đồng năm 2000 nay tăng lên 43.289,2 (GCĐ/1994) tỷ đồng năm 2010. Ngành dịch
vụ tăng mạnh trong giai đoạn này đặc biệt là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tăng lên đáng kể từ 1,96 tỷ đồng năm 1985 lên 3.934,9 tỷ đồng năm 2000, nay đạt 34.551,7
tỷ đồng năm 2010 (trong đó kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn khoảng 16.212,8 tỷ đồngđạt
46,92%).
2.2.2. Xu hƣớng củaquátrìnhđôthịhóaThànhphốHảiPhòng trong giai đoạn tiếp theo
Đôthịhóa tiếp tục là quátrình chủ đạo có liên quan chặt chẽ tới tốc độ tăng trưởng kinh
tế - xã hội củathànhphốHải Phòng. Đôthịhóa phát triển cả theo chiều rộng (thay đổi không
gian đô thị) và chiều sâu (chất lượng đô thị. Xu hướng đôthịhóaHảiPhòng bao gồm những đặc
điểm như sau:
- Gia tăng dân số đô thị: Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số toàn quốc sẽ vượt qua con
số 100 triệu dân vào năm 2034.
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁCĐỘNGCỦAQUÁTRÌNHĐÔTHỊHÓATỚIBIẾN
ĐỘNG SỬDỤNGĐẤTTHÀNHPHỐHẢIPHÕNG
GIAI ĐOẠN 2003 - 2010
3.1. Phân tích biếnđộngsửdụngđấtThànhphốHảiPhòng giai đoạn 2003 - 2010
3.1.1. Xây dựng bản đồbiếnđộngsửdụngđấtthànhphốHảiPhòng giai đoạn 2003 - 2010
Với mục đích đánh giá biếnđộngsửdụngđấtthànhphốHảiPhòng giai đoạn 2003 -
2010, đề tài sửdụng bản đồ hiện trạng sửdụngđất năm 2003 và 2010 làm tư liệu đầu vào cho
quá trình đánh giá. Tuy nhiên, trong quátrình thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá biến
động sửdụng đất, bản đồ hiện trạng sửdụngđất các giai đoạn trước đang ít được lưu trữ ở cơ
quan chức năng gây khó khăn cho quátrình đánh giá. Đề tài đã thu thập được. Bản đồ hiện trạng
sử dụngđất năm 2003 và năm 2010. Với mong muốn tạo nên sự chỉnh hợp cho quátrình đánh
giá (giai đoạn 1986 - 2012) nhưng với thực tế dữ liệu như vậy, về mặt không gian, đề tài lựa
chọn giai đoạn 2000 – 2010 cho quátrình đánh giá biến đổi sửdụng đất.
3.1.2. Đánh giá biếnđộngsửdụngđấtthànhphốHảiPhòng
Đô thịhóa là quátrình tất yếu nó tácđộng hầu hết tới các mặt đời sống xã hội và đất đai
cũng không phải là một ngoại lệ. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất củasựtácđộngđó là sự
chuyển đổi mục đích sửdụngđất (từ đất nông nghiệp sang đấtđô thị, đất xây dựng, đất ở….vv),
trong giai đoạn 1995 - 2010 diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thànhphốHảiPhòng có sự
biến động xu hướng tăng từ 59.424ha năm 1995 lên 62.127ha năm 2000, sau đó lại có xu hướng
giảm mạnh trong giai đoạn 2000 - 2010 (từ 62.127 ha năm 2000 xuống còn 53.862 ha năm
2010).
3.1.3. Phân tích những nguyên nhân gây ra biếnđộngsửdụngđất
- Phát triển các khu công nghiệp: Số lượng các khu công nghiệp củaHảiPhòng gia tăng trong
giai đoạn vừa qua. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng là một trong những tác nhân chính
gây ra sựbiếnđộngsửdụngđất khu vực nghiêncứu
- Phát triển các khu đôthị mới: nhu cầu đất ở, đặc biệt là đất ở đôthịdotácđộngcủađôthịhóa
cũng gây ra biếnđộngsửdụng đất. Một số khu đôthị mới xuất hiện ở các quận Hải An, Dương
Kinh (khu vực ven đô) ngày càng nhiều.
- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng gia tăng đặc biệt là khu vực ven biển cũng
góp phần làm thay đổi hiện trạng sửdụng đất.
3.2. Đánh giá tácđộngcủaquátrìnhđôthịhóatớibiếnđộngsửdụngđấtthànhphốHải
Phòng
3.2.1. Di dân và áp lực dân số tới các khu vực có mức độbiếnđộngsửdụngđất khác nhau
Di cư thực chất là sự thay đổi nơi cư trú, từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh
thổ khác trong một khoang thời gian nhất định (hay nói cách khác là sự thay đổi nơi cư trú trong
một khoảng thời gian nào đó. Di cư ảnh hưởng rất lớn đến quátrình phát triển kinh tế - xã hội, do
đó được quan tâm không những các nhà quản lý, các nhà xác lập chính sách, các nhà xây dựng
chương trình phát triển và của toàn xã hội.
3.2.2. Đánh giá vai trò của quy hoạch và các chính sách phát triển
Chính sách phát triển đôthị bao gồm: Tăng đều chất và lượng, đổi mới quátrình kiểm
soát
Tăng đều chất và lượng: Trước hết đầu tư xây dựng công trìnhđôthị như: hệ thống giao
thông, hệ thống cấp thoát nước tạo bộ khung cơ bản để các đôthị phát triển. Kiến trúc cảnh quan
đô thị được chính quyền quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều quần thể
kiến trúc, mảnh đôthị hiện đại, ứng dụng công nghệ thiết kế xây dựng tiên tiến của thế giới, coi
trọng các và bảo tồn các di sản kiến trúc đô thị. Chất lượng cuộc sống của người dân đôthị ngày
càng được cải thiện. Mô hình đầu tư phát triển các khu đôthịđồng bộ được nhân rộng tại nhiều
địa phương, sửdụng hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở đô
thị. Trong đó tập trung mạnh về cơ chế chính sách đầu tư nhà ở xã hội đặc biệt cho các nhóm
người nghèo, người có công cách mạng, nhà ở công nhân…vv
3.2.3. Phân tích ảnh hƣởng của phát triển cơ sở hạ tầng tớibiếnđộngsửdụngđất
Đô thịhóa là quátrình gây ra những tácđộng trực tiếp tới cơ sở hạ tầng, quađó làm biến
động hiện trạng sửdụng đất. Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã
hội. Phát triển các khu đôthị mới: nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao, đạt chất lượng, đồng
bộ, hiện đại, đặc biệt là đường quy hoạch giao thông dotácđộngcủađôthịhóa cũng gây biến
động sửdụng đất.Một số khu đôthị mới xuất hiện như : Dự án khu đôthị mới ngã năm – sân bay
Cát Bi được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt từ năm 2000. Đường trục chính dài 5km và mặt
cắt của đường là 64m. Dự án phát triển đường giao thông đôthịThànhphốHảiPhòng chiều dài
20km và mặt cắt của đường là 50m. Phát triển các khu công nghiệp: Số lượng các khu công
nghiệp gia tăng trong giai đoạn vừa qua cũng là một trong những tác nhân chính gây ra sựbiến
động sửdụngđất . Ví dụ khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ VSIP. Khu công nghiệp Nam
Đình Vũ 1 và Nam Đình Vũ 2.
3.2.4. Tácđộngcủađôthịhóatới tính đa dạng của hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp (farming system) có ý nghĩa quan trọng đối với quátrình phát triển
kinh tế - xã hội của các địa phương. Mặc dù có những tăng trưởng đáng ghi nhận trong những
thập kỷ vừa qua (bảng), đặc điểm của nền nông nghiệp Việt Nam là vẫn dựa chủ yếu vào sản
xuất lúa là chính.
Bảng 3.6. Giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản (triệu USD)
Chỉ tiêu
1990
2000
2010
Toàn quốc
2,404
14,308
Ngành nông nghiệp
1,149
4,308
Nông nghiệp
783.2
2,563
Lúa gạo
374
672
Cao su
53
170
Hạt điều
22
129
Lạc
42
42
Tiêu
9
143
Cà phê
73
474
Trà
19
56
Rau quả
57
213
Lâm nghiệp
126.5
155.7
Thủy sản
239.1
1479
Nguồn: Tổng cục thống kê
Mặc dù có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, tuy nhiên đặc điểm chính của ngành nông
nghiệp trên quy mô toàn quốc cũng như ở ThànhphốHảiPhòng là tính đa dạng không cao trong
cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cây trồng chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất lúa gạo. Vì các thị
trường nông sản thế giới mang tính không ổn định với sựbiếnđộng lớn về giá cả, sản xuất lúa
gạo của Việt Nam hiện tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thu nội địa, nên Việt Nam cần đa dạng hoá
sản xuất nông nghiệp nhiều hơn đểtận dụng triệt để các cơ hội thị trường, giảm thiểu rủi ro, và
duy trì tăng trưởng bền vững cho ngành nông nghiệp.
[...]... thu hẹp KẾT LUẬN Đôthịhóa là một quátrình mang tính khách quan và có liên hệ mật thiết với trìnhđộ phát triển tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một khu vực Trong bối cảnh chung của quátrìnhđôthịhóacủa thành phốHảiPhòng có một số đặc điểm như sau: - Với tốc độ phát triển củathànhphố là khá cao so với mặt bằng phát triển của nhiều đôthị khác trong cả nước, HảiPhòng được người... suốt giai đoạn chiến tranh, HảiPhòng vừa là đầu tầu phát triển của miền Bắc XHCN Giai đoạn 1986 - 2012, đôthịhóacủaHảiPhòng phát triển cả về chiều sâu (phát triển về chất) và cả về chiều rộng (nhiều khu đôthị mới, khu công nghiệp mới được xây dựng với tốc độ nhanh) - TácđộngcủađôthịhóatớisửdụngđấtthànhphốHảiPhòng thể hiện ở các điểm như sau: 1) Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng... rộng thành phố, phát triển các khu công nghiệp, các khu đôthị mới cũng như sự mở rộng củađất thổ cư nông thôn; 2) Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng mở rộng do nhu cầu phát triển loại hình kinh tế này 3) Áp lực củađôthịhóatớibiếnđộngsửdụngđất thể hiện trên các khía cạnh: di cư và áp lực của dân số tới các loại hình sửdụng đất, thay đổi hệ thống nông nghiệp Xu hướng đôthịhóa của. .. Kiểm soát quátrình di cư Di cư là hiện tượng gắn liền với quá trìnhđôthịhóa Di cư có tácđộng không nhỏ tớisự phát triển kinh tế- xã hội, quađó gián tiếp ảnh hưởng tớibiếnđộngsửdụng đất, đặc biệt là đấtđôthịHảiPhòng là một trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước Vì vậy, kiểm soát lượng dân nhập cư là một trong những giải pháp cần thiết để tránh những tácđộng tiêu... hệ thống nông nghiệp Xu hướng đôthịhóacủathànhphốHảiPhòng trong giai đoạn tiếp theo là vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao so với toàn quốc và khu vực Đôthịhóa tập trung phát triển cả về chiều sâu (phát triển chất lượng đô thị) và cả chiều rộng (mở rộng không gian đô thị) Các giải pháp nhằm khắc phục tácđộng tiêu cực củađôthịhóatớisửdụngđất bao gồm nhóm giải pháp chung mang tính định...3.3 Các giải pháp khắc phục tácđộng tiêu cực củađôthịhóatớibiếnđộngsửdụngđất 3.3.1 Cơ sở khoa học của việc hoạch định các chính sách phát triển bền vững a) Cơ hội và thách thức * Cơ hội - Là thành viên của WTO (vừa là cơ hội, vừa là thách thức: cơ hội là có sức ép phải đổi mới, có cơ hội để Việt Nam phát triển, học tập được nhiều kinh nghiệm... nghiệp trên địa bàn thànhphố Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp là chủ trương đúng đắn củathànhphố góp phần đẩy mạnh quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các khu công nghiệp trên địa bàn thànhphố dẫn đến tình trạng: 1) sửdụng thiếu hiệu quả quỹ đất; 2) tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chưa cao; 3) nhiều xung đột xảy ra trong quátrình xây dựng và... trúc làng xã ven đôthị lớn đồng bằng sông Hồng thành đơn vị ở trong quá trìnhđôthị hóa, LA.TSKT, Hà Nội 4 Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp đa tiêu chí đánh giá mức độđôthịhóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đôthị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án kinh tế 62.34.01.03.H.2009 5 6 Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoa học... thần của nông dân - Xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải “dựa vào dân để lo việc của dân”; Nhưng Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ và động viên sự tham gia của toàn xã hội theo hướng: • Công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp; • Đôthị thúc đẩy nông thôn; • Doanh nghiệp tácđộng và hỗ trợ nông dân; • Khoa học - công nghệ tácđộng và làm thay đổi phong tục, tập quán... phí quỹ đất, đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế d) Kiểm soát sự phát triển các khu đôthị mới Các khu đôthị mới được quy hoạch và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của cư dân đặc biệt là dân cư đôthị Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế được dự báo là còn kéo dài, việc phê duyệt hàng loạt dự án phát triển các khu đôthị mới cần được cân nhắc kỹ nhằm tránh sự lãng phí quỹ đấtđôthị ngày . tiêu đề: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa
tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng .
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề. GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI BIẾN
ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG
GIAI ĐOẠN 2003 - 2010
3.1. Phân tích biến động sử dụng đất Thành phố