Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
357,1 KB
Nội dung
Pháttriểndulịchtheohướngbềnvữngởkhu
vực tỉnhHàTâycũ(naythuộcHàNội)
Hồng Thị Minh
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60.31.01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriểndulịchbền vững. Phân
tích, đánh giá thực trạng về tiềm năng pháttriểndu lịch, tình hình pháttriểndulịch
theo hướngbền vững, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường sinh thái trong quá
trình pháttriểndulịchbền vững. Đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những
hạn chế trong pháttriểndulịchtheohướngbềnvữngởkhuvựctỉnhHàTây cũ. Đưa
ra một số quan điểm định hướng và giải pháp như: hoàn thiện quy hoạch pháttriểndu
lịch; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển; pháttriển nguồn nhân lực; mở
rộng thị trường; đẩy mạnh sự tham gia cộng đồng dân cư; tăng cường bảo vệ tài
nguyên du lịch, môi trường sinh thái; thành lập và củng cố các hiệp hội ngành nghề
trong dulịch nhằm pháttriểndulịch của khuvựctỉnhHàTâycũ(naythuộcHàNội)
theo hướngbềnvững
Keywords: Du lịch; Dulịchbền vững; Hà Nội; PháttriểnDulịch
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, Đảng ta nhất quán đường lối hội nhập
kinh tế quốc tế gắn liền với công cuộc đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Điều đó đặt ra cho ngành dulịch nói chung và mỗi doanh nghiệp kinh doanh
du lịch nói riêng phải ra sức nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng hợp tác quốc tế về dulịch cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước tích luỹ kinh nghiệm hội nhập. Việt Nam trong tiến trình
hội nhập cùng pháttriển đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn, được ưa
chuộng nhất Châu Á. Dulịch được khẳng định là một trong những ngành kinh tế quan trọng,
góp phần thúc đẩy sự pháttriển của các ngành kinh tế liên quan, thúc đẩy giao lưu, tăng
cường hiểu biết giữa các quốc gia, giữa các dân tộc. Thời gian qua, nhờ các chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách mở cửa chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế đã giúp cho ngành dulịch Việt Nam có những tiến bộ đáng kể. Năm 2006, Việt
Nam đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế tăng 3% so với năm 2005, năm 2007 là hơn 4,1 triệu
lượt khách, tăng 16% so với năm 2006 và mục tiêu năm 2010 Việt Nam sẽ là điểm đến của 6
triệu lượt khách quốc tế.
2
Nằm trong xu thế chung đó, HàTâycũ(naythuộcHàNội) - một khuvực có nhiều
danh lam thắng cảnh - cũng đã và đang có những chính sách, chiến lược riêng nhằm thu hút
khách dulịch đến với tỉnh mình, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân
cư. Lợi thế của khuvựctỉnhHàTâycũ(naythuộcHàNội) là có tiềm năng dulịch phong
phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho HàTây (cũ) pháttriển một nền kinh tế tổng hợp đa
ngành, trong đó dulịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, góp
phần thúc đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tuy nhiên, sự pháttriển sự pháttriển của ngành dulịchHàTây (cũ) vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng của ngành như: các kế hoạch pháttriển thiếu quy hoạch, tự phát, chưa
đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, vấn đề khai thác và bảo tồn các danh thắng, cảnh quan còn
nhiều bất cập, môi trường ô nhiễm, nhiều khu di tích đang xuống cấp, thậm chí có nguy cơ bị
hư hỏng nặng. Do đó, vấn đề pháttriểndulịchtheohướngbềnvững được đặt ra một cách
bức thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triểndulịchtheohướngbềnvữngở
Hà Tây” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triểndulịchở Việt Nam là một vấn đề được nhiều nhà hoạch định chính sách và
các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Điển hình như một số công trình sau: “Một số vấn đề về
du lịch Việt Nam”, Đinh Trung Kiên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; “Quy
hoạch tổng thể pháttriểndulịch Việt Nam 1995 - 2010”, Tổng Cục dulịch Việt Nam, nhà
xuất bản Thống kê, 1994; “Quản trị kinh doanh khách sạn”, Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị
Lan Hương, nhà xuất bản Lao động - xã hội, 2004;“Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc
tiến điểm đến của ngành dulịch Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Đảng, 2007; …
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu về pháttriểndulịch từng vùng hoặc từng
địa phương cụ thể, Tiêu biểu là: “Hà Tây đẩy mạnh pháttriểndulịch làng nghề”, bài viết của
Lại Hồng Khánh, 2005, Tạp chí Dulịch Việt Nam; “Phát triển kinh tế dulịchởvùngdulịch
Bắc Bộ và tác động của nó đối với quốc phòng - an ninh”, luận văn thạc sĩ kinh tế của
Nguyễn Đình Sản, 2007; Tuy nhiên, vấn đề pháttriểndulịchbềnvữngở Việt Nam mới chỉ
được đề cập ở những khía cạnh riêng biệt của nó trong một số công trình. Hiện nay, chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và hệ thống về pháttriểndulịchtheohướng
bền vữngở Việt Nam nói chung, ở các địa phương nói riêng.
Việc nghiên cứu thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm đưa ngành dulịchởkhuvực
tỉnh HàTâycũ(naythuộcHàNội) đi lên góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho dân cư và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đã được các cấp, các ngành và
đặc biệt là Sở DulịchHàTây quan tâm tiến hành từ rất sớm. Mặc dù vậy, vấn đề pháttriển
bền vữngdulịchởkhuvựctỉnhHàTây (cũ) vẫn còn nhiều khía cạnh phải tiếp tục nghiên
cứu, nhìn nhận, đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế đang có nhiều biến
động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng pháttriểndulịch của
khu vựctỉnhHàTâycũ(naythuộcHà Nội), trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển dulịch của khuvực này theohướngbền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về pháttriểndulịchbền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháttriểndulịch của khuvựctỉnhHàTâycũ(nay
thuộc Hà Nội), từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế trong pháttriểndulịchtheo
hướng bềnvững của khuvực này.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy dulịchkhuvựctỉnhHàTâycũ(naythuộcHà
Nội) pháttriểntheohướngbền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháttriểndulịchtheohướngbền vững.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn nghiên cứu lĩnh vựcdulịch của khuvựctỉnhHà
Tây cũ(naythuộcHàNội) trong những năm gần đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương
pháp luận chung. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học,
phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê kinh tế, so sánh và dự báo…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về pháttriểndulịch
theo hướngbền vững.
- Phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong pháttriển
du lịchtheohướngbềnvữngởkhuvựctỉnhHàTây cũ.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm pháttriểndulịch của khuvựctỉnhHàTâycũ
(nay thuộcHàNội)theohướngbền vững.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu thành 3 chương:
Chương1: Những vấn đề chung pháttriểndulịchbền vững.
Chương 2: Thực trạng pháttriểndulịchtheohướngbềnvữngởkhuvựctỉnhHàTâycũ(nay
thuộc Hà Nội).
Chương 3: Định hướng và giải pháp pháttriểndulịchtheohướngbềnvữngởkhuvựctỉnh
Hà Tâycũ(naythuộcHà Nội).
CHƢƠNG 1:
4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁTTRIỂNDULỊCHBỀNVỮNG
1.1. DULỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA VIỆT NAM.
1.1.1. Khái niệm dulịch
Khái niệm dulịch với nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người
ngoài nới cư trú thưởng xuyên của họ. Mầm mống đầu tiên của hoạt động kinh doanh dulịch
bắt đầu xuất hiện từ cuộc phân chia lao động xã hội lần thứ hai (ngành thủ công xuất hiện và
tách ra khỏi ngành nông nghiệp). Dulịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá
trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng. Do đó, để đưa ra một định nghĩa
của hiện tượng đó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn là một
vấn đề hết sức khó khăn. Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đưa ra những định
nghĩa khác nhau về du lịch. Chẳng hạn như:
Năm 1811 lần đầu tiên ở Anh có định nghĩa về dulịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp
nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”.
Định nghĩa về dulịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về dulịch - Le Ditionnaire
international du tourisme - do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về dulịch xuất bản: “Du lịch là
tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một
công nghiệp để liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Dulịch là cuộc hành
trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những
công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ.”
Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê dulịchở Otawa, Canada (tháng 6/1991):
“Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở
thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ
chức dulịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là tiến hành các hoạt động
kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Khái niệm dulịch được nêu tại điều 10 trong Pháp lệnh Dulịch Việt Nam: “Du lịch là
hoạt động của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu
thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, nên tách thuật ngữ dulịch thành hai phần để định nghĩa nó. Thứ nhất, dulịch
là sự di chuyển là lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới
xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tư nhiên, kinh tế, văn hoá và
dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Thứ hai, dulịch là một lĩnh vực kinh doanh các
dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm
thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục
hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh.
1.1.2. Những điều kiện để pháttriểndulịch
1.1.2.1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:
Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ
kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không khí hoà bình trên thế
5
giới ngày càng được cải thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều
này làm cho dulịch tăng trưởng một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngoài ra, thiên
tai cũng có những tác động không tốt đến sự pháttriển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi
du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng cung ứng của dịch vụ dulịch bị hạn chế.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế:
Một trong những yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng đến sự hình thành và pháttriển của
du lịch là điều kiện pháttriển kinh tế nói chung. Vì sự pháttriển của dulịch lệ thuộc vào hiệu
quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh tế, sự pháttriển của ngành nông nghiệp
và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Do ngành dulịch
tiêu thụ một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm.
1.2.2.3. Chính sách pháttriểndu lịch:
Chính sách pháttriển của chính quyền ở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du
lịch ở địa phương đó. Một đất nước, một khuvực có tài nguyên dulịch phong phú, đa dạng,
mức sống của người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trỡ cho hoạt
động dulịch thì các hoạt động này cũng khó có thể pháttriển được.
1.2.2.4. Nhu cầu dulịch
Thực tế cho thấy, ngày nay dulịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tố tự
thân chính làm gia tăng nhu cầu dulịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ giải trí.
Thời gian nhàn rỗi là điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du lịch.
Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư cũng là yếu tố làm gia tăng nhu cầu du
lịch.
Trình độ dân trí: sự tăng trưởng của dulịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá. Trình
độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi dulịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ
rệt.
1.2.2.5. Tiềm năng dulịch
Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên dulịch thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên bao gồm
các bộ phận hợp thành như: vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi dulịch đến các nguồn khách). ;
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa
dạng, độc đáo càng có sức hấp dẫn đối với du khách; Những khudulịch có khí hậu ôn hoà
cũng thường được du khách lựa chọn; Ngày nay nguồn nước không chỉ có tác dụng tạo ra một
bầu không khí trong lành mà ở một số nơi nước còn có tác dụng chữa bệnh (nước khoáng,
nước nóng…).
Hai là bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có một vai trò khá
quan trọng trong du lịch. Tài nguyên nhân văn là những giá trị lịch sử, văn hoá, các thành tựu
về kinh tế, chính trị có ý nghĩa đặc trưng cho từng vùng. Tương tự như giá trị lịch sử, giá trị
văn hoá thu hút khách dulịch với mục đích nghiên cứu, tham quan.
Ba là các điều kiện về sẵn sàng đón tiếp du khách. Nó bao gồm các điều kiện về tổ
chức, các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật dulịch như khách sạn, nhà hàng, công viên, hệ
thống giao thông,… Ngoài ra, các điều kiện về kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng
phục vụ du khách.
6
1.1.3. Vai trò của pháttriểndulịch đối với đời sống kinh tế - xã hội
- Dulịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là kinh tế nông thôn.
- Góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Dulịch còn có vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động dulịch tác động mạnh đến dòng chảy của tiền tệ.
- Hoạt động dulịch góp phần kích thích cơ sở hạ tầng phát triển.
- Dulịch thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu tư từ nước ngoài.
- Dulịch cũng thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản
phẩm du lịch… nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương.
- Khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống lâu đời thông qua việc pháttriển các
loại hình dulịch văn hoá: dulịch làng nghề, các lễ hội, các di tích lịch sử…
1.2. PHÁTTRIỂNDULỊCHBỀNVỮNG
1.2.1. Khái niệm pháttriểndulịchbềnvững
“Phát triểnbền vững” là một khái niệm rất mới, nó phản ánh xu thế của thời đại và định
hướng tương lai của nhân loại. Các tổ chức nghiên cứu kinh tế, môi trường khác nhau cũng
đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về pháttriểnbền vững. Năm 1987, Uỷ ban thế giới về Môi
trường và Pháttriển đã công bố báo cáo: Tương lai chung của chúng ta. Báo cáo này đã đề
cập và phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Trong đó “phát triểnbền
vững là sự pháttriển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến
khả năng của những thế hệ tương lai”.
Như vậy, pháttriểnbềnvững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa
ba mặt: pháttriển kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí căn bản để đánh
giá sự pháttriểnbềnvững là tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháttriểnbềnvững được
khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”. Quan điểm này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng: “Phát triển nhanh đi đôi với nâng cao tínhbền vững, hai mặt tác động lẫn
nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về
số lượng phải đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế …
Phải gắn tăng trưởng kinh tế với pháttriển văn hoá, pháttriển toàn diện con người. Thực hiện
dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội… Phải rất coi trọng, bảo vệ và cải thiện môi trường ngay
trong từng bước phát triển”,
1.2.2. Nội dung pháttriểndulịchbềnvững
Hiện tại có ba trụ cột của pháttriểnbềnvững đã được thừa nhận và bất kỳ một ngành
kinh tế nào cũng phải hướng tới đạt được cả ba mục tiêu căn bản đó:
- Sự bềnvững về kinh tế, nghĩa là tạo sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định cho tất cả
các tầng lớp trong xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế.
7
- Sự bềnvững xã hội, đó là tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người
trong xã hội. Nó đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói
nghèo.
- Sự bềnvững về môi trường, có nghĩa là bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc
biệt là nguồn tài nguyên không thể thay mới, không thể tái sinh và quý hiếm đối với cuộc
sống con người.
Đối với pháttriểnbềnvững về kinh tế, dulịch tăng trưởng sẽ đóng góp một phần lợi
nhuận không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng
hợp lý hơn.
Đối với pháttriểnbềnvững về xã hội, dulịch cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài
cho xã hội như tạo công ăn, việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện chất lượng cuộc sống của dân cư và ổn định về xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về
văn hoá, xã hội (giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống).
Đối với pháttriểnbềnvững về môi trường thì đòi hỏi trong khi pháttriểndu lịch, việc
khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại phải đảm bảo không
phương hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai.
1.2.3. Các nguyên tắc pháttriểndulịchbềnvững
1.2.3.1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng
1.2.3.2. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống con ngƣời
1.2.3.3. Pháttriểndulịch gắn liền với việc bảo vệ sự sống và bảo tồn tính đa dạng
1.2.3.4. Pháttriểndulịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế -XH.
1.2.3.5. Thay đổi thái độ và thói quen sống của dân cƣ
1.2.3.6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
1.2.3.7. Thƣờng xuyên trao dồi, tham khảo ý kiến cộng đồng địa phƣơng và các đôi tác
liên quan.
1.2.3.8. Cho phép địa phƣơng tự quản lý lấy môi trƣờng của mình.
1.2.3.9 Tăng cƣờng tiếp thị một cách có trách nhiệm
1.2.4 Lợi ích của việc pháttriểndulịchbềnvững
Ngoài những lợi ích mang tỉnh tổng thể đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước
trong dài hạn và qua nhiều thế hệ thì pháttriểndulịchbềnvững cũng mang lại lợi ích cho các
bên tham gia. Cụ thể:
- Lợi ích cho nhà cung cấp: nếu tạo được nhiều sản phẩm dulịch đáp ứng được ngày
càng lớn nhu cầu của du khách thì doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Lợi ích cho khách du lịch: do các điểm dulịch đã được chú ý đầu tư, quy hoạch, khai
thác có kế hoạch, đặc biệt là công tác bảo tồn, giữ gìn môi trường được triển khai sâu rộng,
nên du khách sẽ được tiếp cận, nghiên cứu và khám phá các nền văn hoá, các phong tục tập
quán lâu đời trường tồn qua thời gian.
8
- Lợi ích cho điểm du lịch: Ban quản lý các khudulịch bằng việc cung cấp các sản
phẩm dulịch cho các đơn vị kinh doanh và khách dulịch thu được một khoản lợi nhuận đáng
kể sẽ giúp cho họ tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo tồn các tài nguyên dulịch
1.3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁTTRIỂNDULỊCHTHEO HƢỚNG BỀNVỮNGỞ
VIỆT NAM
1.3.1. Tiềm năng dulịch của Việt Nam
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S năm ở trung tâm khu
vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây
giáp Lào, Cămpuchia, phía đông nam trông ra biển Thái Bình Dương và biển Đông. Việt Nam
có diện tích 331.211,6 km
2
, tổng số dân là 85.154 nghìn người (năm 2007), đường bờ biển dài
3.260 km, biên giới đất liền dài 4.510 km. Lãnh thổ Việt Nam có ba phần tư là đồi núi, nhưng
chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi.
Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Rừng Việt Nam có
nhiều loài cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, pơ mu… Đây là những tiền đề để chúng ta phát
triển dulịch với các khudulịch tự nhiên, dulịch sinh thái, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì… Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp: Trà Cổ, Lăng Cô,
Non Nước, Nha Trang, Mũi Né… Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên những vẻ đẹp kỳ vĩ (Vịnh
Hạ Long).
Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên 7000 di tích lịch sử, văn hoá mang dấu
ấn của quá trình dựng nước và giữ nước (trong đó có 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng
bảo vệ) như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu… Đặc biệt là quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ
Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá
khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan dulịch hấp
dẫn.
1.3.2. Quan điểm và mục tiêu pháttriểndulịchbềnvững
1.3.2.1. Quan điểm
Việt Nam có nhiều ưu thế để pháttriểndulịchbền vững. Để có thể khai thác hiệu quả
các ưu thế đó, hạn chế sự lãng phí các nguồn tài nguyên du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế
bền vững, Đảng ta đã đề ra quan điểm về pháttriểndu lịch: “phát triểndulịch thật sự là một
ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu dulịch trong nước và
phát triển nhanh dulịch quốc tế, sớm đạt trình độ pháttriểndulịch của khu vực. Xây dựng và
nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khudulịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với
các nước…” (tr.178, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX), và “nâng cao chất
lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến du
lịch để đầu tư pháttriển một số khudulịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành dulịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Pháttriển và đa dạng hoá các loại hình và điểm dulịch sinh
thái, dulịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và
nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh liên kết với các nước trong hoạt động dulịch …”
9
(tr.287, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Quan điểm này được nhấn mạnh tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “khuyến khích đầu tư pháttriển và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình dulịch …” (tr.202, Văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X).
Có thể nói, các quan điểm chỉ đạo của Đảng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp
thành một hệ thống quan điểm lý luận có tác dụng chỉ đạo, hướng dẫn đưa dulịch nước ta
phát triển đúng với ưu thế của nó.
1.3.2.2. Mục tiêu
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng X đã đưa ra mục tiêu pháttriểndulịch Việt Nam trong
thời gian tới. Mục tiêu tổng quát: pháttriểndulịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ
sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động
tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm dulịch tầm
khu vực, phấn đấu đến năm 2010 dulịch Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có ngành
du lịchpháttriển trong khu vực.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát Đảng ta cũng đề ra những mục tiêu cụ thể như:
Mục tiêu về kinh tế: ngành dulịch tạo ra sự tối ưu hoá về đóng góp của ngành vào thu
nhập quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng cán cân thanh toán.
Mục tiêu về văn hoá - xã hội: pháttriểndulịch tạo ra nhiều việc làm mới cho lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho thu nhập của dân cư tăng lên và chất lượng cuộc sống của
người dân được cải thiện. Mặt khác, pháttriểndulịch sẽ góp phần bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hoá truyền thống.
Mục tiêu về môi trường: các dự án đầu tư, quy hoạch dulịch cần phải gắn liền với bảo
vệ cảnh quan và môi trường tự nhiên, tôn trọng các quy luật, các giá trị tự nhiên nhằm khai
thác, pháttriểndulịch một cách hiệu quả và bền vững.
Mục tiêu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội: an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội ổn định là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.
Mục tiêu về hỗ trợ phát triển: các ngành khác có nhiệm vụ hỗ trợ cho dulịchpháttriển
như cung cấp thông tin, công nghệ, phương tiện, những định hướng chiến lược cơ bản phát
triển kinh tế - xã hội…
Mục tiêu cụ thể: phấn đấu tốc độ tăng GDP của ngành dulịch bình quân thời kỳ 2001 -
2010 đạt 11 - 11,5%năm với các chỉ tiêu cụ thể sau:
Năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam dulịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội
địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập dulịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD. Tỷ trọng ngành du
lịch đóng góp trong GDP cả nước năm 2010 là 27%. Đến năm 2020 Dulịch tạo 1,4 triệu việc
làm cho xã hội, trong đó có khoảng 350.000 việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2020 đưa
Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành dulịchpháttriển hàng đầu trong khu
vực.
1.3.3. Những thành tựu trong pháttriểndulịchtheo hƣớng bềnvững
10
Thứ nhất, công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật đã đạt được
những thành công đáng ghi nhận.
Thứ hai, số lượng khách dulịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên. Năm 2006
du lịch Việt Nam đón 3.583.486 lượt người, tăng 3,0% so với năm 2005. Trong năm 2007
lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4.171.564 lượt người, tăng 16,0% so với năm 2006.
Tháng 1/2008 được đánh giá là tháng có tốc độ tăng cao nhất về số lượng khách quốc tế đến
Việt Nam trong những năm vừa qua (đạt 420.000 lượt người, tăng 13,8% so với cùng kỳ
2007). Trong 11 tháng của năm 2008 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.877.745
lượt người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ ba, doanh thu của ngành dulịch Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng
kể. Năm 2006 thu nhập xã hội của ngành đạt 51.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với năm 2005, năm
2007 đạt 56.000 tỷ đồng tăng 9,8% so với năm 2006. Mục tiêu hết năm 2008 doanh thu xã hội
của dulịch đạt từ 60.000 đến 62.000 tỷ đồng tăng từ 10,7% đến 13,4% so với năm 2007.
Thứ tư, trong năm 2004, mặc dù có nhiều ưu đãi nhưng Nhà nước mới chỉ hỗ trợ 500 tỷ
đồng cho đầu tư hạ tầng du lịch, đến năm 2005 thì con số này được Nhà nước tăng thêm 50 tỷ
nữa (550 tỷ đồng). Trong năm 2007, đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng dulịch đạt được thành tựu
với 750 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng dulịchở 59 tỉnh thành trong cả nước.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào dulịch Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Năm 2007 có 47 dự
án đầu tư vào dulịch được cấp phép với tổng số vốn lên đến 1,863 tỷ USD tăng 19,57% so
với cùng kỳ năm 2006.
Thứ năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dulịch
được quan tâm, đẩy mạnh theohướng đổi mới phương thức đào tạo.
Thứ sáu, tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc ngành dulịch
diễn ra theo dúng lộ trình và đạt những thành tựu đáng kể.
Thứ bảy, công tác xúc tiến quảng bá Dulịch ngày càng được chú trọng đầu tư nhiều
hơn.
Thứ tám, ngành dulịch đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa
dạng sinh học và sử dụng bềnvững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ chín, ngành dulịch đẩy mạnh mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương, đa
phương tạo điều kiện cho dulịchpháttriểnbền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã
chính thức là thành viên của tổ chức WTO.
1.3.4. Những hạn chế trong pháttriểndulịchtheo hƣớng bềnvững
Các Nghị định, văn bản pháp luật chưa được triển khai sâu rộng. Luật Dulịch chưa
thực sự hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trước thực tế sinh động, phúc tạp nên đã gây ra
những hạn chế không nhỏ cho sự pháttriển của ngành Du lịch.
Số lượng khách Dulịch quốc tế đến nước ta ở một số thị trường đang có xu hướng
giảm. Tỷ lệ du khách quốc tế đến nước ta tham quan rồi không quay trở lại nữa ngày càng
lớn, đây cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm. Vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự pháttriểnbền
vững của ngành.
[...]... thảo dulịchHàTâypháttriển nhanh, mạnh, hiệu quả, bềnvững 25 UBND tỉnhHà Tây, Ban Quy hoạch tổng thể dulịchtỉnhHà Tây, Viện Nghiên cứu pháttriểndulịch (1994), Quy hoạch tổng thể phát triểndulịch Hà Tây (1995 - 2010) 26 Đào Đình Vui, Nguyễn Đình Lê (1994), Lịch sử Hà Tây, NXB Giáo dục Các trang Web: 27 Bộ Công th-ơng: www.mot.gov.vn 28 Bộ Kế hoạch và đầu t-: www.mpi.gov.vn 29 DulịchHà Tây: ... dulịch trong tình hình mới, Hà Nội 20 Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh 21 Trần Vă Tú, Trần Quốc V-ợng (chủ biên) (1999), Di tích Hà Tây, Sở Văn hoá thông tin HàTây 22 Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 23.Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi tr-ờng pháttriểnbền vững, NXB Khoa học Kỹ thuật 24 UBND tỉnhHà Tây, Sở DulịchHà Tây. .. Luât Du lịch, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 16 Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB Thế giới, Hà Nội 17 Tổng cục Dulịch Việt Nam (1994), Quy hoạch tổng thể phát triểndulịch Việt Nam 1995 - 2010, Hà Nội 19 18.Tổng cục Dulịch Việt Nam (1995), Hệ thống các văn bản hiện hành về quản lý du lịch, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 19 Tổng cục Dulịch Việt Nam (1998), Đề án phát triển. .. tục sắp xếp, đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà n-ớc), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 8 Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Ch-ơng (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống Kê, Hà Nội 9 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội 10 Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịchbền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 11 inh Trung Kiên... đề về dulịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 12 Nguyễn T- L-ơng (1999), Giao thông vận tải - một tiền đề quan trọng để phát triểndu lịch, Tạp chí Giao thông vận tải, số 3 - 1999, tr58-59 13 Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan H-ơng (2004), Quản trị kinh doanh khách sạn, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội 14 Nghị quyết 45 CP của Chính phủ ngày 26/6/1993 về đổi mới quản lý và pháttriển ngành dulịch 15... hng i cho cụng tỏc phỏt trin du lch cha cú trng tõm, trng im Vai trũ c quan tham mu v du lch t tnh n cỏc huyn, th xó cũn hn ch; Lc lng lao ng trong ngnh trỡnh hc vn v hiu bit cũn cha cao ý thc ca dõn c sng ti cỏc im du lch vn cũn thp CHNG 3: NH HNG V GII PHP PHT TRIN DU LCH THEO HNG BN VNG KHU VC TNH H TY C (NAY THUC H NI) 15 BI CNH MI V NH HNG CA Nể I VI PHT TRIN DU LCH THEO HNG BN VNG TNH H TY (C)... nhiên và môi tr-ờng với tăng tr-ởng và pháttriểnbềnvữngở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 4 Lê Trung Dũng (1997), Lịch Lễ hội, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 7 Đảng Cộng sản Việt Nam... Vit Nam phỏt trin mt cõn bng v khúcú th bn vng CHNG 2: THC TRNG PHT TRIN DU LCH THEO HNG BN VNG KHU VC TNH H TY C (NAY THUC H NI) 2.1 TIM NNG PHT TRIN DU LCH KHU VC TNH H TY C (NAY THUC H NI) 2.2 TèNH HèNH PHT TRIN DU LCH THEO HNG BN VNG H TY 2.2.1 Tỡnh hỡnh tng trng 2.2.1.1 C s vt cht cho phỏt trin du lch * V c s lu trỳ phc v du lch : Cht lng cỏc khỏch sn, nh ngh cng c nõng tm ỏng k Nm 2004, s lng... to cỏc ti nguyờn du lch 2.3.2 Nhng hn ch v nguyờn nhõn Doanh thu t hot ng du lch ti H Tõy (c) vn cũn thp so vi cỏc a phng khỏc, do s lng khỏch du lch ni a chim a s; c cu khỏch du lch cú kh nng chi tr v mun chi tr cao chim thiu s; Tớnh thi v quỏ ln ca du lch, c bit l du lch sinh thỏi v du lch l hi lm cho hot ng kinh doanh vựng ny tr nờn thiu n nh; S phỏt trin du lch trn lan khụng tuõn theo quy hoch phỏt... Phỏt trin Du lch H Tõy n nm 2020; trin khai xõy dng 20 quy hoch du lch - Ngnh ó thu hỳt gn mt nghỡn t ng ca cỏc thnh phn kinh t u t vo du lch to thờm nhiu im du lch mi, sn phm du lch mi - Thc hin 13 d ỏn u t c s h tng du lch, h tng lng ngh vi tng s vn 125 t ng - ngnh du lch ca tnh thc s phỏt trin mnh, nhanh v bn vng, S du lch tnh ó ch o y mnh cỏc hot ng tuyờn truyn qung bỏ du lch, ni cỏc tuyn du lch . phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay
thuộc Hà Nội).
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền. bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch của khu vực tỉnh Hà Tây cũ
(nay thuộc Hà Nội) theo hướng bền