hủ đề vùng đồng bằng sông cửu long theo cv 5512 có bổ sung theo công văn mới nhất theo định hướng công văn 5512 và có tích hợp bổ sung về lịch sử hình thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề đô thị và phát triển đô thị, vai trò của sông Mê Công ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1BÀI 35+36: CHỦ ĐỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Thời gian thực hiện: (3 tiết)Tuần 22,23,24 Ngày dạy: 17 – 02 – 2022
Tiết 40+41+42 Ngày soạn: 13 – 02 – 2022
Dự kiến tiết dạy: Tiết 40: Bài 35: vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiết 41: Bài 36: vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Tiết 42: Luyện tập, vận dụng
I MỤC TIÊU: Sau chủ đề này, giúp HS:
1 Kiến thức
Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát
triển kinh tế xã hội vùng
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận
lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế xã hội
Trình bày được đặc điểm dân cư và tác động tới sự phát triển của vùng Trình bày
được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng.Phân tích được những thế mạnh và hạn
chế trong phát triển kinh tế của vùng Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế bền
vững trong hiện tại và tương lai
Liệt kê được các trung tâm kinh tế của vùng Trình bày được vùng kinh tế trọng
điểm: vùng đồng bằng sông Cửu Long (Dạy bổ sung vào bài 36 - SGK Địa lí 9
hiện hành).
Tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó đối với vùng.Trình
bày được vấn đề đô thị: điều kiện hình thành, lịch sử, vai trò của đô thị.Trình bày
được văn minh châu thổ sông Cửu Long (Dạy bổ sung vào bài 35, mục II- SGK
Địa lí 9 hiện hành).( Lồng ghép vào chủ đề Vùng đồng bằng sông Cửu Long).
2 Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được
giao
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực;
giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Phân
tích lược đồ tự nhiên, kinh tế của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 2- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng
3 Phẩm chất
- Nhân ái: Thông cảm, sẻ chia với những khó khăn đang gặp phải của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, đồng thời trân trọng những gì mình đang có
- Chăm chỉ: hoàn thành nội dung giáo viên giao
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long Bài giảng ppt Máy tính
- Một số tranh ảnh, video thuộc vùng
- Sách giáo khoa, vở ghi bài Thiết bị điện tử khai thác kiến thức (nếu có)
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục đích: Tạo hứng thú tìm hiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long Định hướng nội
dung chủ đề của vùng
b) Nội dung:
- GV cho HS xem đoạn video https://youtu.be/5NyhUhw6Wsc
- Yêu cầu HS ghi tên địa danh được nhắc đến trong đoạn video
c) Sản phẩm: câu trả lời miệng của học sinh: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu
Giang, An Giang, Kiên Giang
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung Hoạt động theo bàn.
Bước 2: HS lắng nghe video và ghi ra nháp, thảo luận (cặp đôi) để bổ sung cho nhau.
Bước 3: Hết video giáo viên gọi theo bàn HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS
khác nhận xét)
Bước 4: GV đánh giá, cho điểm bàn ghi đúng nhất Sau đó, dẫn dắt và giới thiệu về chủ
đề vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)
a) Mục đích:
Trang 3- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng đồng bằng sông
Cửu Long
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế-xã hội
b) Nội dung: trò chơi: Cặp đôi hoàn hảo: Dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác
lược đồ tự nhiên Vùng đồng bằng sông Cửu Long để hoàn thành bảng thông tin theo cặp
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng thông tin.
Diện tích vùng 339 734 km2
Tiếp giáp các vùng, nước Đông Nam Bộ, Vịnh Thái Lan (biển Đông), Cam-pu-chia.
Gồm các tỉnh thành 13 tỉnh, thành phố (Atlat trang 29)
Ý nghĩa của vị trí Phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển
Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùngsông Mê Kông
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ như mục nội dung
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý,
đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ
sung
Trang 4Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
I Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
*Vị trí địa lí:
- Nằm ở phía Nam của nước ta
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Campuchia
+ Phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan
+ Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông
+ Phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ
* Giới hạn:
- - Diện tích: 39734 km2
- Gồm 13 tỉnh thành phố
->Ý nghĩa:
+ Thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước
+ Phát triển tổng hợp kinh tế trên biển và trên đất liền
2.2 Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam
Bộ (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại
b) Nội dung: Trò chơi: Vượt chướng ngại vật.
Ghép các ý ở bên phải và bên trái sao cho hợp lí về điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm:
- Ghép ý
Trang 5Tài nguyên Đáp án Đặc điểm
1.Đất 1 - e a.Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau
chiếm diện tích lớn
2.Rừng 2- a b.Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong
phú Nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai tháchải sản
3.Khí hậu 3 - c c.Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào
4.Nước 4 – g d Thấp và bằng phẳng
5.Biển và hải đảo 5 – b e Diện tích gần 4 triệu ha Đất phù sa ngọt:1,2 triệu
ha; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha
6.Địa hình 6 – d g Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn Hệ thống
kênh rạch chằng chịt Vùng nước mặn, nước lợ cửasông, ven biển rộng lớn,
- Thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sau châu thổ,
khí hậu cận xích đạo nóng, ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng
Khó khăn: Lũ lụt, khô hạn, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, là 1 trong 3 đồng bằng chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về biến đổi khí hậu …
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ như mục nội dung
Bước 2: Thảo luận theo nhóm đôi.Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp;
GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS đọc kết quả của nhóm; HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hỏi thêm
- Vai trò của sông Mê Công đối vợi sự phát triển của vùng?
(Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam có diện tích khoảng 71.000 km 2 , chiếm hơn 8%
diện tích toàn lưu vực và 20% diện tích Việt Nam Mê Công là con sông dài thứ 12
trên thế giới và lớn thứ 10 về tổng lượng dòng chảy (hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m 3 ,
lưu lượng trung bình khoảng 15.000 m³/s) Vai trò cung cấp nước, bồi đắp phù sa,
cung cấp thủy sản, tạo nên hệ sinh thái đa dạng, phát triển du lịch).
Trang 6- Em hãy đề xuất giải pháp để khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên của vùng
đồng bằng sông Cửu Long?
(- Nhiều diện tích đất phèn, đất mặn (cần cải tạo sử dụng tốt đất phèn, đất mặn)
+ Cải tạo bằng cách thau chua rửa mặn, chọn lọc và lai tạo các loại giống cây trồng
thích ứng với tính chất chua mặn của đất.
+ Lũ lụt phải tìm cách sống chung với lũ, xây dựng dự án thoát nước ra biển trong mùa
lũ…
+ Sống chung với lũ bằng cách xây dựng các cụm dân cư vượt lũ ở nơi có điều kiện, làm
nhà nổi, tăng cường khai thác thuỷ sản trong mùa lũ.
- Mùa khô thiếu nước làm tăng nguy cơ nhiễm phèn, nhiễm mặn phải tăng cường các
biện pháp thuỷ lợi )
- Nguồn đất, nước, sinh vật rất phong phú
* Thuận lợi : phát triển nông nhiệp (sản xuất lương thực, thực phẩm) và phát triển tổng
hợp kinh tế biển
* Khó khăn :
+ Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.
+ Lũ lụt, khô hạn Xâm nhập mặn
2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư (6 phút)
Chú ý: Nhắc học sinh đặc điểm xã hội tìm hiểu ở nhà.
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm dân cư của vùng
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư đối với sự phát triển của vùng
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các
câu hỏi
Trang 7Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi
ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, mở rộng về tình hình di cư đang là nỗi lo của vùng và
chuẩn kiến thức
III Đặc điểm dân cư
- Đặc điểm :
+ Số dân : 17,3 triệu người (đứng thứ 3 trong 7 vùng) (Năm 2019)
+ Thành phần dân tộc : Người Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa
- Thuận lợi : Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có kinh nghiệm sản
xuất nông nghiệp hàng hóa
- Khó khăn : Tỉ suất di cư cao nhất cả nước Năm 2019 : 39,9% Chất lượng lao động
Trang 8-Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích được những thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng
- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế bền vững trong hiện tại và tương lai
b) Nội dung:
Học sinh tìm hiểu kiến thức trong sách HDH/ 23-25 và phân tích bảng số liệu ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long để hoàn thành phiếu học tập
Hoàn thành bảng sau và đưa ra ít nhất một câu hỏi phản biện cho nhóm của bạn
Trang 9+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm+ Công nghiệp chế biến đang phát triển mạnh, vốn, chính sách…
Tiêu chí Thông tin
Thế mạnh + Nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp
+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm+ Thị trường, vốn, chính sách, cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnhTình hình phát
Thế mạnh + Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ Thị trường, vốn, chính sách, cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnhTình hình phát
triển
+ Xuất nhập khẩu nông sản+ Giao thông vận tải: Đường bộ và đường thủy Các cảng như Kiên Lương, Cần Thơ
+ Du lịch sinh thái (sông nước, miệt vườn, hải đảo)
Đề xuất giải pháp Phát triển bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng theo chiều sâu, tìm
kiếm thị trường
Trang 10d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp Trong
quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Bước 3: Đại diện nhóm bàn trình bày trước lớp; nhóm bàn khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung hỏi thêm:
Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm đối
với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:
Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất
Nâng cao đời sống nhân dân
Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp
Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và nước
+ Đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước
+ Xuất khẩu nông sản lớn nhất
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
- Chăn nuôi:Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả
Trang 11nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
Đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến lương thực
3.Dịch vụ
- Đang bắt đầu phát triển
- Gồm: xuất khẩu nông sản, vận tải thủy, du lịch sinh thái
2.5 Hoạt động 5: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế (5 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được các trung tâm kinh tế của vùng đòng bằng sông Cửu Long
- Kể tên các tỉnh, thành phố và trình bày được vai trò vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sông Cửu Long
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu kiến thức trong sách địa lí 9 và quan sát màn hình máy
chiếu để trả lời các câu hỏi:
- Dựa vào H3 hãy xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông
Cửu Long?Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?
- Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lơn
nhất vùng?
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: Học sinh quan sát lược lược đồ, đọc sgk133 thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
Bước 3: Đại diện học sinh trình bày, HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
V Các trung tâm kinh tế
Trung tâm kinh tế: TP Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
3 Hoạt động: Luyện tập (40 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày về biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long: tác động, giải
pháp ứng phó
Trang 12- Trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Vấn đề đô thị của vùng
- Văn minh châu thổ sông Cửu Long.
b) Nội dung: Giáo viên chia lớp làm 4 tổ mỗi tổ về nhà sưu tầm tài liệu và hoàn thành
bảng thông tin kiến thức sau:
- Tổ 1: vấn đề biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác động của biến đổi khí hậu
Điều kiện hình thành đô thị Đô thị thường được hiểu là các thành phố, thị xã hay thị trấn.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, đô thị là không gian cư trúcủa cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong nhữngkhu vực kinh tế phi nông nghiệp
Nói chung, ở Việt Nam, đô thị được phân làm 6 loại: đô thị loạiđặc biệt, loại I, II, III, IV, V Các thành phố hay thị xã ở ViệtNam thường không phải là đô thị hoàn toàn mà còn một phầnngoại thị là vùng nông thôn Thậm chí, có nhiều đô thị, phầnngoại thị còn rộng hơn rất nhiều so với nội thành Xét về nguồngốc, phần lớn đô thị Việt Nam là do nhà nước sản sinh ra
Đô thị đồng bằng Sông Cửu Long nằm trên miền đất thấptrũng là đô thị sông nước, đô thị sinh thái
Lịch sử hình thành và phát Lịch sử phát triển đô thị của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Trang 13triển đô thị quá trình thích nghi với sông, biển và ngập lụt.
Đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long còn non trẻ và chậmphát triển
Đô thị của vùng là đô thị nông nghiệp và có tiềm năng pháttriển lớn
Hiện nay, vùng ĐBSCL có 174 đô thị gồm: 1 đô thị trực thuộcTrung ương, 2 đô thị loại I thuộc tỉnh, 12 đô thị loại II, 09 đôthị loại III, 23 đô thị loại IV và 127 đô thị loại V Tỷ lệ đô thịhóa toàn vùng đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015 Khuvực đô thị có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng; bộmặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại và có bản sắc
Vai trò của đô thị đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội
Các đô thị trung tâm vùng được tổ chức phân bố để trở thànhhạt nhân, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của từngtỉnh, trên toàn vùng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh tạibiên giới Tây Nam tổ quốc
Một số đô thị cổ đại và hiện
đại ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long
Trước năm 1975 có thành phố Mỹ Tho và Cần Thơ
Hiện nay:1 thành phố đô thị loại I trực thuộc trung ương: Cần Thơ
2 thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh:
Mỹ Tho (thuộc tỉnh Tiền Giang)Long Xuyên (thuộc tỉnh An Giang)
12 đô thị loại II, gồm 12 thành phố trực thuộc tỉnh
- Tổ 4: Văn minh châu thổ sông Cửu Long
Nội dung
Quá trình hình thành và phát triển châu thổ
Chế độ nước của sông Cửu Long
(Mê Công)
Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ,
chế ngự các dòng sông
Văn minh châu thổ sông Cửu Long
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Trang 14Bước 1: Giao nhiệm vụ như mục nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS hỏi và đáp ngắn gọn
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời Đại diện nhóm khác nhận xét
Bước 4: GV chốt lại kiến thức của bài
1 Vấn đề biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2 Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
3 Vấn đề đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long
4 Văn minh châu thổ sông Cửu Long
4 Hoạt động: Vận dụng (5 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng đồng bằng sông Cửu Long
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm theo sở thích và năng lực của mình.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy thiết kế một sản phẩm (video, sơ đồ tư duy, bài báo …)
về địa lí vùng đồng bằng sông Cửu Long theo 5 đề mục đã học
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà Thời gian 1 tuần.
Bước 4: Kết luận nhận định: giáo viên chấm sản phẩm học sinh ở nhà và trả kết quả
trong một tuần
Rút kinh nghiệm
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn minh châu thổ Sông Cửu Long
Địa mạo địa hình
Tam giác châu sông Mê Kông là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sông Mê Kông và chín
đường rẽ của nó chảy vào biển Đông mà hình thành nên, là đồng bằng lớn nhất Việt
Nam, diện tích gần 40 ngàn kilômét vuông Chiều cao trung bình so với mực nước biển
không đến 2 mét, nhiều dòng sông và ao đầm 60-70% dân số làm nông nghiệp ở miền
nam Việt Nam tập trung ở chỗ đó, là chỗ sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam, cũng là
một trong những khu sản xuất gạo nổi tiếng ở Đông Nam Á Sông Mê Kông về phía
dưới Phnôm Pênh chia thành hai nhánh, ở trong nước Việt Nam gọi là sông Tiền và sông
Hậu, hai sông này đem tam giác châu chia thành ba phần, về phía nam sông Hậu là bán
đảo Cà Mau, bởi vì ứ tích bùn và cát của sông Mê Kông cho nên bán đảo mỗi năm kéo
dài 60 - 80 mét hướng về ven biển phía tây nam Bãi biển ở phía tây bán đảo đủ dài tạo
thành rừng ngập mặn đặc biệt chỉ có ở miền nhiệt đới, bên trong vùng đất có
nhiều ruộng lúa nước và rừng rậm nhiệt đới Ở giữa sông Tiền và sông Hậu là đồng bằng
màu mỡ và bằng phẳng, kênh mương dày đặc như mạng nhện Bộ phận về phía bắc sông
Tiền chia ra, phía tây là Đồng Tháp Mười, thực tế là vùng ao đầm, mùa mưa tạo thành
một bãi nước rộng lớn bao la, chiều sâu của nước là từ 3 mét trở xuống, mùa khô cạn
nước cũng đến đầu gối, sản xuất nhiều củ sen và lúa nước nổi, phía đông là đồng bằng
Đồng Nai
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù
sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát (đất bằng) dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp
của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn
dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như