1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT & PHƯƠNG PHÁP CHẨN ÐOÁN ÐIỀU TRỊ ÐÔNG Y pptx

8 485 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 126,71 KB

Nội dung

QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT & PHƯƠNG PHÁP CHẨN ÐOÁN ÐIỀU TRỊ ÐÔNG Y A. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH : Trong y học cổ truyền chia làm 3 nguyên nhân gây bệnh : - Nội nhân : do thất tình : vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ. - Ngoại nhân : do lục khí : phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. - Bất nội ngoại nhân : do té ngã, đả thương, trùng thú cắn. 1.Nội nhân : - Hỉ : (vui mừng) - Hại đến tâm khí. - Nộ : (giận) - Hại đến can khí. - Ưu, bi : (sầu, muộn) - Hại đến phế khí. - Tư : (lo lắng) - Hại đến tỳ khí. - Khủng, kinh : (hoảng, sợ) - Hại đến thận khí. Bảy thứ tinh chí nói trên thực chất là những rối loạn về tâm lý xã hội đưa đến rối loạn chức phận của tinh thần, gây ảnh hưởng đến công năng hoạt động của các tạng phủ. 2. Ngoại nhân : - Phong : gió chủ khí mùa xuân , thường kết hợp với các khí khác như : phong hàn, phong nhiệt, phong thấp. - Hàn : lạnh chủ khí của mùa đông , hay làm tắc lại không ra mồ hôi, thường có phong hàn, hàn thấp. - Thử : nắng chủ khí về mùa hạ có đặc tính làm sốt cao, thường có : thương thử, trúng thử và thấp thử. - Thấp : độ ẩm thấp trong không khí, có các triệu chứng về tiêu hoá, thường có phong thấp, thấp thử và hàn thấp. - Táo : chủ khí của mùa thu, độ khô của không khí, thường gây những bệnh sốt cao, táo nhiệt. - Hoả : nhiệt, đặc tính của các bệnh dịch khí, lệ khí, truyền nhiễm. Thường có thấp nhiệt, phong nhiệt, thử nhiệt. 3.Bâ? nội ngoại nhân : Do sang chấn té ngã, đâm, chém, tai nạn, ăn uống, lao động, tình dục là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. B. BÁT CƯƠNG, BÁT PHÁP : I. BÁT CƯƠNG : (8 cương lĩnh). Trước tình trạng diễn biến phức tạp của triệu chứng bệnh, người thầy thuốc cần phải dựa vào 8 cương lĩnh chung nhất để đánh giá tình trạng, phân tích và qui nạp giúp cho việc chẩn đoán được chính xác. Tám cương lĩnh gồm : Âm , Dương, Biểu , Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực. 1. BIỂU LÝ : Là hai cương lĩnh phân tích và đánh giá về mức độ nông sâu của bệnh. Biểu : bệnh còn ở bên ngoài, ngoại cảm, còn ở kinh lạc biệu hiện sự viêm long khởi phát sốt có mồ hôi hoặc không mồ hôi, đau đầu cứng gáy tuỳ mức độ hư thực. Chưa có những rối loạn cơ năng trầm trọng. Lý : bệnh đã vào bên trong cơ thểcác triệu chứng diễn biến toàn phát có kèm theo những biến loạn cơ năng về tạng phủ, cũng như về tinh thần. Trong thực tế có những bệnh diễn biến vẫn còn bên ngoài nhưng nguyên nhân bệnh đã có từ bên trong. Giữa biểu lý lại có triệu chứng bán biểu, bán lý như lúc nóng, lúc lạnh, ngực sườn đầy tức, buồn nôn, miệng đắng không thể giải biểu, không thể thanh lý, thanh nhiệt, mà phải dùng phương pháp hoà giải. 2. HÀN NHIỆT : Là hai cương lĩnh biểu hiện trạng thái khác nhau của bệnh tật. Trên lâm sàng thường có những triệu chứng hàn nhiệt lẫn lộn. Nên khi xét những biểu hiện ta cần chú ý đến các mặt sau đây : Hàn : sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, người ít nói, co ro, không khát thích ấm, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, tay chân lạnh. Nhiệt : sắc mặt đỏ, rêu lưỡi dày vàng, chất lưỡi đỏ, hay nói, miệng hôi, khát, thích uống mát, tiểu tiện sẻn, đỏ, rắt, táo bón, tay chân nóng. 2. HƯ THỰC : Là hai cương lĩnh đánh giá về chính khí và tà khícủa cơ thểđể xem lại tác nhân gây bệnhvà sức chống lại của cơ thể. Về hư ta nhận xét âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Về thực ta đánh giá mức độ khí trệ huyết ứ, thực nhiệt, thực hàn. 3 .ÂM DƯƠNG : Là hai cương lĩnh tổng quát, gọi là tổng cương dùng để đánh giá xu thế chung nhất của bệnh tật. Vì những triệu chứng biểu lý, hàn nhiệt, hư thực thường hay lẫn lộn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tật có thể âm thắng hay dương thắng. II. BÁT PHÁP : Là 8 phương pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền gồm : Hản, Thổ, Hạ, Hoà, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ. 1.HẢN PHÁP : (Làm cho ra mồ hôi). Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt. - phát tán phong hàn - Phát tán phong nhiệt - Phát tán phong thấp. Chống chỉ định : khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra mồ hôi nhiều. 2. THỔ PHÁP : (Gây nôn). Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v Lúc bệnh còn ở thượng tiêu. Phương pháp này ít dùng trên lâm sàng. 3. HẠ PHÁP : (Tẩy xổ, nhuận trường). Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường để đưa các chất ứ động ra ngoài bằng đường đại tiện như : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm có các cách : - Ôn hạ : Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm như bả đậu để tẩy hàn tích. - Nhuận hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trường như : mồng tơi, rau muống. - Hàn hạ : Dùng các vị thuốc có tính lạnh như : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt tích. - Công hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh như : lư hội, tả diệo để trừ thực tích hạ tiêu. - Phù chính công hạ : Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhưng vì tỳ vị hư yếu nên phai phối hợp với thuốc kiện tỳ. Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, người già yếu, phụ nữ có thai hay sản hậu. 4. HOÀ PHÁP (Hoà hoãn) Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải biểu được không thanh lý được, các bệnh rối loạn sự tương sinh tương khắc của Tạng Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần. Trên lâm sàng thường dùng chữa một số bệnh như : Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh, rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt. Chống chỉ định : Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý. 5/ THANH PHÁP : ( Làm cho mát ). Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng thường dùng 3 cách: - Thanh nhiệt lương huyết : Dùng các vị thuốc mát huyết như : Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm. - Thanh nhiệt Tả hoả : Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt như : Huyền sâm, sinh địa, thạch cao. - Thanh nhiệt giải độc : Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc như : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần. - Chú ý : Dùng thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài. 6/ ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng ) Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng các vị thuốc như: Nhân sâm,Phụ tử, Nhục quế, Sanh cương. 7/ TIÊU PHÁP : ( Làm cho tan ) Dùng để phá tan các chứng ngưng trệ, ứ đọng do hiện tượng ứ huyết,. Ứ nước do khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thường dùng các cách như : - Tiêu đạo : Dùng Hương phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất. -Tiêu thũng : Dùng các vị như :Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị thuỷ thũng . - Tiêu ứ : Dùng các vị thuốc như : Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị các chứng ứ huyết. - Tiêu tích : : Dùng các vị thuốc như : Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung nhọt, kết hạch. Chống chỉ định : Không nên dùng trong trường hợp người có thai. Vì đây là phương pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân. 8/ BỔ PHÁP : ( Bồi dưỡng cơ thể ) Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gọi là chính khí hư. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng được tác nhân gây bệnh. Trên lâm sàng thường sử dung 4 nhóm chính : - Bổ Âm : Thường dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hư. - Bổ dương : Thường dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dương hư. - Bổ Khí : Thường dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhược toàn thân. - Bổ huyết : Thường dùng thang Tứ vật để chữa các chứng : Bần huyết, mất huyết. Ngoài bốn phương thức trên người ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ như : Phế hư bổ Phế, Tỳ hư bổ Tỳ hoặc Tâm hư bổ Tâm hoặc theo phương thức bổ mẹ sinh con . . QUAN NIỆM VỀ BỆNH TẬT & PHƯƠNG PHÁP CHẨN ÐOÁN ÐIỀU TRỊ ÐÔNG Y A. NGUYÊN NHÂN G Y BỆNH : Trong y học cổ truyền chia làm 3 nguyên nhân g y bệnh. hay lẫn lộn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tật có thể âm thắng hay dương thắng. II. BÁT PHÁP : Là 8 phương pháp dùng thuốc uống trong y học cổ truyền

Ngày đăng: 27/01/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w