Tiểu luận Chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Tên tiểu luận:
CHÍNH SÁCH VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Người hướng dẫn : Ts Tuyết Hoa NiêKdămNgười thực hiện : Nhóm 4
Ngành : Kinh tế nông lâm
Daklak, ngày 28/02/2011
Trang 3MUC LỤC
I – PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1Tính cấp thiết 1
1.2Mục Tiêu 1
1.2.1Mục tiêu chung 1
1.2.1Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Thời gian nghiên cứu 2
1.3.2 Không gian nghiên cứu 2
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu 2
II – PHẦN NỘI DUNG 3
2.1 Các chính sách có liên quan 3
2.1.1Quyết định của thủ tướng chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 62/2004/QĐ-TTg 3
2.1.2 Quyết định về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn 2006 – 2010 số 277/2006/QĐ-TTg 3
2.1.3 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 45/2008/QĐ-BNN 5
2.1.4 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch số 05/2009/TT-BYT 5
2.1.5 Quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2012 số 104/2000/QĐ-TTg 6
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách 6
2.2.1 Thực trạng chung 6
2.2.2Tình hình thực hiện tại một số tỉnh thành 8
2.2.2.1 Bình Phước 8
2.2.2.2Thái nguyên 8
2.2.2.3 Bạc Liêu 11
2.2.2.4 An giang 12
2.2.2.5Sóc Trăng 13
2.3 Hạn chế của quá trình thực hiện 16
2.4 Giải pháp 17
Trang 4III – KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 5CHÍNH SÁCH VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I – PHẦN MỞ ĐẦU
1.1Tính cấp thiết
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ đô thịhóa ngày càng tăng đã làm tăng sự ô nhiễm nước và môi trường Hiện nay loài ngườiđang phải đối phó với một thách thức là trên thế giới hiện có khoảng 1,1 tỷ người khôngđược tiếp cận với các nguồn nước sạch và khoảng 2,4 tỷ người không được tiếp cận vớicác điều kiện vệ sinh đảm bảo và có những thói quen không hợp vệ sinh Nguyên nhân là
do sự xả rác thải, nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi), công nghiệp, giao thông vận tải, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của conngười ngày càng tăng mà không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách gây ô nhiễm đếnnước và môi trường Do vậy vấn đề làm sao để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môitrường là vấn đề cấp thiết diễn ra trên toàn thế giới
Hiện nay chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồnnước sạch Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổ chức Y tế Thế giới, có 80% bệnh tật ởcác quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và môi trường bị nhiễm bẩn
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp với gần 90% dân số sống tại nôngthôn, vì vậy nhu cầu dùng nước sạch ở nông thôn trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờhết Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người dân trong vấn đề nước sạch và vệ sinhmôi trường, ngày 25 tháng 12 năm 2001, chính phủ ban hành “ quyết định về việc phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giaiđoạn 2006 – 2010, số 277/2006/QĐ-TTg”
Để hiểu rõ hơn về thực trạng nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, chúng em
quyết định chọn tiểu luận “ Tìm hiểu về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam”
Trang 6- Kết quả thực hiện của một số tỉnh.
- Hạn chế của quá trình thực hiện
- Đề xuất một số giải pháp
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiên chính sách từ năm 2006- 2010
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Thông tin được sử dụng từ các tỉnh Bình Phước, Bạc Liêu, Thái Nguyên, AnGiang… và một số thông tin chung trên cả nước
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thậpvà xử lý từ internet, báo đài, ti vi…
Trang 7II – PHẦN NỘI DUNG 2.1 Các chính sách có liên quan
2.1.1Quyết định của thủ tướng chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 62/2004/QĐ-TTg.
- Nội dung: Cấp tín dụng phục vụ cho việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn từ năm 2004 đến 2020
- Được thực hiện thí điểm trong 10 tỉnh thành bao gồm các tỉnh: Sơn La, HảiDương, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Daklak, Tiền Giang
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của thủ tướngchính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn đến năm 2020
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Mục tiêu của Chương trình
Đảm bảo đến cuối năm 2010, Chương trình đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:+ Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3năm 2005 của Bộ Y tế với số lượng 60 lít nước/người/ngày
+ Về vệ sinh môi trường: 70% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh;70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh
Tất cả các nhà trẻ, trường học, trạm xá, chợ, trụ sở xã và các công trình công cộngkhác ở nông thôn có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biếnlương thực, thực phẩm
-Nội dung: Đưa ra 9 giải pháp:
Trang 8+ Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.+ Đẩy mạnh thông tin giáo dục truyền thông và huy động sự tham gia của cộngđồng dân cư.
+ Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch
+Giải pháp về khoa học công nghệ
+ Quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo vệ công trình
+Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
+ Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
+Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát
+ Giải pháp về cơ chế, quản lý và điều hành chương trình
- Huy động nguồn lực đầu tư
+ Trong giai đoạn 2006 - 2010, dự toán tổng mức vốn đầu tư ước tính khoảng22.600 tỷ đồng, trong đó, ngân sách trung ương 3.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương2.300 tỷ đồng; viện trợ quốc tế 3.400 tỷ đồng; vốn do dân đóng góp 8.100 tỷ đồng; vốntín dụng ưu đãi 5.600 tỷ đồng
+ Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương vàngân sách địa phương, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồnvốn hợp pháp khác
- Thời gian thực hiện Chương trình
Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến hết năm 2010 Giữa thời gian thựchiện có tổ chức sơ kết đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chươngtrình
Trang 9Năm 2010 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này, trên cơ sở
đó rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện các mục tiêu vềnước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020
2.1.3 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 45/2008/QĐ-BNN
-Nội dung:
Xây dựng quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với từngvùng, miền theo phân công của Bộ trưởng về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn
Hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn nâng cao năng lực,thông tin tuyên truyền đối với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôncác địa phương
Kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn
Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về cấp nước sạch, xử lý nước,chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của Nhà nước Đề xuất cácchương trình, dự án về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Thực hiện tư vấn và dịch vụ: khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, thăm dòkhai thác nước ngầm, nước mặt, cung ứng vật tư thiết bị, truyền thông, phân tích chấtlượng nước, đánh giá môi trường và các công việc khác có liên quan thuộc lĩnh vực nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao
2.1.4 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch số 05/2009/TT-BYT
-Nội dung:
Đưa ra các quy định trách nhiệm của các bên có liên quan thi hành thông tư
Kèm theo ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN
02:2009/BYT
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 Bãi bỏ quyết định số09/2005/QĐ-BYT ngày 13/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn
vệ sinh nước sạch
Trang 102.1.5 Quyết định của Thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2012 số 104/2000/QĐ-TTg
-Nội dung:
Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh
xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhànước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn
Phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng đảmbảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn
ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bước giảm thiểu sự ônhiễm môi trường ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lương thực, thựcphẩm quy mô thôn, xã
Chương trình Mục tiêu QG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010 vàđịnh hướng giai đoạn 2011 – 2015, Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến cuối năm 2010, đã
cơ bản đạt mục tiêu nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn Một số địa phương đãđạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học Mục tiêu
vệ sinh hộ gia đình đã được quan tâm và có nhiều tiến bộ so với giai đoạn 1 nhưng vẫnchưa đạt so với yêu cầu Vệ sinh môi trường nông thôn có cải thiện nhưng vẫn chưa đápứng yêu cầu
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến cuối năm 2010, mục tiêu cấp nước hợp vệsinh cho người dân nông thôn đã cơ bản đạt được Tổng số dân nông thôn được sử dụngnước hợp vệ sinh là hơn 52 triệu người, tăng 13,2 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ
số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% (năm 2005) lên 83%,trung bình tăng 4,2%/năm (năm 2010)
Trang 11Trong bảy vùng kinh tế, sinh thái thì vùng Ðông Nam Bộ có tỷ lệ số dân nôngthôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89%, cao hơn trung bình cả nước 6%.
Bên cạnh đó, một số địa phương đã đạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà vệsinh hợp tiêu chuẩn tại các trường học Ðến nay, đã có khoảng 32.155 trường học phổthông, nhà trẻ, mẫu giáo; 7.976 trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh; số côngtrình nước sạch và nhà vệ sinh tại chợ nông thôn là 1.537 công trình và 7.004/ 9.728 trụ
sở UBND xã có nước sạch và công trình vệ sinh, trong đó 1.459 công trình xây mới tronggiai đoạn 2006 - 2010 Các tỉnh như An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An đã có100% trường học, trạm y tế có nước sạch và có nhà vệ sinh
Cả nước cũng đã có hơn 11,5 triệu gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh, nâng tỷ lệ
số gia đình nông thôn có nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn lên 60%
Một số địa phương cũng đã đạt được mục tiêu cấp nước sạch và có nhà tiêu hợp vệsinh tại các trường học Đã có khoảng 32 nghìn trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo
có nước sạch và công trình vệ sinh, số trường học có nước sạch và công trình vệ sinh tănghơn 4 nghìn trường, trung bình tăng 2%/năm nâng tỷ lệ trường học có nước sạch và nhàtiêu hợp vệ sinh đạt 84% Ngoài ra, các tỉnh như An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, LongAn đã có 100% trường học, trạm y tế có nước sạch và có nhà vệ sinh
- Bảo vệ môi trường nông thôn
Nổi bật nhất trong Chương trình MTQG NS&VSMTNT giai đoạn 2, đó là Dự áncấp nước và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng vốn vay Ngân hàng Thế giới đượctriển khai khá thành công tại bốn tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Nam Ðịnh, Ninh Bình Ðếnnay, các dự án cấp nước tập trung tại các địa phương trên đã cấp nước cho người dân củasáu xã với số hộ đã đấu nối là 11.317, đạt 83%, bảo đảm tiêu chuẩn cấp nước 60lít/người/ngày với chất lượng nước đạt quy chuẩn quốc gia; bình quân lượng nước sửdụng gần 6,2 m3/hộ/tháng; tỷ lệ thất thoát nước trung bình 23 % Tại đây, bốn công ty cổphần cấp nước và vệ sinh đã được thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả và khẳngđịnh rõ nét về tính bền vững trong quản lý vận hành
Bên cạnh các hệ thống cung cấp nước sạch, 250 công trình vệ sinh công cộng vàhàng chục nghìn nhà vệ sinh hộ gia đình được hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh triển khaithực hiện từ quỹ quay vòng của dự án một cách rất hiệu quả với tổng số vốn giải ngân là105,3 tỷ đồng, tương đương 5,5 triệu USD đạt 98% Hiện có tổng cộng 29.505 hộ/118 xãthuộc bốn tỉnh (trong đó hộ nghèo, gia đình chính sách xã hội chiếm khoảng 10%) được
Trang 12vay vốn để cải tạo, xây mới công trình vệ sinh, thu hồi vốn gốc cho vay quay vòng là15,1 tỷ đồng với tỷ lệ thu hồi vốn đạt 100% đã hoàn thành và phát huy hiệu quả tốt, gópphần bảo vệ môi trường nông thôn vùng dự án.
Bên cạnh đó, từ vốn tín dụng Ngân hàng CSXH cũng được quan tâm đầu tư để xâydựng 14.562 công trình cấp nước (chủ yếu là giếng đào, giếng khoan nhỏ lẻ và lu, bểchứa nước mưa
-Vệ sinh môi trường:
Trong giai đoạn 2006-2010, qua công tác tuyên truyền, vận động người dân nôngthôn đã tự đầu tư xây dựng trên 40.000 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh và Chương trình
đã hỗ trợ một phần kinh phí cho 1.144 hộ gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo xâydựng 1.144 hố xí hợp vệ sinh và 1.750 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh để sử dụng.Đồng thời, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã cho 17.672 hộ dân nông thôn vay vốn tíndụng để xây dựng 17.672 công trình hố xí hợp vệ sinh để sử dụng Đầu tư xây dựng hoànthành đưa vào sử dụng 71 nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trường học, 27 nhà tiêu hợp vệ sinhtại các trạm y tế
Ngoài ra, việc thu gom, xử lý rác thải cũng được quan tâm thực hiện, nhưng kếtquả rất hạn chế, trong khi quỹ đất ở ngày càng thu hẹp, rác thải chưa được xử lý gây ônhiễm môi trường đã đến lúc báo động
Trong những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã có tổ thu gom rác thải, song
tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom là rất thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ lộ thiên vàđốt thủ công, có rất ít bãi chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế rác vô cơ,… vv
2.2.2.2Thái nguyên
-Về nước sạch
Tổng hợp số liệu hàng năm (theo tiêu trí cũ): Dân số nông thôn được sử dụngnước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng thêm giai đoạn 2006 - 2010 khoảng: 305 ngàn người, đạt
Trang 13≈90% như kế hoạch mục tiêu đề ra Trong đó tăng thêm từ các Chương trình dự án nhưsau:
+ Tăng do đầu tư nguồn vốn Chương trình MTQG NS&VSMT NT khoảng 60ngàn người tương ứng 20%
+ Tăng do đầu tư từ các Chương trình 134, 135 khoảng 60 ngàn người tương ứng20%
+ Tăng do người dân tự đầu tư xây dựng được vay từ Ngân hàng Chính sách xãhội khoảng 55 ngàn người tương ứng 18%
+ Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng 130 ngàn người tương ứng 42%
Theo tiêu trí mới thực hiện Bộ chỉ số Theo dõi - Đánh giá nước sạch & VSMT NTtỉnh Thái Nguyên được phê duyệt tháng 04 năm 2010: Dân số nông thôn toàn Tỉnh được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt: 70% trong đó: 51% đạt qui chuẩn kỹ thuật chấtlượng nước do Bộ Y Tế quy định
Các nơi công cộng được sử dụng nước sinh hoạt và công trình vệ sinh:
-Về vệ sinh môi trường
Tổng hợp số liệu hàng năm (theo tiêu trí cũ): Số hộ gia đình nông thôn có côngtrình vệ sinh tăng thêm khoảng 40 ngàn hộ đạt ≈70% như kế hoạch mục tiêu đề ra Trong
đó được tăng do các Chương trình dự án:
+ Dự án khí sinh học Việt Nam và các Ngành khác khoảng: 3 000 hộ
+ Hộ gia đình đầu tư từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng: 7
500 hộ
+ Do được cấp nước sạch từ công trình cấp nước tập trung khoảng: 16 500 hộ.+ Nhân dân tự đầu tư xây dựng khoảng: 13 000 hộ
Chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình hợp vệ sinh đạt: 47%
-Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình:
+ Tổng nguồn vốn đầu tư 5 năm 2006 - 2010: 258 tỷ đồng đạt: 93%