1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO kỹ NĂNG vận ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ 3 4 TUỔI

17 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

PHẦN NỘI DUNG I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo,

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5

TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI 1

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

ĐỀ TÀI:

Giáo viên: Tạ Thị Phượng Chức danh : Giáo viên lớp Mầm 6

Năm thực hiện : 2020 - 2021

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO TRẺ

3 – 4 TUỔI

Trang 2

A.PHẦN GIỚI THIỆU

 Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG VỚI NHẠC CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI

 Tác giả: Tạ Thị Phượng

 Đơn vị : Trường Mầm non Họa Mi 1

 Thời gian thực hiện: Năm học 2021 – 2022

 Không gian áp dụng: Lớp Mầm 6

 Giới thiệu của đơn vị: Trường Mầm non Họa Mi 1

B PHẦN NỘI DUNG

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý…chính vì vậy âm nhạc trở thành một nội dung cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non, trong đó hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò quan trọng Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác nhảy múa hay sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo nhạc Hoạt động này giúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc Ngoài ra vận động theo nhạc còn thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè

Năm học 2021-2022 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp Mầm 6 (3-4 tuổi) Thực tế tại lớp tôi giảng dạy có một số thuận lợi và khó khăn như:

 Thuận lợi:

- Trường mầm non nơi tôi dạy là trường chuẩn quốc gia nên được đầu tư cả về cảnh quan, môi trường và đồ dùng dạy học

- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm dụng cụ âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như đàn Oocgan, ti vi , máy vi tính, máy chiếu …

Trang 3

- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức Tham gia học tập chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp… tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ

- Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, đoàn kết, nhiệt tình trong công việc, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp

- Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, yêu thích hoạt động âm nhạc

- Trẻ rất hào hứng được vận động theo nhạc

Khó khăn

- Đầu năm học lớp tôi có khoảng 30% là trẻ mới đến trường Trẻ chưa có nề nếp và thiếu kiến thức, kỹ năng vận động theo nhạc Khi được cô hướng dẫn, nhiều trẻ còn rụt

rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi thể hiện vận động

- Một số trẻ còn quá hiếu động, không tập trung nên việc rèn kỹ năng vận động và phát triển năng khiếu của trẻ còn khó khăn

- Đa phần phụ huynh không quan tâm rèn kỹ năng vận động cho trẻ khi ở nhà

Chính vì vậy để giúp cho việc hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ được tốt

hơn tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ 3- 4 tuổi”

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn và xây dựng kế hoạch giáo dục

- Tôi thường xuyên tham gia các buổi họp chuyên môn, các chuyên đề phát triển vận động theo nhạc tại trường và các trường bạn

- Học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng vận động theo nhạc từ Ban giám hiệu, đồng nghiệp và trong tài liệu

- Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa vào khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ tại lớp nội dung giáo dục phải đi từ thấp đến cao, từ những động tác đn giản đến những động tác phúc tạp

- Luôn tìm tòi, sáng tạo những hoạt động mới lạ, thu hút trẻ tham gia vận động theo nhạc

- Chủ động đón Ban giám hiệu và các chuyên viên kiểm tra giờ học vận động tại lớp

Trang 4

Đón chuyên viên PGD dự giờ học vận động theo nhạc

-

Học tập bồi dưỡng chuyên môn tại trường

2 Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc phong phú, đẹp mắt, đa dạng

- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc, mới lạ Để tiến hành vận động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc hấp dẫn thì trẻ mới hứng thú tham gia vào vận động

- Môi trường âm nhạc gây hứng thú cho trẻ cần phải đưa ra các cách trang trí săp xếp

đồ dùng, đồ chơi…xung quanh lớp sao cho hợp lý, tạo nhiều không gian mở cho trẻ giúp trẻ vận động linh hoạt sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc của trẻ

Trang 5

Đồ dùng âm nhạc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp

- Tùy thuộc vào các hình thức vận động của trẻ mà tôi chuẩn bị những đồ dùng dụng

cụ phù hợp với vận động như là: Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại: Đàn Oocgan, ti vi, đầu đĩa, vi tính, máy nghe nhạc hoặc những đồ dùng tự sáng tạo như: xúc xắc, chập cheng, kèn, váy tua rua…

Trẻ vận động theo nhạc với phụ kiện đeo tay, đội đầu

- Đồ chơi âm nhạc có 2 loại chủ yếu:

* Đồ chơi có sẵn trong lớp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục…

Trang 6

* Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, những đồ vật đã qua sử dụng có thể tái chế thánh làm đồ chơi với nhiều công dụng khác nhau

Ví dụ:

+Tận dụng các vỏ lon bia, lon nước ngọt để làm trống lắc, xúc xắc; làm đàn tơ rưng bằng ống nhôm; vỏ hộp sữa làm trống cơm; nắp nồi làm chập cheng; lõi chỉ làm micrô… + Sử dụng dây ni lông, báo cũ, bao tải, áo mưa để làm trang phục biểu diễn cho trẻ + Sử dụng muỗng nhựa, inox làm bộ gõ…

Micro được làm từ ống chỉ, xúc xắc là từ lon bia

Bộ trống làm từ hộp bánh

Trang 7

- Ở góc hoạt động âm nhạc tôi trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng

về chủng loại, chất liệu Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có

thể sử dụng vào các hoạt động khác

- Tạo không khí vui tươi, cởi mở giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với nhau để giúp trẻ

tích cực, chủ động hơn khi tham gia vận động theo nhạc cùng cô và bạn

3 Biện pháp 3: Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ thông qua giờ học

- Hoạt động vận động theo nhạc lứa tuổi 3-4 tuổi có thể chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, t

ốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.( theo phách, nhịp, tiết tấu chậm)

+ Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động the

o nhạc

Vận động múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nh

ịp điệu âm nhạc, lời ca Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu m

úa Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên…

Giờ học vận động múa mình họa

Trang 8

Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là giúp trẻ cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động

có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân

có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm nên phải chính xác,

đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…

Giờ học vỗ tay theo tiết tấu chậm

- Giáo viên phải hướng dẫn động tác rõ ràng, chính xác từng động tác và chú ý đến những vận động khó để hướng dẫn trẻ thực hiện cho đúng và đẹp mắt

Cô hướng dẫn động tác múa minh họa

- Để tạo sự hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi còn linh hoạt thay đổi hình thức vận động cho trẻ như: hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân…

Trang 9

- Ngay từ đầu năm học, ở mọi lúc mọi nơi tôi đã cho trẻ làm quen các hiệu lệnh về đội hình, đội ngũ để khi vào giờ học trẻ nhanh chóng về đội hình vận động mà tôi yêu cầu

Đội hình vận động gõ theo tiết tấu chậm

- Đối với các động tác vận động khó, tôi nhắc lại vận động, hoặc rèn thêm ở mọi lúc mọi nơi cho trẻ

- Trong giờ vận động với nhạc, tôi chú ý tiếp cận sửa sai nhóm nhỏ, sửa sai cá nhân Trẻ thực hiện vận động chưa đạt tôi nhẹ nhàng, khéo léo mời trẻ bước lên phía trên gần hơn để tôi dễ quan sát và sửa sai cho trẻ, đồng thời không làm ảnh hướng tới vận động của các trẻ khác trong lớp

Cô sửa sai động tác theo nhóm trẻ

Trang 10

- Đối với những trẻ có tố chất vận động tốt, tôi chú ý nâng cao yêu cầu giúp trẻ phát huy năng lực vận động của mình Đồng thời rèn cho trẻ sự tự ti khi tham gia vận động theo nhạc

- Sau mỗi giờ học vận động, tôi cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhang, du dương, hoặc hát cho trẻ nghe những làn điệu dân ca 3 miền để giúp trẻ thư giãn sau một giờ hoạt động vận động, đồng thời tạo cho trẻ niềm say mê âm nhạc và cảm giác hòa mình vào âm nhạc

Cô hát và biểu diễn cho trẻ nghe sau giờ học vận động

4 Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ qua hoạt động khác

Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ qua hoạt động vui chơi ngoài trời:

- Trong giờ hoạt động ngoài trời, tôi thường tổ chức cho trẻ được vận động tự do với

nhạc để trẻ hòa mình với thiên nhiên, cây xanh cùng những vận động vui nhộn trong không gian xanh

- Trong khoảng thời gian trẻ được chơi tự do thì vận động âm nhạc nhẹ nhàng êm dịugiúp trẻ thoải mái khi tham gia vào hoạt động quan sát, thí nghiệm, các trò chơi, vận động… Trẻ vận động theo nhịp điệu, vận động minh họa các bài hát tạo nên không khí vui nhộn khi tham gia các trò chơi vận động

Ví dụ:

Trang 11

Cho trẻ quan sát về cây hoặc về hoa Cô có thể cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài “Em yêu cây xanh” Trẻ vừa múa vừa hát trước khi vào quan sát tạo rất nhiều hứng thú cho trẻ.Sau khi quan sát trò chơi vận động trẻ tham gia chơi vẫn vỗ tay theo nhịp… các bài hát để trò chơi sôi động hơn

Cô và trẻ vận động dưới sân trường

Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ qua hoạt động vui chơi trong lớp:

- Trong các góc chơi, tôi chuẩn bị những đồ dùng âm nhạc đa dạng và đẹp mắt để tạo cho trẻ sự hứng thú muốn tìm hiểu

Đồ dùng đa dạng tại góc âm nhạc

Trang 12

- Tổ chức cho trẻ vận động với nhạc ở góc là hoạt động gây hứng thú mạnh mẽ cho trẻ Vận động theo nhạc ở các góc tạo nên nhiều cảm xúc khác nhau cho trẻ Đặc biệt

là góc âm nhạc, trẻ vận động biểu diễn các bài hát mà trẻ thích, những bài trẻ đã học, hoặc những bài trẻ đã biết Ngoài góc âm nhạc, trẻ cũng có thể vận động theo nhạc trong các góc chơi khác như: gia đình, văn học…

Trẻ vận động theo nhạc ở góc chơi trong lớp

Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ mọi lúc mọi nơi

- Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc trong giờ đón, trả trẻ: Vận động theo nhạc

trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ vận động theo nhạc với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc

lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ

Cô và trẻ múa hát trong giờ sinh hoạt chiều

Trang 13

- Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc thông qua hoạt động thể dục buổi sáng

Vận động theo nhạc trong hoạt động thể dục sáng gây hứng thú cho trẻ, giúp giáo

viên bớt mệt mỏi khi phải dùng nhiều hiệu lệnh hướng dẫn trẻ Vận động với âm nhạc giúp trẻ cảm thụ đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng kích thích trẻ hứng thú khoái lạc bước vào một ngày mới

Bé vận động theo nhạc trong giờ thể dục sáng

- Vận động theo nhạc thông qua hoạt động giải lao giữa giờ

Giữa các buổi học và vui chơi, tôi luôn dành 5-10 phút để bật những bản nhạc vui

nhộn để trẻ có thể thể hiện các động tác vận động theo ý Hoạt động vận động với nhạc này giúp trẻ tỉnh táo sau những giờ học, giúp trẻ lấy lại năng lượng tích cực để tiếp tục hoạt động vui chơi

Bé vận động theo nhạc giữa giờ hoạt động

Trang 14

Nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn, lễ hội,

tham quan

Để nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, tôi đã phối hợp cũng nhà trường tổ

chức những buổi biểu diễn nhân ngày hội, ngày lễ Đây chính là cơ hội để cô và trò thể hiện, bao cáo kết quả lao động và học tập của mình, trẻ được múa các bài hát về ngày hội đến trường của bé; quê hương đất nước; 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam; Tết trung thu; ngày 8/3 lễ tổng kết; noel… trẻ được biểu diễn, thể hiện mình qua các tiết mục hát, múa, biểu diễn thời trang

Bé biểu diễn tiết mục múa hát “Cô giáo em”

Bé múa “Rước đèn dưới trăng”

Trang 15

Trong các ngày hội, ngày lễ đó luôn có sự góp mặt của các bậc phụ huynh, sự xuất hiện của họ làm cho các con thêm tự tin, phấn khởi và phụ huynh học sinh cũng tự hào, thích thú khi được xem con cháu mình biểu diễn Vì thế họ rất hồ hởi, phấn khởi khi được chứng kiến sự trưởng thành và thay đổi của con em mình Điều này có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền của nhà trường, tạo sự tin tưởng tuyệt đối khi họ giao

“tương lai” của họ cho chúng tôi Chính nhờ hoạt động này mà trẻ không ngừng phát triển về trí tuệ, tình cảm, về nhận thức và mạnh dạn, tự tin hơn trước mọi người Bên cạnh đó trẻ còn cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài hát

- Trong các buổi tham quan, giã ngoại Tôi khuyến khích trẻ vận động theo nhạc và

tham gia biểu diễn trên sân khấu cho mọi người thưởng thức

Trẻ biểu diễn trên sân khấu của Tiniworld

5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ

- Thông qua các buổi họp phụ huynh, bản tuyên truyền, các buổi đón trả trẻ, giáo viên động viên, khuyến khích phụ huynh dành thời gian hướng dẫn con các vận động mà cô giáo đã dạy ở lớp, giúp con nhớ lâu hơn các động tác

- Phụ huynh dành thời gian tham gia các lễ hội cùng bé để khuyến khích và đông viên trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động văn nghệ nơi đông người

Trang 16

- Trong thời gian nghỉ dịch, phụ huynh chính là cầu nối giúp giáo viên và trẻ gần gũi nhau Phụ huynh giúp truyền đạt rõ hơn nhứng yêu cầu trong các giờ học vận động mà giáo viên hướng dẫn

- Khuyến khích phụ huynh thường xuyên quay lại các clip trẻ tập vận động với nhạc

để gửi cho cô và các bạn trong lớp cùng xem

IV KẾT QUẢ

Qua việc vận dụng các biện pháp trên vào dạy trẻ vận động theo nhạc, tôi thu được một số kết quả sau:

- Bản thân tôi đã nâng cao được năng lực sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp, có thêm nhiều sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy vận động theo nhạc tại trường, lớp

- Tôi mạnh dạn, tự tin khi chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động vận động theo nhạc với đồng nghiệp

- Trẻ có khả năng vận động theo nhạc một cách sáng tạo, hứng thú và rất mạnh dạn,

tự tin

- Nhiều trẻ đã biết cách cảm thụ âm nhạc và bộc lộ cảm xúc qua ngôn ngữ hình thể: Nhảy, múa theo nhạc, lắc lư theo nhạc,…

- Đa số trẻ biết sử dụng các dụng cụ để gõ đệm cho bài hát theo nhịp, phách, tiết tấu

- Trẻ có kỹ năng múa minh hoạ một số bài hát trong chương trình

- 90% trẻ có khả năng thể hiện các bài múa, thể dục nhịp điệu

- 90% trẻ mạnh dạn, tự tin khi vận động theo nhạc

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua nghiên cứu đề tài, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:

- Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức âm nhạc, khả năng vận động theo nhạc

- Giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ

- Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và đặc điểm vận động…để có phương pháp dạy thích hợp

- Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú Sử dụng đồ dùng trực quan một cách

có hiệu quả Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

- Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hình thức tổ chức tạo cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ

- Giáo viên phải biết truyền đạt chính xác, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ

Ngày đăng: 18/03/2022, 08:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w