1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Chỉ số AFP cao doc

5 567 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 233,94 KB

Nội dung

Chỉ số AFP cao Tôi năm nay 28 tuổi, có thai được 19 tuần. Khi thai hơn 16 tuần bác sĩ theo dõi có chỉ định tôi đi làm "tripple test" để kiểm tra dị dạng thai nhi (không đo dộ mờ da gáy). Kết quả đều rất tốt trừ chỉ số AFP khá cao 1/245. Các bác sĩ khuyên tôi nên đi siêu âm 4D để theo dõi vì em bé có nguy cơ cao về dị tật cột sống và ống thần kinh. Tôi đã siêu âm 4D lần đầu vào lúc 17,5 tuần tại Trung tâm Hòa Hảo và lần hai lúc 19 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương. Kết quả đều bình thường, không có biểu hiện khác thường nào của thai nhi cả. Tuy nhiên tôi và gia đình đều rất lo lắng vì bác sĩ nói rằng cột sống có thể thấy được qua siêu âm, còn dây thần kinh thì rất khó phát hiện. Xin bác sĩ vui lòng cho tôi lời khuyên, tôi có nên chọc nước ối để phát hiện dị dạng thai nhi hay không? Và với chỉ số AFP như vậy, liệu con tôi có bị ảnh hưởng gì đến thần kinh sau khi sinh ra hay không? - Trả lời của Phòng mạch Online: Chào bạn, bạn 29 tuổi, còn trẻ nên nguy cơ sinh con HC Down thấp. Lúc thai 16 tuần tuổi được chỉ định làm triple test. Kết quả xét nghiệm AFP của bạn cao, các giá trị khác trong giới hạn bình thường. Nồng độ AFP tăng cao có thể gặp trong những trường hợp sau: a. Những bất thường bẩm sinh thai nhi: - Thai vô sọ. - Sứt môi chẽ vòm. - Tật nứt đốt sống. - Thoát vị rốn bẩm sinh. - Hở thành bụng. Tất cả những bất thường này đều phát hiện được qua siêu âm hình thái thai nhi. Bạn nên siêu âm lại một lần nữa lúc tuổi thai 22 tuần. Chọc ối trong trường hợp này là không cần thiết, vì chọc ối để khảo sát những rối loạn về nhiễm sắc thể. Trường hợp của bạn không có nguy cơ cao về rối loạn này. Chưa thấy tài liệu nào ghi nhận bất thường dây thần kinh liên quan đến nồng độ AFP. b. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ AFP: - Tuổi thai: nồng độ AFP tăng theo tuổi thai. - Cân nặng mẹ: mẹ có cân nặng càng cao thì nồng độ AFP càng thấp và ngược lại. - Số thai: song thai nồng độ AFP tăng gấp hai lần so với đơn thai. - Thai chết trong tử cung: nồng độ AFP cũng gia tăng. - Xuất huyết sau nhau, động thai cũng làm tăng nồng độ AFP. - Mẹ có khối u ác tính hoặc viêm gan cấp: AFP tăng cao. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân làm AFP tăng cao, bạn đừng quá lo lắng. TS.BS LÊ THỊ THU HÀ (trưởng phòng khám thai BV Phụ sản Từ Dũ) . quả đều rất tốt trừ chỉ số AFP khá cao 1/245. Các bác sĩ khuyên tôi nên đi siêu âm 4D để theo dõi vì em bé có nguy cơ cao về dị tật cột sống và ống thần. cơ cao về rối loạn này. Chưa thấy tài liệu nào ghi nhận bất thường dây thần kinh liên quan đến nồng độ AFP. b. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ AFP:

Ngày đăng: 26/01/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w