SáchlượcMarketing
Quan điểm Marketing hiện đại cho rằng, Marketing không chỉ dừng lại ở 4“P“. Mỗi
trường phái nghiên cứu lại đặt ra các “P“ tiếp theo khác nhau. Nhưng có hai khái niệm
nhận được sự đồng thuận cao nhất: Đó là Chiến lược Nhân sự và Professionalism,
tạm dịch là Chuyên Gia (tức là Chiến lược biến một Thương hiệu thành một Chuyên gia
về một lĩnh vực, có khả năng dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở, đón đầu và khai phá đối
với Khách hàng và Công chúng).
Quản trị thương hiệu - Phần nội dung thông tin đã được đề cập, được kết cấu như
một trang thông tin mở, với nhiều vấn đề lý luận, nhiều quan điểm khác nhau trong hoạt
động xây dựng và quản trị thương hiệu.
Trong hoạt động thực tiễn, các Doanh nghiệp, các mô hình tổ chức Kinh tế và phi Kinh
tế đã thực thi chiến lược theo cách nào, để đạt được yêu cầu sống còn của Thương
hiệu là “Bám rễ vào tâm lý khách hàng mục tiêu“?
Câu nói nổi tiếng của Đại thi hào Đức chưa khi nào cũ. Lý luận thì “Bất biến“, mà thực
tiễn phải “Vạn biến“.
Với mong muốn làm sáng rõ hơn nữa hoạt động quản trị thương hiệu, sau nhiều cân
nhắc và khảo cứu, chúng tôi quyết định xây dựng phần nội dung này theo cách đơn
giản và truyền thống nhất. Đó là hồi quy các hoạt động, các chiến lược chiến thuật
của Doanh nghiệp về mô hình quản trị MARKETING. Bởi xét về thực chất,
Marketing cũng chính là Branding.
Theo đó, nội dung phần chuyên mục này sẽ được kết cấu thành các phần:
1. Dự báo và lập kế hoạch:
Kế hoạch ngân sách không nằm trong các “P“ của Marketing, nhưng lại là một trong
những yêu cầu đầu tiên đã được các Doanh nghiệp hoạch định khi bắt tay vào việc xây
dựng chiến lược Marketing.
2. Chiến lược Sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm theo quan điểm Brand-marketing sẽ khác biệt tương đối so với
chiến lượcMarketing truyền thống. Gói sản phẩm được thiết kế không đi từ con đường
Sản phẩm lõi, mà đi ngược lại, bắt đầu từ Việc xác định Giá trị gia tăng lợi thế trong
Định vị cạnh tranh.
3. Chiến lược giá:
Một chiến lược giá được coi là phù hợp khi khách hàng mục tiêu cảm nhận giá trị
của Sản phẩm hay dịch vụ tương xứng với Giá cả của nó. Lời khuyên quan trọng nhất
ở đây là: “Định giá từ Thị trường, chứ không từ CHI PHÍ“
4. Chiến lược phân phối:
Trong những giai đoạn trước, chiến lược phân phối không được đánh giá cao như
Chiến lược sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học và KHKT, nền kinh tế thế giới đã bước sang giai đoạn “bão
hoà“ của “Xã hội tiêu dùng“.
Vì lẽ đó, việc chiếm lĩnh được những vị trí trọng yếu trong kênh phân phối không còn là
vấn đề đặt ra với hầu hết các Thương hiệu hàng đầu, mà đã là yêu cầu có tính Tiên
quyết. Có thể nói, chiến lược phân phối sẽ là Chiến lược trọng yếu của Brand -
Marketing.
5. Chiến lược Xúc tiến bán:
Nội dung phần này không đề cập nhiều tới các hoạt động quảng cáo, các hoạt động
xúc tiến bán hàng “below the line”, vốn đã có thể nhận diện tràn ngập trên thương
trường.
Ban biên tập phần chuyên mục này, đồng ý với một số luận điểm cho rằng, mặc dù có
thể coi PR là một chiến lược đặc biệt của Marketing. Nhưng xét về bản chất, PR vẫn
được coi như một Chiến lược Xúc tiến bán trên bình diện Thương hiệu. Do vậy, PR
không phải là Một “P“ độc lập trong Brand - Marketing.
6. Định vị:
Định vị - Positioning - không phải là một Từ mới trong từ điển Marketing. Định vị đã
được đề cập nhiều trong những giáo trình Marketing kinh điển. Tuy nhiên, khi đó định vị
được hiểu như một cách xác định lợi thế cạnh tranh cho một sản phẩm, và có vị trí
khiêm tốn trong Kế hoạch Giám sát Marketing.
Định vị trở thành Một danh từ riêng, một khái niệm đứng tương đối độc lập bắt đầu
từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Đến những năm cuối thế kỷ XX, lý thuyết về Định vị đã
được xây dựng tương đối đầy đủ và đạt được những thành tựu rực rỡ trong thực tiễn
hoạt động kinh doanh của các Thương hiệu hàng đầu.
Quan điểm Định vị Thương hiệu cho rằng: Định vị là một chiến lược bao hàm cả 4“P“
của chiến lược Marketing. Và được định lượng là P5 trong Brand-Marketing (Xem thêm
mô hình Định vị Thương hiệu).
Do vậy, mặc dù nằm trong Brand-Marketing, nhưng Định vị lại được nâng lên thành
một Tiền đề lý luận cần được làm sáng rõ trong hệ thống Lý luận chung về Xây dựng
và Quản trị Thương hiệu.
7. Chiến lược nhân sự
8. Professionalism
.
dựng chiến lược Marketing.
2. Chiến lược Sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm theo quan điểm Brand -marketing sẽ khác biệt tương đối so với
chiến lược Marketing. Sách lược Marketing
Quan điểm Marketing hiện đại cho rằng, Marketing không chỉ dừng lại ở 4“P“. Mỗi
trường