Đề và hướng dẫn chấm chi tiết môn GDCD kỳ thi HSG cấp tỉnh năm học 20172018 và 20182019 của tỉnh Thanh Hoá . Mọi người hãy tải về làm thử xem khả năng của mình giải được đến đâu nhé; Giáo viên có thể tải về cho học sinh làm thử để đánh giá khả năng giải đề của các em. Cảm ơn mọi người ủng hộ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2017-2018
Môn thi: Giáo dục công dân
Lớp 11 - THPT
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09/3/2018
Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (3,0 điểm):
Phủ định siêu hình là gì? Phủ định biện chứng là gì? Cho ví dụ? Hãy làm rõ những điểm khác nhau cơ bản giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có thái độ như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
Câu 2 (3,0 điểm):
Tình yêu là gì? Em hiểu thế nào là một tình yêu chân chính? Làm rõ những biểu hiện
cơ bản của một tình yêu chân chính Là học sinh THPT, em có đồng tình với quan niệm: Có quan hệ tình dục trước hôn nhân hay không? Vì sao?
Câu 3 (4,0 điểm):
Hãy làm rõ những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Nếu là chủ một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, em sẽ vận dụng quy luật giá trị như thế nào để thu được nhiều lợi nhuận và đứng vững trong nền kinh tế thị trường?
Câu 4 (4,0 điểm):
Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội có những đặc trưng cơ bản nào? Hãy làm rõ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan Là chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Câu 5 (3,0 điểm):
Làm rõ phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm và hành động cụ thể gì để cùng thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
Câu 6 (3,0 điểm): Đọc câu chuyện: Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người” Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người” Cậu hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người” Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người” Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó chính là định luật trong cuộc sống của chúng ta Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó Ai gieo gió thì ắt gặt bão Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con Nếu con yêu thương người thi người cũng yêu thương con”
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2002)
Hỏi:
1 Bài học đạo đức mà em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?
2 Trong cuộc sống chúng ta cần ứng xử với nhau như thế nào? Tại sao?
- Hết -
Số báo danh
………
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
Hướng dẫn chấm
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2017-2018
Môn thi: Giáo dục công dân
Lớp 11 THPT
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09/3/2018
HD chấm có 06 câu, gồm 04 trang.
Câu 1
(3,0
điểm)
* Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác
động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của
sự vật
Ví dụ:…
* Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của
bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật
và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới
Ví dụ:…
* Những điểm khác nhau cơ bản giữa phủ định biện chứng và phủ định
siêu hình (không nêu ví dụ chỉ đạt tối đa 0,25 điểm ở mỗi ý):
Điểm khác
Nguyên
nhân
Nằm bên trong sự vật, hiện tượng
- Ví dụ
Nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng
- Ví dụ
Cách thức
Kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để
phát triển sự vật, hiện tượng mới
- Ví dụ
Xóa bỏ sạch trơn, không có tính kế thừa
- Ví dụ
Kết quả
Sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự
vật, hiện tượng mới ra đời, làm tiền đề cho sự phát triển
- Ví dụ
Cản trở hoặc xóa bỏ sự
tồn tại và phát triển tự
nhiên của sự vật
- Ví dụ
* Thái độ của bản thân:
+ Phê phán thái độ phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn
lọc đối với cái cũ Ví dụ:…
+ Có thái độ ủng hộ cái mới, bảo vệ cái mới, cái tiến bộ Ví dụ:…
0,25
0,25 0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25 Câu 2
(3,0
điểm)
* Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác
giới Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi,
gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau
cuộc sống của mình
* Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với
các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội
* Biểu hiện cơ bản của một tình yêu chân chính:
- Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ,
biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm
sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão…, sự hòa hợp về tính
cách giữa hai người
0,25
0,25
0,25
Trang 3Câu Nội dung cơ bản Điểm
- Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm
lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình
những nghĩa vụ đối với người mình yêu Tình yêu chân chính đòi hỏi mỗi
người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hy sinh cho
nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp
- Có chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía…
- Có lòng vị tha và sự thông cảm…
- Làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn…
* Không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân
* Bởi vì:
- Ở nước ta, chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình về vấn đề này
- Mặt khác, nó có thể mang lại những hậu quả: Có thai ngoài ý muốn, gây
tác động xấu đến bản thân và gia đình sau này; nạo phá thai dễ gây tổn
thương đến cơ quan sinh sản dẫn đến vô sinh về sau; quan hệ tình dục
không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh qua
đường tình dục, như HIV/AIDS, viêm gan B…
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 0,75
Câu 3
(4,0
điểm)
* Tác động của quy luật giá trị:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến đổi của giá cả
trên thị trường
Đây là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ
ngành nghề này sang ngành nghề sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng
từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng
từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến
động của giá cả hàng hóa trên thị trường
Ví dụ:…
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị
cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường, hàng hóa lại được trao đổi mua
bán theo giá trị xã hội của hàng hóa Trong điều kiện đó, người sản xuất
kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương
trường, để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật,
nâng cao tay nghề cho người lao động, hợp lí hóa sản xuất, …làm cho giá
trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa Việc cải
tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ và về sau mang tính phổ biến trong xã hội
Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động nâng
cao
Năng suất lao động tăng lên không chỉ làm cho số lượng hàng hóa sản
xuất ra tăng lên, mà còn làm cho lượng giá trị của một hàng hóa giảm
xuống và lợi nhuận theo đó cũng tăng lên (nếu giá cả hàng hóa đó trên thị
trường không đổi)
Ví dụ:…
- Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không
hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lý hóa
sản xuất khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng
quy luật giá trị lại đối xử như nhau Vì vậy, tình trạng một số người có giá
trị cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi
Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận
0,25 0,25
0,25 0,25 0,5
0,25 0,25 0,25
Trang 4Câu Nội dung cơ bản Điểm
lợi, năng lực sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro, nên bị thua lỗ, dẫn đến
phá sản Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo
Ví dụ:…
* Vận dụng quy luật giá trị:
- Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa để bán
được nhiều hàng, thu nhiều lợi nhuận, đứng vững và chiến thắng trên
thương trường Ví dụ:
- Vận dụng tác động điều tiết của quy luật giá trị thông qua sự biến động
của giá cả hàng hóa trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu
của khách hàng trên thị trường Ví dụ:
- Áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản
xuất Vì đổi mới kỹ thuật công nghệ, hợp lý hóa sản xuất làm cho chất
lượng sản phẩm và năng suất lao động tăng lên, đến lượt nó, năng suất lao
động lại làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và lợi nhuận tăng lên Ví
dụ:…
0,25 0,5
0,5
0,5
Câu 4
(4,0
điểm)
* Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam:
- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tương trợ và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
- Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
* Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan:
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây là sự lựa chọn đúng đắn của
Đảng và nhân dân ta Bởi vì:
- Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự có độc lập
( Học sinh làm rõ: Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự có
độc lập)
- Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột
(Căn cứ vào các đặc trưng cơ bản của CNXH để làm rõ)
- Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no,tự do, hạnh phúc, mọi
người có điều kiện phát triển toàn diện
(Căn cứ vào các đặc trưng cơ bản của CNXH để làm rõ)
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, với nguyện vọng
của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại
* Học sinh nêu được ít nhất 2 việc cần phải làm của bản thân góp phần
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
0,25 0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 0,25
0,25 0,25 0,25 0,25
Trang 5Câu Nội dung cơ bản Điểm
- Có thái độ tin tưởng vào sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta
- Có ý thức sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ
nghĩa xã hội
0,25 0,25
Câu 5
(3,0
điểm)
* Phương hướng cơ bản (Học sinh phải làm rõ):
- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ
trung ương đến địa phương Ví dụ:
- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo
vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân Ví dụ:
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác
quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương
trình hợp tác để để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường chung với
các quốc gia có liên quan Ví dụ:
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn
thiên nhiên Ví dụ:
- Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Trước mắt,
chúng ta cần chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên
rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường Ví dụ:…
- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải,
rác, bụi, tiếng ồn, nhất là ở các thành phố lớn Ví dụ:
* Trách nhiệm và hành động cụ thể của công dân:
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi
trường
Ví dụ:
- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường
Ví dụ:
- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi
phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường
Ví dụ:
0,25 0,25 0,25
0,25 0,25
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Câu 6
(3,0
điểm)
1 Bài học: Con người phải sống nhân nghĩa: luôn có lòng nhân ái, sự
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; khoan dung, độ lượng và trách nhiệm với
nhau; đối xử tốt với nhau, sống hợp tình, hợp lý, theo lẽ phải Không nên
làm điều xấu, điều ác, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội
2 Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có thái độ đối xử với nhau nhân ái,
biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, khoan dung, độ lượng với nhau
Bởi vì, có làm những việc tốt, hành động theo lẽ phải; thương yêu, tốt với
người khác thì sẽ nhận được sự người yêu thương, đối xử tốt Trái lại, nếu
sống ích kỷ, nhỏ nhen, vong ân, bạc nghĩa, làm điều xấu tất yếu sẽ phải
gánh chịu những hậu quả xấu
1,0
1,0 1,0
Ghi chú:
- Điểm toàn bài là 20,0 điểm; Thang điểm thấp nhất cho mỗi ý là 0,25 điểm
- Căn cứ vào bài làm của thí sinh: cách trình bày, ví dụ đúng, đủ theo yêu cầu để cho điểm phù hợp theo thang điểm trên
Trang 6SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2018-2019 Môn thi: Giáo dục công dân
Lớp 11 - THPT
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 21/3/2019
(Đề thi có 06 câu, gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
Em hãy phân tích mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất, qua đó rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?
Câu 2 (4,0 điểm)
Lòng yêu nước là gì? Nêu những biểu hiện của lòng yêu nước Là chủ nhân tương lai của đất nước em cần có trách nhiệm gì để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Câu 3 (4,0 điểm)
Em hãy phân tích mối quan hệ cung cầu và làm rõ sự vận dụng mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Câu 4 (4,0 điểm)
Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Em hãy làm rõ chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân cần có trách nhiệm gì?
Câu 5 (3,0 điểm)
Trình bày mục tiêu, phương hướng của chính sách dân số ở nước ta hiện nay
Là công dân Việt Nam, em cần có trách nhiệm gì đối với chính sách dân số?
Câu 6 (2,0 điểm): Đọc thông tin sau:
Hăng-ri Đuy-năng (1828-1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp - I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô ( I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn
Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh,
kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ- ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến của Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời
(GDCD 10 THPT, NXBGD Việt Nam 2017 - trang 59&60)
Hỏi:
a, Những việc làm của Đuy-năng thể hiện những phẩm chất đạo đức nào?
b, Qua đó em rút ra bài học đạo đức gì cho bản thân?
- Hết -
Số báo danh
………
Trang 7SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn thi: Giáo dục công dân
Lớp 11 THPT
(HD chấm có 06 câu, gồm 05 trang)
Câu 1
(3,0
điểm)
* Khái niệm
- Chất: Là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự
vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với
các sự vật và hiện tượng khác
- Lượng: Là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và
hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc
độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) của sự vật hiện tượng
* Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất:
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự sự biến đổi về chất
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu
từ sự biến đổi về lượng Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần Quá
trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện
tượng, nhưng chất của sự vật hiện tượng chưa biến đổi ngay
+ Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
của sự vật và hiện tượng được gọi là độ
+ Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự
thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật
mới ra đời thay thế sự vật cũ
+ Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự
vật và hiện tượng được gọi là điểm nút
- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù
hợp với nó Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới
để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng
* Bài học cho bản thân
- Có ý thức kiên trì, nhẫn nại trong học tập và rèn luyện
- Tránh các biểu biện nôn nóng trong cuộc sống
( Học sinh lấy ví dụ để làm rõ những nội dung trên )
0,25
0,25
0,25 0,25
0,25 0,25
0,25
0,25 0,5
0,25 0,25
Câu 2
(4,0
điểm)
* Khái niệm: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần
sẵn sàng đem hết khả năng cuả mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc
* Những biểu hiện của lòng yêu nước:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Người Việt Nam yêu nước
luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương
của mình Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương,
hướng về Tổ quốc
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống
nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau
Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của
0,25
0,25
0,25
Trang 8Câu Nội dung cơ bản Điểm
đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no,
hạnh phúc
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền
thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ
của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước,
những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông
gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền
dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ,
làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài Tinh thần đoàn kết,
kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền
thống yêu nước Việt Nam
- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa
dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp
* Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học
tập đúng đắn: Học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu
nước
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh,
tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai
căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống của dân
tộc
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm
thiết thực, phù hợp với khả năng như: Bảo vệ môi trường, phòng chống tệ
nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia,
dân tộc
* Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa Cảnh giác trước
âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh
với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương;
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ,
các bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
( Học sinh lấy ví dụ để làm rõ những nội dung trên )
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25
0,25
Câu 3
(4,0
điểm)
* Khái niệm cung – cầu
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn
bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả, khả
năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong
0,25
0,25
Trang 9Câu Nội dung cơ bản Điểm
một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định
* Nội dung của quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán
người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng
diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ
- Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
+ Cung - cầu tác động lẫn nhau
Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa
tăng lên và ngược lại khi cầu giảm, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng
cung hàng hóa giảm xuống
+ Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thấp hơn giá trị hàng hóa
trong sản xuất Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu giá cả thị trường
thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất Chỉ khi cung bằng cầu thì
giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu
Về phía cung: Khi giá cả tăng -> sản xuất mở rộng -> cung tăng; khi giá
cả giảm -> sản xuất giảm -> cung giảm
Về phía cầu: Khi giá cả giảm -> cầu có xu hướng tăng và ngược lại
* Vận dụng quan hệ cung - cầu
- Đối với Nhà nước: Điều tiết các quan hệ cung cầu trên thị trường thông
qua các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và lực lượng kinh tế của
Nhà nước Cụ thể:
+ Khi cung < cầu do khách quan, Nhà nước điều tiết bằng cách sử dụng
lượng dự trữ để giảm giá
+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ Nhà nước cần xử lí vi phạm
phạm pháp luật, sử dụng lượng dự trữ quốc gia nhằm cân đối lại cung -
cầu ổn định lại giá cả và đời sống nhân nhân
Khi cung > cầu quá nhiều, Nhà nước có biện pháp kích cầu
- Đối với người sản xuất, kinh doanh: Vận dụng quan hệ cung - cầu
thông qua việc ra các quyết định sản xuất, kinh doanh Cụ thể
+ Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung > cầu, giá cả <giá trị, có thể bị
thua lỗ
+ Mở rộng sản xuất, kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị để mang
lại lợi nhuận cao
- Đối với người tiêu dùng: Vận dụng quan hệ cung – cầu qua các quyết
định mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Cụ thể:
+ Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao
+ Chuyển mua các mặt hàng nào khi cung > cầu và có giá cả thấp tương
ứng
( Học sinh lấy ví dụ để làm rõ những nội dung trên )
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(4,0
điểm)
* Khái niệm: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời
sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
Ví dụ …
* Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam
Có hai chức năng cơ bản:
- Một là, chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
0,5
0,25
0,5
Trang 10Câu Nội dung cơ bản Điểm
Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử
dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu
gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an nimh quốc gia, đến sự ổn
định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã
hội, tạo điều kiện hóa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên đất nước ta
- Hai là, chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự
do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân
Đây là chức năng tổng hợp bao gồm các nội dung sau:
+ Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
+ Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học
+ Tổ chức xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội
+ Xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo thực hiện các quyền tự do,
dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân
- Hai chức năng trên đâycủa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó chức năng
tổ chức và xây dựng là căn bản nhất giữ vai trò quyết định
* Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính
quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu chống phá
của các thế lực thù địch
( Học sinh lấy ví dụ để làm rõ những nội dung trên )
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5
0,25 0,25
0,25 0,25
Câu 5
(3,0
điểm)
* Mục tiêu:
- Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và
phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn
nhân lực của đất nước
* Phương hướng
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công
tác dân số từ Trung ương đến cở sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành đối với công tác dân số
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích
hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến rộng rãi các chủ trương, biện pháp
kế hoạch hóa gia đình
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng
giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể
chất, trí tuệ, tinh thần
- Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài
nước, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi
gia đình, các cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số
* Trách nhiệm của công dân:
- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số
- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp
hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25 0,25