Suy thoái tài nguyên
khoáng sản
Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng
đất và chứa trong vỏ trái đất, trên bề mặt,
đáy biển và hòa tan trong nước đại
dương. Khoángsản rất đa dạng về nguồn
gốc và chủng loại, được chia thành 2
nhóm chính.
- Khoángsản kim loại: gồm các
kim loại thường gặp và có trữ lượng
lớn (nhôm, sắt, mangan, titan,
magiê…) và kim loại hiếm (đồng,
chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc, bạch kim, thủy
ngân, molipđen…)
- Khoángsản phi kim loại gồm các
quặng (phốt phat, sunphat, clorit,
sodium…), các nguyênliệu dạng
khoáng (cát, sỏi, thạch anh, đá vôi…)
và dạng nhiên liệu hóa thạch (than dá,
dầu mỏ, khí đốt…). Nước cũng được
xem là dạng khoáng (nước ngầm, nước
biển chứa khoáng).
Người ta đánh giá rằng, trữ lượng sắt,
nhôm, titan, crôm, magiê, vanadi…còn
khá lớn, chưa có nguy cơ cạn kiệt;
trữ lượng bạc, đồng, bismut, thủy
ngân, amian, chì, kẽm, thiếc,
molipden…không lớn và đang ở mức báo
động, còn trữ lượng barit, fluorit, graphit,
gecmani, mica…còn rất nhỏ và có nguy
cơ cạn kiệt hoàn toàn.
Hiện nay, để giải quyết nhu cầu sử dụng
khoáng sản người ta đã tiến hành khai
khoáng ở biển, một phần là do ở lục địa 1
số loại khoáng không có hoặc trở nên
hiếm (iot, brôm, dầu mỏ, khí đốt…),
phần khác, người ta đã khai thác khoáng
dưới các dạng “đa kim”; một số khoáng
có hàm lượng tập trung cao (mangan, sắt,
niken, côban, đồng và các nguyên tố
phóng xạ). Chỉ tính riêng dầu mỏ và khí
đốt, ở trên thế giới đã có đến hơn 400
điểm và có trữ lượng 1400 tỷ tấn đã được
phát hiện.
Nước ta nằm trên bản lề của vành đai
kiến tạo và sinh khoáng cở lớn của thế
giới: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Do vậy, khoángsản nước ta khá phong
phú về chủng loại, đa dạng về nguồn
gốc. Hiện nay chúng ta đã biết có hơn
3500 mỏ và điểm quặng của 80 loại
khoáng sản, trong đó hơn 32 loại và trên
270 mỏ đã được đưa vào khai thác hoặc
thiết kế khai thác. Những khoáng có trữ
lượng lớn là đá vôi, apatit, cao lanh, than,
trong đó than được đánh giá khoãng 3 tỷ
tấn, bôxít vài tỷ tấn, thiếc hàng chục
ngàn tấn. Sắt có trữ lượng khá lớn có thể
đến hàng trăm triệu tấn. những khoáng
vật quý như vàng, đá quý, đá ngọc, kẽm,
ăngtimoan, các nguyên tố phóng xạ…
cũng rất có triển vọng.
Dầu mỏ và khí đốt tập trung ở đồng bằng
ven biển và thềm lục địa, trữ lượng được
đánh giá vào khoảng 1500 triệu tấn.
Trong điều kiện kinh tế còn thấp, kỹ
thuật còn lạc hậu, công nghiệp mỏ
nước ta không chỉ gây sự lãng phí về tài
nguyên, mà còn hủy hoại môi trường một
cách nghiêm trọng. Chẳng hạn như khu
mỏ Quảng Ninh, trong hơn 100 năm qua
đã khai thác hơn khoảng 200 triệu tấn
than, ngoài việc triệt hạ gần như hầu hết
rừng tự nhiên trên đó, các mỏ còn thải ra
khoảng hơn 1.600 triệu tấn đất đá, tạo
nên những “núi” chất thải cao hàng trăm
mét, những bãi thải rộng hàng nghìn
ha. Mặt đất bị đào bới nham nhở; các
sông suối bị bồi lấp; tắc nghẽn; bãi triều
bị xâm lấn; rừng ngập mặn bị tàn lụi;
nước bị ô nhiễm bởi cám than; nhiều loài
động vật trên cạn và dưới nước vốn có
trong vùng cũng được thay thế bằng
những loài khác hoặc biến mất (Vũ
Trung Tạng, 1998).
Hương Thảo
.
Suy thoái tài nguyên
khoáng sản
Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng
đất và chứa trong vỏ. thủy
ngân, molipđen…)
- Khoáng sản phi kim loại gồm các
quặng (phốt phat, sunphat, clorit,
sodium…), các nguyên liệu dạng
khoáng (cát, sỏi, thạch