1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMGIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

34 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,25 MB

Nội dung

Báo cáo Đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Báo cáo bao gồm đầy đủ các kiến thức, nội dung về lý thuyết, học phần về xây dựng, phát triển văn hoá Việt Nam. Báo cáo

Trang 1

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN

NAY

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 5

I QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 5

II VẬN DỤNG 17

2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội Lào Cai 17

2.2 Chủ trương của Lào Cai trong GDĐT 20

2.3 Đánh giá thực trạng 22

2.3.1 Thành tựu, nguyên nhân 22

2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân 25

2.3.3 Giải pháp 30

PHẦN KẾT LUẬN 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Đại hội VII, VIII, IX, X và những nghị quyết Trung ương đã xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển” Đây là một tầm nhìnmới về văn hóa phù hợp với tầm nhìn chung của thế giới đương đại.(1)

Hiện nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi lẽ văn hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo ra mà hoạt động lao động của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội” Trong Nghịquyết Trung ương 5 ( Khóa VIII) Đảng ta cho rằng:“Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡlịch sử vẻ vang của dân tộc”.(2)

Về phạm vi và nội hàm của văn hóa, trước đổi mới, Đảng thường nhấn mạnh hai lĩnh vực: văn học, nghệ thuật và đời sống văn hóa cụ thể Phần lớn các văn kiện thường quan tâm đến hai lĩnh vực

đó Do sự phát triển của thực tiễn xây dựng văn hóa và sự tổng kết về mặt lý luận thực tiễn đó, từ đổi mới, Đảng cho rằng, cách hiểu trên chưa thật toàn diện, từ đó xác định phạm vi và nội hàm của văn hóa theo nghĩa rộng và bao quát hơn nhiều Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998)

“Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, lần đầu tiên, văn hóa được hiểu bao gồm tám lĩnh vực rộng lớn, không chỉ là văn học, nghệ thuật, mà cả xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hệ thống thông tin đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu số, chính sách văn hóa đối với tôn giáo, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, hoàn thiện thể chế văn hóa (3)

1() Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam(Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2017

2()Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII), 1998

3()doi-moi-631714/

Trang 3

https://nhandan.com.vn/dang-va-cuoc-song/dang-lanh-dao-va-phat-trien-van-hoa-trong-thoi-ky-Đại hội IX của Đảngtiếp tục khẳng định, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcvừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Mọi hoạt động văn hóanhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thểchất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lốisống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội Bước phát triển trong quanđiểm của Đảng về văn hóa thời kỳ này là nhấn mạnh mục tiêu hoàn thiện nhân cách con người vàxây dựng con người để phát triển văn hóa Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng conngười Việt Nam phát triển toàn diện Để đạt được mục tiêu đề ra, các chương trình hành động phảiđược triển khai đồng bộ, chú trọng việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”, phongtrào “Người tốt, việc tốt”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từngngười…

Đến Đại hội X của Đảng, với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, những yêu cầu

về tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấmsâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và việc xây dựng, hoàn thiện giá trị, nhân cách con ngườiViệt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,hội nhập kinh tế quốc tế,… được khẳng định lại, tiếp nối quan điểm về văn hóa từ kỳ đại hội trước.Đại hội lần này cũng đề ra yêu cầu đa dạng hóa các hình thức hoạt động của phong trào “Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa,nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống…

Đại hội XI khẳng định phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dânchủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thànhnền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển, coi “con người là trungtâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Tôn trọng và bảo vệ quyền con người,gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”(2).Đại hội đề ra mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI

về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước đã khẳng định mục tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóathực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm

sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh Văn hóa tiếp tục là vấn đề quan trọng, có tính thời sự và dành được sự quantâm sâu sắc.(4)

4()h ve-xay-dung-nen-van-hoa-tu-sau-doi-moi-den-nay -thanh-tuu-va-nhung-van-de-dat-ra.aspx

Trang 4

ttps://tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816918/quan-diem-cua-dang-Văn hóa có nhiều lĩnh vực như văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa đời sống, Nhưng giáo dục quyết định đến sự biến đổi tư tưởng, tâm lý và nâng cao trình độ nhận thức của con người Giáo dục trở thành điều kiện tiền đề cho việc hình thành và phát triển bản chất con người Nó là vũ khí rất sắc bén để giúp chúng ta cải tạo con người Thông qua hoạt động thực tiễn của con người, giáo dục có vai trò quan trọng tác động vào các hoạt động kinh tế văn hoá và quan hệ xã hội Vai tròcủa giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội Khi điềukiện vật chất được nâng cao tất yếu sẽ tạo cơ sở cho nền giáo dục phát triển Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau Trongthực tiễn xây dựng nền kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta cho thấy nếu không phát triển, mở mang giáo dục để đào tạo ra đội ngũ những người lao động, những cán bộ có đủ năng lực, chuyên môn và phẩm chất đạo đức chính trị thì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước sẽ không đạt kết quả cao Riêng đối với văn học, nghệ thuật, Đảng ta nhấn mạnh, thứ nhất, đó là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, vai trò của nó được khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc hơn “là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam” Thứ hai, tiếp tục nhấn mạnh phẩm chất nhân văn, dân chủ của nền văn học, nghệ thuật đương đại, đồng thời, không chỉ yêu cầu “định hướng” (như trước đây), mà còn đòi hỏi phải cókhả năng “đáp ứng” nhu cầu văn hóa - tinh thần ngày càng cao của nhân dân Thứ ba, tiếp tục khẳngđịnh “tài năng văn học, nghệ thuật là vốn quý của dân tộc’’ và nhấn mạnh hơn thái độ cần thiết của

sự lãnh đạo “tôn trọng, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính độc lập, khơi dậy mọi nguồn lực sáng tạo của văn nghệ sĩ” vừa khẳng định truyền thống là “người chiến sĩ”, đồng thời yêu cầu “nêu cao trách nhiệm công dân” của đội ngũ sáng tạo văn học, nghệ thuật Do vậy, giáo dục được xem là một mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam Cũng vì thế nhóm em quyết định chọn văn hóa giáo dục là đề tài của bài tiểu luận hôm nay

Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo ở Lào Cai - một trong những tỉnh của miền núi Tây Bắc còn nhiều hạn chế Mạng lưới trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhìn chung còn thấp so với yêu cầu Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhiều nơi còn bất cập, năng lực sư phạm, khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục của một bộ phận giáo viên còn hạn chế Chính sách cho người dạy, người học ở Lào Cai vẫn còn một số bất cập,… Đó là điều chúng ta cần quan tâm và cải thiện, nên nhóm em chọn đề tài tiểu luận theo hướng nghiên cứu văn hóa giáo dục ở Lào Cai

Trước năm 2011, nước ta nói chung và Lào Cai nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập trong việc phát triển giáo dục, cùng nhìn lại xem giai đoạn 2011-2021, Đảng ta đã có những đổi mới

ra sao, đưa ra những chiến lược quan trọng như thế nào để đẩy mạnh giáo dục ở Lào Cai

PHẦN NỘI DUNG

Trang 5

I QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY.

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Vănhóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với cácđặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Ở nơi nào có người Việt Nam thì ở đó có văn hóaViệt Nam Văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam luôn gắn kết và đi đôi với nhau (5)

Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hoá có bước chuyển quan trọng Nền văn hóa mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn Một hệ thống lý luận vănhoá được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội

Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hoá đất nước trong tương lai Đó là nền văn hoá với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường Đối với công tác lãnh đạo văn hoá, Nghị quyết khẳng định: Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hoá, phải xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với công tác lãnh đạo mà cả công tác quản lý văn hoá, với mỗi cán bộ, đảng viên

Vì vậy trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về nội dung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đảng ta đã đề ra những quan điểm cho nội dung này:

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:

5() Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2017

Trang 6

- Theo Unessco: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt củacuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại; nó cấu thành một hệ thống các giá trị,truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

- Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trongmỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vậtchất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc; đồng thời, nó tác độnghàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội –văn hóa Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sứcsống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt qua mọi khó khăn để phát triển

- Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xãhội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực pháttriển kinh tế – xã hội Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóalành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóaphản tiến bộ Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa,…

+ Văn hóa là một mục tiêu của phát triển:

- Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh” chính là mục tiêu văn hóa

- Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 1991-2000, Đảng ta xác định: “Mục tiêu vàđộng lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người” Đồng thời, nêu rõ yêu cầu “tăngtrưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”.Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn

- Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trươngphát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế – xã hội

+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:

- Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa Sự phát triểncủa một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể táchrời cội nguồn Phát triển phải dựa trên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn Cội nguồn đó củamỗi quốc gia dân tộc là văn hóa

Trang 7

- Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóađang được phát huy (hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao baonhiêu thì khả năng phát triển kinh tế – xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu).

- Trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt,cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao taynghề,…mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạnchế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,…

- Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là tiền đề quan trọng đưa nước

ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới

- Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sốngchạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễmmôi trường sinh thái

- Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa, nó đưa ra mô hìnhứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai

+ Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội:

- Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, chúng ta chủ trươngphát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội Cụ thể là: Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế Xử lý tốt mốiquan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lựcphát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế

Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và hướng tới mục tiêu, giải phápphát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hóa trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội và hội nhập quốc tế

Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướngtới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Phải có chính sách kinh tế trong văn hóa để gắn văn hóavới hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa Xây dựngchính sách văn hóa trong kinh tế để chủ động đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt độngkinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn minh thương nghiệp; xâydựng đội ngũ doanh nhân thời hội nhập.

Trang 8

Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến

+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người Tiên tiến vềnội dung, hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung

- Đậm đà bản sắc dân tộc

+ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dântộc Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn,

ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã –

Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong laođộng; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,…Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cảhình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tínhcách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữđược tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển

+ Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức,

tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển + Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống,cách dựng nước, cách giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, nghệ thuật,…nhưng đượcthể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của nền văn hóa Hệ giá trị là những

gì mà nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

+ Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chínhtrị của các quốc gia Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưuvăn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại

-Thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,

+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam:

 Hơn 50 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng, bổsung cho nhau

 Cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nền văn hóa chung thống nhất

Trang 9

 Thống nhất cả bao hàm tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất

 Nét đặc trưng nổi bật của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hòa quyệnbình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hóa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam Mỗithành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền vănhóa chung nhất Sự thống nhất bao hàm cả tính đa dạng – đa dạng trong sự thống nhất Không có sựđồng hóa hoặc thôn tính, kỳ thị bản sắc văn hóa của các dân tộc

- Các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học

 Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đãtạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung Bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên

 Đặc trưng thứ ba : Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay Với những ảnh hưởng từ xa xưa

của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại

-Giá trị nhân văn

Tình yêu thương con người, “lá lành đùm lá rách”

Ngay từ sớm, dân tộc Việt Nam đã hình thành lối sống nhân ái, vị tha, nương tựa, đùm bọc lẫnnhau, thể hiện ở những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao xưa: “Thương người như thể thương thân”,

“Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

Thêm vào đó, trong đời sống hàng ngày, người Việt cũng dành sự khoan dung, độ lượng chonhững người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, trở về với với chính nghĩa: “Đánh kẻ chạy đi,không ai đánh kẻ chạy lại”

Giáo sư Hoàng Tuấn Minh, giảng viên bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Cao đẳng y dược

Sài Gòn chia sẻ: “Hồ Chủ tịch vẫn luôn nhắc nhở thế hệ sau phải kế thừa và phát huy truyền thống

Trang 10

nhân văn của dân tộc Cần luôn có lòng khoan dung bao la, rộng mở, bởi trong mấy triệu người có

người thế này, có người thế khác, nhưng vẫn là dòng dõi tổ tiên ta.”

Trong chiến tranh, lòng khoan dung ấy vẫn được thể hiện qua việc sẵn sàng “khép lại quá khứ,hướng tới tương lai”, nhanh chóng trao trả tù binh Mỹ và cùng tìm kiếm thi hài lính Mỹ mất tích.Chính truyền thống tốt đẹp ấy đã cảm hóa được kẻ thù của chúng ta và thiết lập được mối giao hảohữu nghị, giúp Việt Nam có cơ hội hòa nhập với thế giới

Tôn trọng, đề cao con người và những giá trị tốt đẹp của con người

Nền văn hoá Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, coi con người là kết tinh của những

gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất: “Người ta là hoa của đất”, “Người sống đống vàng”, “Một mặt ngườibằng mười mặt của”…

Do đó, trong mọi chính sách, chủ trương, mọi thời đại nhà cầm quyền đều “lấy dân làm gốc”, đặtlợi ích của nhân dân lên hàng đầu

Đặc biệt, văn hoá Việt Nam còn có một truyền thống rất đáng trân trọng là đề cao người phụ nữ.Hàng loạt những minh chứng từ thời phong kiến đến nay đã được đưa ra, đủ để chứng minh mộtcách đầy thuyết phục cho chủ nghĩa nhân văn trong văn hoá Việt Nam

Người Việt Nam cũng luôn coi trọng đạo đức, nhân phẩm và các giá trị của con người: “Uốngnước nhớ nguồn”, “Người ta sống vì mồ vì mả Không ai sống vì cả bát cơm”, “Bán anh em xa, mualáng giềng gần”, “Chết vinh còn hơn sống nhục”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách phảigiữ lấy lề”…

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc cần thiết của người Việt Nam ta là phải gìn giữ vàphát huy những giá trị nhân văn tốt đẹp mà ông cha đã để lại

-Hệ thống dân chủ

 Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các chính phủ thông qua bầu cử tự do

và công bằng

 Sự tham gia tích cực của công dân, trong chính trị và đời sống dân sự

 Bảo vệ quyền con người của mọi công dân

 Pháp quyền, trong đó tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không ai đứng trên luật pháp

-Nền khoa học

-Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò, vị trí của khoahọc - công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển toàn diện đất nước Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã khẳng định, khoa học và công nghệ phải trởthành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để thực hiện mục tiêu và

nhiệm vụ chiến lược trên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, ngày 24-12-1996, “Về định

Trang 11

hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” đã chỉ rõ, cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách

hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc

và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựavào khoa học - công nghệ; khoa học - công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất

cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tǎng trưởng kinh tế và củng cố an ninh quốcphòng; phát triển khoa học - công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảođảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người:

+Quan điểm chỉ đạo này cho thấy, mối liên hệ bên trong mật thiết, gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời giữa văn hóa với con người, giữa con người với văn hóa Về thực chất, phát triển văn hóa là phát triển con người, lấy phát triển con người là trọng tâm Phát triển con người không chỉ tạo ra chất lượng nguồn nhân lực để phát triển văn hóa mà con người với năng lực sáng tạo, trình độ học vấn, tiềm lực trí tuệ, phẩm giá đạo đức, lối sống của nó, tựu trung lại là sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của con người là tính hướng đích, là mục đích, mục tiêu của phát triển văn hóa Xét theo quan điểm giá trị thì hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ của văn hóa cũng chính là hệ giá trị phát triển con người, con người vừa với tư cách là chủ thể mang nhân cách của chính mình, phản ánh những chuẩnmực, yêu cầu của mẫu nhân cách xã hội vừa với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, sản xuất ra văn hóa dưới dạng các sản phẩm, các giá trị đồng thời còn là chủ thể quản lý, cảm thụ, tiêu dùng văn hóa, thực hiện các hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa để phát triển

xã hội, phát triển chính mình Chỉ có con người mới là chủ nhân đích thực của sáng tạo văn hóa, cả văn hóa vật chất (vật thể) lẫn văn hóa tinh thần (phi vật thể); cũng chỉ có con người, từ cấp độ cá nhân - cá thể đến cấp độ xã hội - cộng đồng, dân tộc, rộng nhất là nhân loại, mới tạo dựng nên môi trường văn hóa - xã hội để phát triển văn hóa và phát triển xã hội nói chung, để làm cho hiệu ứng xã hội của văn hóa (nhất là văn hóa tinh thần), lan tỏa, mở rộng, thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhân lên sức sống, sức phát triển của con người, của văn hóa, không chỉ những thế hệ người trong một dân tộc - quốc gia, nền văn hóa của mỗi dân tộc mà còn là sự phát triển của các dân tộc, của các nền văn hóa trong thế giới nhân loại Dòng chảy của sáng tạo và phát triển văn hóa là liên tục từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Con đường đi của phát triển, văn minh, tiến bộ của dân tộc cũng như của thế giới và thời đại là con đường của sáng tạo, phát triển văn hóa, của hội nhập văn hóa mà trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một nước nào có thể ở bên ngoài tiến trình hội nhập để phát triển

- Xây dựng con người để phát triển văn hóa

Trang 12

+Trước hết, phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất, tinh thần từ công sức, mồ hôi nước mắt, sức sáng tạo của dân mà có được để phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi tình trạng hàng vạn thanh niên sinh viên tốt nghiệp, có học thức mà không có việc làm An sinh là cái gốc của ổn định

và phát triển, là tiền đề cho phát triển con người và văn hóa

+Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy lùi tham nhũng để chăm lo cuộc sống cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ của dân, từ chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí, đảm bảo dân quyền để đi tới dân chủ Đó là một tổng hợp chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đó còn là chính trị, là đường lối, chính sách chính trị vì dân, cũng là văn hóa trọng dân trọng pháp rất cần trong lúc này, khi lòng dân không yên, do không ít cán bộ suy thoái, hư hỏng.+Không có văn hóa và văn hóa chính trị nào cao quý hơn khi thực hiện cho được một nguyên tắc,một phương châm hành động “làm điều lợi cho dân, tránh điều hại tới dân”, có an dân thì mới đo được kết quả của việc trị quốc Có quốc thái thì sẽ có dân an Từ bài học của ông cha ta trong lịch sửđến Di sản cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà kế thừa, thực hiện và phát triển vào lúc này thì mọi việc lớn và nhỏ phải luôn luôn vì dân, phải coi “dĩ công vi thượng” là văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị hàng đầu trong giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên, trong chỉnh đốn Đảng, trong cải cách thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Giáo dục đạo đức, đặc biệt là giáo dục liêm sỉ, lương tâm, danh dự, giáo dục ý thức trách nhiệm đi liền với thực hành đạo đức, lối sống liêm khiết phải được coi trọng trong văn hóa của Đảng, của các tổ chức công quyền

+Cùng với giáo dục phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tính tôn nghiêm luật pháp, áp dụng chế tài mạnh mẽ để trừng phạt tất cả những người, những việc gây hại tới dân Đó là sức mạnh của văn hóa,của chính trị đảm bảo “quang minh chính đại” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Những người tốt phải được tôn vinh, những kẻ xấu phải bị phê phán, lên án, sàng lọc khỏi bộ máy để dân tin, dân tự mình bảo vệ Đảng và chế độ Sức mạnh của văn hóa và giá trị nhân cách con người, nhất

là văn hóa trong Đảng và nhân cách văn hóa của mỗi cán bộ đảng viên, ở các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và các đoàn thể luôn là chỉ số quan trọng để thuyết phục dân, lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng, với chế độ Tăng trưởng niềm tin của dân vào lúc này có tác dụng như một động lực phát triển, nó minh chứng cho sự trong sạch vững mạnh của Đảng từ tác động của văn hóa Tăngtrưởng niềm tin của dân còn quan trọng và khó khăn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế

+Đẩy mạnh giáo dục đạo đức từ gia đình đến nhà trường và xã hội, giáo dục lý tưởng, lẽ sống và rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ phải được chú trọng, góp phần quan trọng vào công cuộc chấn hưngđạo đức, phát triển văn hóa ở nước ta

Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng Môi trường văn hóa là một bộ phận hợp thành của toàn bộ môi trường xã hội, vì thế, nó

có vai trò to lớn đối với sự ổn định phát triển và tiến bộ của toàn thể xã hội.

Trang 13

+ Thứ nhất, môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm giá trị và quan niệm phân phối xã hội một cách hợp lý, nhân văn, phù hợp với các tầng lớp khác nhau trong xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định.

+ Thứ hai, môi trường văn hóa ảnh hưởng tới ổn định xã hội thông qua quan hệ giữa con người với con người Xã hội là do con người tổ chức hợp thành Cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội Con người sống trong xã hội tất nhiên sẽ phát sinh nhiều loại quan hệ và những mối quan hệ này ở những mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ổn định xã hội Phải tăng cường ý thức đạo đức bao gồm quan niệm đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp Thông qua dư luận xã hội và hoạt động văn hóa làm cho các yêu cầu đạo đức trở thành một bộ phận hợp thành ý thức tư tưởng của mọi công dân

+ Thứ ba, phải thực hiện công bằng xã hội Môi trường văn hóa tạo cơ hội, tạo điều kiện hưởng thụ văn hóa, hưởng thụ giáo dục Bên cạnh đó, việc hưởng thụ các giá trị tinh thần khác thông qua sách báo, truyền hình, ca nhạc, triển lãm, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái cũng rất quan trọng Vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là song song với việc mở rộng không gian và môi trường văn hóa, cần chú trọng hơn nữa chất lượng hưởng thụ văn hóa, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng phát triển nhanh và vùng phát triển chậm, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa

- Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa Môi trường văn hóa có tác dụng thúc đẩy tích cực đối với phát triển kinh tế

+ Thứ nhất, môi trường văn hóa có tác dụng điều chỉnh hài hòa đối với vận hành bình thường củanền kinh tế Các loại giá trị văn hóa không những là cơ sở chỉ đạo động cơ tăng trưởng kinh tế mà còn quy định tính hợp lý của mục tiêu tăng trưởng

+Thứ hai, môi trường văn hóa tốt đẹp có thể điều hòa, sửa chữa, uốn nắn tính hẹp hòi của quan điểm giá trị vì lợi nhuận của kinh tế thị trường Đặc biệt phải coi trọng vai trò động lực của văn hóa;phải không ngừng nâng cao tỷ trọng văn hóa tinh thần; làm trong sạch thị trường văn hóa, chỉnh đốn

và quy phạm trật tự thị trường văn hóa theo pháp luật; đặt phát triển văn hóa vào vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước

Phát triển văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế, do đó chúng ta cần phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa, làm cho các nhân tố văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực, trong mọi phương diện

Trang 14

chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương và mọi quan hệ của con người với tự nhiên, xã hội và chính mình, biến văn hóa thành một nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

- Cần chú ý đầy đủ yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế

+Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện -

mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.+ Văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hộiphát triển

+ Các giá trị con người, giá trị xã hội thể hiện ở quyền, nghĩa vụ, lợi ích và cuộc sống của con người được xem xét và đặt vào vị trí như thế nào trong trọng tâm của các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế, vào việc hình thành các mục tiêu đó trong thể chế - cơ chế phát triển kinh tế Điềunày được thể hiện rất rõ trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế hướng tới như thế nào trong việc thực hiện các giá trị con người và giá trị xã hội Khi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hướng tới thực hiện các gia trị con người và các giá trị xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển (đương nhiên là cần phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng giai đoạn cụ thể), thì trong mục tiêu, cơ chế và chính sách phát triển kinh tế sẽ có sự kết hợp một cách hữu cơ với phát triển các vấn đề xã hội, mà trọng tâm là các giá trị con người, giá trị văn hóa

Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý

+Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh đều thamgia xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đạiđoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạocủa Đảng, quản lý của nhà nước

Trang 15

+ Văn hoá là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hoá) mà ở đó người cộng sản phải hoạtđộng, phải lãnh đạo cách mạng chính trị và cách mạng văn hoá Những quan điểm tư tưởng chỉ đạocách mạng văn hoá ở Việt Nam đó là phải hoàn thành cách mạng văn hoá mới hoàn thành được cuộccải tạo xã hội; Cách mạng văn hoá muốn hoàn thành phải do Đảng cộng sản lãnh đạo (6).

+ Đảng đặc biệt quan tâm đến việc phân tích những đặc điểm mới, vấn đề mới đang đặt ra trongđội ngũ văn hóa để từ đó xác định những công việc phải làm nhằm thực hiện được mục tiêu tiếp tụcphát triển đội ngũ đó trong thời kỳ mới Nổi bật là những vấn đề sau cần hết sức quan tâm: chăm locho sự hình thành và phát triển nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa; sự xuất hiện thế hệ trẻ với nhiềuđặc trưng rất mới, nhiều biểu hiện khác xa với các thế hệ trước; sự tác động mạnh, nhiều chiều, phứctạp của các khuynh hướng tư tưởng, văn hóa quốc tế đối với đội ngũ văn hóa Việt Nam, nhu cầu tự

do tư tưởng, tự do sáng tạo, tìm tòi, thể nghiệm ngày càng trở nên mạnh mẽ, sự tăng cường và đổimới công tác đào tạo đội ngũ trước yêu cầu mới

- Nhân dân là chủ thể sáng tạo trong xây dựng và phát triển văn hóa

Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt, văn hóa Việt Nam, conngười Việt Nam có những giá trị, phẩm chất độc đáo Ðó là tinh thần nồng nàn yêu nước và nhânvăn; đó là anh hùng trong chiến đấu, nhưng tinh tế trong ứng xử; đó là sáng tạo trong lao động,nhưng giản dị trong lối sống; đó là tinh thần cố kết cộng đồng, là lòng khoan dung, cởi mở, giàunăng lực tiếp biến

+ Chú trọng tính đặc thù của văn hóa, vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ thuật phát triểnđúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sởphát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn Khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặcmất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo

+ Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt Nam cóthế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính cơ bản “yêu nước, nhân ái, nghĩatình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo

6() Đảng Cộng sản Việt Nam Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 – Giá trị lịch sử và hiện thực Nhà xuất bản quân đội nhân dân.

Trang 16

+ Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xãhội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên Xây dựng lối sống tuân thủ phápluật, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn," “đền ơn đáp nghĩa,” “tương thân tương ái."

- Đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa.

+ Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển văn hóa Đội ngũ trí thức là trụ cột để xây dựng và phát triển văn hóa, là lực lượng then chốttrong cách mạng khoa học kỹ thuật và văn hóa Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đểphát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là yêu cầu cấp thiết hiện nay

+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27(6/8/2009) về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước đã xác định rõ những mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ tríthức hiện nay Trong đó đã nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là lực lượng sáng tạo đặc biệt quantrọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xâydựng kinh tế tri thức phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc xây dựng đội ngũ tríthức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lựclãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức

là đầu tư cho phát triển bền vững” (7)

7() Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa, tr.91

Trang 17

Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai Nguồn: laocai.gov.vn

2.1.2 Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh Hai dãy

núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểuvùng khí hậu khác nhau

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có

độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường-Bảo Thắng- Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộcđịa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng

Ngày đăng: 15/03/2022, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w