Kỳ 3: Không nước nào “trong sạch”?
Dù hầu hết các nước xem hoạt động giánđiệp nói chung và gián
điệp kinhtế nói riêng là phi pháp, giới quan sát cho rằng thật ra chẳng có
nước nào “trong sạch” với các hoạt động gián điệp, dù đó là Hoa Kỳ,
Anh, Đức, Nga hay Trung Quốc.
Cáo buộc qua lại
Cho đến đầu thập niên 1990, Pháp vẫn bị xem là nước theo đuổi nhiều
chương trình giánđiệpkinhtế nhất. Năm 1991, Air France bị cáo buộc giúp
các điệp viên thu thập những bí mật công nghiệp bằng cách lắp đặt các
microphone trên ghế ngồi. Từ năm 1987-1989, IBM và Texas Instruments bị
cho là đích ngắm của các điệp viên Pháp trong nỗ lực giúp tập đoàn Groupe
Bull thu thập các bí mật công nghiệp và thương mại. Năm 1993, Pháp bị cáo
buộc tiến hành giánđiệpkinhtế với các công ty hàng không vũ trụ của Hoa
Kỳ.
Tuy nhiên, vào tháng 7-1995, Pháp bất ngờ “phản pháo” với cáo buộc
chính phủ Clinton không chỉ ăn cắp các bí mật kinhtế của Pháp, mà còn chỉ
đạo cho các hành động phá hoại nhắm vào những công ty hàng đầu của nước
này. Tờ báo kinhtế hàng đầu tại Pháp, tạp chí L'Expansion cho biết chính
phủ Pháp đã phát hiện bằng chứng về một chiến dịch của Hoa Kỳ - có liên
quan đến CIA và các cơ quan tình báo khác, cùng với các nhà đầu tư cá nhân
và các công ty kiểm toán lớn – nhằm “hủy hoại” các công ty Pháp đang hoạt
động trong các lĩnh vực quan trọng từ vũ trang cho đến nông nghiệp, đặc
biệt là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như hàng không vũ trụ và viễn
thông. L'Expansion không đưa ra bằng chứng cho các cáo buộc của mình,
nhưng nói rằng các quan chức không nêu tên trong chính phủ Pháp đã kết
luận rằng Hoa Kỳ có liên quan trong một chiến dịch hủy hoại sức cạnh tranh
của Pháp trong một số lĩnh vực chủ chốt.
Trung Quốc cũng là nạn nhân?
Chính phủ Trung Quốc vào ngày 5-12-2007 phủ nhận các cáo buộc
rằng nước này đang dùng internet để theo dõi giánđiệp các nước khác, đồng
thời cho biết chính họ cũng là nạn nhân của các vụ giánđiệp không gian ảo.
“Chính phủ Trung Quốc cực lực phản đối các vụ tấn công trên không gian
ảo Những hành động đó bị luật pháp nghiêm cấm”, Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Yang Jiechi nói trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh
David Miliband tại London. “Trong thực tế, nhiều cơ quan của Trung Quốc
từng bị các tin tặc tấn công”.
Các phát biểu của ông Yang được đưa ra sau khi tờ The Times cho
biết Tổng giám đốc MI5 đã gửi thư cho 300 nhà điều hành và giám đốc an
ninh của các ngân hàng, công ty kế toán và công ty luật tại Anh để cảnh báo
rằng các tổ chức được ủng hộ của chính phủ Trung Quốc muốn tấn công vào
mạng lưới nội bộ của họ để ăn cắp các thông tin nhạy cảm. Những cáo buộc
này từng khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng.
Những vụ án tranh cãi
Trong thực tế, có những vụ án giánđiệpkinhtế bị giới quan sát chỉ
trích thật ra chỉ là một cách thức để các chính phủ “trả đũa” qua lại. Chẳng
hạn, vào tháng 6-2010, Trung Quốc tuyên án 8 năm tù giam đối với nhà địa
chất người Hoa Kỳ gốc Trung Quốc Xue Feng – người đã bị giam không xét
xử 2 năm rưỡi trước đó. Xue Feng bị cáo buộc đã thu thập tàiliệu về các
điều kiện địa chất của các giếng dầu ngoài khơi Trung Quốc, và những dữ
liệu đi kèm của hơn 30.000 giếng dầu và giếng gas thuộc về tập China
National Petroleum Corporation. Tòa án Bắc Kinh cho rằng các thông tin
trên được Xue bán cho IHS Energy, công ty Hoa Kỳ mà Xue làm việc. Đại
sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã gửi thư kêu gọi Bắc Kinh ngay lập tức
phóng thích Xue Feng vì cho rằng thật ra Xue không hề hoạt động gián điệp.
Tuy nhiên, Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ đề nghị trên. Theo giới phân tích,
vụ án này có một số tình tiết đáng ngờ. Thứ nhất, có thể Xue bị ép cung.
Trên một bài báo, hãng AP cho rằng các nhân viên giam giữ đã chích đầu
thuốc lá lên cách tay Xue. Bản thân Xue cũng nói đã bị đánh đập và tra tấn.
Điều thứ 2, những dữ liệu mà Xue thu thập được xếp vào hàng bí mật quốc
gia trước hay sau khi Xue thu thập? Hiện nay cách định nghĩa bí mật quốc
gia ở Trung Quốc khá rộng, và rất khó đánh giá. Vấn đề thứ 3, có thể Xue
không biết được bản chất những tàiliệu đó trước khi thu thập nó.
Một vụ đình đám hơn cũng xảy ra tại Trung Quốc là vụ án giánđiệp
kinh tế của các nhân viên tập đoàn thép Rio Tinto. Vào cuối tháng 3-2010,
Stern Hu – giám đốc điều hành chi nhánh Rio Tinto tại Trung Quốc – bị Bắc
Kinh tuyên án 10 năm tù giam với tội danh nhận hối lộ và vi phạm bí mật
thương mại. Các đồng nghiệp Liu Caikui, Wang Yong và Ge Minqiang của
ông cũng bị kết tội và nhận mức án từ 7-14 năm tù giam. Rio Tinto là nhà
khổng lồ khai khoáng bán một lượng lớn quặng sắt cho Trung Quốc, nước
có một nền công nghiệp thép khổng lồ. Các hợp đồng quặng sắt được đàm
phán lại mỗi năm, vì vậy có rất nhiều vấn đề diễn ra xung quanh các cuộc
đàm phán đó, mà giới quan sát gọi là cuộc chơi của các tay chơi lớn. Rất
nhiều tiền được đổ ra tại và xung quanh các cuộc đàm phán, và chuyện nhận
hối lộ cũng rất có thể xảy ra. Có nhiều đồn đoán rằng vụ án này là cách
Trung Quốc “trả đũa” đối với việc Rio Tinto trước đó áp giá cao với các
công ty thép Trung Quốc, và việc không đạt được một thỏa thuận đầu tư của
công ty quốc doanh Chinalco. Phía Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này, và
cho đến nay giới chỉ trích vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào.
Gần đây nhất, việc Hoa Kỳ bắt giữ 10 điệp viên Nga và sau đó nhanh
chóng dùng họ để đổi lại 4 điệp viên của nước này cho thấy cả hai bên đều
tiến hành các chiến dịch giánđiệp lẫn nhau, và là minh chứng cho giả thuyết
không có nước nào thật sự “trong sạch” đối với các hoạt động gián điệp.
. Kỳ 3: Không nước nào “trong sạch”?
Dù hầu hết các nước xem hoạt động gián điệp nói chung và gián
điệp kinh tế nói riêng là phi pháp,. thứ 3, có thể Xue
không biết được bản chất những tài liệu đó trước khi thu thập nó.
Một vụ đình đám hơn cũng xảy ra tại Trung Quốc là vụ án gián điệp
kinh