Thủlĩnhcủađámđôngvàphươngcáchthuyết
phục củahọ
1. Thủlĩnhcủađám đông.
- Nhu cầu bản năng của mọi loài sống theo quần thể đều phục tùng một vị thủlĩnh
- Tâm lý của vị thủlĩnh
- Những thủlĩnh chuyên quyền bằng vũ lực
- Phân loại người thủlĩnh
- Vai trò của ý chí .
2. Các phương thức hành độngcủa người thủ lĩnh.
- Kiên quyết vàthu phục, khả nằng gây ảnh hưởng
- Vai trò của các yếu tố này
– Hình thức thuphục có thể khởi nguồn trong xã hội từ tầng lớp dưới lên tầng lớp
trên
– Cách thức lan truyền ảnh hưởng từ dưới lên
- Quan điểm được ưa chuộng nhanh chóng trở thành quan điểm chung .
3. Uy tín.
- Định nghĩa uy tín và phân loại uy tín
- Uy tín tấn phong và uy tín tự có
- Các ví dụ khác nhau
- Cách thức phá hoại uy tín.
Đến thời điểm này chúng ta đã hiểu về bản thể tinh thần củađámđôngvà chúng ta cũng
đã biết đâu là động cơ tạo dấu ấn vào ý thức của họ. (Nhưng cũng cần nghiên cứu xem).
Giờ đây, chúng ta cần tìm hiểu những động lực này trong thực tế vận hành thế nào và ai
sẽ áp dụng những động lực này vào thực tế một cách hữu hiệu.
1. Người thủlĩnhcủađám đông.
Bất cứ khi nào có một số lượng đủ lớn cá thể sống, người hay động vật tụ lại với nhau, thì
tất yếu những cá thể đó sẽ ngay lập tức, theo bản năng, qui phục dưới uy quyền của một
vị thủ lĩnh.
Đối với loài người, người thủlĩnh thường không có gì khác hơn là người liên kết hay
người khích động, nhưng đó chính là vai trò quan trọng. Ý chí của người thủlĩnh sẽ là hạt
nhân tập hợp ý kiến của mọi thành viên và từ đó, hình thành đặc tính của nhóm. Người
này thiết lập những yếu tố ban đầu cho việc hình thành tổ chức của các đámđông hỗn tạp
và mở đường cho việc tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn; đồng thời, dẫn dắt các nhóm
này. Một đámđông cũng giống như bầy thú làm xiếc, chẳng làm được gì nếu thiếu một
người thầy.
Người thủlĩnh thường là một trong những người cầm đầu mà bản thân bị mê hoặc bởi
một lý tưởng nào đó và tự trở thành một tông đồ của lý tưởng này. Tư tưởng đó thấm
đẫm và ăn sâu vào đầu óc ông ta tới mức tất cả mọi điều khác xung quanh đều trở nên vô
nghĩa và coi mọi ý kiến trái ngược với quan điểm của mình đều là sai lầm hoặc di. ddoan.
Ví dụ điển hình là Robespierre, bị tư tưởng của Rousseau thôi miên, đã làm mọi cách để
truyền bá tư tưởng này.
Những người thủlĩnh mà chúng ta đang bàn đến thường là nhà hành động thay vì là nhà
tư tưởng. Họ không được trời phú - cho khả năng viễn tuệ. Nhưng họ cũng không thể như
vậy được bới đó là phẩm chất thường dẫn đến hoài nghi vàthụ động.
Họ thường là những người có tính cách hay lo âu, mắc bệnh tâm thần nhẹ, dễ bị kích
động, không bình thường, đang cận kề ranh giới của sự điên khùng. Nhưng bất chấp ý
tưởng mà họ ràng buộc, hay mục đích mà họ theo đuổi có điên rồ tới đâu thì niềm tin của
họ vẫn mạnh đến mức mà mọi lý giải và mọi lý trí khác đều trở nên vô hiệu. Sự khinh
miệt hay ngược đãi, khủng bố với họ đều vô ích mà chỉ càng làm họ thêm hăng hái. Họ
hy sinh lợi ích cá nhân, gia đình, và hết thảy mọi điều. Ngay chính bản năng tự bảo tồn
cũng hoàn toàn biến mất trong con người họ, mọi điều mà họ muốn và khao khát đạt tới
chỉ là sự hy sinh vì đức tin. Niềm tin trong họ lớn tới mức làm cho mọi ngôn từ củahọ có
một sức mạnh dẫn dụ vô bờ bến. Những người có ý chí mãnh liệt, biết cách hoá thân
trong những lời lẽ đó khiến cho đámđông sẵn lòng tuân phục. Khi các cá nhân tụ thành
đám đông, họ mất hết mọi sức mạnh của ý chí và vô thức ràng buộc vào cá nhân có
những phấm chất và năng lực mà họ thiếu.
Không dân tộc nào thiếu những nhà lãnh đạo nhưng không phải ai cũng biết cách cỗ vũ
và khuyến khích với ngôn từ và hành động đầy sức sống, những phẩm chất mà chỉ những
nhà lãnh tụ thực sự có được. Những nhà lãnh đạo đó thường chỉ là những kẻ khoa trương
biết cách ăn nói xảo quyệt, mưu kiếm tìm lợi ích cá nhân và chỉ biết mưu đồ thuphục
nhân tâm bằng cách tán tụng và mua chuộc tầm thường. Ảnh hưởng mà họ giành được
theo cách thức này có thể rất lớn, nhưng luôn luôn chóng tàn. Con người của những niềm
tin nhiệt huyết cháy rực, là những người khuấy động tấm hồn của hết thảy mọi người, đó
chính là những Peter "the Hermit" ( ), là những Luther ( ), là những Savonarola ( ), là
những nhân vật của cuộc Cách mạng Pháp, chỉ thể thuphục người khác sau khi chính họ
bị lôi cuốn bởi một đức tin. Khi đó, họ có năng lực khuấy độngvà lôi cuốn tâm hồn của
những người đi theo với niềm tin của mình và hoàn toàn làm nô lệ cho giấc mơ của chính
họ.
Việc khơi dậy một đức tin, dù là tôn giáo, chính trị, xã hội hay dù là đức tin vào một công
trình, vào một con người hay vào một ý tưởng đều luôn luôn là sứ mạng của những vĩ
nhân. Chính nhờ đức tin này mà ảnh hưởng củahọ trở nên rất rộng lớn. Trong số mọi sức
mạnh mà loài người sở hữu, đức tin luôn là một trong những sức mạnh vĩ đại nhất. Chân
lý và đức tin góp phần chuyển non lấp biển. Ban cho con người một đức tin, chính là
nhân sức mạnh của anh ta lên rất nhiều lần. Những sự kiện lịch sử vĩ đại có khi được
hoàn thành bởi những tín đồ cuồng tín, những người có đức tin vào những điều họ yêu
thích. Những tôn giáo vĩ đại xoay chuyển cả thế giới, hay cả những đế chế rộng lớn trải
rộng từ bên này sang bên kia trái đất được thiết lập nên không phải nhờ sự giúp sức của
các triết gia, không phảin hờ những nhà văn, càng không phải công sức của những kẻ
hoài nghi.
Tuy nhiên, những ví dụ vừa được nhắc đến đó là công trình của những nhà lãnh tụ vĩ đại.
Nhưng họ ít đến nỗi lịch sử dễ dàng ghi lại dấu ấn của họ. Họ có vị trí cao hơn hết của
hàng loạt lớp kế tiếp những tay thủ lĩnh, từ những bậc thầy đầy quyền lực đến những
người công nhân bình thường, từ từ làm mê hoặc những bạn hữu bằng việc truyền vào tai
họ những câu nói sáo rỗng không ngừng nghỉ mà chính anh ta cũng chẳng hiểu được.
Nhưng kẻ này tin rằng việc áp dụng nó nhất định sẽ khơi dậy trong họ mọi ước mơ và hy
vọng.
Trong mọi bối cảnh xã hội, từ cao nhất xuống thấp nhất, ngay lập tức khi con người
không còn bị tách biệt, anh ta sẽ nhanh chóng rơi vào vòng ảnh hưởng của một vị thủ
lĩnh. Hầu hết loài người, đặc biệt là với những đám đông, không sở hữu những ý định rõ
ràng và hợp lý về bất cứ vấn đề gì ngoài chuyên môn của họ. Vì thế, người lãnh đạo như
người dẫn đường, chỉ lối cho họ. Vị thủlĩnh cũng có thể bị thay thế, dù rất khó khăn, bởi
một tờ báo xuất bản định kỳ trình bày những ý kiến và quan điển cho các độc giả và cũng
cấp cho họ những câu chữ dập khuôn làm họ chẳng cần mất công suy nghĩ và tìm tòi.
Những người thủlĩnhcủađámđông có tính cách độc đoán, nhưng chính thứ chuyên
quyền này là một điều kiện để họ qui phụcđám đông. Điều đáng lưu ý là nhờ vậy, họ dễ
dàng qui phục được đám đông, dù cho không có cứu cánh nào đảm bảo uy quyền đó của
họ, nhờ chính sự rối loạn và lộn xộn của tầng lớp công nhân. Họ qui định giờ làm việc,
qui định mức lương, họ khơi mào và chấm dứt các cuộc đình công vào giờ giấc nào họ
muốn.
Nguyễn Cảnh Bình biên dịch
. Thủ lĩnh của đám đông và phương cách thuyết
phục của họ
1. Thủ lĩnh của đám đông.
- Nhu cầu bản năng của mọi loài sống theo quần thể đều phục. một vị thủ lĩnh
- Tâm lý của vị thủ lĩnh
- Những thủ lĩnh chuyên quyền bằng vũ lực
- Phân loại người thủ lĩnh
- Vai trò của ý chí .
2. Các phương