Tư duyhậuhiệnđại và nhữngcáchthu
nhận kiếnthức
Nguyễn Hào Hải
An ninh Thế giới cuối tháng
Có thể thấy hai kiểu để tìm hiểu, thunhậnkiến thức. Cáchthứ nhất: cách học để biết
nhằm gia tăng thêm kiếnthức (La savoir) hay nói cách khác kiếnthức có được nhờ sự
học và đặc điểm của cái sự học này là phát huy trí óc từ khả năng thuộc, nhớ
Nhiều người rất thông minh, rất giỏi, thuộc nhớ rất nhiều. Bộ óc của họ có thể gọi là
"Một cuốn từ điển bách khoa" kiếnthức rộng lớn, biết mọi điều Đông- Tây- Kim- Cổ và
được người đời rất thán phục, ngợi ca. Đây là điển hình người tài của thời kỳ tiền hiệnđại
và một phần của hiện đại.
Cái học của tinh thần hậuhiệnđại rất khác. Học không chỉ để biết mà học để sáng tạo.
Do vậy tinh thần khoa học hậuhiệnđại không đề cao dạng kiếnthức La savoir- có được
do khả năng thuộc, nhớ mà có (những kiếnthức này chủ yếu là nhữngkiếnthức cố định,
có sẵn do nền học vấn của những người đi trước tạo ra) mà đề cao loại kiếnthức La
connaissance- có được chủ yếu nhờ vào năng lực nhậnthức (Lacapacité de la
connaissance). Những người có năng lực (Capacité) hay có thể gọi là năng lượng
(énergie) nhậnthức không cần học nhiều nhưng biết nhiều.
Những nhà bác học chế tạo ra các con tàu vũ trụ chưa hề bao giờ học lái con tàu vũ trụ
hay học cách ra khỏi con tàu vào khoảng không để sửa chữa khi bị hư hỏng, nhưng họ
biết mọi việc của một phi hành gia, và chỉ dẫn nhữngcáchthức thao tác cho phi hành gia
ra ngoài khoảng không để sửa chữa
Người có năng lực, năng lượng nhậnthức ngoài yếu tố bẩm sinh, còn nhờ kinh nghiệm
sống, kỹ năng sống, sự nhạy cảm, óc tưởng tượng phong phú…tất nhiên không thể bỏ
qua việc học tập để thu nhận, hiểu biết nhữngkiếnthức nền tảng (La savoir). Và đặc biệt
một đặc điểm nổi trội nhất là khả năng tạo phong cáchtưduy phản biện với những điều
mình biết, mình hiểu trong sách vở, trong đời sống.
Xin lưu ý rằng tưduy phản biện của tinh thần khoa học hậuhiệnđại đã khác về chất, về
cường độ so với tưduy phản biện như là một yếu tố cặp đôi với chính thuyết trong tiến
trình nghiên cứu khoa học đã có từ lâu đời ở phương Tây (Argumentation). Sự phản biện
trong truyền thống nghiên cứu khoa học trước đây thường đưa ra những ý kiến phản bác
lại, cãi lại những lý thuyết, những kết luận khoa học đã được đưa ra, nhằm góp ý để chỉnh
sửa lại cho tốt hơn, hoàn hảo hơn những lý thuyết, những kết luận khoa học đó.
Tư duy phản biện với tinh thần của khoa học hậuhiệnđại vẫn mang tinh thần truyền
thống đó nhưng riết ráo hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều. Có thể mượn khái niệm
"Transvaluation" (lật ngược giá trị) trong "Thuyết siêu nhân" của F.Nietzshe trước đây để
nói về tinh thần phản biện đó: Tức là trong khoa học, nhiều khi không chỉ có chỉnh sửa
những lý thuyết cũ, chân lý cũ mà cần phải lật ngược hẳn lại để tìm, để khám phá ra
những cái khác, mang được những giá trị mới, chân lý mới.
Chẳng hạn, trong phương pháp tưduy khoa học thời hiện đại, nguyên lý hệ thống là một
trong những phương pháp tưduy nền tảng. Nguyên lý này là thước đo quan trong nhất để
nhận thức, để nghiên cứu mọi sự vật, mọi hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội.
Nguyên lý hệ thống luôn luôn truy tìm ra những yếu tố điển hình nhất, qui luật nhất,
mang tính phổ quát nhất… Một sự vật, hiện tượng nào mang được nnững yếu tố như vậy,
đặc tính như vậy sẽ mang được tính bản chất nhất và đồng thời cũng mang được tính
chân lý. Tinh thần khoa học hậuhiệnđại vẫn coi trọng những điều đó, nhưng sẽ đưa ra
những phản biện mạnh mẽ, rốt ráo hơn để phản bác, xây dựng một lối nhìn khác hẳn, mới
hoàn toàn trên con đường đi tìm chân lý.
Với những nguyên lý hệ thống, nó thấy rằng nguyên lý này quá "tôn thờ" cái ổn định nên
đã không biết đến những "biến số", những "khúc quanh", những sự đan chéo, những quá
độ, những biệt lập, những dị biệt nằm ngoài hệ thống mà vai trò của nó cũng không hề
kém quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, của mọi
vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tự nhiên. Lối tưduy phản biện này
trong lý luận nhậnthức của triết học hậuhiệnđại được thể hiện rõ nhất, đúng nhất ở
thuyết "Nghịch luận" (Paralogie). Thuyết này (Paralogie) chúng ta thấy có tiếp đầu ngữ là
para: có nghĩa là song song, cận kề, chuẩn bị xuất hiện, ẩn bóng, chưa xuất hiện…
Một trong những đặc điểm của nhậnthức luận hậuhiệnđại hay có thể gọi là logic hậu
hiện đại là truy tìm, khám phá ra những cái (chân lý) nằm cận kề, nằm song song với
những cái đã khẳng định, ổn định, những cái chuẩn bị xuất hiện hay ẩn mình, chưa xuất
hiện, những cái chưa từng có, chưa từng thấy để tìm ra những giá trị mới, chân lý mới.
Chính vợ chồng nhà tỷ phú Bill Gattes hiện nay đã không ngại ngùng bỏ ra rất nhiều tiền
của để tài trợ cho một số nhà khoa học tài ba tìm ra, phát hiện ra, sáng tạo ra những cái
mới có giá trị cho nhân loại mà vẫn còn ở phía trước mà đầu óc của các nhà khoa học
bình thường không hình dung ra được, hoặc cho là ngược đời phi lý- đó chính là những
para- những cái chuẩn bị xuất hiện, còn ẩn bóng, còn chưa xuất hiện…Nói tóm lại đó là
những "cú" đột phá, những bước nhảy vọt của sự khám phá, sáng tạo của tinh thần khoa
học hậuhiện đại.
Sự học của thời kỳ hậuhiệnđại đã khác xa kiểu học cũ, nhất là lối học giỏi, học để có
một tấm bằng. Trong thời hậuhiện đại, một nhà khoa học, chỉ có một bằng tiến sĩ (dù đó
là loại giỏi chứ chưa nói đến loại tầm tầm hay loại "tiến sĩ giấy") cũng sẽ khó trụ vững
trên con đường sự nghiệp của mình, nếu không nỗ lực để có thêm những bằng của những
chuyên ngành khác phù trợ. Sự phát triển như vũ bão của khoa học trong thời hậuhiện
đại đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng tính liên ngành (Interdisciplinarité) trong nghiên cứu
khoa học, ứng dụng khoa học, cho nên với một tấm bằng của một chuyên ngành, của một
bộ môn sẽ làm cho các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn, cản trở cho công việc, bởi có
nhiều ngành khoa học, nhiều ngành sản xuất cần phải phối hợp nhiều chuyên ngành,
nhiều bộ môn khoa học khác nhau mới tiến hành tốt hơn được.
Các bậc tiến sĩ là vậy, sinh viên của thời hiệnđại ở bậc đại học cũng không chỉ đạt được
một tấm bằng là sự nghiệp của cuộc đời đã tạm ổn. Do tính liên ngành càng phát triển
rộng, sâu, có nhiều ngành khoa học mới, ngành nghề mới ra đời, khoa học trong một thế
giới phẳng nhưng phân khoa theo kiểu cũ ngày càng trở nên cứng nhắc, hạn hẹp, không
đáp ứng sự phát triển khoa học cũng như nguồn lực lao động mới sẽ phải điều chỉnh lại.
Sẽ không còn ranh giới trong các khoa, các bộ môn của các trường Đại học được phân
chưa rõ ràng như cũ. Chính tính liên ngành trong khoa học đòi hỏi phải có những cơ cấu
mới trong tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như trong đào tạo khoa học. Sự phát triển
mạnh mẽ với tốc độ cao của khoa học kỹ thuật thời hậuhiệnđại làm cho người ta không
có thể biết trước chắc chắn được rằng trong 10, 15, 20 năm nữa ngành nào cũ sẽ còn đắc
dụng và ngành nào, bộ môn nào mới sẽ là "hot" nhất, quan trọng nhất…Vì vậy người sinh
viên của thời hậuhiệnđại phải biết hơn một chuyên ngành mà mình học.
Công tác đào tạo tri thức cho sinh viên không thể theo kiểu chuyển giao trí thức trọn gói
một lần là xong. Các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường nghề luôn luôn phải
đặt ra các chương trình đào tạo lại, đào tạo thêm. Người sinh viên có thể học để lấy thêm
một bằng hoặc hơn (nếu có điều kiện), nếu không có thể học thêm theo cách "chọn từng
món" (à la carte) để tìm việc làm, để làm việc có hiệu quả. Cũng do tính liên ngành trong
khoa học phát triển, nên kiểu học "gạo", học một mình, học theo kiểu "dùi mài kinh
sử"…sẽ bị hạn chế kết quả rất nhiều, thậm chí sẽ không thựchiện được những đề tài khoa
học mới. Do vậy sinh viên muốn thực hiện, phát triển được những nghiên cứu khoa học
đạt được kết quả tốt phải kết hợp, phải xây dựng thành các nhóm nghiên cứu- tập hợp
nhiều cái đầu để cùng bàn, cùng nghĩ, cùng làm sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi chỉ có một
cái đầu. (các giải Nobel khoa học trong nhiều năm gần đây thường trao cho các nhóm
nghiên cứu). Tóm lại có thể nói về cách học, phong cách học của thời hậuhiệnđại đã có
rất nhiều điều khác xa với lối, kiểu học cũ…
Mục đích học tập cũng vậy. Học chỉ cốt có một tấm bằng, để làm "bùa hộ mệnh", để có
danh, để làm sang, để làm quan…cũng sẽ bị tinh thần khoa học hậuhiệnđại loại khỏi
cuộc chơi. Một trong những rào chắn cứng rắn, mạnh mẽ, hữu hiệu để chặn các mục đích
trên của học hành, thi cử cũ là tính hiệu quả của khoa học thời hậuhiện đại.
Ở các xã hội hậu công nghiệp (điển hình là các nước phát triển), hiện nay khoa học này
càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, được tư bản hoá, thương mại hoá vì vậy công
tác đào tạo đại học, sau đại học sẽ bị tính hiệu quả chi phối rất mạnh.
Tất cả mọi biểu hiện của chủ nghĩa hình thức được sinh ra từnhững tiêu cực của công tác
đào tạo cũ như tạo ra rất nhiều bằng cấp, học hàm, học vị theo kiểu: "có tiếng nhưng
không có miếng", "hữu danh vô thực"…sẽ khó còn đất tồn tại, bởi lẽ những người cấp
kinh phí, tiền của cho các chương trình nghiên cứu, đào tạo khoa học mạnh mẽ nhất là
các tập đoàn sản xuất, những ngành kinh tế, những ngành sản xuất, các hãng, các công ty
lớn xuyên quốc gia…đầy tiềm lực tiềm năng. Các nhà tài trợ này sẽ không bao giờ bỏ
tiền của của họ cho những công tác nghiên cứu, đào tạo khoa học chỉ để có những "Tiến
sĩ giấy", hay cho những mục đích quảng bá vu vơ, hão huyền. Tính hiệu quả sẽ là thước
đo, là chỉ tiêu hàng đầu để họ sẽ đưa ra quyết định có tài trợ hay không?
Tính hiệu quả không những chi phối công tác đào tạo khoa học mà còn chi phối cả những
công tác hoạt động khoa học, quản lý khoa học, rồi sẽ có nhiều sự điều chỉnh, đổi thay
trong công tác này
Nguồn: An ninh Thế giới cuối tháng
. Tư duy hậu hiện đại và những cách thu
nhận kiến thức
Nguyễn Hào Hải
An ninh Thế giới cuối tháng
Có thể thấy hai kiểu để tìm hiểu, thu nhận kiến thức. . chuẩn bị xuất hiện, ẩn bóng, chưa xuất hiện
Một trong những đặc điểm của nhận thức luận hậu hiện đại hay có thể gọi là logic hậu
hiện đại là truy tìm,