1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CNH-HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4

13 497 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 412,28 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM.CHƯƠNG 3: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Lớp: Giáo viên:

Trang 2

Ha Noi, 2020MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA

1.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp

1.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp

1.1.2 Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp1.1.3 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển

1.2 Khái quát về công nghiệp hóa

1.3 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động của nó tới nền kinh tế.

CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM.

2.1 Tính tất yếu của công ngiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam2.1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1.3 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

3.1 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghê lần thứ tư.

3.2 Thực trạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

3.2.1 Một số thành tựu đã đạt được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.2.2 Một số hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 3

3.3 Giải pháp khắc phục hạn chế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3.4 Trách nhiệm của sinh viên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

I Mở đầu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang thực sự là một vấn đề thu hút được nhiềusự chú ý của các nhà lãnh đạo, nghiên cứu, doanh nghiệp và của toàn xã hội trêntoàn thế giới, trong đó có Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đóng một vaitrò vô cùng quan trọng trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội và đang là mụctiêu nhiệm vụ hàng đầu của nước ta Do vốn là một nước nông nghiệp nghèo, lạchậu và kém phát triển về công nghiệp nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước taphải có những bước tuần tự và nhảy vọt thì mới có thể theo kịp trình độ phát triểncủa thế giới Bởi vậy, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX Đảng Cộng sản ViệtNam đã đề ra đường lối và lấy đó làm nhiệm vụ trung tâm Đại hội lần thứ VIII,Đảng ta đã khẳng định: tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vữngbước đi lên CNXH là nhiệm vụ hàng đầu Trong 20 năm đầu, công nghiệp hóanước ta diễn ra trong điều kiện có chiến tranh Cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệtvà kéo dài đã làm gián đoạn công cuộc công nghiệp hóa ở nước ta Những nămsau, khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam lại rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tếnặng nề, lạm phát tăng cao và các quan niệm cũ về CNH đã trở nên quá lạc hậutrước sự bùng nổ của khoa học công nghệ hiện đại Tuy nhiên, công nghiệp hóavẫn diễn ra trong điều kiện vừa khủng hoảng kinh tế - xã hội, vừa tìm tòi đổi mớinền kinh tế.

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tất cả các nước đều chịusự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - đột phá về mặtcông nghệ Đây chính là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội đối với tất cả cácnước, trong đó có Việt Nam Nước ta, nếu tận dụng được cơ hội cũng như là thànhtựu của cuộc cách mạng này có thể “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh và rút ngắn thờigian tiến hành CNH, HĐH đất nước Mặt khác, nếu không tận dụng được cơ hộinày, sẽ làm chúng ta ngày càng tụt hậu, kéo dài thời gian để có thể trở thành mộtnước công nghiệp Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải có những giải pháp phùhợp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

II Nội dung

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA

1.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp

1.1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp

Trang 4

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ âp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.

1.1.2 Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) Cụ thể:

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi nguồn từ Anh giữa thế kỷ

XVIII đến giữa thế kỷ XIX Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công này là

chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến

dầu thế kỷ XX Nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể hiện ở

việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất

điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập

niên 60 thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này

là sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất với sự phát triển của

chất bán dẫn, siêu máy tính; máy tính cá nhân; Internet Những tiến bộ kỹ thuật, công nghê nổi bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bịđiện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ

triển lãm công nghệ Hannover (Đức) năm 2011 Cách mạng công nghiệp lần thứ tưđược hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT) Cách mạng công

nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất với sự xuất hiện của trí tuệ

nhân tạo, big data, in 3D

1.1.3 Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển

Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất

Về tư liệu sản xuất, máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay và máy tínhđiện tử ra đời, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa Cách mạng công nghiệp tuy đặt ra những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực Về đối tượng lao

Trang 5

động, cách mạng công nghiệp đưa sản xuất của con người vượt quá những giới hạnvề tài nguyên thiên nhiên và sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống Thành tựu của cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn trong phát triển khoa học công nghệ và tạo cơ hội cho các nước đang và kém phát triển tiếp cận và tận dụng thành tựu khoa học công nghệ mới Ngoài ra, nó còn thúc đẩy chuyển dịch và hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại,hội nhập quốc tế Từ góc độ tiêu dùng, người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao với chi phí thấp hơn.

Hai là, thúc đẩy hoàn toàn quan hệ sản xuất

Các cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất Nó cũng đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế và trao đổi thành tựu khoa học công nghệ giữa các nước Ngoài ra còn làm cho lĩnh vực tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh thay đổithông qua ứng dụng các công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo… Trong lĩnh vực phân phối, cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, giảmchi phí sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân Tuy nhiên nó lại tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập Nạn thất nghiệp và phân hóa thu nhập dẫn đến gia tăng bất bình đẳng, buộc các nước phải điều chỉnh chính sách Ngoài ra, các cuộc cách mạng công nghiệp còn tạo điều kiện để mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội giữa các nước.

Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thứ c quản trị phát triển

Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành của nhà nước: phải được thực hiện thông qua hạ tầng số và internet Các cơ quan công quyền dựa trên công nghệ số tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã hội theo mô hình “chính phủ điện tử’, “đô thị thông minh”…

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành của doanh nghiệp: sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, cung ứng hàng hóa dịch vụ, xây dựng định hướng chiến lược hiệu quả; áp dụngphần mềm, số hóa để giảm chi phí; nâng cao năng lực sản xuất; tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc phát triển và phổ biến công nghệ thông tin cũng đặt ra nhiều vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin và dữ liệu Bên cạnh thuận lợi là những thách thức vô cùng lớn với doanh nghiệp Làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa thương mại sẽ tạo sức ép cạnh tranh rất lớn.

Ngoài ra nó còn làm thay đổi hệ thống sản xuất từ tập trung sang phân cấp; trí thông minh nhân tạo làm thay con người; công nghệ thông tin giúp trao đổi và trả lời thông tin để quản lý quá trình sản xuất; xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực kỹ

Trang 6

thuật số, vật lý và sinh học Ngoài ra còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực: gen, công nghệ nano… và thay đổi hoàn toàn cách con người sinh sống, làm việc và quan hệ với nhau Internet, điện thoại thông minh làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện và năng suất hơn…

 Những tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức Thách thức lớn nhất là khoảng cách phát triển về lực lượng sản xuất Điều này đòi hỏi quốc gia đang phát triển như nước ta cần phải biết thích ứng hiệu quả với những tác động mới của cuộc cách mạng 4.0 và sự thích ứng này là nhiệm vụ của toàn dân, mỗi công dân, đặc biệt là sinh viên.

1.2 Khái quát về công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

CHƯƠNG 2: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM.

2.1 Tính tất yếu của công ngiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các

hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

2.1.2 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.3 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một là: Công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua.

Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động Thông qua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực được trang bị tư liệu sản xuất, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Trang 7

con người Cơ sở vật chất – kỹ thuật được xem là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiện đại của nền kinh tế và cũng là điều kiện quyết định năng suất lao động của xã hội Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghiệp hiện đại Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông quacông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là: Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xãhội như Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sựnghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Xây dựng CNXH đòi hỏi phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại Để thực hiện được điều này, trước hết đòi hỏi phải xây cơ sở vật chất của CNXH, dựa trên cơ sở thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao

Có thể nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng lợi củacon đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Vì vậy, công nghiệphóa, hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

2.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Thứ nhất: Tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất

– xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ.

Thứ hai: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.

- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.

- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế

- Phù hợp với xu thế phát triển chung cùa nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.

Thứ ba: Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển

của lực lượng sản xuất.

CHƯƠNG 3: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

3.1 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghê lần thứ tư.

Thứ nhất, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực.

Trang 8

Thứ hai, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức

sáng tạo của toàn dân.

3.2 Thực trạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

3.2.1 Một số thành tựu đã đạt được của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới Quy mô, trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới Các ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả về quy mô và trình độ khoa học - công nghệ Bên cạnh đó, nền giáo dục, y tế Việt cũng đang dần phát triển đào tạo được đội ngũ nhân lực trí thức, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia có trình độ cao ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài

Việt Nam dần bước gần đến với mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với các ngành công nghiệp ngày càng phát triển Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp GDP 28,55% năm 2019 và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018 Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, quađó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu như điện tử, dệt may, da giày, máy móc… Cơ cấu các ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng ( từ 36,47% năm 2011 xuống còn 25,61% năm 2019) và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm 2019) Ngoài ra, một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong nước đã hình thành và phát triển được có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, điển hình là các Tập đoàn VinGroup, Vinamilk, TH; Hòa Phát, Đây chính là những tín hiệu tốt cho sự phát triển lớn, dài hạn trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước

Trang 9

Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu tư FDI trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại Đầu tư FDI có vai trò to lớn trong việc hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; điện tử, công nghệ thông tin… tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Điển hình có thể kể đến các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty đa quốc gia hàng đầu như Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế giới, đã đưa ngành điện tử Việt Nam với xuất phát điểm gần như bằng 0 vào những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động).

3.2.2 Một số hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định Nền công nghiệp nước tathời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững.Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu bao gồm:

- Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nền công nghiệp có bước phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ còn thấp, chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn, tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa

- Việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những

thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, hiện nay

chỉ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm

- Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành

công nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này là khá lớn Nhiều ngành công nghiệp ưu tiênkhác không đạt mục tiêu đã đề ra.

- Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp

Trang 10

công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt, phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghiệp 2.0, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo - trụ cột của sản xuất công nghiệp

- Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấulao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa Tỷ lệ

lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơnnhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giaiđoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng, thiếu lao động có tay nghề cao, thiếunguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu hụt chuyên gia về công nghệ,

- Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạnchế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp Tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm do doanh nghiệp FDI sản xuất thấp Cácsản phẩm công nghệ cao, như điện thoại di động, máy tính, các linh kiện, thiết bị điện tử phần lớn là do các doanh nghiệp FDI sản xuất.

- Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của

Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khuvực FDI nắm giữ Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển nhanh nhưng chủ yếu là nhập khẩu thiết bị để kinh doanh dịch vụ Công nghiệpphần mềm khá phát triển cũng chỉ chủ yếu tham gia vào khâu gia công, lắp ráp

cho nước ngoài.

- Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn hạn chế, kém xa các nước

khác trong khu vực và châu lục Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước khác.

- Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn hạn chế và kém hiệu quả

Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu sự hợp tác và phân công lao động trong vùng, chưa có sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh Việc kết hợp chính sáchphát triển ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả.- Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc

biệt là nông nghiệp Giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng

sinh, không thể tách rời Đối với công nghiệp, nông nghiệp là nguồn cung nguyên liệu đầu vào; ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất Cơ khí hóa nông nghiệp còn tồn tại hạn chế.

3.3 Giải pháp khắc phục hạn chế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngày đăng: 09/03/2022, 09:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w