Tậpluyệnvớingười bệnh phổitắc nghẽn
Đối vớingười bình thường việc hô hấp không làm tiêu hao năng lượng gì
nhiều, khi bị bệnh phổitắcnghẽn mạn tính (BPTNMT), các cơ hô hấp phải hoạt
động nhiều hơn nhưng lại không được cung cấp đủ ôxy nên rất mau mệt. Đến giai
đọan nặng, ngay cả những việc thông thường như tắm rửa, mặc áo quần cũng
làm khó thở do đó họ ngại vận động dẫn đến hậu quả là giảm khối lượng và sức
mạnh của cơ. Điều này giải thích tại sao tậpluyện rất cần cho bệnh nhân
BPTNMT.
Tập duỗi cơ: là kéo dãn cơ chân và cánh tay trước và sau buổi tập để chuẩn
bị cơ cho buổi tập và giúp đề phòng bị chấn thương. Tập duỗi cơ đều đặn sẽ làm
tăng phạm vi vận động và độ mềm dẻo của gân cơ.
Tập làm tăng sức chịu đựng (tập aerobic): là phương pháp tập sử dụng đều
đặn một khối lượng lớn các cơ. Kiểu tập nay cũng làm mạnh tim, phổi và cải thiện
khả năng tiêu thụ ôxy của cơ thể. Với thời gian nó giúp làm giảm nhịp tim, hạ
huyết áp, việc thở được cải thiện. Những môn tập aerobic thích hợp là: đi bộ, đạp
xe ngoài trời hoặc tại chỗ
Một phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất là đi bộ: hãy bắt đầu với quãng
ngắn và đánh dấu độ dài bao xa trước khi bạn bắt đầu thấy mệt. Hãy dừng lại và
nghỉ khi bắt đầu thấy khó thở. Khi đi bạn đếm mỗi lần bạn hít vào mất bao nhiêu
bước ví dụ 2 bước, sau đó bạn thở ra bằng cách chúm môi lại và kéo dài với số
bước gấp đôi là 4 bước.
Tập cho cơ mạnh lên: làm co các cơ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi mỏi
mệt. Phương pháp làm mạnh các cơ phần trên của cơ thể đặc biệt rất có ích cho
bệnh nhân BPTNMT vì đồng thời cũng làm mạnh các cơ hô hấp. Bạn có thể dùng
tạ nhỏ hoặc dây đàn hồi để thực hành các bài tập này.
Tập thở: Có hai phương pháp giúp người mắc BPTNMT thấy dễ thở hơn:
Thở chúm môi: là cách thở khi hít vào qua mũi đồng thời miệng ngậm kín,
khi thở ra bằng miệng với môi chúm lại như khi ta đang huýt gió, thời gian thở ra
phải dài gấp đôi thời gian hít vào. Kỹ thuật này rất có ích cho những người hay bị
khó thở khi vận động hoặc tập luyện. Ở người BPTNMT có hiện tượng nghẽn
đường thở nên khi ta thở ra không khí bị ứ lại dẫn đến khó thở.Khi bạn thở ra với
môi chúm lại sẽ tạo ra một lực cản trong đường dẫn khí giữ cho phế quản không bị
xẹp lại khi thở ra. Với cách thở này sẽ hạn chế lượng khí bị bẫy lại trong phổi do
đó lượng ôxy vào phổi sẽ nhiều hơn.
Thở bụng: Là cách thở có tác dụng làm mạnh cơ hoành là cơ quan trọng
nhất trong việc thở. Cơ hoành nằm dưới phổi và giúp tống không khí ra khỏi phổi
khi thở ra. Nếu không khí bị bẫy lại trong phổi, cơ hoành không thể họat động
hiệu quả.
Để thực hành phương pháp nay bạn nằm ngửa, hai chân co lại, một tay đặt
lên phần trên của ngực, một tay đặt ở bụng. Khi hít vào bạn phình bụng lên, phần
ngực không chuyển động, khi thở ra bạn chúm môi và thót bụng lại. Tập theo
cách này đều đặn thường xuyên dần dần bạn sẽ tự động thở bằng bụng.
Những điều cần lưu ý khi tậpluyện
BPTNMT là một bệnh lý toàn thân, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi thường
mắc nhiều bệnh kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương vì vậy
trước khi bắt đầu tậpluyện cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên
viên vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ cho biết thời lượng tập thích hợp, môn nào nên tập
và môn nào không nên tập, loại thuốc gì sẽ dùng khi cần trong lúc tập
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Không tập sau khi ăn ít nhất 1 giờ 30 phút.
- Làm nóng trước khi tập 5-10 phút bằng cách vận động chậm rãi. Việc làm
nóng giúp cơ thể bạn điều chỉnh dần dần từ trạng thái nghỉ sang vận động. Làm
nóng còn tránh được sự gắng sức đột ngột cho tim và cơ, tăng dần nhịp thở, nhịp
tim và nhiệt độ cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tính mềm dẻo của cơ và giảm đau
cơ. Trong khi tập bạn cần theo dõi nhịp tim, đây là một cách để đo lường cường độ
vận động; bác sĩ sẽ báo cho bạn biết nhịp tim khi tập bao nhiêu là vừa. Trước khi
kết thúc buổi tập giảm bớt cường độ vận động 5-10 phút rồi mới ngưng hẳn. Mục
đích là để cơ thể hồi phục dần từ trạng thái tậpluyện , để tim và huyết áp từ từ trở
về lại gần mức bình thường.
- Cần phải lên chương trình tập đều đặn mới có tác dụng. Muốn đạt hiệu
quả tối đa bạn cần nâng dần thời gian tập kéo dài từ 20-30 phút mỗi buổi và mỗi
tuần ít nhất 3-4 buổi. Nên lựa chọn môn tập ưa thích và có bạn cùng tập để tạo
hứng thú tậpluyện thường xuyên.
- Hãy lắng nghe cơ thể bạn.Trong khi tập nếu thấy xây xẩm, chóng mặt,
mệt nhiều, khó thở, tim đập nhanh thì phải ngưng ngay và báo cho bác sĩ biết.
- Không tập trong thời tiết quá nóng hoặc lạnh quá, mặc áo quần phù hợp
với thời tiết bên ngoài. Sau khi tập không nên tắm nước quá lạnh hay quá nóng .
. Tập luyện với người bệnh phổi tắc nghẽn
Đối với người bình thường việc hô hấp không làm tiêu hao năng lượng gì
nhiều, khi bị bệnh phổi tắc nghẽn. tại sao tập luyện rất cần cho bệnh nhân
BPTNMT.
Tập duỗi cơ: là kéo dãn cơ chân và cánh tay trước và sau buổi tập để chuẩn
bị cơ cho buổi tập và