1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Sân Khấu Tuồng ppt

11 727 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 284,31 KB

Nội dung

Sân Khấu Tuồng Tuồng là một trong những loại hình sân khấu đặc sắc, là nghệ thuật kịch hát truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuồng đã phát triển một cách hoàn chỉnh vào thế kỷ XVIII. Tuy nhiên phải đến thế kỷ XIX (dưới triều đại nhà Nguyễn) tuồng mới bước vào giai đoạn cực thịnh. Dưới triều đại các vua nhà Nguyễn Tuồng được đặc biệt coi trọng. Nhà hát Tuồng đầu tiên được xây dựng trong cung dành cho vua, hoàng hậu và các quan lại xem, đó là Duyệt Thị Đường (thời Gia Long), Thanh Bình Thự Đường (thời Minh Mạng), Minh Khiêm Đường (thời Tự Đức) và rất nhiều nhà hát Tuồng được xây dựng ngoài dân gian. Về nội dung, các vở Tuồng cổ đều có một nội dung như: Vua già yếu băng hà khi từ lâu trong triều đã có thái sư muốn làm phản. Thái sư lên nắm ngôi sau khi vua chết, quyết giết thứ phi và hoàng tử cũng như muốn chia rẽ phe trung thần. Tuy nhiên các trung thần không quản hi sinh gian khổ bảo vệ thứ phi và hoàng tử bằng mọi giá. Dưới danh nghĩa của hoàng tử họ chiêu lập binh mã, giành lại ngôi cho hoàng tử, triều đình trở lại cảnh yên bình. Cũng nội dung trên được lưu truyền dưới dạng ngắn hơn “Vua băng, nịnh tiếm, hoàng tử mắc nạn, tướng xua quân lùng, kép rừng cứu viện, diệt nịnh, định đô”. "Sơn Hậu" Với sườn truyện như trên tác giả Tuồng cổ sáng tác được rất nhiều vở, mỗi vở thể hiện một sắc thái khác nhau. Tuồng cổ có nội dung như trên nên kết chuyện thường có hậu. Cũng như cốt truyện “Vua băng … định đô” xuyên suốt trong các vở Tuồng cổ, xưng danh là một trong những đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cổ. Khi diễn viên ra sân khấu họ tự xưng danh mình là ai, xuất thân thế nào, suy nghĩ ra sao … (xưng danh thường giành cho các nhân vật chính). Qua phần xưng danh của mình nhân vật đã giới thiệu với người xem tên mình, chức danh, suy nghĩ trong đó bao hàm cả ý ca ngợi (đối với nhân vật chính diện) hay phê phán (đối với nhân vật phản diện). Theo nhà nghiên cứu Mịch Quang nói trong cuốn sách “Tìm hiểu nghệ thuật Tuồng” thì đào kép không chỉ đòi hỏi có thanh và sắc mà phải luyện được bốn đức tính : Thục, Tinh, Khí, Thần Thục : nghĩa là “chín”, người diễn viên không chỉ hát đúng hơi đúng nhịp, múa đúng bộ mà phải biết áp dụng các kỹ thuật đó một cách sáng tạo và linh hoạt vì nếu biết kỹ thuật mà chưa “chín” sẽ bị chê “ nghề thì khá mà diễn thì dở“. Tinh : nghĩa là tinh tuý, diễn viên phải nắm rõ bản chất của các vai (trung, nịnh, văn võ) để khi diễn vai nào ra vai đó. Khí : nghĩa là cá tính trong tính cách điển hình. Ví dụ cùng là vai vua nhưng Lưu Bị nhà Hán không giống Triệu Khuông Dẫn nhà Tống. Thần : là tâm hồn hay sức sống bên trong. Có thể nói đóng tuồng có thần khó hơn so với đóng “đúng điệu”. Bất kể một đứa con tinh thần nào (tác phẩm) được ra đời đều chứa đựng một hình tượng mà tác giả gửi gắm. Trong Tuồng cổ, hình tượng được xây dựng là những người trung thành đến cùng (phò vua mới lên ngôi) ngay cả khi tình thân của họ bị chia cắt. "Tam nữ đồ vương" Hình tượng này chúng ta dễ dàng gặp trong vở Tuồng cổ “Tam nữ đồ vương” khi lão Tạ giết chết Kim Hùng (con trai ông) vì Kim Hùng đã theo quân phản loạn. Cùng với việc xây dựng hình tượng một trung thần , việc xây dựng hình tượng không có thật cũng được đưa vào truyện. Hình tượng đó xuất hiện như một vị thần khi phe chính nghĩa gặp khó khăn. Trong vở “Sơn Hậu”, Đổng Kim Lân ra đánh lạc hướng bọn Tạ Thiên Lăng, Tạ Ôn Đình cho Phàn Định Công đưa hoàng tử đi chốn. Chi tiết mang tính chất như một vị thần là sau khi bị chém đầu, ông đã sách đầu mình, toàn thân sáng rực như ngọn đuốc soi đường cho phe chính diện đến nơi an toàn. Sân khấu Tuồng thường được bài trí đơn giản vì nghệ thuật Tuồng dùng thủ pháp khoa trương cách điệu và biểu trưng ước lệ. Ví dụ như : hoá trang mặt nạ, nếp nhăn trên mặt người, chiếc roi ngựa có thể thay cho một con ngựa, mái chèo thay cho con thuyền, một vài người lính thay cho hàng vạn người, một vài bước chân kết hợp với hát và cử chỉ hành động thay cho vạn vạn dặm trường. Nói đến sự phát triển của nghệ thuật Tuồng không thể không nhắc đến công đóng góp to lớn của những ông vua triều Nguyễn. Sau Gia Long, Minh Mạng là ông vua hiểu Tuồng, thường đóng vai người bảo trợ cho nghệ thuật Tuồng. Ông đặt riêng một thự gọi là “Hoà Thanh thự” chuyên lo việc quản lý và sáng tác âm nhạc, ca hát xướng. Vua Tự Đức (cây đại thụ trong rừng văn hoá đại ngàn xứ Huế), ông là người tổ chức quá trình sáng tác và “nhuận sắc” tác phẩm của nhiều danh nho để có nhiều pho Tuồng cổ nổi tiếng như : “Quần phương hiến thuỵ”, “Đảng Khấu Trí”, “Diễn Võ Đình”, “Trần Hương các”, “Hộ sanh đàn”, “Sơn Hậu” … Dàn nhạc Tuồng gồm - Bộ gõ : Trống cái, trống chiến, thanh la, não bạt, chuông, mõ - Bộ hơi : kèn bầu, sáo - Bộ dây : nhị, hồ, đại, tiểu - Bộ gảy : nguyệt, tam, tứ (ngày nay thêm tranh) Một số vở Tuồng cổ tiêu biểu như: - Sơn Hậu - Triệu Đình Long - Đào Phi Phụng - Tam Nữ Đồ Vương - Đào Tam Xuân - Mục Quế Anh - Lý Phụng Đình - Trương Đồ Nhục - Ngoại tổ dâng đầu - Thất Hiền Quyến Một số vở Tuồng cách tân tiêu biểu như: - Tiếng gọi non sông (Kính Dân) - Đề Thám (Mai Hạnh, Bửu Tiến, Đoàn Khoái) - Suối Đắc Hoa (Thuỳ Linh, Hoàng Đức Anh) - Hoàng hôn đen (Trần Phùng, Tiến Thọ) - Lý Chiêu Hoàng (Lê Duy Hạnh, Văn Sử) - Hồ Quý Ly (Xuân Yến) Một số vở tuồng hài tiêu biểu như : - Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Trương Đồ Nhục - Trương Ngáo đúc chuông - Trần Bồ Một số trích đoạn tiêu biểu như: - Hồ Nguyệt Cô hoá cáo - Ngũ biến - Châu Sáng qua sông - Bá ấp khảo lộng cầm - Châu Sương cấy râu - Bách Đao Diệm Thiên Hùng - Triệu Tứ - Xuân Đào cắt thịt - Mạnh Lương bắt ngựa - Ông già cõng vợ đi xem hội - Mộc Quế Anh dâng cây - Đào Tam Xuân lộng trào [...].. .Tuồng có sự hấp dẫn người xem như một ma lực Điều này được thấy rõ qua câu ca dao : Ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem Tháng ba tháng tám nằm suông Nghe giục trống Tuồng cố lết đi xem . Sân Khấu Tuồng Tuồng là một trong những loại hình sân khấu đặc sắc, là nghệ thuật kịch hát truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuồng đã phát. đô” xuyên suốt trong các vở Tuồng cổ, xưng danh là một trong những đặc trưng của nghệ thuật Tuồng cổ. Khi diễn viên ra sân khấu họ tự xưng danh mình là

Ngày đăng: 26/01/2014, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khí : nghĩa là cá tính trong tính cách điển hình. Ví dụ cùng là vai vua nhưng Lưu Bị nhà Hán không giống Triệu  Khuông Dẫn nhà Tống - Tài liệu Sân Khấu Tuồng ppt
h í : nghĩa là cá tính trong tính cách điển hình. Ví dụ cùng là vai vua nhưng Lưu Bị nhà Hán không giống Triệu Khuông Dẫn nhà Tống (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w