1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN

138 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Hạt cải

  • 2. Thử thách và đức tin

  • 3. Hạt giống.

  • 4. Gieo lời yêu thương – Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

  • 5. Bông lúa trĩu hạt.

  • 6. Hạt cải nhỏ nhất – Lm. ViKiNi

  • 7. Công việc tông đồ – Cố Lm. Hồng Phúc

  • 8. Hạt giống cây tre tầu – Thiên Phúc

  • 9. Đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa

  • 10. Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây?

  • 11. Giáo Hội là mầu nhiệm – Charles E. Miller.

  • 12. Hạt giống âm thầm.

  • 13. Hạt Giống Thiên Quốc

  • 14. Nước Cha Trị Đến

  • 15. Hạt giống, hạt cải.

  • 16. Vấn đề thân cận.

  • 17. Sức mạnh của hạt giống Nước Trời.

  • 18. Giá trị của những việc nhỏ

  • 19. Làm đẹp lòng Chúa.

  • 20. Có hạt giống Nước Trời ở trong tôi không?

  • 21. Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa.

  • 22. Việc lớn, việc nhỏ – PM. Cao Huy Hoàng

  • 23. Ai ngăn được Nuớc Trời tăng trưởng?

  • 24. Hạt giống âm thầm.

  • 25. Vương Quốc và Giáo Hội

  • 26. Hạt giống mọc lên

  • 27. Hạt cải Nước Trời

  • 28. Tin tưởng và phó thác – Lm Paul Nguyễn Nguyên

  • 29. Nguồn sống – Lm Giuse Trần Việt Hùng.

  • 30. Hạt giống Lời Chúa - Lm Giuse Trần Việt Hùng

  • 31. Chú giải của Noel Quesson.

  • 32. Hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa

  • 33. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.

  • 34. Chú giải của Fiches Dominicales.

  • 35. Hạt cải, men bánh - Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

Nội dung

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN - B Lời Chúa: Ed 17, 22-24; 2Cr 5, 6-10; Mc 4, 26-34 MỤC LỤC 1 Hạt cải 3 2 Thử thách và đức tin 5 3 Hạt giống .7 4 Gieo lời yêu thương – Lm Jos Tạ Duy Tuyền .9 5 Bông lúa trĩu hạt 12 6 Hạt cải nhỏ nhất – Lm ViKiNi 15 7 Công việc tông đồ – Cố Lm Hồng Phúc .18 8 Hạt giống cây tre tầu – Thiên Phúc 21 9 Đặt niềm tin và hy vọng nơi Chúa .23 10 Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? 27 11 Giáo Hội là mầu nhiệm – Charles E Miller .37 12 Hạt giống âm thầm .40 13 Hạt Giống Thiên Quốc .44 14 Nước Cha Trị Đến 49 15 Hạt giống, hạt cải .52 16 Vấn đề thân cận 54 17 Sức mạnh của hạt giống Nước Trời 56 18 Giá trị của những việc nhỏ 59 19 Làm đẹp lòng Chúa 62 20 Có hạt giống Nước Trời ở trong tôi không? .70 21 Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa 75 22 Việc lớn, việc nhỏ – PM Cao Huy Hoàng 78 23 Ai ngăn được Nuớc Trời tăng trưởng? .82 24 Hạt giống âm thầm .85 25 Vương Quốc và Giáo Hội 89 26 Hạt giống mọc lên 93 27 Hạt cải Nước Trời 98 28 Tin tưởng và phó thác – Lm Paul Nguyễn Nguyên 106 1 29 Nguồn sống – Lm Giuse Trần Việt Hùng 109 30 Hạt giống Lời Chúa - Lm Giuse Trần Việt Hùng .113 31 Chú giải của Noel Quesson 114 32 Hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa 120 33 Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux 128 34 Chú giải của Fiches Dominicales .131 35 Hạt cải, men bánh - Lm Giuse Hoàng Kim Toan 136 2 1 Hạt cải Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe chúng ta cùng nhau dừng lại ở hình ảnh hạt cải Nước Thiên Chúa giống như hạt cải nhỏ xíu, nhưng nó có thể lớn lên thành cây to cho chim trời tới đậu Qua dụ ngôn này Chúa Giêsu như muốn xác định lại lời rao giảng lúc ban đầu: Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần Chính Ngài là người gieo hạt giống đầu tiên để hạt giống đó âm thầm phát triển Ngài nói điều đó với tất cả niềm xác tín, bởi vì đó chính là sự nghiệp của Chúa Cha Hơn nữa, nếu đem so sánh những lời giảng của Chúa Giêsu với cả thế giới bao la bát ngát này, thì có lẽ nó còn nhỏ bé hơn cả một hạt cải Thế nhưng, Tin Mừng vẫn đứng vững và lớn lên từng ngày, đồng thời có biết bao nhiêu người đã được nâng đỡ và ủi an Trong niềm tin, chúng ta xác tín rằng Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, mặc dù trên thế giới ngày hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu những bất công và tội lỗi Lời Chúa đem lại cho chúng ta niềm hy vọng Vấn đề được đặt ra ra cho mỗi người, là chúng ta phải trở nên những hạt giống, được gieo vãi vào lòng cuộc đời, qua những việc làm nhỏ bé và khiêm tốn, nhưng không kém phần hiệu quả Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã biết cuộc đời thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu Cuộc đời ấy cũng như cuộc đời của biết bao nhiêu người khác Thế nhưng nó mang đậm giá trị Tin Mừng, nên Giáo Hội đã tôn phong chị lên ngang bằng những vị đại thánh khác Mẹ Têrêsa thành Calcutta, người phụ nữ nhỏ bé và mảnh khảnh, nhưng lại lớn mạnh trong cả thế giới qua những hành động bác ái yêu thương, giúp đỡ những kẻ nghèo túng và bất hạnh Và còn biết bao nhiêu người khác nữa chung quanh chúng ta, họ đang âm thầm làm 3 việc, phục vụ cho những kẻ bất hạnh trong mọi lãnh vực của cuộc sống Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Nước Thiên Chúa đã, đang và sẽ còn âm thầm lớn lên, không phải theo nghĩa một lực lượng đối đầu với nước thế gian, như chính Chúa Giêsu đã xác quyết: Nước tôi không thuộc về thế gian này, nhưng là những thực tại: kẻ què được đi, người mù được thấy, người điếc được nghe và kẻ chết được sống lại, người nghèo khó được rao giảng Tin Mừng Hãy tin vào Chúa Giêsu, là người gieo giống, đồng thời cũng là hạt giống đầu tiên được ươm trồng trên mảnh đất nhân loại này 4 2 Thử thách và đức tin Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay muốn nhắn gởi chúng ta những gì? Dụ ngôn hạt giống âm thầm mọc lên nhấn mạnh đến sức nuôi sống khó cưỡng lại của đất Đất làm cho hạt giống nẩy mầm, mọc lên thành cây rồi đâm bông kết trái, xuyên qua một quá trình phát triển hài hoà Con người chỉ đóng vai trò chủ động khi mùa gặt đến Dĩ nhiên hình ảnh người gieo giống gợi lên hình ảnh Chúa Giêsu Ngài so sánh hoạt động của Người rao giảng Nước Trời với hoạt động của ông chủ trại, bằng lòng đợi ngày mùa thu hoạch Sở dĩ như thế là vì Ngài muốn đề cao sức mạnh của công trình rao giảng của Ngài, một công trình không thể không đem lại kết quả Khi gieo hạt giống vào những tâm hồn sẵn sàng đón nhận Đức Kitô ban cho họ sức mạnh để đáp trả và sinh hoa kết quả Vả lại, ở đây cũng muốn gợi lên sự cần thiết của thời gian, của hạn kỳ Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử, Ngài quan tâm tới sự trưởng thành nhờ tác đợng của thời gian Khi đó, người gieo giống trở thành thợ gặt Và dĩ nhiên thợ gặt ở đây được đồng nhất với con người Dụ ngôn hạt cải cũng tạo được niềm phấn khởi lạc quan Sự lớn lên kỳ diệu của hạt cải gợi lên sự phát triển của Nước Thiên Chúa Dùng dụ ngôn này, Đức Kitô muốn tạo niềm tin tưởng nơi các môn đệ, có lẽ lúc bấy giờ đang dao động trước những khó khăn buổi đầu của công trình rao giảng của chính Chúa Giêsu Do đó, Ngài không ngại tưởng tượng cái khôngnhư-thật trong cách trình bày của Ngài, khi bảo rằng hạt cải mọc lên lớn hơn các thứ rau, cành lá xum xuê đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng Nhưng điều không như thật trên bình diện khoa học đó lại là như thật trên bình diện giáo huấn của Ngài Thiên Chúa thích cho thấy sức mạnh của Ngài trong cái yếu đuối, mong manh của buổi ban đầu 5 Để kết luận, Chúa Giêsu cho thấy rằng dụ ngôn hàm chứa trong chính nó cả một sự phong phú về mặt gợi ý và ứng dụng Trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, trong đó một số tấn công bất nhân nào đó của môi trường chung quanh hay một số suy thoái nào đó về ý thức tôn giáo, làm che khuất các cố gắng khiêm tốn, kín đáo cua những tâm hồn cao thượng, như hoàn cảnh ta đang sống, các dụ ngôn về sự tăng trưởng và phát triển của Nước Thiên Chúa mang lại một bầu khí phấn chấn, trong lành Cũng giống như các môn đệ của Chúa Giêsu hay những người đương thời với Ngài, nhiều khi chúng ta cũng dễ dàng tỏ ra thiếu kiên nhẫn và dễ nghi ngờ sự phát triển của Giáo Hội Thiết tưởng chúng ta nên đọc kỹ lại các dụ ngôn trên để củng cố niềm tin vào sự lớn mạnh của Giáo Hội nhất là giữa cảnh bão bùng giông tố, bởi sức phát triển bất khuất đó không do sức mạnh của con người, mà là do sức mạnh của Thiên Chúa Sự khẳng định kiên vững đó của đức tin sẽ hâm nóng lại niềm hy vọng của chúng ta, mang lại đà tiến cho lòng chúng ta cũng như cho phép chúng ta tiếp tục can đảm dấn thân cho Nước Thiên Chúa Niềm hy vọng đó sẽ làm nẩy nở ước muốn của chúng ta, dạy cho chúng ta biết kiên nhẫn, biết thán phục công trình của Chúa mà nhiều khi mới nhìn thoáng qua, chúng ta không nhận ra hết được cái sức mạnh kỳ diệu của nó Niềm hy vọng đó cũng sẽ không ngừng kích thích chúng ta trông chờ mọi sự ở Thiên Chúa bằng cách đặt mình trong thế sẵn sàng thực hiện thánh ý của Ngài 6 3 Hạt giống Một trong những hạt giống kỳ lạ nhất trên thế giới, đó là hạt giống của một loại tre bên Trung Quốc Nó nằm trong lòng đất suốt 5 năm rồi mới ló chồi non lên trên mặt đất Trong khoảng thời gian này, người ta phải chăm sóc, phải tưới nước, phải bón phân đều đặn cho nó Thế nhưng một khi đã trồi lên khỏi mặt đất thì chỉ trong vòng sáu tuần, nó sẽ mọc lên cao tới 5 mét Các chuyên gia cho rằng suốt thời gian 5 năm trong lòng đất, hạt giống của loại tre ấy đã hình thành một hệ thống rễ phức tạp Nhờ hệ thống rễ này, mầm non có thể tăng trưởng một cách mau chóng Từ hình ảnh trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng sáng hôm nay Thực vậy, hạt giống Nước Trời cũng giống như hạt giống của loại tre Trung Quốc Nó cần một thời gian dài trước khi trồi lên Đôi khi thời gian này quá lâu khiến chúng ta băn khoăn tự hỏi: Liệu hạt giống Nước Trời được gieo vào tâm hồn ngày nhận bí tích Rửa Tội đã bén rễ chưa? Hay đã bị tội lỗi là như những sỏi đá và gai góc bóp nghẹt mất rồi? Nói một cách thực tế, những điều trên có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Tôi xin thưa có hai ý nghĩa Ý nghĩa thứ nhất đó là chúng ta phải tin tưởng vào Chúa Ngài đã gieo trồng hạt giống trong chúng ta, Ngài hiểu được điều gì đang xảy ra, đang chuyển biến cho dù chúng ta chẳng hề nhận biết Ý nghĩa thứ hai đó là chúng ta cần phải kiên nhẫn Dù Nước Trời xem ra như không phát triển gì cả trong chúng ta, nghĩa là chúng ta dường như chẳng thánh thiện gì hơn trước Chúng ta đừng nản lòng Tốt hơn chúng ta nên tiếp tục vun xới hạt giống trong chúng ta bằng việc cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích Mẫu gương kiên nhẫn này chúng ta có thể học được nơi các bậc cha mẹ Ai cũng biết rằng việc gầy dựng một gia đình đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và phó thác Thực vậy, cha mẹ không thể lúc 7 nào cũng có mặt bên cạnh con cái Vì thế họ phải tin tưởng và phó thác vào chúng Nếu như thỉnh thoảng sự tin tưởng ấy bị phản bội, thì lúc đó các ngài vẫn tiếp tục tha thứ và tin tưởng vào con cái mình Hơn nữa, đôi khi cha mẹ thấy con cái mình chậm phát triển, chậm trưởng thành Vậy phải làm gì? Họ càng phải yêu thương đứa bé hơn và tiếp tục kiên nhẫn đối với nó Chúng ta cũng hãy tin tưởng và kiên nhẫn như thế, bởi vì sẽ có ngày Nước Chúa sẽ trồi lên từ tâm hồn chúng ta và phát triển thành một thực tại vinh quang mà muôn đời chúng ta sẽ phải cảm tạ Chúa luôn mãi Tóm lại, Thiên Chúa đã trồng hạt giống Nước Trời trong tâm hồn chúng ta vào ngày chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội Bổn phận của chúng ta hôm nay là phải nuôi dưỡng nó với lòng tin tưởng và kiên nhẫn, qua việc cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích, để rồi đức tin sẽ nẩy mầm, lớn lên và đem lại hoa trái cho cuộc đời chúng ta 8 4 Gieo lời yêu thương – Lm Jos Tạ Duy Tuyền Malcolm Dolkoff là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn Loài vật là bạn thân của con người, sau đó phân công mỗi học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện Dolkoff thích lắm, ngay chiều hôm ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình Nhưng mãi cậu mới có đủ tự tin đem nộp truyện của mình cho cô giáo vào buổi học tuần sau Những gì cậu viết cũng như điểm số mà cô giáo đã cho không hề quan trọng Đối với cậu, điều quan trọng nhất mà cũng là điều cậu nhớ nhất lại chính là 4 chữ cô giáo đã phê: “Em viết hay lắm!” Chỉ 4 chữ mà cũng đủ thay đổi toàn bộ cuộc đời cậu bé Trước khi nhận được 4 chữ đó, cậu chưa bao giờ có khái niệm về bản thân hay những điều mình đã làm Còn sau buổi học hôm ấy, cậu đã chạy thật nhanh về nhà, ngồi ngay vào bàn và bắt đầu viết một câu truyện ngắn, một câu truyện về tất cả những điều cậu đã từng mơ tới và không bao giờ dám nghĩ mình có thể biến những giấc mơ đó thành hiện thực Cậu viết ngày càng nhiều hơn và cứ được một truyện cậu lại mang ngay tới cho cô giáo của mình nhận xét Nhiều năm trôi qua, Malcolm Dalkoff đã trở thành một nhà văn nổi tiếng thay cho cậu bé tự ti ngày nào Cậu trở về thăm trường cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình Điều cậu phải cảm ơn cô không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu mà chính là 4 chữ đầu tiên cô đã từng phê “Em viết hay lắm!”, bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời Có những lời nói, cử chỉ tưởng như vô tình lại trở thành nguyên nhân thay đổi cho cả một đời người Biết bao con cái rơi vào sự tự ti mặc cảm khi cha mẹ vô tình lặp lại lời chê 9 trách đối với con Biết bao con người trở thành hung dữ khi cha mẹ luôn gieo vào tâm trí trẻ thơ những lời nói việc làm chất chứa đầy hiềm khích, bất công Và ngược lại, biết bao con người đã bẻ gãy ổ khoá tự ti mặc cảm để can đảm vào đời, khi nhận được một sự khích lệ, một sự cảm thông từ những người thân Biết bao con người đã hoàn thiện nhờ vào gương lành của tha nhân đã gieo vào lòng họ những lời nói, những việc làm tốt Những lời nói, những việc làm của ta tưởng như vô tình nhưng thực ra nó vẫn âm thầm gieo vào lòng những người chung quanh ta để có thể biến đổi họ theo cách sống của chúng ta Cha ông ta vẫn thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Nói cho vừa lòng nhau không phải để lấy lòng nhau hay lừa dối lòng mình Nhưng là lựa lời để nói Nói để xây dựng con người Nói để giúp họ thăng tiến Đừng dùng lời nói làm đau lòng người khác, và cũng đừng dùng lời nói để kết án anh em Một lời nói có thể thay đổi cả đời người Hãy trao tặng cho anh em những lời nói thật chân tình và đầy ắp yêu thương Lời nói không mất tiền mua, không phải để chúng ta phung phí bừa bãi, nhưng biết quý trọng từng lời Lời nói thể hiện nét đẹp văn hoá nơi con người Hãy biết chắt lọc ngôn ngữ Hãy làm cho lời nói của ta có giá trị bằng cách biết dùng lời cho vừa lòng nhau Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy ra đi gieo vãi Lời Chúa Gieo trong kiên trì Dù đêm hay ngày Người gieo giống luôn gieo vào nhân thế hạt giống của tin mừng, hạt giống của yêu thương và hạnh phúc Nếu cô giáo của Malcolm Dolkoff không gieo vào lòng cậu bé lòng tin và nghị lực thì không có một nhà văn tài ba Người Kitô không gieo Lời Chúa thì làm sao có cánh đồng lúa bát ngát bông lúa vàng là tâm hồn các tín hữu? 10 chung của Thiên Chúa Chính thái độ này sẽ xác định vận mệnh của mỗi người trong thế giới bên kia * Kết luận về các dụ ngôn (33-34) Cả hai dụ ngôn đều nhấn mạnh tầm quan trọng quyết định của thời gian hiện tại đối với các thính giả của Đức Giêsu Hai dụ ngôn này mời gọi nhận biết sứ mạng của Đức Giêsu chính là khởi đầu cuộc can thiệp cánh chung của Thiên Chúa Áp dụng giáo huấn vào trong đời sống Giáo Hội, thời gian hiện tại không còn phải là thời gian của sứ vụ của Đức Giêsu, nhưng là thời gian của nếp sống và hoạt động rao giảng của Giáo Hội + Kết luận Thoạt nhìn, chúng ta thấy kết luận của diễn từ các dụ ngôn không có vấn đề Đức Giêsu loan báo Lời Thiên Chúa cho người ta ("đám đông"; x 4,1-2) Người diễn tả bằng các dụ ngôn theo mức độ hiểu biết của họ Dường như đối với Đức Giêsu, các dụ ngôn là một phương tiện để giúp các thính giả hiểu Người dễ dàng hơn Ngoài ra, Người còn cung cấp các giải thích bổ sung cho nhóm môn đệ (c 10) Mọi sự không rõ ràng rồi hay sao? Vấn đề chỉ xuất hiện rõ ràng khi ta lưu ý rằng tác giả Mc đã muốn kết thúc với đề tài ngài đã đưa vào ở trên (cc 1012) Đối với công chúng, "những kẻ ở ngoài" (c 11), Đức Giêsu "không bao giờ rao giảng mà không dùng dụ ngôn" (c 34); "với những người kia , cái gì cũng phải dùng dụ ngôn" (c 11) "Nhưng khi chỉ có riêng thầy trò với nhau" (HL kat' idian, c 34), "khi còn một mình" (HL kata monas, c 10), Đức Giêsu "giải đáp" tất cả cho các môn đệ (c 34), nghĩa là "những kẻ đang ngồi quanh Người cùng với Nhóm Mười Hai" (c 10), là những kẻ mà "mầu nhiệm nước Thiên Chúa đã được ban cho" (c 11) 124 Vậy, các dụ ngôn là một thứ ẩn ngữ, mà chỉ các môn đệ mới có chìa khóa để hiểu được, còn đám đông, mà Đức Giêsu không muốn nói với họ bằng một ngôn ngữ rõ ràng, thì vẫn không thể nắm bắt được ý nghĩa đích thực của giáo huấn của Người: "Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa" không được ban cho "những kẻ ở ngoài"; chính vì thế mà Đức Giêsu "không nói gì mà không dùng dụ ngôn" Đây chính là "thuyết các dụ ngôn" trong TM Mc (J Dupont), mà thật ra, đây cũng chỉ là một phương diện đặc biệt của "thuyết về bí mật thiên sai" của tác giả Vào lúc tác giả soạn TM I, có một sự kiện không thể phủ nhận, nhưng thật gai chướng: dân tộc Do Thái nói chung đã không đón nhận Tin Mừng Phải chăng kế hoạch của Thiên Chúa đã thất bại? Hay là phải nhìn nhận rằng sứ mạng của Đức Giêsu không đến từ Thiên Chúa? Tác giả Mc tìm ra được câu trả lời thần học trong bản văn Is 6,9-10 (x Mc 4,12) Trong sứ mạng của Đức Giêsu, đã được ứng nghiệm lệnh truyền của Thiên Chúa qua miệng của vị ngôn sứ, là phải nói với dân cách nào để "họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu " Vậy, vị sứ giả của Thiên Chúa phải diễn tả cách nào để người ta không hiểu được: đó đã là quyết định của Thiên Chúa mà! Người đã muốn làm cho sứ mạng của vị sứ giả trở thành một phán quyết chống lại một dân mù quáng và cứng lòng Nhưng làm thế nào nhận ra sấm ngôn ấy là chương trình hoạt động của Đức Giêsu? Tác giả Mc tìm ra được đáp số nơi việc Đức Giêsu sử dụng các dụ ngôn: Người nói bằng dụ ngôn cho đám đông hoặc cho các đối thủ, vì Người không buộc phải làm cho họ hiểu Người Dưới mắt Mc, dụ ngôn là như một phương tiện không phải để làm cho một giáo huấn nên dễ hiểu hơn, nhưng để che đậy ý nghĩa của giáo huấn này dưới những hình ảnh Để người ta hiểu, thì cần có một lời 125 giải thích; nhưng lời giải thích chỉ được ban cho các môn đệ mà thôi Tuy nhiên, tác giả đã nhận ra ngay nguy cơ là thuyết này có thể đưa tới chủ trương bí truyền (esoterism); vì thế, ở 4,21-25, ngài mới xác định rằng các môn đệ đã nhận được mạc khải là để đi phổ biến rộng rãi, để đi hô to trên mái nhà Chúng ta có thể nhận định rằng thuyết của Mc về các dụ ngôn là một thuyết khá giả tạo Nhưng để đánh giá đúng đắn, cần đo lường được mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang được hoàn cảnh cụ thể đặt ra cho tác giả và cho Hội Thánh thời ngài: đoàn dân đông đảo được Thiên Chúa tuyển chọn đã không tin vào Đức Giêsu và đã không chấp nhận sứ điệp của Người Bản văn Is 6,9-10 cho thấy là Thiên Chúa đã thấy trước (quan phòng) tình trạng sự việc như thế Rõ ràng công việc soạn thảo TM Mc mang dấu ấn của các hoàn cảnh và các vấn đề thời tác giả Ngài đã nghĩ tới việc rao giảng khi kể lại dụ ngôn trong đó Lời Chúa được hình dung như một hạt giống Ngài cũng đang cố gắng tìm một giải thích thần học cho thất bại của sứ vụ này, bằng thuyết về giáo huấn bằng dụ ngôn Chứng nhân của Lời Chúa không phải là người chỉ biết bằng lòng với việc lập lại máy móc Lời Chúa, nhưng là người biết tìm nơi Lời Chúa câu trả lời cho những nhu cầu của những con người thời mình 5.- Gợi ý suy niệm 1 Cả ba dụ ngôn (Người gieo giống, Hạt giống tự mọc lên, và Hạt cải) có điểm chung là không truyền đạt những giáo huấn đặc biệt, nhưng chỉ bàn về việc lấy lập trường trước lối hành động của Đức Giêsu Dường như thực tại thấy được (sự từ chối, sự vắng mặt của Thiên Chúa, những khởi đầu không sáng sủa mấy) thì mâu thuẫn với sứ điệp và uy thế Mêsia của Người Do đó, ba dụ ngôn đều mời gọi sống đức tin 126 2 Qua các dụ ngôn, chúng ta hiểu rằng Triều Đại Thiên Chúa không những đến chắc chắn, mà bây giờ trong hiện tại, ta đã có thể cảm nghiệm sức mạnh cứu độ của Triều Đại này Tuy nhiên, chỉ người nào biết nhìn các sự việc với con mắt đức tin mới nhận ra được sức mạnh này 3 Như tác giả Mc, thừa tác viên Lời Chúa cần phải tìm cho ra sứ điệp được gửi đến cho dân Thiên Chúa hôm nay từ bản văn Kinh Thánh Đó chính là sống và thi hành chức năng ngôn sứ, bởi vì ngôn sứ chính là người thay mặt Thiên Chúa mà truyền đạt cho dân Ngài biết thánh ý Ngài đối với dân trong hoàn cảnh hiện tại 4 Khi thấy rằng tình yêu, sự kính trọng đối với các quyền của con người và sự tự do, sự tha thứ, không đưa tới những kết quả mong muốn, có những Kitô hữu đã bị cám dỗ thúc bách Triều Đại Thiên Chúa đến cho nhanh bằng cách sử dụng những phương tiện Đức Giêsu đã cấm, như vũ lực, mưu mô, gian dối Đức Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Lời Tin Mừng 127 33 Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux Dụ ngôn hạt giống tự triển nở một mình (4, 26-29) Trình thuật này đơn sơ và rõ ràng: Đây là cách hành văn riêng của Maccô Maccô khởi đầu bằng câu: “Chúa Giêsu nói” mà chẳng cần lưu tâm đến việc Ngài nói cho ai Người ta có thể giả thuyết lần này không phải Chúa Giêsu nói cho nhóm thân hữu của Ngài như lần vừa rồi mà là nói với toàn đám đông đi theo Ngài Đoạn cuối chương nói về các dụ ngôn sẽ cho thấy được điều suy đoán này (4, 33) Trước hết, rõ ràng là hình ảnh dụ ngôn này là liên quan đến Nước Thiên Chúa (c 26a) nước Thiên Chúa được thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống, hạt này sinh thành cây rồi thành bông lúa (c 26b-28) Vậy thì thính giả phải chú ý đến điều gì ở đây? Rõ ràng là phải lưu ý đến quyền năng mầu nhiệm không gì chống lại được của Thiên Chúa Quyền năng này có thể làm phát sinh và tăng trưởng Vương Quốc Ngài mà chẳng cần loài người tham gia đóng góp gì vào đó cả Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giúp cử tọa Ngài nhờ đó thoát ra được các tình cảnh khó khăn Chắc chắn Maccô rất sung sướng khi đặt ra trước mắt các độc giả của ông sự đảm bảo là tổ chức sẽ dẫn đưa Vương Quốc Ngài đến chung cục tốt đẹp qua hành vi phù trợ liên tục, tuy âm thầm, nhưng hiệu quả Giáo Hội Rôma được Maccô soạn thảo cho cuốn Tin Mừng này, lúc bấy giờ đang sống trong những ngày thử thách, hình như Thiên Chúa vắng mặt ở chốn trần gian này Vì thế, thật an ủi biết bao khi biết Ngài vẫn đang hoạt động! Dụ ngôn hạt giống mọc lên một mình được hoàn tất ở câu kêu gọi mùa gặt (c 29) Dù loài người có hành động xấu tốt thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành theo đuổi ý định của Ngài đến cùng, đó là sẽ thu hoạch hạt gieo Thật hy vọng lớn biết bao cho những ai được trông thấy mùa gặt chín! 128 Dụ ngôn hạt cải (4,30-32) Chúa Giêsu vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ tượng hình để giảng dạy (c 30) Đây là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa Giống như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được rút ra từ đời sống thôn dã Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn Hạt cải bé xíu trở thành một cây lớn oai phong (c 31-32a) Làm sao có thể đo được khoảng cách hạt cải bé xíu và cái cây to lớn mà nó phát sinh ra? Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịc lý tương tự như thế đó Chớ vội thấy bước khởi đầu bé xíu mà lầm! Rồi nó sẽ gặt hái được thành công dị tiết khác thường đập mạnh vào trí tưởng tượng Ở đây cái khác thường đó là sự to lớn bất ngờ của cây cải (c 32b) hình ảnh thân cây hùng vĩ, có thể làm nơi trú ngụ Ngài cho vô số chim trời, là hình ảnh thuộc về Kinh Thánh Người ta găp thấy hình ảnh này nơi tiên tri Daniel (4,7-9), ở đây Nước Thiên Chúa đã được đảm bảo sẽ gặt hái thành công mang chiều kích vũ hoàn Trong ánh mắt của Maccô, dụ ngôn hạt cải chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời nhất về bí mật Đấng Mêsia Cho đến giờ này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị xét đoán là vô nghĩa và Vươn Quốc Thiên Chúa vận chỉ là một thực tế khiêm tốn Dầu vậy, các dân ngoại đang nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của Vương Quốc ấy, như các Kitô hữu ở Rôma đã kinh nghiệm được điều này Dù yếu đuối, Giáo Hội sơ khai vẫn ý thức được mình đang tham dự vào thành công của một công trình đã sẵn tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt đến toàn vũ truyện vào cuối giai đọan phát triển của nó Kết luận về bài diễn từ bằng dụ ngôn (4,33-34) Năm dụ ngôn Maccô sưu tập vừa rồi không phải là năm dụ ngôn duy nhất Chúa Giêsu dùng (c 33a) chắc chắn Ngài đã kể ra rất nhiều câu chuyện bằng hình ảnh thuộc loại này 129 Maccô nhắc rõ là lối giảng dạy này hoàn toàn thích hợp với đám cử tọa bình dân Hẳn là đám đông có khả năng nắm bắt được điều cốt lõi Tuy nhiên Maccô nhấn mạnh là Chúa Giêsu chỉ loan báo Tin Mừng cho họ bằng hình thức dụ ngôn trong mức độ họ có thể hiểu được (c 33b) Như thế Maccô lại trở về với điều mà ông cố gắng giải thích, liên quan đến thời đại ông (ở chương 4,11-12) đó là một số đông người Do Thái không đón nhận Tin Mừng Mặc dù mang mục đích làm cho quảng đại quần chúng hiểu được chủ ý, các dụ ngôn vẫn là những chuyện “khó hiểu” đối với phần lớn dân Chúa chọn Và Maccô đã kết luận “bài diễn từ” về chương bốn này trong tinh thần trung thành với quan niệm của ông về bí mật Đấng Mêsia Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói với đám đông, nhừng Ngài phải dẫn các môn đệ riêng ra để giải thích cho họ về các dụ ngôn ấy (c 34) Đối với Maccô, như người ta biết, mầu nhiệm về Chúa Giêsu (tức thân thế và sứ vụ Ngài) vẫn không thể đến được với “người người ngoài” (4,11) Để vào được mầu nhiệm này, cần phải tin và hơn nữa, cần phải bước theo Chúa Giêsu trên con đường (rất não nề!) dẫn đến cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài Chỉ các biến cố này mới có thể giúp chúng ta, nhờ đức tin, đạt đến được bản tính và sứ mệnh đích thực của Đấng Mêsia 130 34 Chú giải của Fiches Dominicales HAI DỤ NGÔN VỀ NƯỚC TRỜI VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI 1 Hạt giống tự mọc lên Tiếp theo trình thuật về ai là thân nhân thực của Đức Giêsu, Máccô đã long trọng đưa vào một chương mới, phải nói là quan trọng Lúc ấy Đức Giêsu đang ở ven Biển Hồ "Galilê" Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người Nên Người phải "xuống thuyền mà ngồi dưới biển để giảng dạy đám đông đang ở trên bờ" (4,1-2) Đây là lần đầu tiên Người giảng dạy "bằng dụ ngôn" (4,2) J Hervieux giải thích: "Dụ ngôn là một câu chuyện rút ra từ thiên nhiên hay trong đời sống thường nhật Nhờ hình thức rất đơn giản và tính cách lạ thường, dụ ngôn dễ làm cho người nghe chú ý và khiến họ phải suy nghĩ đến điều mà dụ ngôn có ý nhắm tới thông qua những hình ảnh" ("L'evangile de Marc", Centurion, trang 65) Bỏ qua các dụ ngôn người gieo giống (1-9, 13-20) dụ ngôn cái đèn (21-23) cái đấu (24-25), là những dụ ngôn ta đã suy niệm trong năm A- Matthêu, bài đọc năm B này chỉ giữ lại hai dụ ngôn cuối cùng: dụ ngôn hạt giống tự mọc lên và dụ ngôn hạt cải Mở đầu Tin Mừng Chúa nhật XI thường niên này là dụ ngôn Hạt giống tự mọc lên + Tiên vàn trình thuật vắn tắt gợi lại thời gieo vãi: chuyện nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người-vãi hạt giống xuống đất” + Rồi kết thúc cũng một cách vắn gọn, nói về "thời gặt lúa” "Lúc vừa chín, người ta đem liềm hái ra gặt" Kiểu nói sau này là mượn lời của ngôn sứ Joel 4,1 3 loan báo ngày phán xét của Chúa tương tự như mùa gặt: "Ta sẽ ngự tòa 131 phán xét muôn dân - Hãy đem liềm hái ra, vì đã đến mùa gặt rồi" + Khoảng giữa hai thời kỳ là việc nảy mầm và phát triển của hạt giống diễn ra trong âm thầm và chậm chạp, được tác giả Tin Mừng gợi ra bằng những giai đoạn lần lượt nối tiếp nhau: “cây lúa”, “ trổ đòng" rồi "bông lúa nặng trĩu hạt” Đối lại với sự hoạt động của hai thời kỳ gieo và gặt, là tính vô lo rõ ràng của người gieo trong giai đoạn trung gian này Thật vậy bác nhà nông của chúng ta đã trở lại nhịp sống thường ngày Bác lo toan những công việc khác mà chẳng phải bận tâm đến đồng ruộng nữa Vậy mà đang lúc ấy, "đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức”, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, "bằng cách nào” thì người ấy không biết Một dụ ngôn trả lời cho tâm trạng thiếu kiên nhẫn hoặc thất vọng của đám thính giả vốn dựa vào lời giáo huấn của Gioan Tẩy Giả nên đang trông đợi ngày Chúa phán xét và trừng trị những quân gian ác, cùng với sự xuất hiện của Nước Chúa Về phần Đức Giêsu, Người muốn cho họ hiểu rằng Người sẽ thi hành quyền xét xử đó vào ngày tận thế, tức là vào thời kỳ gặt lúa Còn sứ vụ hiện nay của Người là thời gian để hạt giống nẩy mầm và lớn lên; đó là thời trung gian cần thiết để Lời được gieo vãi vào lòng đất, hoạt động không ngừng trong lòng mọi người hầu chuẩn bị cho Ngày Thu Hoạch Khi lấy lại những lời này của Đức Giêsu để gởi đến cho các độc giả của mình, Máccô muốn đoan chắc với họ rằng dù họ đang phải sống những giờ phút gian nan thử thách thế mà Thiên Chúa lại có vẻ như vắng bóng, nhưng kỳ thực Người vẫn đang lèo lái công trình của Người bằng một hoạt động là lặng lẽ và âm thầm, nhưng miệt mài và có kết quả 2 Hạt nhỏ nhất lại trở thành cây lớn 132 Dụ ngôn thứ năm và cũng là dụ ngôn cuối cùng của chương 4 Tin Mừng Máccô, cho thấy vẻ tương phản rõ rệt giữa một bên là sự nhỏ bé, vô nghĩa lúc ban đầu, và bên kia là kết quả cuối cùng lại phong phú không ngờ, thật chẳ người tương xứng chút nào! "Hạt cải là loại hạt nhỏ nhặt trên mặt đất Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ" Ngỏ lời với đám thính giả đang đánh giá sứ vụ của mình theo những tiêu chuẩn phàm trần, và với những ai đang thất vọng khi thấy vẻ khiêm tốn lúc ban đầu của mình, Đức Giêsu báo trước cho họ biết rằng, dù thế nào, họ cũng vẫn là những người được chứng kiến công cuộc khai trương Nước Thiên Chúa Nơi bản thân Đức Giêsu, dù bằng cách kín đáo thế nào chăng nữa, thì Nước Thiên Chúa cũng đã xuất hiện rồi Một ngày nào đó, nhân loại sẽ phải ngỡ ngàng chứng kiến sức mạnh vô địch và vẻ phong phú lạ lùng của Nước ấy Cái gì mắt người được nhìn thấy hiện nay không cho ai đoán trước được nó sẽ như thế nào ở giai đoạn chót của mức phát triển Tường thuật lại cho các độc giả của mình những lời này của Đức Giêsu, Máccô muốn trấn an họ rằng hoạt động của Đức Giêsu khi còn tại thế dù khiêm tốn, nhỏ bé, và cộng đoàn các môn đệ của Người là Giáo Hội, dù có yếu đuối thế nào, thì tất cả đều đang tham gia vào thành tựu vẻ vang của một công trình tràn đầy sức sống mà khi tới giai đoạn chót của mức phát triển, phải đạt được chiều kịch toàn cầu (J Hervieux) BÀI ĐỌC THÊM 1 “Chính Thiên Chúa mới là tác giả của Nước Trời” Đức Giêsu kể tiếp một dụ ngôn khác liên kết với dụ ngôn nói về sự phát triển từ những cái nhỏ bé Dụ ngôn này đem lại rất nhiều sức nâng đỡ, ủi an, nếu ta biết sống đúng chân lý của dụ ngôn ấy Thật vậy, nhiều khi vì lòng nhiệt thành mà ta 133 lại phải chuốc lấy lo âu phiền muộn Khi ta mệt mỏi phần nào vì trông cho Nước Chúa trị đến, nên có lẽ vì sự mệt mỏi đó, mà ta đòi hỏi phải có ngay và thấy được sự thành tựu Đó cũng là điều tự nhiên thời Thế nhưng thái độ đó thật nguy hiểm Vì rốt cuộc nó sẽ làm cho ta ngờ rằng chính ta là những tác giả, là những người thợ kiến tạo Nước Trời Mà thực ra chỉ mình Thiên Chúa và chính Thiên Chúa mới là tác giả của Nước ấy Về phần ta, chỉ phải coi mình là những dụng cự bé mọn mà tay Chúa dùng Hãy nhìn hạt giống đã gieo vãi xuống đất Đêm hay ngày, người gieo có ngủ hay thức, lo âu hay thanh thản, thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên Không ai có thể thúc bách cho hạt giống mọc vội, mọc nhanh Bởi lẽ chính Chúa mới là Kẻ Kiến Tạo Nước Trời Trong những thời kỳ khủng hoảng chúng ta đang trải qua trong Giáo Hội, thiết tưởng ta nên coi trọng dụ ngôn này Những xao xuyến, bồn chồn, cuồng nhiệt của ta sẽ chẳng thêm gì hơn cho Nước Chúa Nước Chúa chỉ cần ta góp phần vào một việc là người gieo hãy làm công việc của mình cách trung thực Đành rằng công việc gieo vãi này, ta phải chu toàn Nhưng hãy ở đúng vị trí của mình, chứ đừng bao giờ lấn sang chỗ không phải là của ta Hạt giống mọc lên không tùy thuộc ở ta mà hoàn toàn tùy thuộc ở Chúa Nếu tình hình hiện nay của Giáo Hội cho phép ta hiểu biết khá hơn chân lý này, thiết tưởng cũng là điều hữu ích vậy 2 “Chỉ trong vài dòng mà đã nói lên tất cả hành trình cuộc đời của Đức Giêsu và tất cả bước đường phiêu lưu của Nước Trời Quả thực, chuyện Nước Thiên Chúa cũng giống như chuyện của hạt giống vậy Được gieo vãi vào lòng đất, hạt giống sẽ nẩy mầm, mọc lên và phát triển, không cần đến bày tay can thiệp của người gieo, không cần biết hạt giống mọc lên như thế nào Nước ấy sẽ tỏ hiện vào mùa gặt, nghĩa là vào 134 ngày “chung thẩm" Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, liềm hái và mùa gặt gợi ra hình ảnh ngày tận thế"? Từ khi gieo vãi cho đến mùa gặt là thời gian đất hoạt động âm thầm: mầu nhiệm sự chết và sự sống Khi kể dụ ngôn này, Đức Giêsu có vẻ đặc biệt nhấn mạnh đến giai đoạn phát triển của phạt giống Trọn hành trình cuộc đời của Đức Giêsu được nói lên ở đây, vắn gọn trong một vài dòng - Và đó cũng là tất cả bước đường phiêu lưu của Nước Trời Lời Chúa đã mang mầm mống nhân loại: "và Ngôi Lời đã trở nên người phàm” Giờ đây Người động ở trong cánh đồng nhân loại để gieo vãi Rồi sẽ tới ngày là mùa gặt Hiện giờ là phải sống tin tưởng và hy vọng vì là lúc hạt giống đang nẩy mầm và lớn lên Dụ ngôn thứ hai, dụ ngôn hạt cải nhấn mạnh đến tính cách nhỏ bé của hạt và tầm vóc lớn lao của cây Thật lạ lùng! Hãy nhìn coi, vật nhỏ bé nhất của trần gian, mà phát triển như vậy đón Nước trời ở khắp mọi nơi Ở đâu người ta đón nhận Lời Chúa, ở đó lời chúa trở nên hữu hình Hạt giống của Lời nẩy mầm và lớn lên trong âm thầm của những cõi lòng, trong huyền nhiệm của những cuộc đời vậy 135 35 Hạt cải, men bánh - Lm Giuse Hoàng Kim Toan Hạt cải, men bánh là biểu trưng con số nhỏ, hoặc hình ảnh con số còn lại Con số nhỏ bé nhưng quan trọng, bằng cách thuật chuyện, dụ ngôn diễn tả: như hạt cải gieo vào đất vườn, hạt ấy nhỏ bé, nảy mầm, thành cây, lớn lên, đến nỗi chim trời có thể đến làm tổ Tiến trình lớn lên trong một hạt nhỏ bé, một mầu nhiệm của sự sống diễn ra trong từng ngày Nhỏ bé mang tầm vóc vũ trụ, những người theo Đạo giáo [Tôn giáo cổ phát sinh từ tín ngưỡng dân gian thờ các vị thần tiên bất tử, nên còn gọi là Đạo Tiên Hình thành trở thành tôn giáo chính thức vào thời Đông Hán (thếkỷ I - II sau Công Nguyên), tôn Lão Tử làm thuỷ tổ, nên còn gọi là Đạo Lão, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh điển Sau này có nhiều nhánh phát triển: Thần tiên, luyện đan, phong thuỷ, bói toán.], xem hạt cải là hạt mang dấu chỉ trường sinh bất tử, vì hạt này rất nhiều trong một quả Hạt bất tử nằm nhỏ bé trong đời sống con người như hạt ước mơ trường sinh mà con người hằng đi tìm kiếm Hạt bé nhỏ này Đức Giêsu gọi là Nước Trời Nước Trời có trong tâm hồn của mỗi con người mang tính nhỏ bé, có thể sánh ví như hạt giống được người đi gieo hạt, gieo vào cuộc sống, hạt có thể bị chim trời ăn mất, hạt có thể chịu bụi gai chèn ép, hạt có thể chịu rơi vào sỏi đá và hạt có thể trổ sinh những hạt khác Nước Trời khi sánh ví như hạt nhỏ bé được gieo vào lòng người, Đức Giêsu muốn liên hệ với trách nhiệm bản thân của mỗi người Với sự nhỏ bé của hạt, gợi ý hình ảnh số còn sót lại thờ phượng Thiên Chúa, con số nhỏ của các môn đệ tiên khởi, con số nhỏ của những người sống theo Đức Kitô giữa lòng thế giới, con số nhỏ bé liên hệ tới men Như một ít men ở giữa khối bột, men làm dậy cả khối bột Lên men là một quá trình biến đổi, tiệm tiến từ hạt - chết đi 136 thành cây - sinh hoa - kết trái Men là nguyên nhân tác động tiến trình biến đổi Như vậy khi nói men Tin Mừng, Đức Giêsu muốn nói tới chất xúc tác hướng dẫn sự biến đổi tiềm tàng bên trong Quá trình lên men còn được nói là quá trình của sự thăng hoá, con người không chỉ bám víu vào trái đất, mỗi ngày sống cần thăng hoá hơn về tinh thần và đạt cao hơn về cõi trời Giải nghĩa dụ ngôn hạt cải và men này soi sáng nhiều dụ ngôn khác Nếu nói theo Dịch học, men là nguyên nhân làm cho mọi vật chuyển động, chuyển động làm phát sinh, sinh hoài và sinh mãi Yếu tố của men rất quan trọng, sự sinh hoá tuỳ thuộc vào men tốt xấu Men xấu làm hư khối bột, làm thành hôi thối Sự phân rã là một trong những bước tiến trình để biến đổi, chết là sự phân rã, sự phân rã làm nên hai cách tái sinh, men xấu làm phân rã dẫn đến tiêu huỷ đờiđời và men tốt dẫn đến sự phân rã tái sinh, làm nên cái mới Nước Trời khi sánh ví như hạt cải và như men, có ý nghĩa làm cho men Tin Mừng thấm nhuần vào các nền văn hoá Tin Mừng ấy chính là Đức Giêsu, Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã mang lấy xác phàm nhân để cứu độ con người phàm nhân về với Thiên Chúa Như hạt cải bé nhỏ, Thiên Chúa ưa thích đi lối nhỏ giữa cuộc đời, Con Thiên Chúa không sinh hạ trong hoàn cảnh của một gia đình quyền thế giàu sang, nhưng chọn một gia đình nghèo khó, sinh ra giữa những người nghèo Lối nhỏ, con đường nhỏ, những phận nhỏ là những nẻo đường Thiên Chúa đã dùng trong lịch sử Để chọn một người làm tổ phụ dân tộc, Thiên Chúa chọn cụ già Abraham, đã gần đất xa trời mà chưa có đứa con nối dõi Để đánh bại Goliat, Thiên Chúa dùng cậu bé Đavit, để chọn những người rao giảng sám hối Chúa đã chọn các bác nhà quê như Amốt, như Giêrêmia Để chọn một bà mẹ làm mẹ Con Thiên Chúa làm 137 người, Người đã chọn một thiếu nữ làng quê Để chọn nơi cư trú cho Giêsu, Người đã chọn làng nghèo Nazareth, để chọn các tông đồ, Đức Giêsu đã chọn các bác làng chài, các bác nhà nông và người thu thuế và ngay cả Giuđa Iscariôt Để chọn Đá Tảng xây dựng Hội Thánh, ngài đã chọn con người ba lần phản bội, Phêrô Trong cách lựa chọn ấy, Chúa muốn chọn đi lối nhỏ, từ những gì xem ra hèn kém nhất, Thiên Chúa dùng để chinh phục những đỉnh cao Từ đổ vỡ của thân phận, Chúa dùng kinh nghiệm bản thân ấy làm chứng tá Có Giuđa bội phản kết liễu đời mình vì đã không tin vào lối nhỏ của Chúa dùng Sự cứng lòng dẫn tới cái chết tự huỷ hoại Nếu bạn tin, niềm tin ấy nhỏ bé như hạt cải, nhưng hạt cải ngày kia sẽ mọc thành cây lớn và chim trời có thể đến cư trú Nếu bạn tin, niềm tin ấy như nắm men, người đàn bà goá nọ đem trộn vào đấu bột, một ngày kia đấu bột dậy men Lối nhỏ, phận nhỏ xem ra mong manh nhưng chẳng mong manh chút nào, bởi vì nơi ấy Thiên Chúa bày tỏ quyền năng Tất cả chất liệu nỏ bé cuộc đời của bạn đều có thểtrở thành men thành hạt cải có giá trị nảy mầm hiến tế vô song để thánh hoá trần gian Lối đi nhỏ, con đường nhỏ và phận nhỏ đã hình thành con đường thơ ấu thiêng liêng của chị Têrêsa Hài Đồng Giêsu, một bí quyết đơn giản để nên thánh và thánh hoá các thực tại bằng cách cho chúng một giá trị bền vững Cách thức ấy là dù bất cứ làm việc gì cũng đều dâng lên Chúa như lễ vật, để từ lễ vật Thiên Chúa hiến thánh Một chiếc chìa khoá bé nhỏ so với một cánh cửa khổng lồ, thế nhưng chiếc chìa khoá sẽ mở được cánh cửa, nếu bạn tin điều bé nhỏ sẽ mở được điều lớn lao; từ hạt nhỏ trở thành cây lớn 138 ... (Suy niệm Lm Antôn Nguyễn Văn Độ) Bước vào Chúa nhật XI thường niên B, trung tuần tháng Sáu, tháng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu Lời Chúa mời gọi sống tin tưởng hy vọng vào Chúa Thiên Chúa. .. chối Ngài, Ngài chối ta” (2Tm 2, 11- 12) Lạy Chúa Giêsu, chúng yêu mến Chúa, chúng đặt tin cậy hy vọng nơi Chúa Amen 26 10 Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với đây? (Suy niệm Nguyễn ngọc Thế SJ) * Vài... Chúa Kitơ muốn thân nghiền tán để sức quyền Thiên Chúa thể gia Chúa vua, nguyên lý quyền hành Nước Trời, tất vinh quang nước nơi Chúa Lời Chúa Giêsu : “Chúng ta lấy mà hình dung nước Thiên Chúa?

Ngày đăng: 02/03/2022, 22:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w