Dòng họ duy nhất có nghề làm giấy sắc phongCách đây 300 năm, dòng họ Lại ở Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội được chúa Trịnh Tráng giao cho đặc ân làm giấy sắc.. Ngày nay, dòng họ làm giấy sắ
Trang 1Dòng họ duy nhất có nghề làm giấy sắc phong
Cách đây 300 năm, dòng họ Lại ở Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội được chúa Trịnh Tráng giao cho đặc ân làm giấy sắc Nguyên liệu là cây dó Lâm Thao, qua nhiều công đoạn chế biến cầu kỳ trở thành loại giấy đẹp có sức bền hàng trăm năm Ngày nay, dòng họ làm giấy sắc vinh quang một thời chỉ còn lại hai nghệ nhân là cụ Lại Thị Phượng và cụ Lại Thế Bàn đều ở tuổi xưa nay hiếm
Từ thế kỷ XI giấy Lĩnh Nam đã được ca ngợi là một sản phẩm quý không kém gì giấy của Trung Quốc Vua Lý đã dùng làm quà tặng cho sứ giả nhà Tống
Kể từ đó nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử tám, chín trăm năm, nhưng nghề làm giấy sắc cho nhà vua phong công, phong thần thì mới có khoảng 300 năm nay Sản phẩm quý hiếm ấy chỉ có dòng họ Lại ở Nghĩa Đô được làm và nhà vua cũng chỉ nhập qua nhà thầu của chính họ Lại ở Nghĩa Đô làm ra mà thôi
Họ Lại làm giấy sắc vua
Nghĩa Đô thêm nghĩa nghìn xưa mặn mà
Loại giấy này là một sản phẩm công nghệ thủ công rất quí vì nó đẹp Hai mặt đạo sắc, một mặt vẽ rồng có hình con triện, một mặt vẽ tứ linh để yểm mặt sau Nó đẹp nhờ những nét vẽ khi mềm mại theo những đường uốn lượn uốn khúc của những khúc rồng, khi bay bổng theo những vân mây, lúc hóa chim, lúc hóa rồng của những nghệ nhân tài hoa Giấy đã đẹp lại quý Quý vì trên mỗi nét vẽ hoa văn lại có vàng mười tô điểm lên lóng lánh Theo người sản xuất thì đó là vàng thực phủ lên nét vẽ như người ta phủ vàng quỳ vậy Chưa hết, đây còn là lộc vua, lộc nước nhuần thấm trong mỗi đạo sắc là sự kết tinh bền vững, trường tồn của bàn tay lao động người thợ thủ công trong mỗi sợi tơ tạo nên tờ giấy
Giấy sắc có sức chịu đựng lâu dài có thể hai ba trăm năm nếu được bảo quản tốt Sở dĩ vậy vì tờ giấy đanh mà lại mềm mại như lụa, không hút ẩm, không giòn, không manh mún, dai
Có được những tiêu chuẩn chất lượng như thế vì kỹ thuật làm loại giấy này cầu kỳ lắm Vật liệu để làm cũng là cây dó, nhưng phải là dó Thao (dó trồng ở vùng đất Lâm Thao), các công đoạn kỹ thuật làm cơ bản giống như làm các loại giấy dó khác, song kỹ hơn và
có thêm một số các công đoạn kỹ thuật mà các loại giấy khác không có
Cũng như làm giấy dó bình thường, trước hết người ta đem vỏ cây dó ngâm trong nước lạnh, rồi trong nước vôi, sau đó đưa vào vạc nấu chín bằng hơi, đưa ra tách bóc thành phần ruột, phần vỏ, lấy phần ruột trắng ngâm kỹ trong bể thối rồi đem rửa, đem chọn kỹ hết đầu mặt, hết vẩy đen, đem ngâm rồi giã, đãi, kết hợp với phèn chua và gỗ mò đánh tan đều trong một cái bể lớn gọi là kéo tầu Tiếp theo là công đoạn xeo Khi xeo giấy sắc thì phải xeo ba người phối hợp mới thành một tờ giấy Lúc bóc uốn phải bóc liền ba tờ hoặc năm tờ tùy theo độ dầy mỏng của từng loại giấy nhằm bảo đảm độ dai cho giấy
Trang 2Ngoài ra trong công đoạn giã bìa khi làm giấy sắc người ta giã bìa bằng tay chứ không giã bằng chày dận chân ba hoặc bốn người giã Chày giã bằng tay cao hơn đầu người, mặt chày phải phẳng không để lồi mặt gương để lực xuống phân đều không làm cho các sợi tơ
đó gãy vụn ra Có vậy mới đảm bảo được độ dai của tờ giấy Ngoài các công đoạn như làm giấy dó, giấy sắc phải thêm các công đoạn kỹ thuật sau:
- Trước hết giấy muốn đanh, bóng thì phải nghè Nghè là một hình thức dùng lực nện nén đều tờ giấy cho đanh lại Khi nghè giấy người ta đặt tờ giấy trên mặt đá đanh phẳng, một người dùng chày giã đều tay, một người kéo tờ giấy cho lực phân đều nhiều lượt, khi nào nghe tiếng chày giã trên tờ giấy đanh và chắc tay là được
- Khâu thứ hai sau nghè là phết keo cho lờ giấy tăng thêm độ dai, giảm độ hút ẩm, tránh mối mọt Keo phết chế biến từ da trâu Sau khi phết keo người ta nhuộm giấy bằng cách phết phủ lên tờ giấy mấy nước hoàng liên tạo cho tờ giấy có mầu vàng tươi rồi vẽ rồng trên một mặt có in hình con triện, mặt kia vẽ hình vật linh để yểm sau tờ giấy Khâu sau cùng vẽ phủ một lớp vàng quỳ óng ánh lên trên, tăng vẻ đẹp và mầu sắc lung linh huyền
ảo cho tờ giấy
Giấy có nhiều khổ to nhỏ khác nhau, rộng nhất là khổ giấy 2m x 0,75, nhỏ nhất là 1m30 x 0,52 Rồng vẽ cũng tùy theo thứ cấp phong công, phong thần mà vẽ hai hoặc ba bốn rồng
Theo con cháu hậu duệ họ Lại ở Nghĩa Đô, thì nghề làm giấy sắc là do chúa Trịnh Tráng, đặc ân giao cho cụ Lại Thế Giáp, nguyên là con rể Trịnh Tráng đặc quyền làm Số lượng làm nhiều ít theo nhu cầu của triều đình
Để điều hành công việc, nhà chúa đã giao cho cụ Lại Thế Vinh tước "Đô Thịnh Hầu" trực tiếp đảm nhiệm Năm làm nhiều nhất là năm Khải Định tổ chức "Tứ tuần đại khánh" (mừng thọ 40 tuổi) Lúc đó họ Lại phải làm hàng vạn tờ sắc để kịp cho nhà vua ban khen quần thần Năm đó họ Lại phải tập trung cả họ để làm và cũng là năm đỉnh cao của nghề làm giấy sắc ở Nghĩa Đô Những nghệ nhân tài hoa làm nghề này, xưa có cụ Lại Thế Vị,
cụ Sửu Tơ, con nuôi cụ Xã Vị ở Yên Thái, cụ Xã Đôi, cụ Chương Sứ, cụ Lại Thị Phương,
cụ Lại Phú Bàn Nay cụ Lại Thị Phương thợ xeo giấy giỏi đã ngoài 90 tuổi Cụ Lại Thế Bàn nghệ sĩ vẽ đã ngoài 70 tuổi
Nghề làm giấy sắc giấy lệnh đã có một thời vinh quang, nay không còn Nhưng việc phục chế các đạo sắc, in các tài liệu quý cần lưu giữ lâu dài vẫn là những nhu cầu cấp bức mặc
dù không nhiều Do vậy việc khôi phục lại nghề làm giấy này trong một phạm vi nhỏ để duy trì một nghề đã có lâu đời và phục vụ cho một số nhu cầu trước mắt vẫn là sự cần thiết
Vũ Văn Luân, Tạp chí Xưa & Nay.