1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam” ppt

41 804 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 354,5 KB

Nội dung

M C L CỤC LỤC ỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU...2 Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản x...3 Phần 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu...16 tại công ty dệ

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt

Hà Nam”

Trang 2

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản x 3

Phần 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu 16

tại công ty dệt hà nam 16

Phần 3: Một số ý kiến về kế toán nguyên vật liệu của công ty Dệt Hà Nam 35

Kết luận 40

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia SXKD thì mục tiêu hàng đầu cũng là tối đa hoá lợi nhuận Bởi lợi nhuận tăng cao không chỉ nâng cao mức sống người lao động mà còn làm cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thị trường Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Chi phí về NVL là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh Nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Vì vậy, tổ chức công tác kế toán NVL tốt sẽ góp phần đảm bảo cho công tác quản lý, sử dụng NVL có hiệu quả cũng sẽ tránh được tình trạng thua lỗ cho doanh nghiệp

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa không nhỏ của NVL trong doanh nghiệp sản xuất cùng với những kiến thức em đã được học ở trường, những thông tin thực tế thu thập được trong thời gian thực tập và sự hướng dẫn của GS.TS Lương Trọng Yêm, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình

Nội dung chính bài luận văn của em gồm 3 phần:

Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản

xuất

Trang 3

Phần 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam Phần 3: Một số ý kiến về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản x

I Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

1 Khái niệm nguyên vật liệu (NVL)

NVL là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trìnhsản xuất, là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, là tài sản lưu động dựtrữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thểcủa sản phẩm

2 Đặc điểm của nguyên vật liệu.

NVL là đối tượng đã được thay đổi do lao động có ích của con người tácđộng vào nó Trong các doanh nghiệp sản xuất thì NVL là tài sản dự trữ của sảnxuất thuộc tài sản lưu động NVL có những đặc điểm sau:

- Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia duy nhất vào một chu kỳsản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, duới tác động của laođộng, chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo rahình thái vật chất của sản phẩm

- NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giáthành của sản phẩm Trong quá trình sản xuất, giá trị của NVL chuyển dịch mộtlần vào toàn bộ giá trị sản phẩm mới tạo ra

Tất cả những đặc điểm trên đã tạo ra cho NVL đặc trưng riêng đòi hỏi cácdoanh nghiệp cần quản lý, sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hiệu quả để có thể

Trang 4

giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Do vậy, trong quá trình hoạt động cácdoanh nghiệp cần đặt ra yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý NVL.

3 Nhiệm vụ của kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất.

- Để cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cho công tác tổ chứcquản lý doanh nghiêp, kế toán NVL cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời tình hình biếnđộng của NVL (tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập – xuất –tồn…), tính giá thực tế NVL xuất kho và xuất dùng trong quá trình SXKD

- Áp dụng đúng đắn, nhất quán trong các phương pháp hạch toán chi tiết,hạch toán tổng hợp NVL để phản ánh tình hình biến động từng loại NVL Cầnthực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu như: Lập chứng từ, luân chuyểnchứng từ, mở các sổ (thẻ) chi tiết Thường xuyên đôí chiếu số liệu trên sổ sách kếtoán NVL với thẻ kho và với số liệu tồn thực tế

- Định kỳ kế toán tham gia, hướng dẫn các đơn vị kiểm kê, đánh giá theođúng chế độ do nhà nước quy định: Lập báo cáo về tình hình sử dụng NVL trongkỳ…

- Phân tích tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ, sử dụng NVL trong doanhnghiệp Từ đó phát huy những mặt đã làm tốt và khắc phục những mặt còn tồntại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

II Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

1 Phân loại nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp, NVL bao gồm nhiều chủng loại khác nhau vớinội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý, hoá khácnhau Do đó, để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từngchủng loại NVL phục vụ cho yêu cầu quản lý, doanh nghiệp cần tiến hành phânloại NVL theo những tiêu thức phù hợp

1.1 Phân loại nguyên vật liệu theo vai trò và nội dung kinh tế

Đây là cách thông dụng nhất trong thực tế hạch toán NVL ở các doanhnghiệp Theo đặc trưng này NVL trong sản xuất gồm:

Trang 5

- NVL chính: Các loại NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, là

những loại NVL tham gia cấu thành chính nên sản phẩm

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu không tham gia cấu thành chính nên

sản phẩm nhưng có thể là thay đổi màu sắc, hình dạng tạo nên sự hấp dẫn hơncho s¶n phÈm

- Nhiên liệu: Thường ở thể lỏng (như xăng, dầu…) và thể khí (như hơi đốt,

oxy…), là một loại vật liệu phụ được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường

- Phụ tùng thay thế: Là những loại phụ tùng dùng để thay thế cho tài sản

cố định khi tài sản cố định bị hỏng hóc sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớnđịnh kỳ

- Vật liệu xây dựng cơ bản: Là những vật liệu phục vụ cho hoạt động đầu

tư xây dựng cơ bản

- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên,

các loại vật liệu này do quá trình sản xuất mà ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lýtài sản cố định…

1.2 Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng của nguyên vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý doanhnghiệp…

1.3 Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn nhập

- Nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài

- Nguyên vật liệu nhập kho do tự chế tạo

- Nguyên vật liệu nhập kho do thuê gia công

- Nguyên vật liệu nhập kho do nhận góp vốn bằng NVL

- Nguyên vật liệu được biếu tặng

2 Đánh giá nguyên vật liệu

Trang 6

Đánh giá NVL là việc xác định giá trị của NVL ở những thời điểm nhất định

và theo những nguyên tắc nhất định

2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc (Theo chuẩn mực 02- Hàngtồn kho) Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của NVL, là toàn bộ chi phí

mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện vật.Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng trường hợp giá trị thuần cóthể thực hiện được thấp hơn thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện Giá trịthuần có thể thực hiện được là giá trị bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sảnxuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ướctính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Nội dung giá gốc của nguyên vật liệu được xác định theo từng nguồn nhập

2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế

2.2.1 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Là xác định giá trị thực tế của

NVL theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định

* Trường hợp NVL nhập kho do mua ngoài

Trị giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài = Giá mua ghi trên hoá đơn – Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí thu mua.

 Chiết khấu thương mại: Là những khoản giảm trừ cho người mua khi muavới số lượng lớn

 Giảm giá hàng mua: Là khoản mà người bán giảm giá cho người mua khisản phẩm hàng hoá bị kém chất lượng, bị sai quy cách phẩm cấp hoặc bịlạc hậu thị hiếu

 Các khoản thuế không được hoàn lại gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế trước bạ

 Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ, phân loại, đóng gãi,bảo quản, chi phí thu mua của bộ phận thu mua độc lập

* Trường hợp nhập kho NVL do tự gia công chế biến

Trang 7

* Trường hợp nhâp kho NVL thuê ngoài gia công chế biến.

*Trường hợp nhập kho do nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc đượcbiếu tặng, cấp phát thì trị giá thực tế của NVL nhập kho chính là giá trị hợp lýcủa NVL do hội đồng liên doanh, liên kết hoặc hội đồng giao nhận đánh giá

2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho

Theo chuẩn mực hàng tồn kho có các phương pháp tính giá nguyên vật liệuxuất kho sau:

- Phương pháp tính giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất khoNVL thì căn cứ vào số lượng NVL xuất kho

* ưu điểm: Xác định được chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất làm cho chi

phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại

* Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng, nhập – xuất

thường xuyên thì sẽ khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết NVL cũng rấtphức tạp

- Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của NVL xuất khođược tính căn cứ vào số lượng NVL xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền,theo công thức:

Trị giá thực tế của NVL xuất

đi gia công

+

Chi phí thuê ngoài gia công chế biến

+

Chi phí vận chuyển đến nơi gia công và từ nơi gia công về nơi sản xuất

Trang 8

Trong đó doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp tính đơn giábình quân:

+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

+ Phương pháp tính giá bình quân cuối kỳ trước:

+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Ưu điểm: phương pháp này đơn giản, giảm nhẹ khối lượng tính toán, cung cấp

kịp thời về tình hình biến động NVL trong kỳ

Nhựơc điểm: Độ chính xác của việc tính gi á phụ thuộc vào tình hình biến động

của cả NVL

- Phuơng pháp nhập trước xuất trước: theo phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối cùng dược tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng

Ưu điểm: Công việc tính giá được tiến hành dều đặn trong kỳ, việc tính giá xuất kho là tương đối hợp lý

Nhược điểm: Phương pháp này làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp

Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ trước

Số lượng thực tế NVL tồn cuối kỳ trước

Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ

+

Số lượng NVL

Số lượng NVL nhập trong kỳ

Đơn giá bình

quân sau mỗi lần

nhập

=

Trị giá thực tế NVL sau mỗi lần nhập

Số lượng NVL sau mỗi lần nhập

Trang 9

- Phương pháp nhập sau xuất trước: theo pp này hàng nào nhập sau thì xuất trước,lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá HTK cuối kỳ được tính theo dơn giá của những lần đầu tiên và lần nhập sau cùng, sau lần xuất cuối cùng

2.3 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán

Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc giá ổn định nào đó, đến cuối kỳ kế toántiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán về giá thực tế thông qua hệ số giá (H) Việcđiều chỉnh giá hạch toán như sau:

- Xác định hệ số giữa giá hạch toán và giá thực tế của nguyên vật liệu:

- Sau đó tính giá thực tế xuất kho căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ sốgiá (H):

III Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu

1.1 Chứng từ kế toán sử dụng:

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán NVL bao gồm:

- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 03- VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 05-VT)

Hệ số giá

Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ

Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ

+

Trị giá hạch toán

Trị giá hạch toán NVL nhập trong kỳ

Trang 10

- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT)

- Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ (Mẫu số 07-VT)

1.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng

Tuỳ thuộc vào kế toán chi tiế nguyên vật liệu chi tiết áp dụng trong doanhnghiệp mà kế toán nguyên vật liệu sử dụng các sổ (thẻ) kế toán nguyên vật liệuchi tiết khác nhau như:

- Sổ (thẻ) kho

- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL

- Sổ đối chiếu luân chuyển

- Sổ số dư

Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên còn có thể mở các bảng kê nhập, bảng

kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập – xuất - tồn kho NVL phục vụ cho việc ghi

sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời

1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Có 3 phương pháp kế

toán chi tiết nguyên vật liệu:

- Phương pháp thẻ song song

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Phương pháp số dư

Mỗi phương pháp có cách hạch toán chi tiết riêng, phù hợp với yêu cầu vàtrình độ đội ngũ cán bộ kế toán trong doanh nghiệp Vì vậy, tuỳ thuộc vào đặcđiểm của mình mà các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp

1.3.1 Phương pháp thẻ song song

- Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song: (Phụ lục 01)

- Nội dung:

+Tại kho: Hàng ngày thủ kho ghi theo số lượng tình hình nhập – xuất - tồnkho vào thẻ kho Khi nhận các chứng từ nhập xuất NVL, thủ kho phải kiểm tratính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi sổ thực nhập, thực xuất vào

Trang 11

chứng từ và thẻ kho Cuối ngày, thủ kho tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho.Định kỳ, thủ kho gửi lên hoặc kế toán xuống kho nhận các chứng từ nhập - xuất

đã được phân loại theo từng vật liệu cho phòng kế toán

+ Tại phòng kế toán: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho

do thủ kho gửi lên, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết NVL (kế toán theo dõi cả về sốlượng và giá trị) Cuối kỳ kế toán đối chiếu số lượng với thủ kho, giữa thẻ khovới sổ kế toán chi tiết NVL Nếu số liệu không đúng thì kế toán căn cứ vào các sổchi tiết NVL để lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL

* ưu điểm: Phương pháp ghi chép giản đơn, quan hệ kiểm tra đối chiếu chặt

chẽ

* Nhược điểm: Còn ghi chép trùng lặp về mặt số lượng hàng ngày giữa thủ

kho và kế toán

* Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồn kho

không nhiều, khối lượng nghiệp vụ nhập - xuất không quá lớn

1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

- Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

* ưu điểm: Giảm nhẹ được ghi chép trùng lặp hàng ngày giữa kế toán và thủ

kho

* Nhược điểm: Vẫn còn ghi chép trùng lặp về mặt số lượng giữa thủ kho và kế

toán vào cuối tháng

Trang 12

* Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồn kho

không quá nhiều, khối lượng hàng tồn – nhập – xuất không quá lớn

+ Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn căn cứ vào phiếu nhậpkho và phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất.Cuối tháng căn cứ vào bảng luỹ kế nhập, bảng luỹ kế xuất kế toán lập bảng tổnghợp nhập – xuất- tồn Đồng thời căn cứ vào sổ số dư do thủ kho gửi lên về sốlượng tồn từng loại hàng tồn kho và căn cứ vào hoá đơn thanh toán của từng loạihàng tồn kho và ghi chép vào sổ số dư cột giá trị tồn kho Sau đó kế toán đốichiếu số liệu giữa sổ số dư với bảng tổng hợp nhâp – xuất – tồn

* ưu điểm: Giảm nhẹ được khối lượng ghi chép trên các sổ kế toán, không còn

ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán

* Nhược điểm: Phương pháp ghi chép phức tạp đòi hỏi trình độ, năng lực kếtoán ở mức cao hơn và phải sử dụng phương pháp giá hạch toán để hạch toán chitiết hàng tồn kho

* Điều kiện áp dụng: Chỉ trong những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồnkho nhiều, khối lượng nghiệp vụ nhâp – xuất, hàng tồn kho lớn và sử dụngphương pháp hạch toán hàng tồn kho

2 Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Theo quyết định QĐ15/BTC, doanh nghiệp được áp dụng một trong haiphương pháp hàng tồn kho là: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc Phươngpháp kiểm kê định kỳ Nội dung của 2 phương pháp đó là:

2.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thốngtình hình nhập – xuất – tồn kho các loại NVL trên các tài khoản và sổ kế toán

Trang 13

tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập xuất.Theo phương pháp này, việc xác định giátrị NVL được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ sau khi đã được tập hợp, phânloại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán.

2.1.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của NVL, kế toán sử dụng tàikhoản 152- Nguyên vật liệu Kết cấu TK152 như sau:

- Số dư đầu kỳ: Trị giá NVL ở kỳ trước chuyển sang

- TK151: Hàng mua đang đi trên đường Tài khoản này dùng để phản ánhgiá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với ngườibán, nhưng NVL chưa về đến kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi trênđường đã về nhập kho

Ngoài ra, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp này cò sửdụng một số taì khoản liên quan khác như: TK111, TK112, TK133, TK331,TK621, TK627,…

2.1.2 Trình tự kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

(Phụ lục số 04)

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Việchạch toán tương tự như trên chỉ khác trị giá NVL là giá bao gồm cả thuế GTGT

đầu vào (Phụ lục số 05)

2.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không tổ chức ghichép một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồnkho của NVL trên các Tài khoản hàng tồn kho Cỏc tài khoản này chỉ phản ánh

Trang 14

trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ Hơn nữa, giá trị hàng tồnkho lại không căn cứ vào số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán mà lại căn cứ vàokết quả kiểm kê.

2.2.2 Trình tự kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ

- Đối với doanhnghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

3.1 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ gốc, đềuđược phân loại theo các chứng từ có cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lậpchứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp

Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Số đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK và các sổchi tiết liên quan đến công tác nhập – xuất NVL

3.2 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ

Đặc điểm chủ yếu trong hình thức này là việc kết hợp giữa việc ghi chép cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá cácnghiệp vụ theo nội dung kinh tế, kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với

Trang 15

việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán, kết hợp việc ghi chép hàng ngàyvới việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng

Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Số cái các TK, các bảng kê, bảng phân bổ và sổchi tiết liên quan đến việc nhập – xuất NVL

3.3 Hình thức kế toán nhật ký chung

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từgốc, ghi vào sổ Nhật ký chung Sau đó, từ sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái TKtheo trình tự thời gian phát sinh

Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái và sổ kế toán chi tiết

3.4 Hình thức kế toán nhật ký sổ cái

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chéptheo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toántổng hợp duy nhất Căn cứ để ghi nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc và bảng tổnghợp chứng từ gốc

Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản

4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Tổ chức tốt được công tác kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện công ty ápdụng kế toán máy, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ nhưsau:

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toánhàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng

hệ thống danh mục tài khoản chi tiết cho từng loại, từng loại nguyện vật liệu Từ

đó mới có thể thực hiện mã hoá cho từng danh điểm, nâng cao tính tự động hoátrong công tác kế toán máy

- Xây dựng danh mục chi tiết các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu như: phiếu nhậpkho, phiếu xuất kho

- Xây dựng được phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, phương pháp tính giá vật liệuxuất kho hợp lý để có thể thực hiện việc tính toán các chi phí vật liệu một cách đầy đủ vàchính xác

Trang 16

4.1 Nguyên tắc của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán.

- Nguyên vật liệu trong công ty có rất nhiều chủng loại, phong phú và biến độngthường xuyên Yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt từng loại, từng nhóm, từng mặt hàng cụthể Do đó, việc đầu tiên là phải thực hiện mã hoá các loại nguyên vật liệu, đến từng danhđiểm và khi nhập dữ liệu vào máy tính nhất định phải chỉ ra được danh điểm của nguyênvật liệu

Đối với các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, cần thiết phải nhập dữ liệu về giá mua vàcác chi phí mua Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập kho các nghiệp vụ nhập nguyênvật liệu cần thiết phải xây dựng được danh mục chi tiết các chứng từ nhập nguyên vật liệu.Đối với các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu thì chương trình kế toán máy phải tựđộng tính được giá vốn xuất kho theo phương pháp mà doanh nghiệp đã lựa chọn( phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp thực tế đích danh, nhập trước xuất trước ) Nguyên vật liệu xuất kho có thể là xuất cho quản lý hoặc các mục đích khác nhau,nhưng thông thường là xuất kho cho sản xuất, do đó khi xuất kho vật tư cần phải lựa chọnchứng từ phù hợp

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, kế toán thực hiện kiểm tra các báocáo kế toán cần thiết

4.2 Các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm

kế toán

Trình tự xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động đối với công tác

kế toán nguyên vật liệu có thể khái quát theo sơ đồ sau : (Phụ lục số 08)

Phần 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu

tại công ty dệt hà nam

I Giới thiệu tổng quan về công ty dệt hà nam

Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt Hà Nam Tên đối ngoại: HA NAM TEXTAILE COMPANY Trụ sở chính: Xã Châu Sơn- Phủ Lý- Hà Nam Điện thoại: 0351.3853033 Fax: 0351.3853313

Trang 17

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt Hà Nam.

Công ty Dệt Hà Nam được tách ra từ công ty TNHH Trí Hường thành mộtcông ty hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập theo quyết định số2214/QĐ - UB ngày 11 tháng 12 năm 1996 do UBND tỉnh Hà Nam cấp

Tuy là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hơn 10 năm với số vốnđiều lệ hiện nay là 151 tỷ đồng nhưng công ty đã có những bước phát triển vượtbậc cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và quy mô Từ năm 2000 đến nay công ty liêntục đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đa dạng hoá các sản phẩm với nhiềuchủng loại mà chất lượng sợi vẫn được đảm bảo Đặc biệt vừa qua công ty đãhoàn tất việc mở rộng đầu tư 28.800 cọc sợi Cho đến nay, công ty đã có 5 dâychuyền kéo sợi và đã đạt được những hiệu quả khả quan

Một số chỉ tiêu của Công ty trong năm 2005, năm 2006 và năm 2007

Trong đó Doanh thu xuất khẩu(Triệu đồng) 1,9 2,7 4,6

Trang 18

Qua một số chỉ tiêu trong bảng trên ta thấy doanh thu năm 2007 tăng sovới năm 2006 là 23,8% Nộp ngân sách nhà nước cũng tăng 2,5 tỷ đồng Tổng laođộng cũng như tổng thu nhập bình quân năm 2007 tăng lên đáng kể so với năm

2006 Điều này chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển và làm ăn có hiệu quả

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm của công tác kế toán.

2.1 Hình thức và đặc điểm của công tác kế toán tại công ty.

Bộ máy kế toán của công ty gồm 11 người, được tổ chức theo mô hình hỗnhợp tập trung chủ yếu tại phòng kế toán Riêng kế toán tiền lương làm việc dướiphân xưởng nhà máy để tiện theo dõi tình hình lao động, sản lượng sản xuất củacông nhân từng ngày Cuối tháng kế toán tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán.công ty đã trang bị toàn bộ máy vi tính cho nhân viên nhằm giảm bớt lượng côngviệc cho kế toán Công ty đang sử dụng phần mềm AVASOFT vì vậy công viêccủa kế toán công ty giảm được một khố lượng khá lớn Các máy tính được kế nốithông qua máy chủ để tìm kiếm, thu thập dữ liệu nhanh và tiện Từ quá trình banđầu của công ty đến khâu lập báo cáo tài chính, ở các khâu không thuộc bộ phận

tổ chức bộ máy kế toán vẫn tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từgốc và số liệu vào máy tổng hợp, quyết toán doanh thu, chi phí cuối quý sẽ đưa rabảng cân đối tài khoản

(Phụ lục số 9): Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Dệt Hà Nam

Kế toán trưởng (Phạm Thị Thuý Nhuận): Phụ trách chung phòng kế toán, chịu

trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểmtra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kế toán viên thựchiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định và chuẩn mực kế toán banhành

Kế toán tổng hợp (Trần Thị Minh Nguyệt): Có trách nhiệm tổng hợp các phần

hành kế toán của các kế toán viên khác và cuối kỳ lập báo cáo tài chính như báocáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báocáo lưu chuyển tiền tệ

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành (Nguyễn Thị Thương): Có nhiệm vụ

tổng hợp chi phí và tính giá thành cho từng dây chuyền, từng loại sản phẩm đồng

Trang 19

thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định về mặtgiá trị Cuối kỳ tổng hợp số liệu và chuyển cho kế toán tổng hơp.

Kế toán vật tư - thiết bị (Nguyễn Phú Dũng): Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết kịp

thời cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các phân xuởng, các dây chuyền, tổnghợp số liệu, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành và kế toán tổng hợp

Kế toán tiền lương (Lê Thu Ngân, Nguyễn Thị Hằng): Có nhiệm vụ theo dõi

các khoản tạm ứng đồng thời tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phânxưởng dưới các nhà máy để tính lương, thưởng, phát và các khoản trí ch theolương rồi cuối kỳ tập hợp lại cung cấp cho kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán (Nguyễn Thị Thu): Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải

trả cho nhà cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng, các chi phí phải chitrong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời theo dõi các khoản chi tiền diễn rathường xuyên của Công ty để tiện đối chiếu với thủ quỹ

Thủ quỹ (Nguyễn Thị Hồng): Thực hiện các giao dịch, theo dõi các khoản thu

chi thường xuyên bằng tiền và lập báo cáo quỹ

Thủ kho (Phạm Thị Liên, Nguyễn Thu Trang): Chịu trách nhiệm về việc xuất

nhập Bông, Thành phẩm, Vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếunhập, xuất để đối chiếu với kế toán vật tư, thiết bị

2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty Dệt Hà Nam.

- Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ tổng hợp, chi tiết tươngứng ban hành theo QĐ15/2006QĐ-BTC

(Phụ lục số 10): Sơ đồ và trình tự phương pháp ghi sổ

- Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ –

- Thuế suất thuế TNDN phải nộp là 28%

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng

+ Nhà cửa, vật kiến trúc khấu hao từ 6-25 năm

+ Máy móc, thiết bị khấu hao từ 5-15 năm

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyênTrị giá vốn HTK tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Trang 20

- Niên độ kế toán của công ty: Theo năm (Bắt đầu từ ngày 01/01/2008 và kếtthúc vào ngày 31/12/2008) Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty là Việt Nam Đồng

- Các báo cáo tài chính của công ty lập theo quý, theo năm do phó phòng kếtoán chịu trách nhiệm lập dưới sự giám sát chỉ đạo của Kế toán trưởng bao gồmcác báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh (Mẫu số B02-DN), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN), thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) Ngoài ra công ty không

sử dụng thêm loại báo cáo nào khác

- Tình hình sử dụng máy tính tại công ty: Hiện nay công ty đã trang bị máy vitính ở mọi phòng ban Tại phòng kế toán mỗi nhân viên kế toán đều được trang bịmột máy vi tính và được nôí mạng với nhau với mục đích tăng hiệu quả của bộmáy kế toán trong việc cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và nhanhchóng, phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý Công ty đã sử dụng phần mềm kếtoán AVA và bảng tính toán Excel phù hợp

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Dệt Hà Nam là một công ty tư nhân mới thành lập nhưng công ty đã tạocho mình một bộ máy quản lý vững chắc, tự tin của tuổi trẻ và nhiều kinhnghiệm Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng cùng với sự tư vấn của các bộphận chức năng được phân chia rõ ràng với từng cá nhân đựơc đào tạo chính quy

(Phụ lục số 11): Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Dệt Hà Nam

4 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất

Bông, xơ được nhập về công ty, khi qua các công đoạn sản xuất tạo thànhsản phẩm cuối cùng là các loại sợi

Công đoạn đầu là bông - chải: Các kiện bông xếp vào bàn bông theo tỷ lệpha trộn qua các máy trong gian bông, qua máy xe kiện, bông được xé đập tơithành các chùm sơ Sau đó chuyển qua máy trộn và làm sạch để loại bỏ tạp chấttrong bông Khi bông được xé tơi và làm sạch thì tự động chuyển sang công đoạnmáy chải khô, bông tiếp tục được xé tơi xơ thành xơ đơn, loại trừ xơ ngắn, tạpchất sau đó duỗi thẳng xơ song song tạo thành con cúi đầu tiên của máy chải

Ngày đăng: 25/01/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua một số chỉ tiờu trong bảng trờn ta thấy doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 23,8% - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam” ppt
ua một số chỉ tiờu trong bảng trờn ta thấy doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 23,8% (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w