III. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 1 Môi trường vĩ mô
1. Trong tỉnh Bán lẻ
- Bán lẻ - Bán buôn Trong đó + Bán buôn trực tiếp + Đại lý bán lẻ + Tổng đại lý 2. Ngoài tỉnh - Hà tiên II
- Nhiệt điện Cần Thơ - Điện Phú Mỹ 76.927.218 25.606.969 51.320.249 51.320.249 - - 68.337.878 24.684.543 2.511.091 41.142.244 81.170.655 31.596.179 49.574.476 44.135.595 5.438.881 - 39.469.039 21.312.769 2.839.989 15.316.281 93.182.707 32.333.254 60.849.453 19.260.090 35.596.989 5.992.374 24.914.522 14.663.813 9.853.365 397.344 Tổng sản lượng 145.265.096 120.639.694 118.097.229
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Bến Tre )
Sản lượng xăng dầu bán ra ngoài tỉnh lại có xu hướng giảm qua các năm. Một nguyên nhân khách quan là do Điện Phú Mỹ chuyển sang sử dụng khí đồng hành thay thế cho xăng dầu. Còn Công ty xi măng Hà Tiên II chuyển sang sử dụng than đá và phần nhu cầu FO còn lại từ tháng 5/2005 chuyển sang lấy xăng dầu từ Công ty xăng dầu khu vực II. Đến năm 2006 rất khó giữ Nhiệt điện Cần Thơ do phải đáp ứng quá nhiều điều khoản nghiêm ngặt của họ và chi phí vận chuyển cao. Như vậy trong tương lai công ty chỉ còn thị trường trong tỉnh.
2.2. Yếu tố nhà cung ứng
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản, số lượng, chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn
Ở Việt Nam, trên cơ sở cân đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch nhập khẩu cho 10 doanh nghiệp; trong dó, Petrolimex giữ vị trí thống lĩnh thị trường, với khối lượng tương đương với thị phần 55 – 60%. Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổng công ty, nguồn xăng dầu được nhận một nguồn duy nhất từ Tổng công ty, vì vậy mà nguồn hàng đầu vào của công ty khá ổn định.
Theo tính toán của Cục quản lý giá Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006 – 2010, nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của cả nước khoảng 15 – 16 triệu tấn và năm 2020 cần khoảng 26 – 28,6 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm. Theo kế hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam, năm 2009 sẽ có ba nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động với tổng công suất 14,5 triệu tấn xăng dầu mỗi năm. Đó là các nhà lọc dầu Dung Quất, công suất 6,5 triệu tấn mỗi năm, Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, 100% vốn của Hồng Kông), công suất 5 triệu tấn/năm và nhà máy lọc dầu ở Phú Yên do hai đối tác Anh và Hà Lan liên kết đầu tư, công suất 3 triệu tấn/năm. Đến năm 2020, dự kiến sẽ có thêm hai nhà máy lọc dầu lớn đi vào hoạt động: nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn, công suất 7 triệu tấn mỗi năm (dự kiến hoạt động vào năm 2015) và một nhà máy lọc dầu dự kiến xây ở phía nam, hiện đang tiềm địa điểm, và sẽ hoạt động vào năm 2020, với công suất 7 triệu tấn mỗi năm. Đây là những thông tin vui cho ngành xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới nếu tất cả các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động sẽ giảm rất nhiều áp lực phụ thuộc vào nguồn xăng dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài.
2.3. Đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng để củng cố vị trí của Công ty trên thương trường và có chiến lược kinh doanh phù hợp trong điều kiện cạnh tranh đó sao cho tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình.
Hiện Công ty chiếm khoảng 60% thị phần xăng dầu trong tỉnh, còn 40% thị phần còn lại do các đối thủ cạnh tranh hiện đang có mặt trên địa bàn tỉnh Bến Tre
kinh doanh thị phần của Công ty xăng dầu Bến Tre và các Công ty kinh doanh xăng dầu khác trên thị trường Bến Tre hiện nay như sau:
Bảng 10: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BẾN TRECông ty xăng dầu Thị phần (%) Công ty xăng dầu Thị phần (%)
Petrolimex Bến Tre 60
Petechim 18
Saigon Petro 13
Petro Mekong 9
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Bến Tre)
60%18% 18%
13%
9%
Petrolimex Ben Tre Peetechim
Saigon Petro
Petro Mekong
Hình 8: THỊ PHẦN CỦA CÁC CÔNG TY KINH XĂNG DẦU Ở BẾN TRE
Hiện Công ty đang dẫn đầu thị trường xăng dầu ở Bến Tre. Petechim, Saigon Petro là hai đối thủ cần lưu y do có quy mô lớn, cạnh tranh quyết liệt với Công ty và áp dụng mức thù lao cho các đại lý, tổng đại lý thường cao hơn so với Công ty. Thù lao xăng dầu của Công ty và các đối thủ thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 11: THÙ LAO XĂNG DẦU CHO CÁC ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY
VÀ CÁC ĐỐI THỦ KHÁC
Đơn vị tính: đồng/lít
Đại lý Xăng các loại Dầu các loại
Petrolimex Bến Tre 220 – 250 150 – 170
Petechim 230 – 260 180 – 220
Saigon Petro 225 – 265 155 – 215 Petro Mekong 215 – 240 140 – 160
( Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Bến Tre)
Vì vậy, để giữ vững, củng cố và mở rộng thị trường trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải chú trọng, quan tâm nhiều hơn công tác Marketing của mình, thường xuyên theo dõi và nắm bắt những thông tin từ các cửa hàng, đại lý của các đối thủ để có chính sách kinh doanh phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty kinh doanh xăng dầu như hiện nay ở trong tỉnh, cùng với tình hình phát triển kinh tế của Bến Tre trong những năm gần đây và những định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới, thì sẽ có nhiều trạm xăng dầu, nhiều cửa hàng, đại lý của các Công ty kinh doanh xăng dầu của Petechim, Saigon Petro ngày càng lớn mạnh đi vào hoạt động. Đó là những đối thủ tiềm ẩn trong tương lai, chưa kể đến những Công ty kinh doanh xăng dầu ngoài tỉnh.
Hiện xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc quyền của Nhà Nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO vào
2006 thì thế độc quyền về xăng dầu của nước ta sẽ bị phá vỡ do các Công ty kinh doanh xăng dầu nước ngoài sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam. Vì vậy, việc tham gia của các Công ty nước ngoài vào thị trường trong nước, nhất là sự trở lại những Công ty tư bản nước ngoài SHELL, ESSO và CALTEX đã hoạt động ở Miền Nam Việt Nam những năm trước 30/4/1975 là một điều tất yếu, sẽ ảnh hưởng rất lớn không những đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các Công ty xăng dầu trong nước mà còn ảnh hưởng đến cả Công ty xăng dầu Bến Tre.
2.5. Yếu tố sản phẩm thay thế
Do dự trữ lượng dầu mỏ có hạn nên các nguồn nhiên liệu tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang được tìm cách sử dụng với một hiệu quả kinh tế đáng kể. Tế bào nhiên liệu, sử dụng hidro làm nhiên liệu, cũng là một công nghệ mới có triển vọng đáng kể thay thế cho dầu mỏ trong tương lai. Thay vì các nhà máy điện để sản xuất ra điện thì vẫn sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Thì điện năng có thể được tạo thành thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của mặt trời thành điện năng. Hay thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện của các công trình thuỷ điện hoặc dòng chảy không khí hay gió cũng có thể phát ra điện.
Trong điều kiện nguồn nguyên liệu có dự trữ giới hạn và có dự báo trước thời gian bị cạn kiệt không xa, thêm vào mức độ ô nhiểm môi trường, đặt biệt là sự hâm nóng toàn cầu là nguy cơ thật sự mà thế giới cần phải giải quyết. Phương pháp tập trung để giải quyết hai vấn đề là tìm nguyên liệu để thay thế xăng dầu và biện pháp giải quyết mới để giảm thiểu sự phóng thích khí CO và khí CO2 vào không khí. Để thay thế, cơ quan Bảo vệ môi trường HK (US EPA) cho phép áp dụng rượu cồn để trộn vào xăng dầu chạy xe. Có thể pha trộn đến tỷ lệ 70% cồn trong xăng. Đây là một trợ thủ đắc lực cho xăng dầu. Nó làm tiêu đốt cháy hết lượng xăng dầu đã bơm vào động cơ. Do đó, không phát sinh ra khí CO nữa. Lợi điểm thứ hai là sự đốt cháy hoàn toàn này, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phương tiện di chuyển bằng xăng dầu giảm từ 7% - 10% tuỳ theo tỷ lệ lượng ethanol thêm vào.
nguyên liệu khác. Điều này đã được minh chứng, trước năm 2002 nhà máy Điện Phú Mỹ là một khách hàng của Công ty nhưng những năm từ 2003 Công ty không còn bán xăng dầu cho khách hàng này nữa do Điện Phú Mỹ đã chuyển hướng sử dụng xăng dầu sang sử dụng khí động hành thay thế xăng dầu.