MỤC LỤCPHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT “DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH...1 1.1.. PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: NGỮ VĂN
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA
TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA
Mã học phần: LITR148401
GVHD: PGS TS GVCC Nguyễn Thành Thi
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: NGỮ VĂN
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT
“DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ “NỖI
BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH 1
1.1 Những vấn đề chung về thể loại tiểu thuyết 1
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết 1
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết 1
1.1.3 Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc ngữ Việt Nam 3
1.1.4 Các xu hướng vận động của tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ Việt Nam 4
1.2.1 Tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu 5
1.2.2 Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh 8
1.3 Một số xu hướng vận động của tiểu thuyết qua hai tác phẩm “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu, 1972) và “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh, 1987) 11
1.3.1 Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại 11
1.3.2 Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết 14
PHẦN 2: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TRƯỜNG CA “BÀI CA CHIM CHƠ – RAO” CỦA THU BỒN VÀ “GỌI TÌM XÁC ĐỒNG ĐỘI” CỦA TRẦN VÀNG SAO 25
2.1 Những vấn đề chung 25
2.1.2 Các giai đoạn phát triển của trường ca 26
2.1.3 Các xu hướng vận động của trường ca trong văn học Quốc ngữ Việt Nam 27
Trang 42.1.4 Các tác phẩm trường ca tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc ngữ Việt Nam 27
2.2 Một số dấu hiệu vận động của trường ca qua hai tác phẩm “Bài ca chim
Chơ – rao” (Thu Bồn, 1962) và “Gọi tìm xác đồng đội” (Trần Vàng Sao,
2012) 30KẾT LUẬN 39TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 5PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT “DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
VÀ “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH
1.1 Những vấn đề chung về thể loại tiểu thuyết
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết
Theo Trần Đình Sử trong quyển “Lí luận văn học - tác phẩm và thểloại văn học” có đề cập: “Tiểu thuyết xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc từrất sớm, là những đạo lý vụn vặt, những sự việc trong sinh hoạt, đời thường;
có việc mới có truyện, có chuyện mới có người kể chuyện, có chuyện thì mới
có tiểu thuyết”
Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” nhận định:
“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một
cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đâyđược triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ đểtruyền đạt “cơ cấu” của nhân cách.”
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: “Tiểu thuyết là sửthi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trầnthuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và pháttriển của nó”
Tóm lại, Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông quanhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và nhữngvấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kểchuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới nhữngthành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như
Trang 6“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Thủy hử” của Thi Nại Am, “Tây
du ký” của Ngô Thừa Ân, “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, đếnnhững tác phẩm đồ sộ về tiểu thuyết đề tài về kị sĩ “Don Quixote” của văn sĩMiguel de Cervantes Saavedra, … khoảng những năm thế kỷ XV – XVI đánhdấu cột mốc cho sự phát triển của thể loại này
So với thế giới, tiểu thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá muộn Tiếpnhận nền văn minh từ chế độ đô hộ thực dân, nửa phong kiến Việt Nam đãbiết biến cái áp đặt văn hóa đó thành nét riêng của mình Ở nước ta, việc rađời chữ quốc ngữ cùng với sự thay đổi của bộ mặt đô thị đã dẫn tới việc tiếpnhận các tác phẩm tiểu thuyết ban đầu là dịch từ tiếng Pháp Sau đó là nhà in
ra đời, cùng với những tiền đề của thơ Nôm, sự ảnh hưởng của tiểu thuyếtchương hồi Trung Quốc, đã giúp cho tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳhoàng kim trong giai đoạn những năm 1930 - 1945 thế kỷ XX, để lại nhữngtác phẩm in dấu sâu đậm trong văn học trung đại, hiện đại
Có thể nói, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX văn học Việt Nammới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại Khôngnhững thế, tiểu thuyết thời này tập trung phục dựng những sự kiện, biến cốtrọng đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Cùng với
đó nhiều tác giả đã ngợi ca công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, nhữngbậc trai tài gái sắc đã cống hiến cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước Đồng thời,đồng hành với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945
có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác:những cây bút đã góp phần thúc đẩy sự hình thành thể loại nổi tiếng của TựLực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… và những nhà vănhiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, NguyễnCông Hoan, Nguyên Hồng…
Trong 2 cuộc chiến tranh vệ Tổ quốc chống Pháp và chống Mỹ cứunước, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo như:Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Trang 7Châu, Nguyên Ngọc Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận vớithể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ,
mà một trong số đó là “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi
Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sángtác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, … có nộidung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu manh nha
hệ hình văn chương hậu hiện đại
1.1.3 Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc ngữ Việt Nam
Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, cuốn tiểu thuyết “Thầy LazaroPhiền” (1887) của Nguyễn Trọng Quản được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiêncủa Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ Tiểu thuyết được Giáo sư Trần Hữu
Tá ví như “con chim lạ từ trời Tây, đáp xuống một cánh đồng còn vắng bóngđồng loại”, tác phẩm đã trở thành phát súng mở đầu cho thời kỳ bùng nổ củatiểu thuyết hiện đại
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - 1932, tiểu thuyết Quốc ngữ đã xuất hiện
ở một số xu hướng ở Bắc Kỳ có nét rõ hơn: tiểu thuyết lãng mạn “Tố Tâm”(Hoàng Ngọc Phách, 1925) được coi là cuốn tiểu thuyết văn học hiện đại đầutiên ở miền Bắc Việt Nam Câu chuyện kể về tình yêu bi kịch giữa Đạm Thủy– sinh viên khoa văn trường Cao đẳng Sư phạm và cô nàng giai nhân Tố Tâm
Do bối cảnh lịch sử thời đại, tiểu thuyết Quốc ngữ ở miền Nam vẫn còn nhiềukhó khăn trong việc sáng tác và lưu truyền so với ở miền Bắc Nhưng cũngkhông phải vì thế mà các loại tiểu thuyết ở miền Nam lại chậm phát triển Nócũng có những dấu hiệu manh nha nhiều hơn, tiêu biểu là các sáng tác của HồBiểu Chánh: “Hoàng Tố Anh hàm oan” (1910); “Ai làm được” (1912); “Chúatàu Kim qui” (1913), …
Trang 8Những năm 1932 – 1945 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyếtvới đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại với nhiều tác phẩm như khuynhhướng lãng mạn được trào lên qua những cây bút nổi tiếng của Tự Lực vănđoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như “Đôi bạn” (1936 –1937), “Lạnh lùng” (1935 – 1936) của Nhất Linh; “Hồn bướm mơ tiên”(1933), “Nửa chừng xuân” (1934) của Khái Hưng, “Nắng trong vườn” (1938)của Thạch Lam là những câu chuyện tình yêu, sự giao thoa giữa cái cũ và cáimới trong giai đoạn lúc bấy giờ Khuynh hướng phê phán hiện thực như tiểuthuyết “Tắt đèn” (1937) của Ngô Tất Tố; “Sống mòn” (viết 1944, xuất bản1956), “Truyện người hàng xóm” (1944) của Nam Cao; “Số đỏ” (1936),
“Giông tố” (1936) của Vũ Trọng Phụng; “Bước đường cùng” (1938) củaNguyễn Công Hoan
Giai đoạn 1945 - 1985, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp vàchống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo vớicác sáng tác như: “Sống mãi với thủ đô” (1960) của Nguyễn Huy Tưởng;
“Bên bờ Thiên Mạc” (1967), “Tổ quốc kêu gọi” (1972) của Hà Ân; “Núi rừngYên Thế” (1981) của Nguyên Hồng; ít nhiều tiểu thuyết thời kì này vốnmang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là “Vỡ bờ”của Nguyễn Đình Thi
Từ năm 1986 đến nay, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mớivới những sáng tác của “Người thắng cuộc” (1987) của Nguyễn Trọng Oánhphản ánh chân thực đời sống cán bộ công chức trong hàng ngũ Đảng trongnhững năm đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; “Mùa lá rụng trong vườn” (xuấtbản 1985) của Ma Văn Kháng; “Nỗi buồn chiến tranh” (1987) của Bảo Ninh;
… Nhìn chung, các tác phẩm sau năm 1986 viết về cuộc sống, phẩm chất củacon người Việt Nam sau thời chiến với những tàn dư và hệ lụy của chiếntranh
Trang 91.1.4 Các xu hướng vận động của tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ Việt Nam
Trong nền văn học Quốc ngữ Việt Nam, tiểu thuyết thường biểu hiệnmột số xu hướng vận động như sau:
1 Xu hướng ổn định về kích cỡ tác phẩm.
2 Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại.
3 Xu hướng gia tăng tính đa dạng về kĩ thuật, phong cách, khuynh hướng nghệ thuật.
4 Xu hướng phá vỡ đường biên, ranh giới thể loại.
5 Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết.
1.2 Khái quát về tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
1.2.1 Tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
1.2.1.1 Tác giả
Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/01/1989) quê ở xã Huỳnh Hải,huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An Ông là cây bút trưởng thành trong thời kỳkháng chiến chống Mỹ và là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng đốivới nền văn học Việt Nam Trưởng thành trong những năm bom đạn khángchiến đã tạo cho nhà văn một nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với nỗiđau của đất nước bị chia cắt Ông luôn trăn trở, tìm tòi trong những tác phẩmcủa mình để thể hiện một cách đúng đắn và chân thật nhất hơi thở của lịch sử.Nhà văn luôn đi cùng bước đi của đất nước, mỗi một thời kỳ, ông đều chiêmnghiệm sâu sắc, viết thật cẩn thận và không bao giờ vội vàng
Trước Cách mạng tháng Tám, ông học Trường Kỹ nghệ Huế, tốtnghiệp bậc Thành Chung vào năm 1945 và tiếp tục học chuyên khoa trườngHuỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) Năm 1950, ông gia nhập quân đội và học tại
Trang 10trường Sĩ quan Trần Quốc Tuấn Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại BanTham mưu Tiểu đoàn 772, 706 thuộc Sư đoàn 320.Từ năm 1956 đến năm
1958, ông làm Trợ lý văn hóa Trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320 Năm 1962,ông về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang Tạp chí Vănnghệ Quân đội Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972
Sự nghiệp sáng tác: Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắnđầu tay Sau một buổi tập Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình Các tác phẩm chính của ông là Cửasông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấuchân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từnhững ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành(truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểuthuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989),
1.2.1.2 Tác phẩm
Cuốn tiểu thuyết được tác giả khởi thảo năm 1969, và ngay sau khitrích đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 đã có tiếng vang vàđược nhiều người khen Tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn MinhChâu trong tiểu thuyết Ở đây, cảm xúc của ông đã có thể theo kịp suy nghĩ đểtạo nên một số hình tượng hấp dẫn về tư tưởng nghệ thuật Tác phẩm bao gồm
17 chương, chia ra thành 3 phần: phần 1 là Hành quân, phần 2 là Chiến dịchbao vây, phần 3 là Đất giải phóng
Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những khoảnh khắc củacuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cách mạng với hàngchục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từ những vùngmiền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang những phẩmchất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê
Trang 11chiến đấu và tâm hồn trong sáng Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ, thế
hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt Đọc “Dấu chân người lính”, chúng
ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần tráchnhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim
yêu nước 1.2.1.3 Bối cảnh lịch sử, xã hội
Bối cảnh lịch sử những năm 1969-1970
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, năm 1969 Mỹ thựchiện Việt “Nam hóa chiến tranh” “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thứcchiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quânđội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn
Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ Mỹ rút dầnquân viễn chinh và quân các nước thân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam Tăngcường xây dựng và viện trợ cho quân ngụy, mở rộng chiến tranh phá hoạimiền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia, mà lực lượng xungkích là lực lượng ngụy quân (dùng người Đông Dương đánh người ĐôngDương)
Trên mặt trận chính trị Việt Nam, 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâmthời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, được nhân dân trong nước và thếgiới ủng hộ 4/1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đông dương được triệu tập thểhiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung Phong tràođấu tranh của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên ngày càng phát triểnmạnh mẽ đặc biệt ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn
Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở mộtloạt các cuộc tấn công vào các lực lượng Hoa Kỳ vào tết năm 1969 Cuộc tấncông bắt đầu vào ngày 22 tháng 2 năm 1969, nhằm vào hàng loạt các thànhphố và căn cứ quân sự, nhưng chiến sự chủ yếu diễn ra quanh Sài Gòn Mặc
dù phải nhanh chóng rút lui sau bị đối phương phản công, nhưng Quân Giảiphóng miền Nam Việt Nam đã kịp gây thương vong khá nặng nề đối với phíaHoa Kỳ Đã có 1140 lính Mỹ bị thiệt mạng trong đợt tấn công này
Trang 12Tình hình xã hội Việt Nam những năm 1969-1970
Trong những năm này, miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội,miền Nam đấu tranh chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh Giai đoạn1965-1970, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn vững vàng vừasản xuất vừa chiến đấu, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyếnlớn Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất đã thu được kết quả.Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơnnăm 1969 hơn nửa triệu tấn Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộnghai vụ Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấnthóc/ha 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình quân 5 tấn thóc/ha.Thu nhập bình quân đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệptăng 20% so với năm 1965
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhândân cũng nâng lên Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhândân tính bình quân đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình quân đầu người củagia đình công nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xãnông nghiệp tăng 73,8%
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn Số người đihọc năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tănggấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần.Tính bình quân cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm
1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp vàđại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần
Trang 131.2.2 Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
10 Năm 1975, ông giải ngũ Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làmviệc ở Viện khoa học Việt Nam Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết vănNguyễn Du Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ Là hội viên Hội Nhà văn ViệtNam từ 1997
1.2.2.2 Tác phẩm
Năm 1991, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh (in lầnđầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu, được tặng Giải thưởng Hội Nhàvăn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt Đó là câu chuyện một ngườilính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiếntranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phương Khác với những tác phẩmtrước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâmtráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tảchiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâuvào những nỗi niềm cá nhân Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệthuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới” Tuy nhiên, trong hơn 10năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không được in lại, có lẽ do quá nhạy cảm;mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưathích
Trang 14Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan ThanhHảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề “The Sorrow of War”, được ca tụng rộngrãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm độngnhất về chiến tranh Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nướcngoài Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong
số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây.Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không
hề lên án phía bên kia
Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phậncủa tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồnchiến tranh
Tác phẩm tái hiện lại cuộc chiến trong tâm tưởng nhân vật Kiên, sự
mô phỏng chi tiết và sống động chiến tranh trong sự tìm về, trong tâm tưởng
Là hành trình trôi ngược, đi ngược lại sự sống tự nhiên, cuộc sống mà Kiênchỉ đang tồn tại Trình tự thời gian đảo lộn, không gian đổ nát, vỡ vụn, trởthành những mảnh chắp vá, ghép nối theo trí nhớ của Kiên Từng trận đánh,từng con người, từng kỷ niệm đẹp đẽ vụt hiện lên rồi vỡ vụn theo chính sự sụp
đổ của nhân vật
Xuyên suốt “Nỗi buồn chiến tranh” là hành trình tìm lại quá khứ, tìmlại cuộc sống đã trôi qua, tìm về chính sự ám ảnh với chiến tranh, chết chóc.Cuốn sách là “Thì quá khứ tiếp diễn” nỗi buồn chiến tranh trong thời bình, là
sự ám ảnh dữ dội, đau đớn của nhân vật Kiên những ngày sau giải phóng “Nỗi buồn chiến tranh” là tiếng gọi của quá khứ, của những người đãnằm sâu dưới lớp cát bụi chiến tranh, của những miền đất cằn cỗi mà nhân vậtchính đã trải qua Những điều đã tắt đi nhưng còn sống mãi và tiếp diễn trongtâm tưởng nhân vật chính
Tiểu thuyết còn là sự đấu tranh nội tâm, day dứt, dằn vặt, giằng xétừng ngóc ngách, từng góc cạnh trong tâm hồn chai sạm bởi cái chết, bởi tìnhyêu, bởi tiếc nuối, tội lỗi của Kiên Ẩn chứa phía sau sự chết chóc, hủy diệt,
Trang 15đau thương của chiến tranh là sự tươi đẹp, sống động, sinh tươi dưới con mắttrải nghiệm của tác giả, được thể hiện bởi Kiên – chân thực và mờ ảo, xa xăm.
Là sự vẫy gọi đầy đê mê, hấp dẫn vọng lên từ quá khứ mà Kiên không thểlãng quên Càng đi sâu vào quá khứ, hiện tại càng phai nhạt, càng gắn bó vớithực tại, càng lùi sâu vào quá khứ, càng thoát ra lại càng mắc kẹt Cuộc sốngcàng trôi đi, ký ức càng hiện về mạnh mẽ và sống động
và về người khác Kiểu tiếng nói nàycó vai trò rất quan trọng trong cấu trúc kĩthuật của truyện, bộc lộ đặc điểm cá tính, phẩm chất của người kể và là sợidây liên kết các yếu tố kết cấu văn bản nhằm “nêu bật tính cách nhân vật, làmnổi bật tư tưởng và chủ đề của tác phẩm”
Nhìn từ phương diện lịch sử – văn hóa, có thể nói không ngoa rằng,văn học nước nhà kể từ sau 1975 đến nay, xét riêng ở mảng tiểu thuyết, nếukhông có Bảo Ninh và “Nỗi buồn chiến tranh” sẽ rất buồn tẻ và nhạt nhẽo.Còn trong cái nhìn “vô thức tập thể”, ở phương diện nào đó “Nỗi buồn chiếntranh” chính là sự tiếp nối những trăn trở, dằn vặt, đớn đau của các nhà vănmiền Bắc từ thời Nhân văn giai phẩm; là bằng chứng sống động, cho thấynhững mệnh lệnh chính trị xơ cứng không bao giờ trói buộc được tư tưởng,tình cảm của những nhà văn – người nghệ sĩ chân chính
Trang 161.3 Một số xu hướng vận động của tiểu thuyết qua hai tác phẩm “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu, 1972) và “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh, 1987)
1.3.1 Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại
Tiểu thuyết là thể loại mà trong nó luôn có sự xuất hiện yếu tố củanhiều thể loại khác như nghị luận, hư cấu, phi hư cấu hay hồi kí, nhật kí, tựtruyện, … Ở mỗi tác phẩm, đặc biệt là mỗi giai đoạn khác nhau các yếu đóxuất hiện trong tiểu thuyết cũng có sự khác biệt Qua việc so sánh hai tácphẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiếntranh” của Bảo Ninh ta có thấy rõ điều này
Trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” chủ yếu xuất hiện yếu tố củathể loại trữ tình, phi hư cấu, nhật kí và thư từ Đầu tiên ở yếu tố của thể loạitrữ tình, ta thấy trong tiểu thuyết này có xuất hiện nhiều bài thơ Đó là sángtác của nhân vật hay có khi là nhân vật đọc lại một bài thơ mà mình thích củamột tác giả khác Trong khi giao lưu với với nhà thơ Thái Văn, các chiến sĩtiểu đoàn 1, trung đoàn 5 đã gọi chính ủy Kinh là “nhà thơ của chúng ta” sau
đó chính ủy đã đọc vang bài thơ của mình:
“Lớp lớp quân đi reo bốn phương Trường Sơn ca tiếp khúc lên đường
Ve kêu bên võng ran rừng khách
Sư đoàn nối sư đoàn vào chiến trường”
Hay khi nhân vật Đàm hy sinh, Lữ tìm thấy cuốn sổ tay giấy trắngmỏng trong đó có một vài đoạn thơ “sinh hoạt” do anh làm:
“Hôm qua “môn thục”, hôm nay “tai voi”, Nấu với ca suối ăn tươi ra trò
Bống chạch câu bắt về kho,
Lá lốt xào ốc tha hồ trôi cơm.
Còn trời còn nước còn non.
Trang 17Còn rừng, còn suối, ta còn chất tươi Ban ngày đằm nước suối trong Ban đêm ớn lạnh nằm còng queo run Đường hành quân dù mưa ngàn thác dữ, Dốc ngược đèo cao mây phủ Trường Sơn,
Dù nắng gắt mưa tuôn,
Dù thiếu muối đói cơm,
Ta vẫn bước dưới lá cờ Quyết thắng
Ta nguyện làm mầm non trên cành xuân của Đảng Làm chiến binh gang thép của đoàn quân…”
Yếu tố của thể loại phi hư cấu cũng thể hiện rất rõ trong tác phẩm
“Dấu chân người lính” Hiện thực cuộc chiến được ghi lại trong tác phẩm hầunhư nguyên vẹn và trung thành Nguyễn Minh Châu đã đi với các đơn vị chủlực xuống tận đại đôi chiến đấu, nghe chuyện của các chiến sĩ, dự tổng kếtchiến dịch, ông đã miêu tả môt cách chân thực những chặng đường hànhquân gian khổ và cả cuộc tổng tấn công khép chặt vòng vây ở thung lũng KheSanh
Tiếp đến là yếu tố của thể loại nhật kí, trong tiểu thuyết “Dấu chânngười lính” Nguyễn Minh Châu đã để nhân vật Lữ trải lòng qua những trangnhật kí rất xúc động Nhật kí viết về lí tưởng của bản thân anh, về tình yêu vớigia đình, đất nước viết về cả những người bạn của mình, … Nhật kí của Lữ cóđoạn như sau: “Đứng ở đây nhìn rộng sang cả hai bên bờ Nam và bờ Bắc chỉthấy nhức mắt một vùng bãi hố bom đỏ loét trên chỏm đồi, trên sườn đồi, trêndải đầy những đá và cây sát mép nước Hình như số phận những con sông đềugắn chặt với số phận của đất nước và tất cả những con sông đều rất nhạy cảmvới chiến tranh? Tôi khoác súng đứng bên này nhìn sang bên kia mấy phúttrước khi xắn quần lội qua Tôi cảm thấy da mặt cứ nổi gay lên, tim nhưphồng to choáng cả lồng ngực, một nửa người tôi là máu chảy, nửa là lửa
Trang 18cháy! Hình như tất cả tình yêu trong cuộc đời chỉ đựng đầy trong trái timmười chín tuổi của tôi”
Yếu tố của thể loại thư từ cũng xuất hiện trong tác phẩm “Dấu chânngười lính” Đó là bức thư của vợ chính ủy Kinh gửi cho anh, kể chuyện cậucon trai đầu được nhà nước cho ra nước ngoài học, dặn anh cố gắng gặp đượccậu con trai thứ hai cũng đang ở ngoài mặt trận Hay là bức thư Khuê giớithiệu Lượng cho chị gái mình
Sang đến tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, tác phẩmnày nổi bật với các yếu tố của thể loại hồi kí, thư từ và tự truyện
Đầu tiên là yếu tố của thể loại hồi kí, tác phẩm “Nỗi buồn chiếntranh” là kí ức, hồi tưởng của nhân vật Kiên về thời chiến, về những thángngày ngột ngạt, gian khổ có phần tuyệt vọng, về tình yêu cùng những cô gáianh từng phải lòng Tác phẩm không đi theo một trình tự thời gian xác định
mà tất cả phụ thuộc vào dòng hồi tưởng của nhân vật Kiên Chính điều đó đãlàm nên yếu tố của thể loại hồi kí trong tác phẩm này
Tiếp theo là yếu tố của thể loại thư từ Nhân vật Kiên nhận được mộtbức thư, không phải từ miền Bắc mà từ sư 2 của mặt trận khu 5, tác giả đã đưanội dung của bức thư vào tiểu thuyết Có đoạn như sau: “Cả lũ chúng mìnhsững sờ Hồi ấy tuy đã là cán bộ nhưng bọn mình còn sữa cả, đã biết ăn nói xử
sự cho phải nhẽ đâu Hối hận muốn chạy theo nói lại và khuyên giải nhưngông lại có súng, làm thế nào, chả nhẽ bắn nhau?”
Yếu tố của thể loại tự truyện cũng xuất hiện trong tác phẩm này.Người đọc hình dung được rằng, dường như tác giả chính là nhân vật Kiên vàchính ông đang kể về cuộc đời mình Tác giả để Kiên xưng tôi, để anh kể vềnhững gì đã và đang diễn ra, kể cả những suy nghĩa và cảm xúc của Kiên nữa Qua việc so sánh yếu tố của các thể loại xuất hiện trong “Dấu chânngười lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
có thể thấy được sự vận động của tiểu thuyết qua hai giai đoạn Chúng ta cóthể thấy tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi
Trang 19buồn chiến tranh” của Bảo Ninh có nhiều điểm khác trong việc sử dụng yếu tốcủa các thể loại Thơ hay những bài hát được phổ từ thơ xuất hiện rất nhiềutrong “Dấu chân người lính” nhưng ở “Nỗi buồn chiến tranh” thì thể loại nàydường như không xuất hiện Lí do là vì “Dấu chân người lính” được viết trongthời chiến, một phần mục đích của nó là cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàndân, toàn quân, thơ ca đã thúc đẩy nâng cao tinh thần đó Còn “Nỗi buồnchiến tranh” thì tập trung phản ánh những nỗi đau đớn, tuyệt vọng và sự mấtmát mà chiến tranh mang lại nên thơ ca trong cuộc sống và chiến đấu củangười lính không được tác giả đề cập nhiều Ở “Nỗi buồn chiến tranh” có yếu
tố của thể loại hồi kí nhưng ở “Dấu chân người lính” thì không Vì “Nỗi buồnchiến tranh” được viết khi đã hòa bình, đó là những mảng kí ức của người lính
về chiến tranh về những gì anh đã trải qua Còn “Dấu chân người lính” như đãnói tác phẩm được viết ngay trong trong những ngày cuộc chiến tranh đangdiễn ra rất khốc liệt
1.3.2 Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết 1.3.2.1 Dấu ấn sử thi trong tác phẩm “Dấu chân người lính” – Nguyễn Minh Châu (1969)
Thể hiện qua các phương diện chính như sau:
Thứ nhất, qua việc tác giả xây dựng hình tượng nhân vật mang đậmnét sử thi:
Qua ngòi bút của mình Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình ảnhnhững nhân vật sử thi to lớn, đẹp đẽ, rất đáng khâm phục như Kinh, Nhẫn,Lượng, Khuê, già Phang, Hiền, Nết Có thể thấy ở nhân vật Lượng, NguyễnMinh Châu đã viết “Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát…Năm đó Lượngmới hăm ba tuổi nhưng vào bộ đội đã lâu Lượng là một chiến sĩ hết sức tháovát vì trong cuộc đời Lượng phải lo tự lập thân từ hồi còn nhỏ… Lượng hiền
và ít nói, hơi khó tính, cách sống như một người đã đứng tuổi”, khi đã vào
Trang 20chiến trận nhân vật này hiện lên là hình ảnh một người lính oai phong lẫm liệt
“Lượng kề súng vào vai xiết cò lia trọn một băng hạ ngay chiếc trực thăng đầutiên…Lượng cùng một chiến sĩ và đoàn trưởng Kinh, ba người chiếm một cái
gò đất giữa bãi tranh Những cây mù u mọc chung quanh gò bị đẵn từ khi nàokhông biết chỉ còn trơ những cái gốc Lượng cởi chiếc áo bị cháy trải xuốngbên một gốc mù u Anh trịnh trọng bày lên một hàng lựu đạn Mỹ vừa cướpđược, lẫn với những quả lựu đạn chuôi dài của ta” Còn ở chính ủy Kinh lạiđược tác giả miêu tả vừa oại nghiêm lại vừa mang khí chất của một nhà lãnhđạo thực thụ, thể hiện qua cách ông chiến đấu và cư xử với đồng đội ở chiếntrận “Kinh bật lên một tiếng chửi, một nửa khuôn mặt Kinh tự nhiên tê dại đi.Lượng bồi thêm một chùm đạn vào đám quân Mỹ đang nằm bẹp sau các xácchết rồi chạy vội về phía Kinh Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâuxuống Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành málấm đầy bụi tro xuống cằm Khoảng túi áo ngực và cả báng súng Kinh đangcầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro Kinh ngồi bệt giữa đất choLượng quấn vòng băng cá nhân trùm kín đầu Kinh dặn Lượng cách vừa đánhvừa rút Kinh đã bị choáng nhưng vẫn còn khỏe lắm Ông cúi xuống xốc đồngchí bị thương lên lưng, bước từng bước chắc chắn và chậm chạp về phía sau,thỉnh thoảng dừng lại kẹp súng vào nách bắn yểm hộ cho Lượng” Nhữngngười lính được miêu tả với những nét chấm phá tinh nghịch “Một anh nhanhnhẹn trong khi mọi người vẫn còn tíu tít cả chân tay thì anh ta đã buông mìnhnằm thăng cẳng trong chiếc võng và bất ngờ thét lên một tiếng: “Trường Sơnơi” làm rung chuyển cả khu rừng Dăm ba anh chưa kịp sửa soạn chỗ ăn chỗnằm đã nhảy bổ xuống suối thò lút cánh tay vào các hốc đá moi lên từng vốc
cá Một anh ngồi ngay giữa vệ cỏ hí hoáy ghi chép lên cuốn sổ tay Một anhkhác vác dao vạc ngay một mảng vỏ trên một thân cây rất lớn bên đường,dùng méc - quya vẽ đè lên thớ gỗ trắng vẫn còn chảy nhựa một chiếc mũi tên
to sù như đuôi một con dím và ba chữ: “Đoàn Thu Bồn” Ở các nhân vật đó tathấy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng họ đều có chung lý tưởng
Trang 21đó là đấu tranh giải phóng dân tộc Nguyễn Minh Châu đã mang cảm hứng sửthi lan tỏa khắp tác phẩm từ việc xây dựng tầm vóc các nhân vật như nhữngngười anh hùng, sự kết tụ sức mạnh và mỗi nhân vật đều mang ý chí, phẩmchất chung của cộng đồng, của đất nước
Con người sử thi thời đó sống vì cái chung hơn vì cái riêng Cái tôicàng như nhỏ bé đi trước cái ta cộng đồng Con người sử thi là con ngườitrong vắt, con người của lý tưởng, của niềm tin, rất khó tìm thấy ở họ có chút
gì riêng tư cho cá nhân mình
Thứ hai, xu hướng sử thi còn bộc lộ mạnh mẽ qua cách tác giả xâydựng và giải quyết các mối quan hệ trong tiểu thuyết:
Tình yêu trai gái hòa lẫn vào tình yêu đất nước, tình yêu nhỏ nằmtrong tình yêu lớn Minh chứng trong bức thư vợ chính ủy Kinh gửi chochồng, trong bức thư của người vợ, dù đã có tuổi (vợ chính ủy Kinh) gửi chochồng cũng có thể tìm thấy ở bất kỳ lá thư nào của những người vợ trẻ: “ ởnhà mọi người đều bình yên và đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiềntuyến chống Mỹ, cứu nước” Những người vợ ấy đã xác định rõ không chỉ gửithư cho chồng mà còn cho cả đồng chí của chồng Hay trong cách tác giả thểhiện tình yêu trai gái trong tác phẩm, minh chứng tiêu biểu nhất như tình yêucủa nhân vật Lữ và Hiền
Tình cảm mà tác giả lựa chọn để làm nổi bật chính là tình đồng đội, đó
là mối quan hệ tất yếu phải lựa chọn Tất cả mọi tình cảm như tình cha con,anh em thậm chí là tình yêu đôi lứa cũng đều được quy định bởi tình đồng đội,bởi ý thức cách mạng của những người lính Tình cảm gia đình là thứ tìnhcảm thiêng liêng, quý giá của mỗi con người, nhưng trong cuộc chiến của toàndân tộc, nó cũng trở nên bé nhỏ so với vận mệnh của quốc gia Nhân vật Khuê(Dấu chân người lính) khi biết tin “nhà bị bom, chết một đứa em lên năm, bà
mẹ bị thương nặng, nhà bay mất không còn một mảnh ván” cũng coi nhưkhông có chuyện gì xảy ra, vì nếu nói sẽ ảnh hưởng đến tinh thần anh emtrong đại đội
Trang 22Cách tác giả giải quyết các mâu thuẫn trong các mối quan hệ:
Trong mối quan hệ rối ren giữa ba nhân vật Lượng – Xiêm – Kiếm.Tình cảm của Lượng đối với Xiêm ngày một lớn dần nhưng có một điều quantrọng rằng Xiêm đã có chồng là Kiếm, Kiếm lại là kẻ thù của Lượng NguyễnMinh Châu đã xử lý mối quan hệ tình cảm trông có vẻ rất “tiểu thuyết” nàytheo cách sử thi Lượng vẫn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân,anh không muốn người ta đồn rằng “Một cán bộ giải phóng đã cướp vợ củamột tên lính Ngụy” Trong một lần đánh đồn giặc thì Lượng còn có chủ ý đitìm kẻ thù về cho Xiêm – người mình yêu
Trong cuộc xung đột chính trị trong gia đình già Phang và thằngKiếm được Nguyễn Minh Châu giải quyết theo khuynh hướng sử thi Tác giả
đã cho Kiếm quay về cuộc sống làm ăn lương thiện, kết thúc mâu thuẫn chacon, mâu thuẫn vợ chồng Tác phẩm kết thúc trong sự thắng lợi của cáchmạng, cả một vùng rộng lớn được giải phóng, lòng người nao nức trước thắnglợi, bởi vậy tác phẩm vẫn mang âm hưởng của hùng ca như một tác phẩm sửthi
Thứ ba, xu hướng sử thi còn thể hiện qua không gian của tác phẩm: Không gian chiến trường hoành tráng, giới thiệu đầy đủ những trithức về chiến tranh như các loại binh chủng, tổ chức quân đội, kinh nghiệmchiến trường, khung cảnh chiến trường, tinh thần chiến đấu: “Súng trường,tiểu liên báng gập, tiểu liên cực nhanh của Mỹ, lựu đạn, thuốc nổ, các thứđược bày biện thứ tự trên những tấm ván nằm” Khung cảnh chiến trườngđược miêu tả vừa khái quát, vừa cụ thể và sống động “Khe Sanh là một thunglũng ngang dọc, mỗi bề khoảng chừng mười cây số Với tầm quan trọng nhưthế, bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ đã thiết lập một hệ thống phòng ngự vững chắcgồm cứ điểm Tà Cơn chi khu quân sự Hướng Hóa và cứ điểm làng Vây…”.Qua cách miêu tả không gian của tiểu thuyết người đọc vẫn thấy được hơihướng sử thi hào hùng, bi tráng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm
Trang 23Không gian thiên nhiên là núi non, sông ngòi, cây cỏ, chim chóc, thúvật, sản vật Không gian xã hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất vàchiến đấu: “Một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừnglên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng Tiếp giápvới bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác
ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồnđịch”
Không gian hậu phương của cuộc chiến cũng được Nguyễn MinhChâu tái hiện lại như một hiện thực mang đậm chất sử thi thời đại Hậuphương luôn hướng về tiền tuyến với tất cả tinh thần và vật chất Trong tácphẩm đó là hình ảnh nông thôn với ruộng đồng, bờ bãi và trường học như ngôitrường nơi Lữ cắp sách đến trường, những nơi tiền tuyến xa xôi của vợ Kinh,
mẹ Khuê… Không gian chiến trường và không gian hậu phương kết nối nhautạo nên một không gian rộng lớn, có tầm vóc núi sông, những con người ởnhững miền đất xa xôi dù cách xa nhau nhưng luôn có một dây liên lạc vữngbền và sâu sắc
Thứ tư, trình tự thời gian của tác phẩm – thời gian tuyến tính:
Khoảng thời gian trong tác phẩm đi cùng với từng khoảng thời giancủa cuộc cách mạng dân tộc, chất chứa những sự kiện trọng đại, nhiều biến cố,chuyển động cùng với nhịp vận động của dân tộc Thời gian trong tác phẩm làmột dòng chảy tiếp nối quá khứ để hiện tại đến tương lai Hiện tại, quá khứđều được đặt chung một điểm nhìn, điểm nhìn này khiền chúng ta có cảm giácmọi việc như đang diễn ra trước mặt
Thứ năm, khuynh hướng sử thi thể hiện qua âm hưởng và giọng điệucủa tác phẩm:
Tác phẩm mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽtình cảm người đọc Tinh thần thể hiện trong tác phẩm là tinh thần lạc quan,tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân