1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc

32 2,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 384,5 KB

Nội dung

Đặc biệt là những mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời sống sinh viênnhư: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt…từ đó sinh viên có thể có những biện pháp để cảithiện mức sống cũng như chi tiêu củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỚP QTKDK30

BÁO CÁO MÔN HỌC MÔN: NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ

THỰC HIỆN : Nhóm Bluesky GVHD : Nguyễn Văn Tuấn

Đà Lạt_ tháng 5 năm 2008

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… 04

1 Lý do chọn đề tài……… 04

2 Mục tiêu nghiên cứu……… 05

3 Đối tượng nghiên cứu……… 05

4 Giả thuyết nghiên cứu……… 05

5 Phương pháp nghiên cứu……… 05

6 Bố cục của đề tài……… 06

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN I TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIÊT NAM……… 07

1 Bối cảnh kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến……… 07

2 Vấn đề kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế ……… 09

II CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1 Các khái niệm liên quan ……… 11

2 Mô hình nghiên cứu……… 12

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I MẪU NGHIÊN CỨU……… 13

II CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU……… 13

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 13

1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ……… 13

2 Phương pháp thống kê toán học……… 14

Chương 3: PHÂN TÍCH KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU I TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA SINH VIÊN LỚP NVK30A………… 15

1 Đánh giá mức thu nhập của sinh viên lớp NVK30A……… 15

II TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP……… 16

Trang 3

III NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN ĐỜI SỐNG………… 17

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ

Trang 4

đề bức xúc của người dân, được nhà nước quan tâm hàng đầu

Lạm phát quý đầu năm 2008 là 9.19%, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh đặc biệt làlương thực thực phẩm (56%) Sự gia tăng giá cả này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đếnđời sống nhân dân mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Chính vìvậy mà chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế giá cả tăng cao, đảm bảo đờisống nhân dân Một số biện pháp thắt chặt tiền lượng tiền lưu thông trên thị trườngnhư là tăng lãi suất vay, hạn chế tiền vay… Nhưng cho đến nay vẫn chưa đem lại hiệuquả cao Giá cả vẫn cứ tăng nhanh, đời sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn.Đặc biệt là bộ phận người dân có thu nhập thấp, khônng ổn định, có mức lương cốđịnh

Sinh viên cũng là một bộ phận trong số lớn những người có “thu nhập” thấp, có tính

cố định Bởi lẽ số tiền sinh viên có được chủ yếu là do gia đình chu cấp hoặc làm thêm

mà có được Vì vậy việc chi tiêu của sinh viên sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khigiá cả tăng cao Đặc biệt là những mặt hàng liên quan trực tiếp đến đời sống sinh viênnhư: thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt…từ đó sinh viên có thể có những biện pháp để cảithiện mức sống cũng như chi tiêu của mình bằng cách đi làm thêm hay tiết kiệm hơn…

và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến học tập cũng như sức khỏe của sinh viên

Trang 5

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng giá cả đến đời sống nhân dân nóichung và sinh viên lớp NVK30A nói riêng chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “tácđộng của sự gia tăng giá cả hàng tiêu dùng đến đời sống sinh viên lớp NVK30A trườngĐại học Đà Lạt” có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

Để thực hiện bài báo cáo này một cách thuận tiện chúng tôi sẽ thay thế cụm từ: “sốtiền gia đình chu cấp + số tiền có được nhờ làm thêm” bằng từ “thu nhập”

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung: sự tác động của sự gia tăng giá cả đến đời sống sinh viên lớpNVK30A

 Mục tiêu cụ thể:

 Khảo sát mức “thu nhập” của sinh viên lớp NVK30A

 Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng giá cả đến đời sống sinhviên lớp NVK30A

 Tìm hiểu một số biện pháp chủ yếu để cải thiện việc chi tiêu của nhữngsinh viên được nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề của tài

 Đối tượng nghiên cứu: giá cả và đời sống sinh viên lớp NVK30A

 Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: sinh viên lớp NVK30A trường Đại học Đà Lạt

 Thời gian: từ 01/05/2008 đến 30/05/2008

4 Giả thuyết nghiên cứu

 Sự gia tăng giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh viên lớp NVK30A

 Khi giá cả tăng cao phần lớn sinh viên lớp NVK30A sẽ có những biện phápcải thiện chi tiêu

 Chất lượng cuộc sống, học tập của những sinh viên nói trên bị thay đổi đáng

kể khi giá cả tăng cao

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi

Trang 6

 Phương pháp xử lý, thống kê toán học, phân tích kết quả nghiên cứu bằngphần mềm SPSS.

6 Bố cục của đề tài: bố cục của bài báo cáo được chia làm 4 chương:

Chương 1 là Cơ sở khoa học và lý luận, Giải thích các khái niệm liên quan đến đềtài, xây dựng mô hình nghiên cứu Chương 2 là tổ chức và phương pháp nghiên cứu.Chương 3 là phân tích và tổng hợp kết quả nghiên cứu Tình hình chung về giá cả hàngtiêu dùng hiện nay, phân tích số liệu thu thập Đưa ra các bảng biểu về “thu nhập” củasinh viên lớp NVK30A, các biện pháp cải thiện chi tiêu, sự thay đổi chất lượng cuộcsống của những sinh viên này Chương 4 là các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu

Trang 7

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN

I TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀI NĂM GẦN ĐÂY

Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt bậc, tăngtrưởng nhưng vẫn trên cơ sở phát huy vốn và sử dụng lao động là chính chứ chấtlượng, hàm lượng giá trị tăng thêm, sức cạnh tranh của hàng hóa… vẫn còn rất hạnchế

Giá hàng hóa tiêu dùng cũng tăng rất cao, dự báo khoảng 8-8,5% tác động xấu đếnđời sống của nhân dân, đặc biệt là bộ phận dân cư có thu nhập thấp, những ngườinghèo, những người hưởng lương

Mức tăng GDP của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 3,5% mà giá cả tăng tới 8% thìngười dân khu vực này sẽ bị tụt hậu và khoảng cách giữa các khu vực ngày càng lớn

Sự tăng giá cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách của Nhà nước khiến nhiều chínhsách không còn thích hợp

Tăng trưởng nói chung thì tốt nhưng đi vào cụ thể xem bao nhiêu tầng lớp dân cưđược hưởng lợi từ sự tăng trưởng này lại chưa hẳn đã tốt

Có rất nhiều bộ phân dân cư không được hưởng lợi từ tăng trưởng vì thu nhập của

họ rất thấp và phải chịu giá tiêu dùng rất cao

Ở miền núi, sau một năm thu nhập của người dân vẫn thế Vì vậy, chưa phải tăngtrưởng cao mà đời sống của người dân đã được cải thiện

Người dân có khi không quan tâm tăng trưởng thế nào mà chỉ cần biết năm nay hơnđược năm ngoái cái gì, đường sá thế nào, điện thế nào, đời sống ra sao

1.Bối cảnh kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

Đất nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 trongbối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và rất khó lường Kinh tế Mỹ suygiảm nghiêm trọng: GDP quý IV năm 2007 chỉ tăng 0,6%, thấp hơn rất nhiều so vớicác quý trước đó Theo nhiều dự báo, kinh tế Mỹ cả năm 2008 chỉ tăng 1,5% Thậmchí, có những nhận định cho rằng, kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn suy thoái Đồng

Trang 8

Đôla Mỹ (USD) giảm giá so với nhiều đồng tiền khác, giá cả của hầu hết các mặt hàngtrên thị trường thế giới tăng cao, sự suy giảm của kinh tế Mỹ, nền kinh tế chiếmkhoảng 25% tổng GDP toàn cầu và trên 15% tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá thế giới,

đã tác động mạnh và kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế Giá tăng cao ở hầuhết các nước, kể cả ở các nước có nền kinh tế mạnh và đã duy trì được mức giá thấptrong nhiều năm Nhiều quốc gia đã phải điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng từ 1đến 2% Nếu kinh tế Mỹ rơi vào chu kỳ suy thoái, tình hình có thể còn phức tạp hơn.Đến nay, kinh tế nước ta đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, độ mở củanền kinh tế là rất lớn với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tương đương khoảng 160%GDP, trong đó, nhập khẩu gần 90% GDP Những biến động bất lợi ngoài tầm dự đoánnhư vừa qua của kinh tế toàn cầu và giá cả thị trường thế giới đã tác động tiêu cực đếntăng trưởng và đến mặt bằng giá trong nước với mức độ mạnh hơn nhiều so với trướcđây và so với nhiều nước khác

Trong nước, hai năm 2006 - 2007, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại rất nặng nề(thiệt hại kinh tế khoảng 33.600 tỷ đồng) chưa được khắc phục thì đầu năm nay, đợt rétđậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung bộ đã gây tổn thất lớn về vật chấtcho nhân dân và tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp

Bối cảnh quốc tế, trong nước nêu trên đã làm cho những yếu kém của nền kinh tế

và trong cơ cấu kinh tế của nước ta bộc lộ sâu sắc hơn trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế, tạo ra những thách thức gay gắt cho việc quản lý và điều hành phát triển kinh

tế

Tuy nhiên, do những tác động của kinh tế thế giới và những bất cập, yếu kém trongquản lý, điều hành kết hợp với các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế đã làm cho tìnhhình kinh tế quý I năm 2008 có những diễn biến bất lợi như: Lạm phát cao, giá tiêudùng tháng 3 đã tăng 9,19% so với tháng 12 năm 2007; nhập khẩu tăng mạnh, chênhlệch xuất - nhập khẩu lên tới hơn 7 tỷ USD và bằng 56,5% kim ngạch xuất khẩu Tìnhhình đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống của các tầng lớpnhân dân, nhất là những người làm công ăn lương và người nghèo, đe doạ đến ổn định

Trang 9

vĩ mô, tác động không thuận đến môi trường đầu tư, kinh doanh.(số liệu phục vụ cho

đoạn phân tích trên được thu thập tại website http://www.thegioitin.com.vn)

Trở lại vấn đề tăng chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát của nước ta trong năm 2007

Nguyên nhân và các dạng lạm phát trong năm nay có thể được tóm tắt như sau: Lạm

phát do cầu kéo (ví dụ, nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị

hạn chế đầu năm do bất lợi thời tiết ); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng

như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa khiến cho chi phíđầu vào của sản xuất trong nước tăng lên và giá đầu ra, vì vậy, cũng bị đẩy lên cao

hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích cầu thông qua

việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán những năm gần

đây); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn

đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dượcphẩm hay sắt thép Cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ số giá tiêu dùng và lạm pháttăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Những tácđộng chủ yếu bao gồm: Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnhhưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Lạm phátcao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước Khi các mức giá cả trong tương lai khó dựđoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn.Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ bị giảm xuống vàmức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi Lạm phát cao khuyến khích các hoạt độngđầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi cólạm phát, nếu ngân hàng không tăng lãi suất tiền gữi thì dân chúng sẽ không gửi tiền ởngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao ) Lạm phátcao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có thu nhập không tăng kịp mức tăng củagiá cả, đặc biệt là những người sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởnglương hưu hay công chức Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi

2.Vấn đề kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô

Hiện nay nước ta đang thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, một

số biện pháp chủ yếu mà nước ta đang áp dụng như:

Trang 10

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợtín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyênnhân quan trọng gây lạm phát

zHai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng

ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư củadoanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội Cắt giảm nguồnđầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả củanền kinh tế

Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục

nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam

đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư

tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất làgiải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước

và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, lại không gây phản ứng phụ

Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm

nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất

và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặnđầu cơ

Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãngphí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị Tiềm năngtiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn

Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành

pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biếnđộng trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất vàtiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực

Trang 11

phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu,khoáng sản.

II CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.Các khái niệm liên quan

Định nghĩa về lạm phát được chấp nhận rộng rãi xem lạm phát như sự gia tăng

liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế Tỷ lệ lạm phát có nghĩa là tỷ lệtăng của mức giá cả nói chung trong nền kinh tế theo thời gian Một trong những thước

đo phổ biến nhất về sự gia tăng mức giá cả nói chung đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua

các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn lànăm gốc Chỉ số này phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng là mộtthước đo của lạm phát

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, là khoản

tiền mà chúng ta phải bỏ ra để có được một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ nào đó

Hàng tiêu dùng là các loại hàng hóa để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, gia đình

hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt (Trần Minh Đạo, Marketing, Nhà xuất bảnThống kê, 2006)

Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó trong nền kinh tế, xã hội

nhận được thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhấtđịnh không phân biệt nguồn hình thành (Nguyễn Văn Phong, Giáo trình Thuế vụ, Đạihọc Đà Lạt, 2007)

Trang 12

2 Mô hình nghiên cứu

Trong mô hình trên chúng tôi đi nghiên cứu lần lượt về các yếu tố như giá cả, sự giatăng giá cả nói chung và giá cả hàng tiêu dùng nói riêng, nhu cầu chi tiêu cho ănở….Để từ đó chúng tôi có cơ sở cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá cả hàngtiêu dùng đến đời sống của những sinh viên trong tổng thể nghiên cứu

Đời sống vật chất

Ăn, mặc Vui chơi giải trí

Nhà trọ,

đi lại, liên lạc

Vật dụng

sinh hoạt,

học tập.

Đời sống tinh thần

Sự gia tăng giá cả Đời sống sinh viên

Trang 13

Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I MẪU NGHIÊN CỨU

Tổng thể mà chúng tôi nghiên cứu là lớp Ngữ Văn K30A với 105 sinh viên.Nhưng chúng tôi chỉ chọn ngẫu nhiên 70 sinh viên để tiến hành nghiên cứu phục vụcho đề tài của chúng tôi

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: n = N/(1+N.e2)

Trong đó: - n: quy mô (cỡ) mẫu khảo sát = 70 sinh viên lớp NVK30A

- N: quy mô dân số chọn mẫu = 105 sinh viên lớp NVK30A

- e: sai số chọn mẫu mong muốn (khảo sát này e = 5%)

II CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU

Xây dựng cơ sở nghiên cứu:

 Họp nhóm để lấy thông tin cho việc xây dựng bảng hỏi

 Xây dựng bảng hỏi và xác định mẫu nghiên cứu

 Chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện bảng hỏi

 Phát bảng hỏi để thu thập số liệu

 Tiến hành xử lý số liệu, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu

 Viết báo cáo

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Chúng tôi đã tiến hành họp nhóm để xây dựng bảng hỏi và cuối cùng đã xây dựngđược 10 câu hỏi phục vụ cho đề tài Trong các câu hỏi, chúng tôi đã đưa ra các phương

án lựa chọn cụ thể với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu Nội dungbảng hỏi bao gồm các phần chính:

o Phần 1: tìm hiểu về “thu nhập” của sinh viên (Câu 2).

o Phần 2: tìm hiểu về tình hình chi tiêu và biện pháp cải thiện chi tiêu của sinh

viên (câu 3,4).

Trang 14

o Phần 3: những yếu tố ảnh hưởng lớn đến đời sống của sinh viên lớp NVK30A

do giá cả hàng tiêu dùng tăng cao (câu 5,6,7,8,9,10)

2.Phương pháp thống kê toán học:

 Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 và EXCEL để xử lý kết quả nghiên cứu, tínhtoán các giá trị như trung bình cộng, trung vị, yếu vị và một số các chỉ tiêu thống kêtoán học khác

Trang 15

Chương 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I TÌNH HÌNH “THU NHẬP” CỦA SINH VIÊN L ỚP NVK30A

1 Đánh giá mức “thu nhập” của sinh viên lớp NVK30A

Theo kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi, tình hình “thu nhập” của sinh viênlớp NVK30A được thống kê cụ thể như sau:

(Bảng 1: Thu nhập của sinh viên lớpNVK30A)

(Bảng 2: các tính toán tương đối về “thu nhập” của SV lớp NVK30A)

Qua các bảng số liệu trên ta thấy mức “thu nhập” của 66 sinh viên lớp NVK30A nằmtrong khoảng từ 500.000đồng đến 2000.000đồng mức “thu nhập” thấp nhất của mộtsinh viên là 500.000đông/tháng và cao nhất là 2.000.000đ/tháng Trong đó phần lớn(Mode) các sinh viên có “thu nhập” là 1000.000đồng (29 sinh viên_chiếm 43.94%)

Trang 16

Mức “thu nhập” bình quân (mean) của những sinh viên này là 888.000 đồng và trongtổng số 66 sinh viên được nghiên cứu thì có 50% số sinh viên có “thu nhập” trên850.000đồng và 50% số sinh viên có “thu nhập” dưới 850.000đồng (giá trị trung vị củabảng …)

II TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHI TIÊU

Phù hợp Làm thêm Tiết kiệm Xin thêm gia đình Biện phápkhác Tổng

(Bảng 3: các biện pháp cải thiện chi tiêu )

Theo bảng trên (bảng 3) ta thấy trong tổng số 66 quan sát có 47 sinh viên (chiếm

71.21%) có mức “thu nhập” không đủ để chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống và phải cónhững biện pháp cải thiện chi tiêu Trong số những sinh viên không đủ chi tiêu thì đaphần(27sv) các sinh viên phải tiết kiệm hơn trong việc chi tiêu của mình

Bên cạnh đó thì cũng có những sinh viên phải chọn biện pháp đi làm thêm(13 sinhviên) Điều này thì cũng mang lại những tác động nhất định đến sức khỏe cũng như vềmặt học tập của những sinh viên này Đồng thời chỉ có 5 sinh viên chọn phương án cảithiện chi tiêu bằng cách xin thêm gia đình

Như vậy với mức “thu nhập” hiện tại của hầu hết sinh viên là không đủ chi tiêu vàthực tế nhiều sinh viên chọn một số phương án cải thiện chi tiêu bằng sự nổ lực củabản thân, tranh thủ thời gian để đi làm thêm mà không phụ thuộc vào gia đình vì khôngmuốn gia đình vất vả hơn Bên cạnh đó cũng có một số ít sinh viên có tâm lý lạc quan

và lựa chọn phương án xin thêm gia đình giành những khoảng thời gian đó vào việchọc tập để đạt kết quả tốt hơn và kết quả học tập và sức khỏe chịu ảnh hưởng từ cácphương án mà sinh viên đã lựa chon để cải thiện chi tiêu

Ngày đăng: 25/01/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Mơ hình nghiên cứu - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
2. Mơ hình nghiên cứu (Trang 12)
I. TÌNH HÌNH “THU NHẬP” CỦA SINH VIÊN LỚP NVK30A - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
30 A (Trang 15)
II. TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHI TIÊU - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
II. TÌNH HÌNH CHI TIÊU VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHI TIÊU (Trang 16)
(Bảng 5: thu nhập_dinh dưỡng_sức khoẻ và học tập của SV lớpNVK30A) - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
Bảng 5 thu nhập_dinh dưỡng_sức khoẻ và học tập của SV lớpNVK30A) (Trang 18)
(Bảng 4: các mặt hàng chủ yếu tác động đến sinh viên lớpNVK30A) - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
Bảng 4 các mặt hàng chủ yếu tác động đến sinh viên lớpNVK30A) (Trang 18)
2 Sau khi Thầy chỉnh sửa bảng câu hỏi về sửa chữa thành bảng câu hỏi nháp - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
2 Sau khi Thầy chỉnh sửa bảng câu hỏi về sửa chữa thành bảng câu hỏi nháp (Trang 21)
BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC (Trang 22)
CÁC BẢNG SỐ LIỆU SỦ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
CÁC BẢNG SỐ LIỆU SỦ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH (Trang 23)
BẢNG 2 - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
BẢNG 2 (Trang 25)
BẢNG 3 - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
BẢNG 3 (Trang 26)
BẢNG 5 - Tài liệu Báo cáo môn học Nguyên lý thống kê kinh tế doc
BẢNG 5 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w