Hậu trườngkinhdoanhbánlẻtạiPháp
Ngành kinh doanhbánlẻ hiện nay đang rất phát triển. Với xu hướng công
nghiệp hoá, đô thị hoá siêu thị đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của người
tiêu dùng ở các đô thị lớn, góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố, tạo ra mô
hình kinhdoanh theo quy mô lớn. Tuy nhiên, kinhdoanh siêu thị mặc dù “siêu lợi
nhuận” nhưng không hề dễ dàng chút nào.
Chỉ khi nhìn vào hoạt động kinhdoanh thực tế của các siêu thị, ta mới thấy hết
sự phức tạp và cũng sẽ có rất nhiều quy tắc cần ghi nhớ nếu muốn thành công trong
lĩnh vực kinhdoanh này. Phân tích đôi nét về hoạt động ở hậutrường của một số siêu
thị lớn tạiPháp có thể cho Bạn một cái nhìn sâu hơn nếu bạn muốn kinhdoanh siêu
thị.
*) Vài số liệu bình quân mỗi tháng ở siêu thị tạiPháp
- 15.000 tấn đường được bán ra (bằng lượng đường cung cấp cho 2,5 triệu ly
cafe).
- 228.000 lít nước suối khoáng được tiêu thụ (tương đương với lượng nước một
bể bơi trung bình).
- 300.000 khách hàng (hơn số vé bán cho khác tham quan nhà thờ Notre Dame
trong một năm).
- 1600 euros tiền mua hàng của mỗi khách hàng (tương đương 1/3 tiền lương
tối thiểu)
- 195 tấn phế liệu (bằng số rác thải của 6500 hộ trong một tháng tại Pháp)
- 90 tấn thịt (tương đương với 180 con bò).
- 2700 xe tải chở tới 40.000 tấn sản phẩm
- Diện tích sử dụng khoảng 7800 m2, doanh số 60 triệu euros, nhân viên 370
người, số sản phẩm bán ra khoảng 75000 loại với 2500 nhãn hiệu hàng.
*) 30 năm qua, các siêu thị đã chiếm 50% doanh số bánlẻtạiPháp
Ngày nay, tại Pháp, các bà nội trợ ít nhất cũng một tháng một làn đẩy xe, xách
giỏ đựng hàng đi dọc các con đường nhỏ trong siêu thị. Siêu thị đầu tiên ở Pháp ra đời
năm 1963 ở Saite Geneve. Từ trước người ta chưa hề thấy loại cửa hàng cỡ lớn như
thế. Từ đó, người ta gọi là “siêu thị” những cửa hàng có diện tích trên 500 m2. Số
lượng siêu thị không ngừng tăng lên do đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời
gian (mua nhiều thứ ở một nơi), tiền bạc (giá gốc) và chất lượng bảo đảm (hàng trong
thời hạn sử dụng, không sợ hàng giả). Đến nay, số lượng siêu thị tạiPháp lên tới 1106
siêu thị. Pháp đứng đầu châu Âu về siêu thị với tỷ lệ bình quân 1,5 cửa hàng/100.000
dân.
*)Thời gian chuẩn bị cho việc kinhdoanh
Đêm của siêu thị đều rất ngắn. Vào 5 giờ sáng, từ 90 đến 100 xe tải hàng hoá
bắt đầu hoạt động, mang tới hàng trăm tấn sản phẩm. Các xe tải này chuyển những mặt
hàng từ các khu trung chuyển tới theo yêu cầu của siêu thị. Trong khi đó, gần 40 nhân
viên từ 5 giờ đến 9 giờ có nhiệm vụ dỡ hàng, mở bao bì, kiểm tra và đóng gói. Khoảng
một chục nhân viên vệ sinh lái xe hút rác, lau chùi dọc mọi con đường, lối đi làm cho
hàng cây số đường sạch láng. Cùng lúc, khoảng hai chục nhân viên bán hàng sắp xếp
lại và bổ sung các quầy hàng. Mười hai nhân viên bảo vệ kiểm tra lại camera xem
chúng hoạt động có hoàn chỉnh không, đặc biệt là ở những quầy hàng hoá được ưa
thích như quần áo, đĩa compact, Họ kiểm tra cả máy báo động đặt ở nhiều cửa ra
vào, chúng sẽ rú lên nếu có người mang hàng ra mà chưa trả tiền. Những vụ trộm cắp
ở các siêu thị thường gây tổn thất từ 50.000 đến 2 triệu euros mỗi năm.
Chênh lệch giữa giá mua và bántại các siêu thị của Pháp rất thấp (từ 0,9 đến
2,3 % tuỳ theo từng loại hàng): Đó là quy luật cạnh tranh và phát triển của các siêu thị!
Xuất phát từ những yêu cầu rất cao của công việc kinhdoanh siêu thị nên đòi
hỏi mọi việc phải được quản lý rất chặt chẽ đồng thời thu hút được nhiều khách hàng.
Trước khi mở cửa đón khách hàng, 3 nhân viên trang trí hoàn thành việc treo, dán
những bảng hiệu giới thiệu mặt hàng mới và hàng hạ giá; 6 nữ tiếp viên, 16 thư ký,
117 thu ngân viên tất cả 370 người sẵn sàng chờ đón khách hàng. Các nhân viên bán
bánh mỳ, bán cá luôn phải chuẩn bị trong “phòng thí nghiệm” những thực phẩm được
mang tới từ sáng sớm.
*)Một vài quy tắc kinhdoanh cơ bản
Trong kinh doanh, các siêu thị tạiPháp luôn coi trọng Quy tắc vàng ngọc đối
với những sản phẩm tươi sống hơn những sản phẩm khác là đặt số lượng hàng cần
thiết, không quá nhiều hoặc quá ít. Chẳng hạn như đối với sản phẩm thịt, quầy trưởng
phải dựa vào lượng thịt trung bình trong năm qua để quyết định số lượng tiêu thụ. Tuy
nhiên, con số này luôn được điều chỉnh hàng ngày cho sát thực tế. Thịt phải tươi, đó là
yêu cầu bắt buộc. Thịt được chuyển thẳng từ các trại chăn nuôi không qua kho trung
chuyển, sau khi được lưu lại phòng lạnh, thịt sẽ được các nhân viên làm sạch, cắt rồi
chuyển qua băng chuyền để được cân, bọc màng plastic và dán nhãn cũng như giá tiền.
Cùng với việc quản lý hoàn chỉnh ở đầu ra, yếu tố quan trọng đối với các siêu
thị ở đầu vào là tìm nguồn hàng với giá hạ, có chất lượng. Ở đây diễn ra cuộc cạnh
tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất và các siêu thị mà phần thắng bao giờ cũng
thuộc về các “nhà buôn lớn”. Đuổi theo quy luật cạnh tranh, các siêu thị phải ép giá
các nhà sản xuất để có sản phẩm hạ giá và cũng vì cạnh tranh mà các doanh nghiệp
cung cấp phải nhượng bộ để bán được toàn bộ sản phẩm với lãi suất thấp đôi chút, có
lúc phải giảm giá 20%. Ngoài việc có tiền để tái sản xuất, những nhà cung cấp còn
được siêu thị đưa lên danh mục mặt hàng quảng cáo, giới thiệu. Vả lại, một siêu thị
bao giờ cũng đặt hàng ở nhiều doanh nghiệp để giữ quyền chủ động và kích thích cạnh
tranh.
Có thể nói, chìa khoá thành công của một siêu thị Pháp là tổ chức khoa học và
chặt chẽ; mặt hàng phong phú, đa dạng, có chất lượng, giá cả hợp lý được khách hàng
chấp nhận.
. Hậu trường kinh doanh bán lẻ tại Pháp
Ngành kinh doanh bán lẻ hiện nay đang rất phát triển. Với xu hướng. vực kinh doanh này. Phân tích đôi nét về hoạt động ở hậu trường của một số siêu
thị lớn tại Pháp có thể cho Bạn một cái nhìn sâu hơn nếu bạn muốn kinh doanh