Cơhộikinhdoanhtrongxuthếhộitụsố
Trong xuthếhộitụ viễn thông, CNTT và truyền hình,
các dịch vụ IPTV, WiMax và 3G sẽ được phát triển bùng
nổ trong tương lai gần tại Việt Nam.
Đánh giá được đưa ra trongHội thảo Cơhộikinhdoanhtrong ngành vô tuyến và di động tại Việt
Nam thời hội nhập, một hoạt động của VietnamComm 2007, sáng ngày 20/9.
Tại hội thảo, chuyên gia từ nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới như NTT DoCoMo, Cisco,
Qualcomm, Orange (France Telecom), ZTE, trao đổi trực tiếp với đại diện Bộ TT-TT Việt Nam,
Lào, Campuchia cùng các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam. Nội dung chủ yếu xoay quanh
những kinh nghiệm trong phát triển kinh doanh, ứng dụng công nghệ và lộ trình phát triển
ngành CNTT-VT trong thời kỳ hội nhập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường viễn thông tại Việt Nam rất hấp dẫn, được ước tính
khoảng 4 tỷ USD và mức doanh thu tăng trưởng tới 10% mỗi năm. Với 8 nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông, Việt Nam hiện cócó khoảng 10 triệu thuê bao điện thoại cố định, 20 triệu thuê bao
điện thoại di động, 1 triệu thuê bao ADSL và tốc độ thị trường máy tính - CNTT luôn ở mức tăng
trưởng cao 20% mỗi năm. Sự phát triển năng động của thị trường mở ra những cơhộikinh
doanh mới. Tuy nhiên, kinhdoanh thời điểm hiện tại không nằm ở bản thân nhu cầu hiện có của
khác hàng. Thay vào đó, chính những dịch vụ do nhà cung cấp đưa ra sẽ tạo ra những nhu cầu
về trải nghiệm mới.
"Ranh giới giữa CNTT, viễn thông và truyền thông mờ nhạt dần, một thiết bị cóthể kiêm chức
năng của nhiều lĩnh vực", ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Thư ký toà soạn báo Điện tử VietNamNet,
nói. "Điện thoại di động đã cóthể xem truyền hình, kết nối Internet, gửi nhận email, máy tính
thì xem TV và gọi điện VoIP". Theo ông Tuấn, chính công nghệ mạng IP đã đẩy mạnh quá trình
hội tụ giữa 3 lĩnh vực trên. Trong tương lai gần, mọi dịch vụ đều được tích hợp vào một đường
truyền duy nhất đến hộ gia đình.
"Việc đưa ra những dịch vụ mới sẽ đem lại trải nghiệm mới cho người dùng và kích thích sự đột
phá bất ngờ", ông Masayuki Hirata, Phó Giám đốc điều hành NTT DoCoMo, nói. "Sự phổ biến và
phong phú nội dung chính sẽ tạo ra nhu cầu mới cho thị trường".
Đó là kinh nghiệm thực tế của NTT DoCoMo khi triển khai dịch vụ 3G tại Nhật Bản từ năm 2005.
Ngay từ đầu, hãng đã phát triển dịch vụ i-chanel của mình rộng khắp với nhiều nội dung: game,
mobile TV, tin tức, Dịch vụ phổ biến tới mức người dùng cóthể test tính năng bất cứ khi nào
họ muốn. Vì thế, số thuê bao 3G tại Nhật Bản lên tới con số 10 triệu chỉ sau 18 tháng và nhân
đôi thành 20 triệu 1 năm sau đó. Họ sử dụng điện thoại để kết nối Internet, xem truyền hình,
xem thông tin dự báo thời tiết, chứng khoán nhiều hơn là gọi và nhắn tin SMS.
Truyền hình trên Internet (IPTV) là dịch vụ được đánh giá sẽ phát triển bùng nổ bởi hộitụ nhiều
điều kiện cần thiết. Ông Weijun Lee, Phó Giám đốc tập đoàn ZTE - nhà cung cấp dịch vụ IPTV
hàng đầu tại Trung Quốc, nêu ra 3 yếu tố căn bản để phát triển một dịch vụ IPTV, gồm: đường
truyền băng rộng, nội dung đa dạng và thị trường phát triển năng động. Tại Việt Nam, nền tảng
cơ sở hạ tầng của VNPT đảm bảo được những chương trình IPTV hấp dẫn như Karaoke trên
truyền hình, tương tác trực tiếp với những gì nhìn thấy trên màn hình TV.
"Lấy ví dụ để các bạn thấy IPTV thay đổi quan niệm về truyền hình như thế nào. Hãy tưởng
tượng các bạn đang xem chương trình Vietnam Idol rất hấp dẫn. Các bạn không cần soạn tin hay
vào web để bình chọn mà cóthể thao tác ngay trên máy thu hình", ông Weijun Lee nói. "Thực tế
tại những nơi đã triển khai IPTV, tỷ lệ bình chọn như vậy cao hơn hẳn so với qua tin nhắn hoặc
các hình thức khác". Cơhội kiếm tiền từ IPTV gần như được chia đều cho các bên tham gia. Theo
đó, nhà cung cấp dịch vụ được khoảng 30%, nhà cung cấp nội dung 40% và 30% còn lại thuộc
về các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng trên IPTV.
Ông Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện chiến lược Bộ TT-TT, cho biết những dự án truyền
hình analog sẽ dần được hạn chế trong thời gian tới. Thay vào đó, truyền hình KTS sẽ được mở
rộng. Đặc biệt khi vệ tinh Vinasat được phóng lên quỹ đạo trong năm 2008, truyền hình kỹ thuật
số sẽ được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Việc mở rộng truyền hình thế hệ mới sẽ được phổ
biến bằng quỹ của chính phủ. Từ đó làm cơsở để kết thúc truyền hình analog vào năm 2015 -
2020.
Ngoài những nội dung trên, đại diện các hãng công nghệ cũng giới thiệu, phân tích khả năng ứng
dụng và kinh doanhtại Việt Nam của lĩnh vực thông tin di động, kiến trúc mạng thế hệ mới (Next
Generation Network - NGN).
Theo Quantrimang
. Cơ hội kinh doanh trong xu thế hội tụ số
Trong xu thế hội tụ viễn thông, CNTT và truyền hình,
các dịch. bùng
nổ trong tương lai gần tại Việt Nam.
Đánh giá được đưa ra trong Hội thảo Cơ hội kinh doanh trong ngành vô tuyến và di động tại Việt
Nam thời hội nhập,