Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
177,41 KB
Nội dung
Lạmbàn " ChữTâmtrongthưpháp "
Trong chuyến đi gặp gỡ các nhà thưpháp tại thành phố Hồ Chí Minh,
tôi có may mắn được trao đổi trực tiếp với các nhà thưpháp về nhiều
vấn đề xung quanh việc phát triển thưpháp Việt. Nhà nghiên cứu văn
học, thưpháp Vũ Thụy Đăng Lan đã tặng tôi cuốn sách “Chữ tâm
trong thư pháp” mà chị là tác giả.Tôi đã đọc nó khá kỹ với tâm trạng
thích thú.
Có thể còn nhiều điều tôi chưa hiểu thấu đáo do trình độ tiếp thu có
hạn. Tuy nhiên, khi kết hợp những điều đã đọc được với những vấn đề
trao đổi trong những cuộc giao lưu với các nhà thưpháptrong thành
phố Hồ Chí Minh, tôi đã hiểu sâu sắc hơn nhiều điều.Nhân dịp này, tôi
muốn bày tỏ những suy nghĩ xung quanh chữ “Tâm” trên cơ sở những
gì mà tôi đã “mắt thấy tai nghe” để quí vị tham khảo. Tôi chỉ muốn coi
đây là những ý kiến cá nhân sau khi đọc cuốn sách và sau chuyến đi
thực tế trong thành phố Hồ Chí Minh, tháng tư vừa qua, tuyệt nhiên
không hề có ý phê bình tác phẩm.
Chữ Tâm
Tác giả Vũ Thụy Đăng Lan viết “…chữ Tâm luôn được tồn tại trong
thư pháp, tách rời chữTâm không còn là thưpháp nữa.” “…Viết thư
pháp nếu bạn có nét chữ đẹp rồng bay phượng múa bạn sẽ chinh phục
được lòng người. Còn việc “giữ được lòng người hay không chính là
cái tâmtrongthư pháp.” Tác giả rất có lý nếu như hiểu chữTâm ở đây
là “ChínhTâm”, nhưng nếu là “Tà Tâm” thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược
lại.Vì vậy khi đọc tác phẩm đó, tôi luôn hiểu rằng chữTâm mà tác giả
nói đến luôn là Chính Tâm. Tôi cũng hiểu rằng trong tác phẩm của
mình, tác giả chỉ muốn đề cập đến ChữTâmtrongthư pháp. Chắc tác
giả cũng như tôi đều hiểu rằng không chỉ trongthưpháp mới cần có
chữ Tâm. ChữTâm luôn luôn cần trong bất kỳ hoạt động nào của con
người, đúng như lời Phật Thích Ca dạy “Nhất thiết duy Tâm tạo”. Chỉ
có điều chữTâm mà Đức Phật nói ở đây bao gồm cả Chính Tâm và Tà
Tâm.Trong phong trào thưpháp Việt, không thiếu những dẫn chứng
đáng buồn xung quanh chữ Tâm. Có không ít người luôn lấy chiêu bài
“Chính Tâm” ngụy trang cho cái “Tà Tâm” của mình để hành động,
nhằm đầu cơ trục lợi. Trongthưpháp Việt cũng đã xuất hiện khá nhiều
hiện tượng như vậy. Một trong những ví dụ đó là hiện tượng người ta
dựng “Thư pháp Truyện Kiều và Tuyên ngôn Độc lập” thành “kỷ lục”
thư pháp. Công phẫn trước những hành động tà tâmtrongthư pháp, nhà
thư pháp – hoạ sỹ Lê Quốc Việt đã viết một bức thưpháp treo giữa phố
Ông Đồ xuân Canh Dần với dòng chữ “THƯ PHÁP CHÉM GIÓ LỪA
ĐẢO”.
Bất kỳ con người bình thường nào cũng đều có tâm và ý thức được cái
tâm đó. Tuy nhiên, cái Tâm không phải là “vô hướng” mà là “có
hướng”. Cái Tâm xuất phát từ bản thân mình, nhưng hướng vào đâu
mới là điều quan trọng. Một tác phẩm muốn cảm hóa được người
thưởng thức chỉ khi được thực hiện bởi nhân tâmtrong sáng – chính
tâm. Những tác phẩm xuất phát từ tà tâm có thể nhất thời đánh lừa
được công chúng, nhưng sớm muộn công chúng nhận ra. Khi các nhà
thư pháp sử dụng đến tà tâm cũng là khi họ gặp bế tắc trong sáng tác,
tức là họ bắt đầu đi vào ngõ cụt. Hậu quả của hành động đó sẽ dẫn họ
đến thất bại. Thực tế đã có những người thất bại rồi đó!
Có một điều cần nhấn mạnh thêm: “chữ Tâm” chỉ là điều kiện CẦN mà
chưa ĐỦ quyết định thành công trong sáng tác. Vậy,để thành công
trong nghệ thuật, tác giả còn cần gì nữa. Đó là NĂNG LỰC của tác giả.
Quá nhấn mạnh vào chữTâm có thể làm cho một số người nghĩ chỉ cần
có tâm sẽ thành công và sinh ra ảo tưởng về khả năng của mình. Có
“Tâm” rồi, để có thể thể hiện cái “Tâm” đó tác giả phải có năng lực. Có
thể có những những người không được đào tạo một cách bài bản nhưng
do có năng khiếu bẩm sinh nên vẫn thành công. Năng khiếu cũng chỉ là
thuận lợi ban đầu, nếu không học tập và rèn luyện sẽ không thể đáp ứng
được trình độ thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng,
thậm chí một chút tài năng non nớt có thể dần dần bị thui chột. Như
vậy, chữTâm không chỉ cần thiết khi trình hiện, sáng tác, mà nó luôn
luôn cần thiết trong mọi hoạt đông học tập rèn luyện, ứng xử…Không
coi trọng điều đó, người ta dễ bị lạc lối, phạm sai lầm và dẫn đến thất
bại. Đúng như T. Man nói “Thiên tài có thể đặt nền móng, nhưng hoàn
tất công việc phải là lao động kiên nhẫn”, hay như Edison khẳng định
“Thiên tài chỉ có một phần linh cảm, còn chính mươi chín phần trăm là
mồ hôi và nước mắt”. Daniel Goleman cho rằng: “Người không phải là
thánh, chẳng ai hoàn mỹ. Nhưng phải là người có căn bản. Cái gốc đó
nằm ở tính cách, ở lương tri, và nếu có tài năng thì phải là tài năng có
lương tri, là trí tuệ có tâm hồn”. Có lương tri, có tâm hồn sẽ làm con
người sống và hành động có trách nhiêm hơn với cộng đồng.
Người có Chính Tâm phải là người có trách nhiệm
Ý thức trách nhiệm trong hoạt động thưpháp thể hiện muôn màu
muôn vẻ. Để cho xã hội ngày càng tốt đẹp, con người luôn phải có ý
thức trách nhiệm trong mọi hành vi của mình. Cái Tâmtrong sáng luôn
luôn gắn liền với ý thức trách nhiệm. Không có ý thức trách nhiệm thì
đừng bao giờ nói mình có cái Tâmtrong sáng được.
Nhà thưpháp có thiện tâm chắc chắn không bao giờ cố tình đưa ra xã
hội những sản phẩm tùy tiện, cẩu thả và phản cảm.( Tôi nhấn mạnh
chữ cố tình bởi vì có thể có những người trình làng những sản phẩm
“giả cầy”, phản cảm…không phải do họ có tà tâm mà do “lực bất tòng
tâm”). Đọc đến đây, có thể có người cho rằng “biết rồi ! khổ lắm! nói
mãi!” và có thể “mắng” vào mặt tôi vì làm rác tai thiên hạ. Nhưng nếu
người ta nhìn lại những gì mà một số nhà thưpháp đã trình hiện một
cách phản cảm thì sẽ lượng thứ cho tôi. Hai trongtrong số những “vết
nhơ” điển hình của thưpháp Việt, đó là “kỷ lục”thư pháp “Truyện
Kiều” và “Tuyên ngôn Độc lập”. Đó là những vết nhơ về “Lương tâm
và Trách nhiệm” của người cầm bút. (xin xem bài viết “Kỷ lục Thư
pháp và những sai lầm đáng buồn” đã đăng trên Chuyên San này trong
mục Bàn tròn để hiểu rõ hơn). Đó cũng chính là sai lầmtrong việc công
nhận kỷ lục ở Việt nam, sai lầmtrong cách xử lý thông tin của một số
cơ quan tuyên truyền như báo chí, đài truyền hình, …và…thật đau lòng
khi những “vết nhơ” đó lại được phơi bày trong các bảo tàng, sách kỷ
lục Việt nam. Lúc này, cũng như khi viết bài “Kỷ lục Thưpháp và
những sai lầm đáng buồn”, tôi không có ý “vơ đũa cả nắm” tất cả
những kỷ lục hiện nay mà nói đích danh hai kỷ lục nêu trên. Hai “kỷ
lục” đó trái ngược hoàn toàn với Kỷ lục “Con đường gốm sứ đê sông
Hồng” mới được công nhận và được ghi trong sách Guinness. Cái Tâm
của những con người làm nên kỷ lục Con đường gốm sứ thật là trong
sáng. Chiêm ngưỡng kỷ lục đó ta thấy tự hào về thủ đô, về Việt nam,
con người Việt Nam.
Lương tâm và Trách nhiệm của các nhà thưpháp không chỉ thể hiện
khi trình hiện, sáng tác, mà còn phải được thể hiện trong mối quan hệ
giữa các nhà thư pháp. ChữTâm giúp các nhà thưpháp gần nhau hơn,
do đó có thể giúp đỡ nhau tốt hơn trong rèn luyện và sáng tác. Thực tế
cho thấy không hoàn toàn như vậy. Tuy rằng có nhiều câu lạc bộ thư
pháp được thành lập nhưng rất khó tập hợp được các nhà thưpháp có
tuổi đã “thành danh” ngồi lại với nhau. Họ thường hoạt động độc lập,
việc ai người ấy làm.Một số người cho rằng thưpháp là“cuộc chơi” và
do đó không nên bàn luận, phê bình, góp ý gì cho mệt. Thực chất tình
trạng này là gì? Có thể lý giải thế nào đây về tình trạng đó?! Có lẽ nào
họ chưa thực sự tâm huyết với thư pháp? Có thể họ chưa thực sự tự tin
vào chính mình? Cũng có thể họ quá tự tin nhưng lại e sợ một điều gì
đó…có thể phá vỡ trạng thái ấy?! Trong dịp gặp gỡ, trao đổi với những
người hoạt động thưpháptrong Thành phố Hồ Chí Minh, tôi phát hiện
ra một điều: lớp những người trẻ tuổi yêu thưpháp đã phát hiện ra và
đang thực sự lo lắng về tình trạng trên. Họ không vui khi cảm thấy các
bậc tiền bối chẳng ai nói chuyện được với ai. Ý đồ thành lập một tổ
chức HỘI THƯPHÁP như các hội nghệ thuật khác chắc còn xa vời
vợi! Việc chỉ tồn tại các câu lạc bộ mà không thể thành lập được hội
chứng tỏ thưpháp nước nhà đang trong giai đoạn sơ khai, hoạt động tự
phát, manh mún.
Lương tâm và trách nhiệm của nhà thưpháp còn cần phải được thể hiện
trong quan hệ với công chúng. Cần phải biết tôn trọng công chúng bởi
vì nhờ công chúng mà ta tồn tại. Chớ nên “ném” bừa bãi những sản
phẩm cẩu thả, dễ dãi ra công chúng trong bất kể trường hợp nào, dù đó
là khi ta đang cho, tặng hay bán. Người có tâm không bao giờ nghĩ rằng
ta đang ngồi trên “ban, phát” chữ cho mọi người, dù là người ta đến xin
chữ. Người có tâm không bao giờ “nổi giận” khi có ai đó không thích
và phê phán tác phẩm của mình. Để thực hiện được những điều đó, các
nhà thưpháp không nên chủ quan với khả năng của mình. Nếu chỉ dựa
vào số lượng tác phẩm đã bán, cho, tặng…, dù đó là số lượng lớn, mà
cho rằng mình đã hơn người, đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, thì đó
là một sai lầm lớn. (Trong thực tế, loại “hàng chợ” thường bán được
nhiều). Người có tâm bao giờ cũng mong muốn làm thế nào để nâng
cao trình độ thưởng thức của công chúng. Vì vậy, họ luôn học hỏi và
rèn luyện bút pháp của mình để cống hiến cho đời những tác phẩm
ngày càng tốt đẹp hơn. Những người như vậy sẽ không bao giờ tự mãn,
tự cao, tự đại, coi thường người khác. Những người như vậy rất dễ hợp
tác với nhau, dễ “nói chuyện” với nhau, học hỏi lẫn nhau.
Khi nói đến chữTâmtrongthư pháp, chắc ai cũng dễ dàng thừa nhận
sự cần thiết của nó, nhưng nhìn vào những gì đang diễn ra trên cả hai
miền sao thấy… buồn… làm vậy! Không biết có bao nhiêu nhà thư
pháp thể hiện được chữTâmtrong hoạt động của mình?!
Nếu chỉ đòi hỏi các nhà thưpháp có tâmtrong sáng thì thật là bất công.
Công chúng yêu thưpháp cũng cần phải có “Tâm”. Vậy, cái Tâm của
công chúng yêu thưpháp thể hiện thế nào?
Nếu như các nhà thưpháp có tâm luôn cóý thức tôn trọng công chúng
khi sáng tác, khi cho, tặng… sản phẩm của mình, thì công chúng cũng
cần biết tôn trọng các tác giả và tác phẩm của họ. Sự tôn trọng lẫn nhau
ở đây phải xuất phát từ thiện tâm. Có như vậy các nhà thưpháp mới
không cẩu thả khi sáng tác, còn công chúng mới chân thành khi đón
nhận tác phẩm của họ. Công chúng có tâm với thưpháp sẽ không bao
giờ chấp nhận những “tác phẩm” cẩu thả, dễ dãi, phản cảm…được tung
bừa bãi ra thị trườngvà cần phải “lên tiếng” phê phán. Chúng ta đang
thiếu (đúng hơn là không có) các nhà phê bình thư pháp, do đó tất cả
mọi người yêu thưpháp và có tâm cần phải quan tâm tới vấn đề này.
Có một vài ý kiến sai lệch khi cho rằng khi phê bình người khác “…chí
ít bạn phải ngang tầm với kẻ ấy.” Thậm chí khi bị phê bình có người
nổi xung lên mắng lại “…ngươi là ai, đã hơn đời được chữ nào chưa,
có giỏi trình hiện chữ ngươi viết cho ta xem ra sao mà dám chê chữ ta
bần tiện , yếu đuối, kém cỏi. Ngươi đã bằng Nhan Lương, Văn Sú
chưa, ngươi đã lập kỷ lục và phá kỷ lục chưa.”. Nếu các nhà thưpháp
cứ đòi hỏi các nhà phê bình và công chúng phải có trình độ hơn mình
mới được phê bình mình thì…sẽ không bao giờ có nhà phê bình nào
hết, không bao giờ có thể góp ý cho nhau hết và công chúng phải im
lặng trước những sản phẩm non kém, cẩu thả…được tung bừa bãi ra thị
trường như hiện nay(!). Các nhà thưpháp nên nhớ rằng trong công
chúng, còn có không ít người “khó tính”, trình độ cảm thụ thẩm mỹ của
họ rất cao và luôn nhớ rằng công chúng yêu thưpháp có quyền được
khen chê mọi sản phẩm của mình (một khi đã tung ra thị trường), còn
tiếp nhận hay không những ý kiến đó là quyền của mình. Có điều, nhà
thư pháp có tâm không bao giờ “nổi cáu” trước những lời phê bình đó.
Nhà thưpháp có tâm là người học suốt đời
Có bạn hỏi tôi “ Đỉnh cao thưpháp Việt nam nằm ở đâu?”. Tôi trả lời
“Nó luôn nằm ở thì tương lai”. Có nhà thưpháp nào tự cho rằng mình
đã đạt được đỉnh cao của nghệ thuật? Nếu có thì chắc rằng họ chẳng
cần “học, rèn luyện” gì nữa! Tôi cho rằng chẳng ai nghĩ như vậy.
Nhưng, người tự cho mình là “nhất thiên hạ” thì…có đấy! Họ không
chấp nhận ai “dạy” họ cả. Họ nổi giận khi cảm thấy có ai đó “dạy”
mình. Thực chất họ đang từ chối “sự học” người khác. Tính kiêu căng,
ngạo mạn xuất phát từ đó. Họ có biết “kiêu ngạo là sự bắt đầu của mọi
lỗi lầm” (?!). Nếu họ biết những tấm gương học tập, khổ luyện của các
danh bút như Vương Hy Chi, Trương Chi, Thiền sư Thích Trí Vĩnh…,
họ sẽ nghĩ khác. Trong khi thưpháp Việt còn đang trong giai đoạn sơ
khai, chân đứng chưa vững mà đã cho rằng mình đã ở “đỉnh cao” rồi thì
thật là…!!! Sau cuộc gặp gỡ các nhà thưpháp và những người yêu thư
pháp Việt trong Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhận ra một điều: Lớp
những người trẻ tuổi yêu thưpháp nung nấu một khao khát muốn liên
kết các nhà thưpháp với nhau để giúp đỡ nhau nâng cao trình độ và
năng lực. Họ nhận ra những cái mạnh và cái yếu của các bậc tiền bối.
Họ kỳ vọng rất nhiều và mong muốn các bậc tiền bối sẽ là những tấm
gương sáng, là những cái đích để noi theo. Nhưng…họ đã…rất buồn.
Trước buổi nói chuyện tại Nhà văn hóa thanh niên, họ dặn tôi rất kỹ
rằng chỉ nên nói những gì không “chạm” tới các vị tiền bối, họ bảo khó
khăn lắm mới mời được các nhà thưpháp đã “thành danh” ngồi cùng
một chỗ như thế này. Thời gian còn lại tôi đã tranh thủ gặp các bạn trẻ
để nghe và trao đổi những vấn đề cụ thể hơn về thưpháp Việt. Đặc
biệt, tôi rất vui mừng nhận ra rằng các bạn trẻ không những có năng lực
[...]... mà cho rằng mình đã thành công Cái số nhiều đó có thể nằm trong số những người vừa lòng với “hàng chợ”! Mặc dù quan tâm tới thưpháp Việt hơn nửa thế kỷ, tôi chưa bao giờ cho rằng mình là “nhà thưpháp , dù chỉ trong ý nghĩ Tôi cần phải học, học nhiều lắmTrong dịp trao đổi với các nhà thư pháptrong thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi, có nhà thưpháp hỏi tôi có hài lòng không Có lẽ họ ái ngại cho tôi khi... đó chinh là tôi cảm thấy thưpháp Việt hình như…đang bế tắc! (Tôi sẽ có một bài đề cập đến vấn đề này) Nếu nhà thưpháp nào cũng thấy rằng học tập là công việc suốt đời họ sẵn sàng hợp tác với nhau và không bao giờ tự mãn, tự cao, tự đại Điều đó giúp cho thư pháp Việt nhanh chóng vượt qua giai đoạn sơ khai để khẳng định mình, xứng đáng với lòng mong mỏi của công chúng yêu thư pháp Có lẽ còn quá nhiều... không đồng tình với tôi Tuy nhiên, thực tâm, tôi rất hài lòng Những ý kiến trao đổi, dù thuận chiều hay trái chiều đã giúp tôi hiểu rõ hơn thực trạng phong trào thư pháp Việt Không hài lòng sao được khi tôi được may mắn trực tiếp trao đổi với những nhà thư pháp đã “thành danh” cũng như các bạn trẻ đầy nhiệt huyết và có năng lực sáng tạo, tận mắt xem các tác phẩm thưpháp của họ Thú thực, nếu có gì đó không... sự có tâm huyết Nhiều lúc tôi cũng muốn làm ra một tác phẩm thực thụ, nhưng vì“miếng cơm, manh áo” mà “phải nhắm mắt làm ngơ” Tôi còn là nghệ nhân nữa đâu! Buồn lắm, nhưng biết làm sao ?!” Chuyện trò với ông, tôi hiểu ra nhiều điều Tôi là người rất yêu thưpháp Việt và cũng đang luyện bút Đôi khi thấy nhiều người hưởng ứng, tôi rất vui và thú thực,cũng có lúc cho rằng mình đã thành công Lời tâm sự...sáng tạo mà còn rất khát khao học hỏi và ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với tương lai thưpháp Việt Bằng cách ấy họ đã thể hiện “cái tâm rất trong sáng, đáng để nhiều người noi theo Có lần tôi than phiền với một nghệ nhân chuyên sản xuất đồ thờ rằng tại sao toàn thấy bày bán hàng chợ, chẳng có một cái nào là “hàng... tự đại Điều đó giúp cho thưpháp Việt nhanh chóng vượt qua giai đoạn sơ khai để khẳng định mình, xứng đáng với lòng mong mỏi của công chúng yêu thưpháp Có lẽ còn quá nhiều điều cần nói xung quanh “CHỮ TÂM” nhưng bài viết đã dài rồi và e rằng các bậc tiền bối, các thầy, các bạn mệt đầu, nên tôi xin được dừng ở đây Do trình độ có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, tha thiết mong quí vị góp . Chính Tâm. Tôi cũng hiểu rằng trong tác phẩm của mình, tác giả chỉ muốn đề cập đến Chữ Tâm trong thư pháp. Chắc tác giả cũng như tôi đều hiểu rằng không chỉ trong thư pháp mới cần có chữ Tâm. Chữ. Lạm bàn " Chữ Tâm trong thư pháp " Trong chuyến đi gặp gỡ các nhà thư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có may mắn được trao đổi trực tiếp với các nhà thư pháp về nhiều. tà tâm trong thư pháp, nhà thư pháp – hoạ sỹ Lê Quốc Việt đã viết một bức thư pháp treo giữa phố Ông Đồ xuân Canh Dần với dòng chữ “THƯ PHÁP CHÉM GIÓ LỪA ĐẢO”. Bất kỳ con người bình thư ng