1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC

62 395 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 249,07 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU --***-- Trong nền kinh tế mở hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu. Điều này đòi hỏi các doanh ng

Trang 1

1.1.1.1 Khái niệm tiền lương 6

1.1.1.2 Chức năng của tiền lương 6

1.1.1.3 Nguyên tắc trả lương 9

1.1.1.4 Các hình thức trả lương 10

1.1.2 Các khoản trích theo lương 12

1.1.2.1 Bảo hiểm xã hội 12

1.1.2.2 Bảo hiểm y tế 12

1.1.2.3 Kinh phí công đoàn 12

1.1.3 Các khoản thu nhập khác của người lao động 12

1.1.3.1 Phụ cấp lương 12

1.1.3.2 Tiền thưởng 13

1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương141.1.4.1 Vai trò của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 141.1.4.2 Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 151.2 Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanhnghiệp 15

1.2.1 Hạch toán số lượng lao động 16

1.2.2 Hạch toán thời gian lao động 16

1.2.3 Hạch toán kết quả lao động 16

1.2.4 Tính lương và các khoản phải trả người lao động 17

1.2.5 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 18

Trang 2

1.2.5.1 Chứng từ kế toán sử dụng 18

1.2.5.2 Tài khoản kế toán sử dụng 18

1.2.5.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEOLƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC 22

2.1 Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Máy tính truyền thông CMCảnh hưởng đến hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 24

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 26

2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty 26

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 26

2.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 27

2.2.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán 27

2.2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán 29

2.2.2.3 Hệ thống sổ kế toán 29

2.2.2.4 Báo cáo tài chính 30

2.3 Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công tyMáy tính truyền thông CMC 33

2.3.1 Đặc điểm lao động tại Công ty 33

2.3.1.1 Lao động ở Công ty 33

2.3.1.2 Thu nhập của người lao động trong công ty 34

2.3.2 Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Công ty 34

2.3.2.1 Hạch toán số lượng lao động 34

2.3.2.2 Hạch toán thời gian lao động 35

2.3.3 Tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 41

2.2.4 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 45

PHẦN 3 HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEOLƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC 53

Trang 3

3.1 Đánh giá thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạiCông ty máy tính truyền thông CMC 53

3.1.1 Những ưu điểm: 533.1.2 Những tồn tại 55

3 2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC 56

KẾT LUẬN 59DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND TP HàNội

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

*** Trong nền kinh tế mở hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham giavào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đối sách phù hợp, tìm mọi cáchtiết kiệm chi phí Một trong những khoản mục chi phí mà doanh nghiệp nào cũngquan tâm đến là chi phí về nhân công – là phần trị giá sức lao động của công nhânviên tiêu hao cho sản xuất Chi phí này biểu hiện qua tiền lương mà chủ doanhnghiệp phải trả cho công nhân viên của mình.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp và có vai trò quan trọng trongquá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Nó là chi phí đối với doanhnghiệp đồng thời là ích lợi kinh tế đối với người lao động Việc hạch toán chínhxác chi phí về tiền lương có ý nghĩa cơ sở cho việc xác định đầy đủ chi phí nhâncông của doanh nghiệp, đồng thời tạo nên sự công bằng trong phân phối tiềnlương của người lao động Có thể nói, hạch toán tiền lương là một trong nhữngcông cụ quản lý của doanh nghiệp Tùy theo từng điều kiện hoạt động, đặc điểmsản xuất kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp có phương thức hạch toán khácnhau Song các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác quản lý, hạch toán tiềnlương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý, có hiệu quả và phù hợp Đểtừ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động nhằm đảm bảolợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập ổn định cho người lao động.

Qua thời gian thực tập tại Công ty Máy tính truyền thông CMC em đã đượctiếp cận với thực tế hạch toán và quản lý tiền lương của công ty Em đã cố gắngkết hợp giữa những kiến thức được học trong nhà trường với kiến thức thực tế

hoàn thành chuyên đề với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC”

Chuyên đề ngoài lởi mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:

Phần 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo

lương trong các doanh nghiệp

Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

công ty máy tính truyền thông CMC

Phần 3: Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

Công ty máy tính truyền thông CMC

Trang 6

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP1.1 BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1.1 Tiền lương

1.1.1.1 Khái niệm tiền lương

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội màngười lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động mình bỏ ra trong quátrình sản xuất kinh doanh.

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động Ngoài tiềnlương họ còn được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉviệc do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và các tiền thưởng thi đua, hưởng năngsuất lao động

1.1.1.2 Chức năng của tiền lương

* Đối với doanh nghiệp

Trong phạm vi một doanh nghiệp thì công tác tiền lương là một bộ phận rấtquan trọng trong công tác quản lý Nó nhằm khai thác những năng lực tiềm tàngvề sức người, về công suất máy móc thiết bị trong doanh nghiệp làm năng suất laođộng và giá trị tổng sản lượng, tăng lợi nhuận, từ đó cải thiện mức lương và đờisống của người lao động Qua tiền lương, người lãnh đạo thấy được những vấn đềnảy sinh trong công tác quản lý doanh nghiệp để kịp thời giải quyết cân đối laođộng.

Mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều có mục tiêu lợi nhuận,một số doanh nghiệp hoạt động công ích không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàngđầu nhưng nhìn chung họ vẫn phấn đấu tự bù đắp chi phí và có lãi Để tối đa hoálợi nhuận, các doanh nghiệp cần đồng thời áp dụng nhiều biện pháp, quan trọngnhất là tiết kiệm và tối thiểu hoá chi phí, trong đó có chi phí tiền lương Nếudoanh nghiệp giảm chi phí bằng cách giảm tiền lương là việc làm không mang lạihiệu quả kinh tế Vì mục tiêu lợi nhuận không chú ý đúng mức đến lợi ích ngườilao động thì nguồn nhân công có thể bị kiệt quệ về thể lực, giảm sút về chất lượng,

Trang 7

không có ý thức gắn bó với doanh nghiệp Biểu hiện rõ nhất là cắt xén giờ làmviệc, lãng phí nguyên - nhiên vật liệu và thiết bị, làm dối, làm ẩu, mâu thuẫn giữangười làm công và chủ doanh nghiệp có thể dẫn đến bãi công, đình công

Ngoài ra, tiền lương còn là công cụ để doanh nghiệp quản lý công nhân laođộng một cách có hiệu quả Những người có trình độ chuyên môn và tay nghề caothường chuyển sang những khu vực và doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn,vừa làm mất đi nguồn nhân lực quan trọng, vừa thiếu hụt lao động cục bộ, đìnhđốn hoặc phá vỡ tiến trình bình thường trong sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một nhà quản lý đã nhận xét : “Nếu tất cả những gì anh đa ra chỉ là hột lạcthì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, kết cục anh chỉ có thể đánh bạn với lũ khỉ” và“Nếu ta cắt xén của những người làm công cho ta, họ sẽ cắt xén lại của ta vàkhách hàng của ta”.

Trên thực tế, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tiền lương thông quaviệc tăng năng suất lao động của công nhân Doanh nghiệp có thể cải tiến thiết bịcông nghệ, nâng cao trình độ lành nghề của công nhân, tăng tiền lương cho côngnhân Như vậy cả tiền lương và năng suất lao động đều tăng nhưng tốc độ tăng củanăng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương Đây là giới hạn để cảithiện chính sách tiền lương mà không bị sức ép bởi mục tiêu cạnh tranh của doanhnghiệp.

* Đối với người lao động

Khi người lao động cung ứng sức lao động của mình cho doanh nghiệp, họsẽ nhận lại phần bù đắp sức lao động đã hao phí từ doanh nghiệp, đó là tiền lương.Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phầnlớn các nhu cầu về vật chất và văn hoá của người lao động Mức độ thoả mãn nhucầu của người lao động tuỳ thuộc vào độ lớn của mức tiền lương Tiền lương phảiđáp ứng các điều kiện cần thiết để bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn vàmở rộng cho bản thân người lao động và gia đình họ, nghĩa là tiền lương bị chiphối bởi quy luật tái sản xuất sức lao động Trong một chừng mực nhất định, cóthể đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động mà không phụ thuộc vàohiệu quả lao động của họ Bên cạnh đó, việc tăng các mức tiền lương sẽ có tácđộng nâng cao khả năng tái sản xuất sức lao động và chất lượng lao động.

Trang 8

Tiền lương là đòn bẩy kinh tế rất quan trọng để định hướng quan tâm vàđộng cơ trong lao động của người lao động Độ lớn của tiền lương phụ thuộc vàohiệu quả sản xuất, đồng thời, khối lượng các tư liệu sinh hoạt lại phụ thuộc trựctiếp vào độ lớn của mức tiền lương, thì người lao động sẽ quan tâm trực tiếp đếnkết quả lao động của họ Vì sự cần thiết phải thoả mãn những nhu cầu ngày cànglớn của mình mà người lao động sẽ tích cực lao động, nâng cao tay nghề, phát huysáng tạo và tận dụng hết khả năng của máy móc thiết bị, để sản xuất ra nhiều sảnphẩm hơn, chất lượng cao hơn Nghĩa là tiền lương bị chi phối bởi quy luật khôngngừng thoả mãn nhu cầu vật chất, văn hoá và đời sống tinh thần Nhưng để choquá trình đó diễn ra liên tục, thì người lao động phải thu được lợi ích ngày cànglớn, nói khác đi họ phải nhận được tiền lương ngày càng tăng trên cơ sở những nỗlực của họ có tác động tích cực đến năng suất lao động.

Tiền lương phản ánh vai trò, vị trí của người lao động trong doanh nghiệpvà trong xã hội, do vậy tiền lương cao vừa là mục tiêu, vừa là sự ghi nhận của xãhội về thành tích phấn đấu của người lao động Tiền lương có vai trò như đòn bẩykinh tế, kích thích cả người lao động và chủ doanh nghiệp Trong quá trình tổchức quản lý tiền lương, các doanh nghiệp cần phát huy vai trò đòn bẩy kinh tếcủa tiền lương để thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu qủa kinh doanh, nâng cao lợiích của người lao động.

* Kích thích kinh tế phát triển và thúc đẩy sự phân công lao động

Xét về tầm vĩ mô, tổng mức tiền lương quyết định tổng cầu về hàng hoá vàdịch vụ Do vậy việc tăng các mức tiền lương có tác dụng kích thích tăng sản xuất,yếu tố tăng nhu cầu về lao động Bên cạnh đó, sự chênh lệch về tiền lương giữacác ngành các nghề thúc đẩy sự phân công và bố trí lao động cũng như các biệnpháp nâng cao chất lượng lao động.

* Chức năng xã hội của tiền lương

Cùng với việc kích thích nâng cao năng suất lao động, tiền lương còn làyếu tố thúc đẩy sự hoàn thiện các mối quan hệ lao động Việc gắn tiền lương vớihiệu quả làm việc của người lao động sẽ góp phần cải thiện các mối quan hệ hợptác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mức lương cao nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển

Trang 9

toàn diện của doanh nghiệp và thúc đẩy xã hội phát thiển theo hướng dân chủ hoávà văn minh hoá.

1.1.1.3 Nguyên tắc trả lương

* Trả công ngang nhau cho lao động như nhau

Trả công ngang nhau cho lao động như nhau nghĩa là khi xây dựng chế độtiền lương không được phân biệt giới tính tuổi tác, dân tộc Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã thực hiện nguyên tắc này ngay từ khi giành được độc lập, sắc lệnh số29/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 12/3/1947 ghi rõ : “ Công nhân, đàn bàhay trẻ em mà làm cùng một việc như công nhân đàn ông thì được tính tiền côngbằng số tiền công của đàn ông “ Sắc lệnh này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắcphục được tình trạng phân biệt trong việc trả lương cho công nhân nữ và lao độngtrẻ em so với lao động nam giới trong thời kỳ thực dân Pháp còn đô hộ ở ViệtNam.

* Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lươngbình quân

Tiền lương, năng suất lao động và chi phí tiền lương liên hệ với nhau bởi côngthức:

Người lao động luôn muốn được tăng lương, tiền lương thực tế của họđược tăng lên là động lực của sự lao động nhiệt tình sáng tạo, tăng năng suất laođộng Ngược lại mục tiêu của doanh nghiệp là thu được nhiều lợi nhuận, vì vậynếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì chi phí tiền lương cho mộtđơn vị sản phẩm tăng lên và nếu các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận sẽ giảmsút Để doanh nghiệp thu được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng (điều kiệnđể doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng) và người lao động cũng có thu nhập ngàycàng cao thì tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương.Bởi vì tiền lương bình quân tăng do năng suất lao động tăng còn năng suất laođộng tăng do người lao động nâng cao trình độ lành nghề, do doanh nghiệp ápdụng khoa học công nghệ tiên tiến, quản lý sử dụng vật tư, tiền vốn và lao động cóhiệu quả.

ML=tLW

Trang 10

* Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm những nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Trình độ lành nghề bình quân của các ngành nghề khác nhau là khác nhau.Việc trả lương cho lao động ở các ngành khác nhau không thể như nhau, vì làmnhư vậy là mang tính bình quân, không khuyến khích người lao động nâng caonăng suất lao động, làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế Cần có chính sáchlương bổng, đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng lao động trong ngành nghề đó để thuhút được đội ngũ lao động có tay nghề cao, tạo điều kiện cho những ngành quantrọng phát triển

1.1.1.4 Các hình thức trả lương

Tùy từng điều kiện cụ thể và quy mô sản xuất khác nhau mà các chủ doanhnghiệp áp dụng cách trả lương khác nhau Song hiện nay các doanh nghiệp ViệtNam đều áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản: trả lương theo thời gian và trảlương theo sản phẩm hoàn thành

* Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức trả lương theo thời gian thực hiện việc tính trả lương cho ngườilao động theo thời gian làm việc thực tế của họ Hình thức trả lương này áp dụngcho công nhân làm việc văn phòng như nhân viên điều hành hành chính, quản trị,tổ chức lao động, thống kê, tài vụ, kế toán.

Theo cách tính lương này thì tiền lương trả cho người lao động được tínhtheo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thạo nghiệp vụ, kỹ thuậtchuyên môn của người lao động Tùy theo tính chất lao động mà mỗi ngành nghềcụ thể có một thang lương riêng Trong mỗi thang lương đó lại chia thành nhiềubậc lương Bậc lương thể hiện trình độ, nghiệp vụ thành thạo, mỗi bậc lương ứngvới một hệ số lương nhất định.

Trong chế độ tiền lương hiện nay hệ số lương tối thiểu được quy định bằngmột ứng với lương cơ bản là 290.000đ/tháng.

Chế độ trả lương này chỉ áp dụng cho những lao động không thể định mứcvà tính toán chặt chẽ khối lượng Sản phẩm hoặc công việc của lao động chỉ đòihỏi đảm bảo chất lượng sản phẩm mà không đòi hỏi năng suất lao động.

Trang 11

Hình thức này được chia thành 2 loại: Theo thời gian giản đơn và theo thờigian có thưởng.

 Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn bao gồm:+ Lương tháng:

Là tiền lương đã được quy định sẵn đã được quy định từng bậc lương trongcác thang lương Lương tháng được áp dụng để trả cho cán bộ công nhân viên làmcông tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế.

Mức lương tháng = Lương cơ bản x Hệ số lương + Phụ cấp (nếucó)

Mức lương ngày = Số ngày làm việc theo chế độMức lương tháng + phụ cấp+ Lương giờ:

Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương giờ và số giờ làmviệc thực tế.

Mức lương giờ được tính trên cơ sở mức lương ngày và số giờ làm việctrong ngày theo chế độ Lương giờ thường được áp dụng cho lao động trực tiếpkhông hưởng theo sản phẩm hoặc dùng làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương theosản phẩm.

Mức lương giờ = Mức lương ngàySố ngày làm việc theo chế độ Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng

Người lao động ngoài tiền lương thời gian giản đơn còn nhận được mộtkhoản tiền thưởng do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm; tiết kiệm nguyên vật liệu hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

* Hình thức trả lương theo sản phẩm

Trang 12

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo số lượng,chất lượng công việc đã hoàn thành Đây là hình thức trả lương phù hợp vớinguyên tắc phân phối lao động, gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, vàcũng là hình thức trả lương cơ bản đang được áp dụng trong cơ sở sản xuất vậtchất Nó có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức trả lương theo thời gian.

1.1.2 Các khoản trích theo lương

1.1.2.1 Bảo hiểm xã hội

Là khoản chi phí trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong trường hợp tạmthời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động nhằm giảm bớt những khó khăn trong đờisống của bản thân khi gặp tai nạn, rủi ro, ốm đau, thai sản Số tiền bảo hiểm xã hộido cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý Nó trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng sốlương và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ Hiệnnay tỷ lệ này là 20% Trong đó 15% doanh nghiệp nộp và 5% còn lại được trừvào lương theo tháng.

1.1.2.2 Bảo hiểm y tế

Được sử dụng để thanh toán về việc khám chữa bệnh Hiện nay tỷ lệ tríchlà 3% trong đó 2% tính vào chi phí, 1% trừ vào thu nhập của người lao động vàngười lao động được hoàn trả thông qua mạng lưới bảo hiểm y tế.

1.1.2.3 Kinh phí công đoàn

Là khoản chi phí cho hoạt động công đoàn cấp trên và công đoàn cấp dưới,nhằm phục vụ, thăm quan, nghỉ mát Khoản này sẽ do doanh nghiệp chịu hoàntoàn và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định Hiệnnay là 2%, một phần phải do doanh nghiệp giữ để dùng vào hoạt động công đoàn.

Tóm lại các quỹ bảo hiểm được hình thành từ hai nguồn:

+ Chủ doanh nghiệp : sử dụng lao động phải tính 19% (tính vào chi phíhoạt động sản xuất kinh doanh)

Trong đó có: 15% là bảo hiểm xã hội2% là bảo hiểm y tế2% là kinh phí công đoàn+ Cá nhân lao động : phải đóng góp cho quỹ là 6%

Trong đó có: 5% là bảo hiểm xã hội

Trang 13

+ Phụ cấp ca ba : Là khoản phụ cấp cho những người làm ca ba

+ Phụ cấp thu hút : Khuyến khích những người chấp nhận đến làm việctrong môi trường làm việc độc hại hoặc nguy hiểm chưa xác định trong mứclương.

+ Phụ cấp đắt đỏ : áp dụng cho những nơi có chỉ số giá cả sinh hoạt caohơn chỉ số giá bình quân từ 10% trở lên.

+ Phụ cấp lưu động : áp dụng đối với một số công việc phải thường xuyênthay đổi địa điểm.

+ Phụ cấp trách nhiệm : trả cho những người vừa trực tiếp sản xuất vừakiêm cả chức vụ quản lý nhưng không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm, hoặcnhững người làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng chưa được xác địnhmức lương.

1.1.3.2 Tiền thưởng

Ngoài chế độ tiền thưởng và các khoản trích theo lương, các doanh nghiệpcòn xác định chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạtđọng sản xuất kinh doanh Có 2 chế độ thưởng sau:

Thưởng thường xuyên: được trích từ quỹ lương để trả cho người lao độngtheo một tiêu chuẩn nhất định Đây là một khoản tiền lương bổ sung nhằm quántriệt nguyên tắc phân phối theo lao động, tránh bình quân chủ nghĩa Tiền thưởngphụ thuộc vào năng lực sản xuất và sáng tạo của người lao động, có tác dụngkhuyến khích người lao động hăng say làm việc.

Tiền thưởng về chất lượng sản phẩm: áp dụng khi công nhân có sáng kiếnlàm nâng cao chất lượng sản phẩm Khoản tiền này tính trên cơ sở tỷ lệ chungkhông quá 40% phần chênh lệch giá giữa sản phẩm có phẩm cấp cao với sản phẩmcó phẩm cấp thấp.

Trang 14

Tiền thưởng về tiết kiệm vật tư: áp dụng khi người lao động có sáng kiếnbiện pháp làm tiết kiệm được vật tư hàng hóa Khoản tiền này tính trên cơ sở giátrị vật tư người lao động tiết kiệm được so với định mức và tỷ lệ không quá 40%.

Tiền thưởng định kỳ: khoản tiền này không thuộc quỹ lương mà được tríchtừ quỹ khen thưởng, khoản tiền này thường được trả cho người lao động dưới hìnhthức phân loại lao động trong một kỳ (quý, năm, nửa năm) Khoản tiền này khôngthuộc chi phí của doanh nghiệp nhưng thuộc thu nhập của người lao động.

Thưởng một cách đúng đắn hợp lý là cần thiết, nó sẽ trở thành một đòn bẩykinh tế kích thích tăng năng suất và tiết kiệm chi phí Vì vậy chế độ tiền thưởngcần tôn trọng các nguyên tắc sau:

+ Phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu, tầm quan trọng của sản xuất haycông việc mà áp dụng hình thức hay chế độ thưởng thích hợp.

+ Phải đảm bảo chỉ tiêu số lượng và chất lượng.

Đảm bảo mức thưởng hợp lý, công bằng với người lao độngTiền thưởng không vượt quá số tiền làm lợi.

1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

1.1.4.1 Vai trò của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó biểu hiện quan hệ xã hộinói chung giữa những người lao động trong các doanh nghiệp cũng nhưgiữa người lao động và các tập thể lao động nói riêng trong việc phânphối một bộ phận chủ yếu của thu nhập quốc dân Như vậy, mức tiềnlương phụ thuộc vào khối lượng thu nhập quốc dân, vào quy mô tiêudùng cá nhân và sự đóng góp của mỗi người lao động.

Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiềnbảo đảm thoả mãn nhu cầu vật chất, văn hoá trực tiếp mà nhà nước dùng để phânphối một cách hợp lý và có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng, chấtlượng mà người lao động đã cống hiến cho xã hội phù hợp với trình độ phát triểncủa kinh tế- xã hội Nhà nước ta điều chỉnh mức thu nhập của người lao động thôngqua mức lương tối thiểu.

Trang 15

Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiền lương được tính vàogiá thành sản phẩm mà người chủ phải bỏ ra để thuê m ướn lao động phụcvụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, điều đó có nghĩa là sức lao độngđược coi là một yếu tố đầu vào

Các Mác đã phân tích tính phi lý của khái niệm hàng hoá lao động,ông chứng minh rằng : “Lao động không thể mua bán trao đổi được, laođộng không là hàng hoá” Cái mà người ta mua bán chính là khả năng laođộng, là sức lao động của con người, chính sức lao động mới là hànghoá Vì vậy, phạm trù thị trường lao động cũng phi lý như hàng hoá laođộng, cái mà người ta muốn đề cập đến ở đây chính là thị trường hànghoá sức lao động.

Giá cả hàng hoá sức lao động biểu hiện thành tiền khi mua bán.Giá cả sức lao động là biểu hiện bằng tiền của tổng giá trị sức lao độngnó mang một hình thái đặc biệt, đó là tiền lương (tiền công) Nh ư vậytiền lương chính là giá cả sức lao động, tiền lương sẽ phụ thuộc vào cácyếu tố cấu thành sức lao động và quan hệ cung - cầu trên thị trường laođộng Trong các điều kiện cụ thể, tiền lương còn phụ thuộc vào một sốyếu tố như phong tục tập quán, trình độ văn minh của xã hội Mặt khácdo tiền lương phụ thuộc vào giá tư liệu sinh hoạt, nhu cầu cuộc sống nêntiền lương không cố định giữa các thời kỳ khác nhau.

1.1.4.2 Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chínhsách, chế độ lao động, tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tình hình sử dụngquỹ tiền lương, bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủđúng đắn các chế độ về lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội đúng chế độ, đúngphương pháp.

Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản chi phí, tiềnlương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chiphí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động.

Trang 16

Ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm chính sách lao động tiềnlương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

1.2 HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEOLƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động Trong các doanhnghiệp, tiền lương phụ thuộc vào vị trí trách nhiệm của người lao động với côngviệc Số tiền phải trả cho những cá nhân khác nhau là khác nhau Vì vậy, nhiệm vụđặt ra đối với công tác hạch toán tiền lương là phải hạch toán trên nguyên tắcchính xác tuyệt đối, đảm bảo sự công bằng trong doanh nghiệp.

Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ về tiền lương trong doanh nghiệp là sựquan sát, phản ánh, giám đốc trực tiếp về số lượng lao động, thời gian lao động, vàkết quả lao động Trên cơ sở đó sẽ tính toán và xác định số tiền lương phải trả chotừng lao động trong doanh nghiệp.

1.2.1 Hạch toán số lượng lao động

Hạch toán lao động về mặt số lượng từng loại lao động theo ngành nghề,công việc theo trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật của công nhân viên)

Chỉ tiêu số lao động trong doanh nghiệp phản ánh trên sổ sách lao động củadoanh nghiệp phòng tổ chức lao động tiền lương lập căn cứ vào sổ lao động hiệncó của doanh nghiệp theo cơ cấu Sổ sách này được lập chung cho toàn bộ doanhnghiệp và được lập riêng cho từng bộ phận, nhằm nắm chắc tình hình phân bổ vàsử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp/.

Cơ sở để ghi vào sổ sách của doanh nghiệp Về lao động là các chứng từban đầu về tuyển dụng, thuyền chuyển công tác, nâng bậc Mọi biến động về laođộng trong doanh nghiệp đều phải được ghi chép kịp thời vào sổ sách lao động.

1.2.2 Hạch toán thời gian lao động

Hạch toán sử dụng thời gian lao động là việc ghi chép phản ánh một cáchchính xác kịp thời về số ngày công, giờ công làm việc thực tế hay ngừng việc,nghỉ việc của từng công nhân, từng đơn vị sản xuất hay từng phòng ban trongdoanh nghiệp.

Trang 17

Hạch toán sử dụng thời gian lao động có tác dụng trong công tác quản lý vàkiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động từ đó làm căn cứ để tính lương, thưởngmột cách chính xác.

Chứng từ ban đầu là các bảng chấm công Trong bảng chấm công có ghi rõngày đi làm, ngày nghỉ việc ngày vắng mặt của người lao động Bảng chấm côngđược lập riêng cho từng bộ phận như tổ chức sản xuất, các phòng ban và đượcchấm công trong vòng một tháng Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc các thủtrưởng trực tiếp ghi và để công khai cho người lao động giám sát Cuối tháng bảngchấm công dùng để tổng hợp thời gian lao động đã sử dụng trong doanh nghiệp vàlàm cơ sở để tính lương, thưởng cho từng tổ, từng người.

1.2.3 Hạch toán kết quả lao động

Hạch toán kết quả lao động là việc phản ánh chính xác số lượng và chấtlượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộphận Đây là căn cứ để tính lương, thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lươngphải trả với kết quả lao động thực tế, chính xác năng suất lao động Kiểm tra việcthực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận của cả doanh nghiệp.

Để hạch toán kết quả lao động trong doanh nghiệp người ta thường sử dụngcác chứng từ ban đầu khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình, đặc điểm sản xuấtcủa từng doanh nghiệp Các chứng từ ban đầu được sử dụng chủ yếu là: phiếu xácnhận sản phẩm hoặc xác nhận công việc hoàn thành hợp đồng giao khoán.

Hạch toán kết quả lao động là cơ sở để tính tiền lương cho người lao độnghay theo bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.

Có thể nói rằng: hạch toán lao động vừa được sử dụng lao động, vừa là cơsở để tính toán tiền lương phải trả cho người lao động Vì vậy hạch toán lao độngcó rõ ràng, chính xác kịp thời mới đáp ứng đúng tiền lương cho người lao độngtrong doanh nghiệp.

1.2.4 Tính lương và các khoản phải trả người lao động

Công việc tính lương tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người laođộng được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp Thời gian để tínhlương thưởng và các khoản trả khác cho người lao động là từng tháng Tất cả các

Trang 18

chứng từ làm căn cứ để tính phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương,thưởng và đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán.

Sau khi tiến hành kiểm tra các chứng từ để tính lương, tính thưởng, trợ cấp,phụ cấp, kế toán tiến hành tính toán theo các hình thức chế độ đang áp dụng tạidoanh nghiệp.

Để thanh toán tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho ngườilao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập bảng thanh toán tiền lươngcho từng đội tổ sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từngngười Trong bảng thanh toán lương có ghi rõ từng khoản tiền lương gồm lươngsản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp trợ cấp, các khoản khấu trừ và sốtiền người lao động được lĩnh Các khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội cũngđược thực hiện tương tự Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận, ký, giám đốcduyệt “bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội” sẽ là căn cứ để thanh toánlương, bảo hiểm xã hội cho người lao động.

1.2.5 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

1.2.5.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán về tiền lương và bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệpđược nhà nước quy định sử dụng các chứng từ bắt buộc sau: Bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương, bảng tính lương, phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội,bảng thanh toán tiền thưởng…

Các chứng từ trên có thể làm căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở tổnghợp mới ghi vào sổ kế toán.

Ngoài ra có thể sử dụng các chứng từ hướng dẫn nếu doanh nghiệp thấycần thiết và có các nghiệp vụ phát sinh thêm và liên quan đến những thong tin bổxung cho việc tính lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội… Phiếu xác nhận sảnphẩm hoặc công việc hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,biên bản tai nạn lao động.

1.2.5.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sử dụng các TK334,TK338

+ TK 334: Phải trả công nhân viên

Trang 19

Nội dung: Phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp phải trả công nhân viênvề tiền lương, tiền thưởng, tiền công lao động, tiền chi trả bảo hiểm xã hội và cáckhoản khác thuộc thu nhập của từng người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên nợ trong trường hợp cá biệt, dùng đểphản ánh số tiền đã trả vượt quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởngvà các khoản phụ cấp có tính chất lương, tính vào quỹ của doanh nghiệp.

+ Tài khoản 338: “ Phải trả nộp khác”:

Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quanpháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương,theo quyết định của tòa án ( tiền nuôi con ly dị, án phí…) Giá trị tài sản thừa chờxử lý và các khoản vay mượn tạm thời Nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn các khoảngiữ hộ và thu hộ.

Kết cấu:

Nợ TK338 Có- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào

các tài khoản liên quan theo quyết địnhghi trong biên bản xử lý.

- BHXH phải trả cho công nhân viên- BHXH phải trả cho công nhân viên.- Sổ BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộpcho cơ quan quản lý BHXH, BHYT,

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý ( chưa xácđịnh được nguyên nhân).

- Trích BHXH, BHYT, kinh phí côngđoàn, chi phí sản xuất kinh doanh.

- Các khoản thanh toán với công nhânviên.

- Trích BHXH, BHYT, trừ vào lương

Trang 20

Các khoản khấu trừ và thu nhập của nhân viên

TK 334

Công nhân trực tiếp

Phần đóng góp cho quỹ BHXH, BHYTTK 141, 138, 333

TK 3383, 3384

TK 622

Tiền lương,

tiền thưởng,

BHXH và các khoản khác phải trả

công nhân viên chức

Nhân viên phân xưởng

TK 627KPCĐ.

- Các khoản đã trả.

công nhân viên.

- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.Số dư: Phản ánh số đã trả nhiều hơn

số phải nộp hoặc số BHXH, BHYT,KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.

Số dư: Số tiền còn phải nộp phải trả - BHXH, CPCĐ đã trích chưa nộp đủ chocơ quan quản lý hoặc số quỹ mà chưachia hết.

TK 3388: “Phải trả nộp khác” phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị.Ngoài TK 334, 338 kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn sử dụng một sốTK khác liên quan như:

TK 662: “Chi phí nhân công trực tiếp”TK 641: “Chi phí bán hàng”

TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghệp”TK 111: “Tiền mặt”

TK 141: “Tạm ứng”

1.2.5.3 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán thanh toán tiền lương vàcác khoản thanh toán về trợ cấp BHXH, các chứng từ liên quan đến hoạt độngcông đoàn kế toán phản ánh vào TK 334 và TK 338 một cách phù hợp và đượckhái quát qua sơ đồ sau:

Trình tự kế toán các nghiệp vụ chính về thanh toán tiền lương được biểuhiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ SỐ 1.1: HẠCH TOÁN CÁC THANH TOÁN VỚI CNVC

Trang 21

Phần đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT

Thanh toán tiền lương

thưởng, BHXH và các khoản khác cho công nhân viênTK 111, 112

tiền thưởng,

BHXH và các khoản khác phải trả

công nhân viên chức

Nhân viên bán hàng và qlý DN

Tiền thưởngBHXH

Trang 22

Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên chức

TK 338

Trích BHXH,BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào

TK 334

TK 111, 112Chi phí kinh doanh 19%

Trình tự kế toán quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được biểu diễn qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 1.2: HẠCH TOÁN THANH TOÁN BHXH, BHYT, KPCĐ

Trang 23

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀNTHÔNG CMC

2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY MÁY TÍNHTRUYỀN THÔNG CMC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Tình hình tổ chức kinh doanh:

Công ty CMC được thành lập theo quyết định 1933/QP- UB ngày 08 tháng07 năm 1995 của UBND TP Hà Nội Ngày nay, công ty CMC là một công ty tinhọc hàng đầu Việt Nam với đội ngũ nhân viên đông đảo hơn 200 nhân viên Côngty đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như: Tích hợp hệ thống, cungcấp giải pháp, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm, kinh doanh thiết bị vàchuyển giao công nghệ Công ty hiện đang cung cấp công nghệ và sản phẩm củanhiều hãng nước ngoài có tên tuổi trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, viễnthông, bảo hiểm, điện lực như: Máy xuyễn tĩnh 45 chỉ tiêu Pgani, bộ kiểm tra côngtơ điện 3 pha PWS1.3, các sản phẩm lưu điện chống sét, các sản phẩm phần mềmvà cung cấp giải pháp của Microsoft,

- Mục tiêu:

+ Công nghệ tiên tiến+ Dịch vụ hoàn hảo

+ Sự hài lòng của khách hàng

+ Thu nhập cao của cá nhân và tập thể

- Chính sách hoạt động phát triển của công ty:

CMC đang tiến tới trở thành một tập đoàn các công ty có nhiều hoạt độngsâu rộng trong lĩnh vực công nghệ và thông tin, cung cấp thiết bị khoa học, thínghiệm, đo lường, điều khiển tự động

Hiện tại ở công ty, một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh thiết bị, lắp ráp,sản xuất máy tính, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng phần mềm còn là

Trang 24

một bộ phận phụ thuộc Trong tương lai gần các lĩnh vực trên sẽ trở thành cácthành viên độc lập đầy sức sống của CMC.

- Chức năng nhiệm vụ chính của công ty:

+ Kinh doanh các sản phẩm điện tử, chuyển giao công nghệ, sản xuất phầnmềm, cung cấp các giải pháp

+ Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử tin học - Đặc điểm hoạt động:

Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, cung cấp giảipháp, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm, kinh doanh thiết bị và chuyển giaocông nghệ.

- Tổng số vốn của công ty CMC (số liệu được lập tại 31/12/2002)+Vốn pháp định: 10.000 triệu đồng

+ Vốn lưu động: 78.101 triệu đồng + Tổng vốn: 88.101 triệu đồng - Các khách hàng lớn của công ty CMC:

+ Chính phủ: Ngành giáo dục và đào tạo, Văn phòng Quốc hội, Toà án,Viện kiểm sát, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải,Tổng cục Địa chính.

+ Tài chính Ngân hàng: Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Thuế,Tổng cục đầu tư và phát triển

+ Doanh nghiệp lớn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và cáccông ty trực thuộc, Tổng công ty Bảo hiểm, Tổng công ty Điện lực và các công tythành viên

+ Khách hàng nước ngoài: Ericsson, Telstrs, Nipon Telecom and Telegraph(NTT)

- Quan hệ đối tác của Công ty:

+ Đại lý tích hợp hệ thống cấp I của hãng HP

+ Đại lý và nhà tích hợp hệ thống của hãng Compaq

+ Đại lý chính thức của hãng IBM Nhà cung cấp giải pháp của hãng IBM+ Nhà tích hợp hệ thống của hãng Acer

Trang 25

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, cơcấu bộ máy là cơ cấu chức năng theo hình thức tập trung gồm: một giám đốc, mộtphó giám đốc và các phòng ban và các trung tâm (Sơ đồ 2.1)

Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận tập hợp ban tổ chức lao động tiềnlương, hành chính quản trị Nhiệm vụ của phòng này là bố trí sắp xếp lao độngcho công ty từng phòng từng trung tâm, xây dựng những qui chế hướng dẫn thựchiện các qui định theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.

Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận công cụ quản lý trong công ty, giúp giámđốc thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, thống kê tài chính cho công ty Ngoàira phòng kế toán còn có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính vàbáo cáo tài chính theo qui định.

Trung tâm tích hợp hệ thống và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin:Trên quan điểm nghiên cứu, tích hợp và phát triển các thành tựu mới nhất của nềncông nghệ thông tin thế giới, áp dụng cho môi trường Việt Nam, công ty cộng tácvới các đối tác là các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ thông tin hàng đầu trên thếgiới xây dựng các hệ thống thông tin trọn gói, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầutính mở, chuẩn mực, độ bền và an toàn Mục tiêu của công ty là cung cấp các hệthống thông tin trọn gói bao gồm từ hệ thống mạng xương sống, hệ thống truyềnthông điệp (E- mail) Internet/Intranet và các ứng dụng hỗ trợ quản lý điều hành.

Trung tâm phát triển phần mềm và ứng dụng: Trung tâm phát triển phầnmềm có nhiều đầu tư nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng các ứng dụng tronglĩnh vực lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên các công nghệ khác nhau Phát triểncác ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai cũng sẽ là một trong nhữnghướng đi của trung tâm phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu đang đi lên củaxã hội trong thời đại Internet.

Trung tâm kinh doanh thiết bị, tư vấn và chuyển giao công nghệ: Trungtâm đã và đang hợp tác để lựa chọn, giải pháp công nghệ và thiết bị tiên tiến nhấtcủa các hàng nước ngoài hàng đầu thế giới, rút ngắn khoảng cách về công nghệ vàthiết bị trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, giảng dạy, đo lườngđiều khiển tự động giữa Việt Nam và Quốc tế Trung tâm cùng khách hàng xây

Trang 26

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

TT kinh doanh thiết bị,

tư vấn, CGCN

TT phát triển phần

mềm và cung ứng giải pháp

TT tích hợp hệ thống và cung cấp giải pháp

Phòng kế toán tài

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kinh doanh

Phòng hệ thống

Phòng kỹ thuật

Phòng bảo hành

dựng giải pháp tối ưu và lựa chọn công nghệ và thiết bị thích hợp đảm bảo tính hệthống, phát triển và tân tiến Thực hiện việc cung cấp thiết bị, lắp đặt vận hành.Đào tạo và chuyển giao công nghệ sau bán hàng.

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CMC

Trang 27

Kế toán trưởng

Kế toán thanh

Kế toán TSCĐ,

vật tư, lương, và BH

Kế toán tiêu thụ hàng

Thủ quỹ

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

5 Thuế TNDN phải nộp

2 100 000 2 300000

Mặc dù tổng doanh thu của năm 2002 giảm xuống nhưng chúng ta đều thấylợi tức trước thuế tăng 79,39% so với năm 2001 Nguyên nhân chính là do giá vốnhàng bán trên tổng doanh thu giảm 0,67% so với năm 2001

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Là người đứng đầu trong phòng kế toán kế toán trưởng chịu sự lãnh đạotrực tiếp của giám đốc Toàn bộ nhân viên phòng kế toán chịu sự chỉ đạo của kếtoán trưởng Để phù hợp với qui mô của công ty, góp phần tiết kiệm, giảm laođộng gián tiếp, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:

SƠ ĐỒ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CMC

Trang 28

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người lãnh đạo theo dõi quản lýchung phòng kế toán.

- Kế toán thanh toán: theo dõi các vấn đề thanh toán tiền gửi ngân hàng.- Kế toán tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, tiền lương và bảo hiểm.

- Kế toán tiêu thụ sản phẩm: làm công việc tập hợp chi phí và tính giáthành tiêu thụ.

- Thủ quỹ: Có trách nhiệm lập báo cáo quỹ hàng ngày, phản ánh thực trạngthu, chi của công ty.

Công ty áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định số 1141 TCQĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính.

Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên.

- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

2.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.2.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, đồng thời phù hợp với quy mô hoạtđộng của công ty Bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung Theo hìnhthức này toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện trọn vẹn trongphòng kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo và kiểm tra kếtoán.

Trang 29

Chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiếtSổ chi tiết

Bảng cân đối tài khoản

Bảng báo cáo kế toánSổ quỹ

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty được lập theo chứng từ mẫu:- Phần lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, bảng phân bổ tiền lương vàBHXH

- Phần hàng tồn kho bao gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vậnchuyển nội bộ, thẻ kho biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá

- Phần bán hàng: Hoá đơn GTGT, sổ theo dõi thuế GTGT

- Phần tiền tệ gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kiểmkê quỹ.

Trang 30

- Phần TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, sổ theo dõiTSCĐ và công cụ dụng cụ.

- Cuối tháng các nhân viên kế toán lập: Báo cáo doanh thu, báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo hàng bán ra.

2.2.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán

Để phục vụ cho kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa kế toán sử dụng các tàikhoản sau:

- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” Tài khoản này dùng để phản ánhdoanh thu bán hàng thực tế và doanh thu thuần Với tài khoản này công ty mở cáctài khoản cấp II

- TK 5111: Doanh thu kinh doanh hàng hóa - TK 5113: Doanh thu dịch vụ

- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

- Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản:+ TK 111 “Tiền mặt”

+ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”+ TK 131 “ Phải thu khách hàng”+ TK 156 “ Hàng hóa”

+ TK 157 “ Hàng hóa gửi bán”+ TK 138 “ Phải thu khác”+ TK 641 “ Chi phí bán hàng”

Trang 31

2.2.2.4 Báo cáo tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (12/2003)

(ĐVT: đồng)

Ngày đăng: 21/11/2012, 14:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CMC - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
SƠ ĐỒ 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CMC (Trang 26)
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 34)
BẢNG SỐ 2.1: BẢNG CHẤM CÔNG - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.1 BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 38)
BẢNG SỐ 2.2: BẢNG NGHIỆM THU - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.2 BẢNG NGHIỆM THU (Trang 39)
BẢNG SỐ 2.4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.4 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG (Trang 42)
Hình thức của phiếu chi, phiếu tạm ứng - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
Hình th ức của phiếu chi, phiếu tạm ứng (Trang 43)
BẢNG SỐ 2.7: BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I – TOÀN CÔNG TY - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.7 BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I – TOÀN CÔNG TY (Trang 45)
BẢNG SỐ 2. 8: TRÍCH BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY Bộ phận Tiền lương - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2. 8: TRÍCH BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY Bộ phận Tiền lương (Trang 47)
BẢNG SỐ 2.9: BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.9 BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ (Trang 49)
Bảng này được lập thành 2 liên, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên gửi cơ quan  quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi. - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
Bảng n ày được lập thành 2 liên, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên gửi cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi (Trang 51)
BẢNG SỐ 2.10: BẢNG THANH TOÁN BHXH - Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC
2.10 BẢNG THANH TOÁN BHXH (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w