Tìm hiểu về quy luật mối liên hệ phổ biến trong Triết học Mác Lênin cũng như vận dụng quy luật này ở Việt Nam.Bạn đọc có thể tham khảo để nắm rõ hơn về vấn đề này. Có thể tham khảo để làm tiểu luận.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
ĐỀ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
CỦA VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Phương Anh Võ Người thực hiện đề tài: Lê Phước Thọ Tên học phần: Triết học Mác Lênin Lớp: XD20D01
Năm học: 2020 - 2021
Trang 2Vĩnh long, 2020
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
ĐỀ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
CỦA VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Phương Anh Võ Người thực hiện đề tài: Lê Phước Thọ Tên học phần: Triết học Mác Lênin Lớp: XD20D01
Năm học: 2020 - 2021
Trang 4
Vĩnh long, 2020
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
Trang 7sở vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong chủ nghĩa Mác – Lê-nin,tôi sẽ phân tích, đánh giá điều kiện, khả năng cũng như thời cơ, thách thức củanền kinh tế Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và từ đó, đề xuất một
số giải pháp để việc hội nhập diễn ra một cách hiệu quả nhất
1
Trang 8NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,của một hiện tượng trong thế giới
1.1 Khái niệm về mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến:
Mối liên hệ là phạm trù triết học thể hiện mối quan hệ phụ thuộc, ảnh hưởng và quy định lẫn nhau giữa các yếu tố của một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các
mối liên hệ hoặc các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiệntượng
1.2 Tính chất của các mối liên hệ
2
Trang 9MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
1.2.2 Tính phổ biến
Mối liên hệ chẳng những có ở các sự vật, hiện tượng màcòn có ở các mặt, các yếu tố, các quá trình cấu thành sự vật,hiện tượng, có ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
Chủ nghĩa duy vật khẳng định: “Các sự vật, hiện tượng củathế giới không tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau mà chúng làmột thể thống nhất.” Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệthống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệthống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau
3
Trang 10CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG SỐNG
1.2.3 Tính đa dạng, phong phú
Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là đa dạng, phongphú và vô cùng, vô tận Giữa chúng có sự biến đổi chuyển hóacho nhau
Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khácnhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khácnhau
Có nhiều mối quan hệ với vị trí và vai trò khác nhau đốivới sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng Có nhiều mốiliên hệ về không gian, thời gian Có liên hệ tác động lên mọi lĩnhvực, có liên hệ mang tính đặc thù của một hay một số lĩnh vựcnào đó Có liên hệ trực tiếp, cũng có liên hệ gián tiếp Có liên hệ
là tất nhiên cũng có liên hệ ngẫu nhiên Có liên hệ bản chất, cóliên hệ phụ thuộc Có liên hệ chủ yếu, có liên hệ thứ yếu, …đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phúkhác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau…
4
Trang 111.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Ý nghĩa này thể hiên qua hai nguyên tắc chủ yếu
1.3.1 Nguyên tắc toàn diện
Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã chothấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quanđiểm toàn diện:
Nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng phải nhận thức nótrong tất cả các
mặt, các yếu tố, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” có liênquan đến sự vật, hiện tượng
Trong nhận thức, cần tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu: Khi xem xét sự vật, hiệntượng cần xem xét đúng mức hoàn cảnh lịch sử - cụ thể phátsinh sự vật, hiện tượng đó
5
Trang 122 Thành tựu kinh tế Việt Nam những năm gần đây
(2016-2020)
Kinh tế vĩ mô phát triển
Kinh tế tăng trưởng từng
bước vững chắc và ngày càng
được cải thiện, quy mô kinh tế
mở rộng, các cân đối lớn của
nền kinh tế được bảo đảm
Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát được kiểmsoát
Chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ
giá đi vào ổn định, lãi suất giảm
dần
Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọngthu nội địa, các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng
6
Trang 13dự toán, tăng tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên,bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công
Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tănglên, hiệu quả sử dụng dần được nâng cao, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tăng mạnh và đạt mức kỉ lục
Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt,chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩuchuyển dịch tích cực, bền vững hơn
7
Trang 14Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạtầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thứcbán lẻ hiện đại
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
Mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiềusâu, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt
8
Trang 15Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế đượcthực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực
Cơ cấu lại các ngành kinh tế đi vào thực chất, tiếp tụcchuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp chếbiến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên
Phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kếtnối vùng, các tiểu vùng; tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, bước đầugắn kết với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nôngthôn
Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ,doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốnđăng ký
Thực hiện các đột phá chiến lược
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hộinhập
Quy mô nguồn nhân lực tăng trong tất cả các ngành, lĩnhvực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vựcđột phá; các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại đượcứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinhthái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành
Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một sốcông trình hiện đại, nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đôthị lớn
3 Thời cơ và thách thức khi hội nhập vào kinh tế thế giới:
3.1 Thời cơ
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trởthành xu thế chung của tất cả các quốc gia để phát triển Hànghóa, dịch vụ, tiền tệ, vốn đầu tư của các nước đều có thể lưu
9
Trang 16thông, luân chuyển trên quy mô toàn cầu; phân công và hợp tácsản xuất cũng có thể diễn ra ở nhiều quốc gia; doanh nghiệpcủa một nước có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, …
Nhờ hội nhập, Việt Nam mở rộng thị trường xuất, nhậpkhẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,các thành tựu khoa học – công nghệ, để đạt những thành tựuphát triển như những năm qua Trong những năm tới, nhữngnền tảng hội nhập kinh tế đã xây dựng, những hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới đã ký kết sẽ có hiệu lực, những hiệp địnhmới sẽ được ký kết, tiếp tục mở ra cơ hội cho Việt Nam pháttriển
Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ vàTrung Quốc thay thế hàng hóa của một số nước bị cản trở xuấtkhẩu vào những thị trường này Việt Nam có cơ hội thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài và thu hút các doanh nghiệp Trung Quốcđầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, đivòng tránh thuế quan cao và hàng rào thương mại của Mỹ vớihàng hóa Trung Quốc
Sự phát triển của hệ thống internet và các mạng thông tinkết nối toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vàtruyền bá tri thức Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam phát triểngiáo dục, có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cơ hội đểViệt Nam tiến vào hiện đại, phát triển theo hình thức rút gọn, đitắt đón đầu, phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách vềphát triển kinh tế với các nước tiên tiến trên thế giới
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam
Á, trở thành khu vực phát triển năng động, có vai trò quan trọng
để phát triển kinh tế thế giới Trong khu vực, có nhiều nền kinh
tế lớn, tiềm lực tài chính, khoa học – công nghệ mạnh, pháttriển năng động như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
10
Trang 17Loan, có những thị trường lớn, các nguồn vốn đầu tư lớn Là mộtnước trong khu vực phát triển năng động này, thu hút được sựquan tâm của cộng đồng quốc tế, tạo ra cho Việt Nam những cơhội phát triển
3.2 Thách thức
Hội nhập quốc tế đặt các doanh nghiệp Việt Nam, các sảnphẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranhquyết liệt với các doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa nước ngoài
ở cả thị trường nội địa và quốc tế Doanh nghiệp Việt Nam chủyếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ thấp, tài chính hạnchế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệcao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thươnghiệu nổi tiếng trên thế giới Hiện nay, doanh nghiệp Việt Namtham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phần lớn là ở nhữngcông đoạn có trình độ công nghệ thấp
Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức
sẽ chịu tác động trực tiếp, nhanh chóng từ những biến độngkinh tế từ bên ngoài, những biến động trên thị trường khu vực
và thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất lànhững đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi các luồnghàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là sựtác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh
tế, tài chính Nếu không chủ động có biện pháp ứng phó và nếunội lực của nền kinh tế yếu thì tác động đó sẽ gây ảnh hưởngnghiêm trọng Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặtvới các thách thức từ những cuộc tấn công mạng vào hệ thốngquản lý đánh cắp dữ liệu, công nghệ, kế hoạch, các bí quyếtkinh doanh
Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, củng cố nền kinh tếđộc lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách thức bởi
11
Trang 18một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố vốn, công nghệ, máy móc, thiết
bị, vật tư, nguyên liệu, là nhập khẩu từ nước ngoài và thịtrường bên ngoài có vai trò rất lớn, rất quan trọng đối với tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa mà nền kinh tế đất nước tạo ra Hànghóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra thách thứckhi chúng chiếm lĩnh thị trường và đẩy hàng hóa Việt Nam rakhỏi thị trường, bóp chết sản xuất trong nước
Các điều kiện vay vốn nước ngoài càng dễ dàng, thuận lợithì nợ nước ngoài càng có khả năng, điều kiện tăng nhanh trởthành thách thức lớn nếu sử dụng kém hiệu quả Các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài có thể trở thành thách thức lớn nếu quản
lý thiếu chặt chẽ, dẫn đến ô nhiễm môi trường, nước ta trởthành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển Việcnhà đầu tư nước ngoài lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai tháctài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn
ưu đãi, không thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ,
họ sẽ bỏ đi, để lại nhiều gánh nặng mà đất nước phải giảiquyết…
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cho Việt Nam nhiềuthách thức lớn phải vượt qua để nắm bắt được cơ hội, chuyển cơhội thành hiện thực Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là tốc
độ phát triển rất nhanh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư;những thay đổi, phát triển công nghệ diễn ra nhanh chóng trênthế giới Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là mộtthách thức lớn Hơn nữa, ở Việt Nam chưa hình thành hệ thốngthể chế cho các mô hình kinh doanh mới, bảo vệ sở hữu trí tuệ,người tiêu dùng, xử lý tranh chấp, quản lý các hoạt động kinh
tế, sinh hoạt xã hội trong thời đại công nghiệp 4.0
Để nắm bắt được cơ hội, Việt Nam phải đáp ứng tất cả cácyêu cầu đặt ra, đòi hỏi đất nước phải có trình độ cao về khoa
12
Trang 19học – công nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ cán bộkhoa học, sáng tạo công nghệ, thiết kế sản phẩm đến nhữngngười trực tiếp sản xuất; đòi hỏi những thay đổi về tâm lý, thóiquen sống của người dân; thay đổi tổ chức, quản lý hệ thốngchính quyền các cấp, các ngành Không vượt qua được nhữngthách thức nhỏ này, thì thách thức lớn nhất đối với Việt Nam sẽ
là tụt hậu xa hơn so với các nước khác
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự cạnh tranh ảnhhưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt
là Mỹ và Trung Quốc Tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa cácnước rất căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực Giữvững chủ quyền biển đảo là thách thức lớn đối với Việt Nam
4 Đề xuất giải pháp để hội nhập có hiệu quả
4.1 Nguyên tắc hội nhập
Hội nhập phải dựa trên nguyên tắc độc lập tự chủ và nhằmmục đích tối thượng là quyền lợi của đất nước, của dân tộc,không vì tác động hay sức ép của bất kỳ thế lực nào khác
Coi chủ động và tích cực hội nhập như một phương châmtrong hội nhập quốc tế, biết sớm nhận ra những xu thế mới, chủđộng dự báo và xử lý linh hoạt mọi tình huống phát sinh; nhận
ra và tận dụng thời cơ nhằm mang lại lợi ích cho đất nước
4.2 Giải pháp
Xây dựng và mở rộng hệ thống tài chính – tiền tệ
Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả;nâng cao sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp
Xây dựng chính sách thuế phù hợp
Cải cách hành chính nhanh chóng, toàn diện và hợp lý
Chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao
13
Trang 20 Xây dựng những chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư
và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn này
Có chính sách hợp lý phát triển kinh tế nông thôn, sử dụnghợp lý nguồn
lao động
Đẩy mạnh nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến
Luôn lưu tâm vấn đề chủ quyền dân tộc, môi trường đảmbảo phát triển
Qua bài tiểu luận này, tôi hy vọng mang đến được cái nhìn sâu sắc hơn,cũng như thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về việc vận dụng nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến vào hội nhập kinh tế thế giới
14
Trang 21TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2026,
thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2021-2025-621157/ , Thứ Ba, 20-10-2020, 04:44
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/bao-cao-danh-gia-ket-qua-2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin, 2019, Hà
Nội
3 PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Những cơ hội và thách thức đối với phát
triển kinh tế của Việt Nam, 2019, doi/nhung-co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-phat-trien-kinh-te-cua-viet-nam.html
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-15