Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975

207 14 0
Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tóm tắt mở đầu - Đề tài luận án: “Phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975” - Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam - Mã số: 9220913 - Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị An - Họ và tên người hướng dẫn: 1. TS Dương Đình Lập 2. PGS. TS Hồ Xuân Quang - Cơ sở đào tạo: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam 2. Nội dung thông tin tóm tắt 2.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Một là, hệ thống hóa và làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng; cơ sở hình thành, yêu cầu khách quan của việc phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975. Hai là, tái hiện khách quan diễn biến, kết quả của một số phong trào thi đua yêu nước tiêu biểu ở miền Bắc những năm 1961-1975. Ba là, làm rõ đặc điểm; đánh giá ý nghĩa to lớn của các phong trào thi đua yêu nước đối với sự nghiệp cách mạng của miền Bắc cũng như của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1961-1975. 2.2. Những điểm mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu Luận án tổng kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Cụ thể: (i) Tăng cường và thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội trong việc phát động và tổ chức thi đua yêu nước hiệu quả, thiết thực; (ii) Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, động viên khí thế thi đua, đặc biệt chú trọng việc khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thi đua yêu nước; (iii) Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng để xác định mục đích, nội dung, hình thức thi đua thích hợp; (iv) Lắng nghe nguyện vọng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân; tiến hành thi đua thường xuyên, liên tục trên cơ sở lấy lòng yêu nước làm gốc, xem công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua; (v) Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những điển hình tiên tiến sau mỗi đợt thi đua.

Ngày đăng: 31/01/2022, 14:57

Mục lục

    Họ và tên tác giả luận án

    Họ và tên tác giả luận án

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan