Khôngcó tư duyphản biện, khôngphải là trí thức!
Nguồn: dantri.com.vn
(Dân trí) - Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt
là đối với đội ngũ tríthức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình
thành một tầng lớp tríthức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó.
Tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào cuộc sống cần rất nhiều mồ hôi, công sức bởi cuộc sống
luôn biến động và mọi chủ trương, đường lối phải bám sát những diễn biến của đời sống
xã hội.
Làm thế nào để Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách nhanh chóng và sâu rộng, phóng
viên báo
Dân trí đã có cuộc phỏng vấn TS Chu Hảo, Giám đốc - TBT NXB Tri thức,
nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ & Môi trường.
Cần những phảnbiện mang tính xây dựng
Được mời tham gia đóng góp về công tác tríthức ngay từ khi Nghị quyết trong giai đoạn
soạn thảo, với tư cách một nhà khoa học, ông có đánh giá gì về nội dung Nghị quyết này?
Trước khi Nghị quyết ban hành, Thường trực Ban bí thư có triệu tập một số anh em trí
thức thuộc nhiều lĩnh vực đến để tham khảo ý kiến. Tại đây, đã có nhiều ý kiến tâm
huyết, thể hiện rất cao tinh thần trách nhiệm với đất nước. Đối với cá nhân, tôi cho rằng
việc ra đời Nghị quyết này là một bước tiến khá dài trong quan điểm của Đảng về công
tác trí thức. Nhất là trong tình hình nóng bỏng của kinh tế như vừa qua, chúng ta vẫn gác
lại để tập trung bàn về tríthức chứng tỏ Đảng rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, nó
chưa phản ánh được hết những đòi hỏi bức xúc của giới tríthức hiện nay.
Nghị quyết vừa ban hành, là đảng viên, tại sao ông lại có suy nghĩ như thế? Ông có sợ
người ta cho là tư tưởng ?
Chính vì là đảng viên và mạo muội tự nhận mình là tríthức nên tôi nghĩ mình càng phải
có trách nhiệm nói lên ý nghĩ trung thực của mình và có lẽ Đảng cũng rất cần những ý
kiến phảnbiện trên tinh thần xây dựng.
Vậy theo ông, những đòi hỏi bức xúc đó là gì?
Trước hết, theo tôi khái niệm về tríthức ở đây còn rất chung chung. Điều này khiến
người ta hiểu tríthức đơn giản chủ yếu chỉ là người có trình độ học vấn được đo bằng các
loại bằng cấp. Thực ra, bằng cấp chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ.
Cơ chế dân chủ để được độc lập sáng tạo
Những điều kiện nào để được coi là "đủ", thưa ông?
Người được coi (hay tự coi) mình là trí thức, ngoài yêu cầu phải đạt tới một trình độ tri
thức nhất định còn phải là người quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã
hội và phảicó chính kiến trước các vấn đề đó.
Đặc biệt, tríthứcphải là người có năng lực phê phán và hướng dẫn dư luận. Theo tôi
hiểu, quan niệm hiện nay về tầng lớp tríthức chưa phù hợp vì nó bao gồm tất cả những
người lao động trí óc ở tất cả mọi lĩnh vực. Điều quan trọng chúng ta cần có một tầng lớp
trí thức tinh hoa trong một xã hội dân sự lành mạnh.
Nhưng Nghị quyết nhấn mạnh đến tự do tư tưởng tức là khuyến khích năng lực phản
biện ?
Đúng là Nghị quyết nhấn mạnh đến tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo. Nhưng để cóđộc
lập tư duy, tự do sáng tạo và khách quan phê phán thì phảicó một cơ chế dân chủ để đảm
bảo cho các quyền đó. Tự do là khát vọng bẩm sinh của con người, còn dân chủ thì phải
được giáo dục, rèn luyện mới có.
Đúng là để có một đội ngũ tríthức xứng đáng là tầng lớp tinh hoa của xã hội khôngphải
là điều đơn giản. Vậy theo ông, cần làm gì để tạo ra một tầng lớp tríthức đó?
Để có một tầng lớp tríthức với đầy đủ các ý nghĩa cần có hai điều kiện. Thứ nhất là một
nền giáo dục quốc dân lành mạnh, tức là phải tạo ra những con người có tưduy phê phán
độc lập và có nhân cách văn hóa. Tiếc rằng đây là vấn đề đã tồn tại hàng chục năm qua.
Thứ hai, phảicó môi trường tinh thần lành mạnh. Môi trường này chính là cơ chế dân chủ
để đảm bảo cho tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo khoa học. Trong Nghị quyết, cũng có
xu hướng đề cập đến vấn đề này nhưng tôi nghĩ có lẽ chưa được như mong muốn của
tầng lớp tríthức nói chung. Vấn đề là tạo điều kiện để tầng lớp tríthứctự hình thành chứ
không thể gò ép bằng những mệnh lệnh hành chính khiên cưỡng.
Nhiều người đã không giữ được phẩm hạnh
Sao lại tự hình thành? Tức là theo ông, đến nay chúng ta vẫn chưa có đội ngũ trí thức?
Những cá nhân thì có nhưng tầng lớp thì chưa. Trong lịch sử, chúng ta đã có một tầng lớp
nhà nho nhưng thực chất, họ còn thiếu một yếu tố khá cơ bản để tạo nên một tầng lớp trí
thức, đó là tự do trong tư tưởng. Họ hầu hết học với tư tưởng làm quan phục vụ triều
đình. Cho đến những năm đầu thế kỉ XX, có xuất hiện một số tríthức với các phong trào
Duy tân, Đông kinh nghĩa thục Đặc biệt là giai đoạn kháng chiến 9 năm, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tập hợp bên mình một đội ngũ tríthức tinh hoa và đông đảo.
Giáo sư Phạm Song khi trao đổi với chúng tôi đã đưa ra nhận xét rằng đã là tríthức thì
không được hèn. Không nói lên sự thật, khôngcó khí tiết thì không là trí thức. Anh có
đồng ý với nhận định này?
Gần đây, có người nói tríthức của ta tuỳ thời, có người nói cơ hội, có người nhận xét
nặng nề hơn là hèn Theo tôi, ở một mức độ nào đó thì đều có. Đó là hậu quả khá dài
của những phương thức sinh hoạt nặng nề nên để bảo trọng, để không bị loại ra khỏi
"cuộc chơi", không còn phương tiện sinh sống thì không ít tríthứcphải náu mình.
Trong cái không khí dồn nén thì khó có thể có được một tầng lớp tríthứccó đủ dũng cảm
và nhân cách. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trừ một số ít giữ được phẩm hạnh còn nhiều
người tự nhận mình là trí thức, là sĩ phu cũng không đủ dũng cảm để vượt qua những trở
ngại tinh thần đó. Do vậy hơn lúc nào hết, đây là thời kỳ cần phải xây dựng một cơ chế
dân chủ đảm bảo tự do tư tưởng và độc lập sáng tạo thì mới có thể xây dựng một tầng lớp
trí thức đúng nghĩa với vai trò tinh hoa của dân tộc.
Nói lúc về hưu khôngphải là "hội chứng"
Thưa nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ & Môi trường, ông đã nói rất hay,
rất "thoáng" nhưng xin hỏi thành thực, tại sao khi còn quyền lực, ông khôngthực thi
những ý tưởng tốt đẹp này?
Trước hết, tôi phải nói với bạn rằng chức thứ trưởng khôngphải là một quyền lực gì ghê
gớm, nhất là đối với một lĩnh vực có tính đại sự quốc gia này. Mặt khác khi tham gia
quản lý, anh là một công chức và đương nhiên phải tôn trọng những kỉ luật đã được xác
lập. Do đó nhiều khi phẩm tính tríthức quản lý không được trọn vẹn như những tríthức
không tham gia quản lý.
Thưa, xin được nói thẳng, hình như đang có một "hội chứng" là khi còn chức, còn quyền
thì không làm, không nói nhưng khi về hưu thì lại hay "lớn tiếng"?
Đơn giản là khi còn tham gia quản lý, họ là con người của guồng máy đó nên phải tôn
trọng kỉ luật guồng máy, chưa kể người trong cuộc khó có cái nhìn khách quan như người
ở ngoài cuộc. Tôi nghĩ không nên câu nệ quá vào chuyện nói lúc nào mà nên xét xem
người đó nói có đúng, có trúng không. Không nên coi nói lúc về hưu là "hội chứng".
Không phải ai cũng đố kị, ghen ghét
Vừa qua, trên Diễn đàn Dân trí đã diễn ra một cuộc trao đổi sôi động và thẳng thắn của
một số tríthức trẻ về nguyên nhân họ rời bỏ quê hương, rời bỏ các cơ quan nhà nước,
đặc biệt là nhiều giảng viên đại học trẻ rời bỏ giảng đường để tìm môi trường khác. Là
giáo sư nhiều năm trên bục giảng, ông nghĩ về hiện tượng này?
Trước hết, cho tôi được đính chính: đừng gọi tôi là PGS, GS gì nữa vì từ hơn mười năm
nay, tôi không còn tham gia giảng dạy sinh viên rồi. Mà theo tôi, đã không giảng dạy thì
không nên gọi là giáo sư và cũng không nên nhận mình là giáo sư. Tôi là người không tác
thành kiểu "giáo sư cả đời" và "giáo sư cả nước". Giáo sư của trường nào, của bộ môn
nào thì nên để bộ môn đó bầu, trường đó phong.
Còn hiện tượng bỏ công sở và giảng đường để tìm môi trường khác theo tôi là một tín
hiệu lành mạnh. Những tríthức trẻ đã nhìn thấy ở hệ thống còn nhiều bất cập trong sử
dụng, đề bạt không thỏa mãn chí tiến thủ của họ nên họ ra đi. Hiện tượng này có thể
gây mất ổn định về tổ chức nhưng lại có tính cảnh báo rất cao. Các nhà quản lý đương
nhiên phải cải thiện tình hình bằng cách đề ra những biện pháp khả thi để giữ những
người có năng lực thực sự.
Trong Diễn đàn của chúng tôi, điều quan ngại nhất mà các giảng viên trẻ nêu ra là thói
"già làng - trưởng bản", bệnh "cây đa - cây đề" trong trường đại học. Là người khá am
hiểu môi trường này, ông có nhận xét gì?
Tôi thấy bản thân những người làm khoa học trong các trường đại học khôngphải ai cũng
có tính ghen ghét, đố kị nhưng đôi khi, cái cơ chế về đề bạt, cất nhắc hiện nay đã tạo ra
tình trạng "sống lâu lên lão làng".
Dùng phong trào để "cứu" nền giáo dục là một sai lầm
Khi GS Nguyễn Thiện Nhân nhận chức Bộ trưởng Giáo dục
& Đào tạo, ông có "cảnh báo" rằng nếu sau 100 ngày “ngồi
trên ghế nóng”, ông Nhân không tìm ra được "điểm huyệt"
thì sẽ thất bại. Sau hai năm với một loạt các đường hướng
đổi mới, ông có nghĩ rằng Bộ trưởng Nhân tìm đúng "điểm
huyệt"?
Dùng phong trào để
chấn chỉnh, để cải cách
giáo dục là một sai lầm.
Chỉ có một chiến lược
hợp lý mới mang lại
thành công lâu dài
Chưa. Xin thưa với các bạn và cả Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
là giáo dục của chúng ta đang có xu hướng đi vào bất cập như đã từng bất cập.
Nhưng ngành giáo dục đang thành công ở hàng loạt các phong trào ?
Đó có thể lại chính là nguyên nhân của bất cập. Đã là phong trào thì có lên, có xuống nên
các phong trào chỉ thực hiện được những nhiệm vụ cấp bách và giành được thắng lợi
trong từng thời điểm. Dùng phong trào để chấn chỉnh, để cải cách giáo dục là một sai
lầm. Chỉ có một chiến lược hợp lý mới mang lại thành công lâu dài.
Xin cám ơn ông!
. Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!
Nguồn: dantri.com.vn
(Dân trí) - Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành. thật, không có khí tiết thì không là trí thức. Anh có
đồng ý với nhận định này?
Gần đây, có người nói trí thức của ta tuỳ thời, có người nói cơ hội, có người