1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Những chủ nhân MBA, siêu giá mà kém cỏi ppt

2 260 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 61 KB

Nội dung

Những chủ nhân MBA, siêu giá kém cỏi01:21' 05/02/2006 (GMT+7) Trong nền kinh tế thị trường, một tấm bằng Cử nhân quản trị kinh doanh (MBA), nhất là của trường đại học nước ngoài cấp đang là một giá trị hiển nhiên, một nhu cầu xã hội cần thiết, một mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nhưng thực tế hiện nay trong khi rất cao giá thì trên thế giới việc học tập để có được MBA cũng đang có những vấn đề bất cập phải đặt lại cho hoàn thiện hơn. Nhưng thực tế hiện nay trong khi rất cao giá thì trên thế giới việc học tập để có được MBA cũng đang có những vấn đề bất cập phải đặt lại cho hoàn thiện hơn. Sau đây là một số ý kiến chỉ trích trên báo chí nước ngoài xung quanh tấm bằng MBA. Nếu bạn muốn làm chủ thế giới, tốt nhất là có được tấm bằng Cử nhân quản trị kinh doanh (Master in Business Administration, MBA), đã lâu rồi người ta thường nghĩ thế. Tên tấm bằng tốt nghiệp ấy gợi đến tham vọng, sự sáng suốt, sự thông thạo và kỷ cương nền nếp. Cố nhiên, các khoá tốt nghiệp gần đây bị phát hiện là có chút gì đó hơi ngạo ngược, nhưng các khả năng thu được sau đào tạo vẫn chưa thể bác bỏ. Ai có tấm bằng MBA thuộc về một loại người riêng biệt. Tuy nhiên trong thực tiễn, các chủ nhân MBA không phải bao giờ cũng giữ được mọi điều hứa hẹn. Theo câu chuyện vui đã xưa rồi, anh bạn trẻ mới tốt nghiệp MBA ngồi vào bàn giấy và yêu cầu cô trợ lý đem cho mình "một trường hợp đầu tiên cần nghiên cứu". Phù hợp với một mô hình cơ bản của nước Mỹ, anh tiếp cận vấn đề với một loạt định kiến, các quan điểm chiến lược, các dữ kiện và việc phân tích thống kê. Chương trình học đã sản sinh ra nhiều yếu tố nổi trội, những cái đầu minh mẫn, những máy tính thực sự có vị trí rất thích hợp cho một ngân hàng kinh doanh hay một văn phòng hội đồng quản trị, nhưng lại hoàn toàn tỏ ra vô dụng đối với phần lớn các doanh nghiệp. Một đoạn quảng cáo của hãng vận tải Fedex vừa được đưa lên truyền hình Mỹ nói về một anh bạn trẻ ngày đầu đi làm. Sếp bảo anh ta: "Công việc chúng ta đang rất bộn bề, các gói hàng này phải lập tức gửi đi ngay hôm nay". Nhân viên mới tuyển phản ứng lại: "ồ tôi đâu có phụ trách việc ấy". Sếp liền nói: "Không sao, ta sẽ gọi cho Fedex nhờ họ. Mọi người đều biết làm như vậy". "Ông không biết ư, tôi tốt nghiệp bằng MBA cơ mà". "Thế thì tốt lắm, tôi sẽ phải chỉ cho anh làm ra sao". Sau đó là một giọng bên ngoài chêm vào khẩu hiệu: "Với Fedex, hàng gửi rất dễ và rất nhanh, ngay một người tốt nghiệp MBA cũng có thể làm được". Trên thế giới hiện nay, người ta nhận thấy nhiệt tình đã giảm phần nào đối với các chủ nhân tấm bằng MBA tuy siêu giá lại kém cỏi trong công việc hàng ngày – có lẽ chỉ trừ ở Ấn Độ và Trung Quốc đang có nhu cầu lớn. Tại các nước phương Tây, nhãn mác trên đã mất dần sự chói sáng, thậm chí còn bị dư luận nghi ngờ. Vào đỉnh điểm, hãng Enron sử dụng mỗi năm 250 MBA cuối cùng lâm vào tai tiếng. Còn ông George W. Bush chẳng đã tự hào về tấm bằng MBA của mình do Harvard cấp đó sao. Mặt khác, giáo sư Trường đại học McGill ở Montreal, Canada là Henry Mintzberg mùa Hè qua đã xuất bản cuốn sách Các nhà quản lý không có MBA tấn công vào các nhà MBA tốt nghiệp tại các trường Mỹ, ông thẳng thừng chỉ trích: "Đó là một cách đào tạo xấu dành cho những người xấu vào thời điểm xấu". Tại nước Mỹ, các sinh viên có xu hướng kiếm bằng MBA sau khi tốt nghiệp một bằng đại học chuyên ngành. Họ nóng vội tìm được việc làm ở một văn phòng tư vấn hoặc một ngân hàng kinh doanh. Nhưng họ không có kinh nghiệm về kinh doanh. Tại nước Anh và châu Âu thì khác. Trước hết, các sinh viên phải nhiều tuổi hơn, thậm chí là trên dưới 30. Do đó, họ đã có những trách nhiệm hoặc đã từng ra quyết định. Hơn nữa, giáo dục về mặt này ở bên bờ này của Đại Tây Dương được tiến hành trên một tinh thần khác về nội dung cũng như hình thức. Pauline Weight, Giám đốc một chương trình MBA của trường Cranfield (Anh), bình luận: "Chúng tôi từ lâu luôn luôn là một trường học quản lý chứ không phải là trường học thương mại. Chúng tôi không ngừng nhấn mạnh tới sự phân biệt đó. Quản lý được xem xét trong một bối cảnh nhất định, nó tuỳ thuộc vào mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa những con người và không thể học được chỉ trong sách vở". Kai Peters, Hiệu trưởng của trường Ashridge, cho rằng một chương trình MBA cần phải cung cấp cho các cán bộ sẽ lãnh đạo các ê-kíp những khả năng thực tiễn hơn. Trường ông sẽ đổi mới hoàn toàn chương trình giảng dậy. Ông nói rõ thêm: "Cần đào tạo các nhà quản lý làm việc có hiệu quả. Điều này đòi hỏi họ phải biết cách làm việc với những con người khác, nhậy cảm với người khác, sử dụng được năng lực thông thạo của mọi người. Chúng tôi sẽ quan tâm gắn bó hơn với cách làm việc trực tiếp giáp mặt với nhau, số đông được cá thể hoá và dậy kèm phụ đạo, vì điều này sẽ có ảnh hưởng đến hành vi thực sự của mỗi người". (Theo Quốc tế) Theo David Simpson, Giám đốc tiếp thị và tuyển sinh của London Business School: "Trên thực tế thị trường MBA trước hết phụ thuộc vào sự phát triển của bối cảnh kinh tế". Trường này nhận thấy gần đây có bước nhẩy vọt về số lượng sinh viên đến từ Nhật Bản và Ấn Độ. Còn theo Doris Sohmen-Pao, Giám đốc chương trình MBA của INSEAD, từ lâu rồi 90% sinh viên trường này có nguồn gốc từ các nước khác, đáng chú ý là từ Bắc Phi và Trung Đông, chứ không chỉ tới từ Singapore và Pháp như trước. Một phần do cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố khiến cho việc xin visa vào Mỹ học rất phức tạp. Trong khi đó, các trường đại học ở châu Âu tỏ ra là những mẫu hình về đa dạng văn hoá và sắc tộc. . Những chủ nhân MBA, siêu giá mà kém cỏi0 1:21' 05/02/2006 (GMT+7) Trong nền kinh tế thị trường, một tấm bằng Cử nhân quản trị kinh. người ta nhận thấy nhiệt tình đã giảm phần nào đối với các chủ nhân tấm bằng MBA tuy siêu giá lại kém cỏi trong công việc hàng ngày – có lẽ chỉ trừ ở Ấn Độ

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w