1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG (GIAI ĐỌAN 2016-2020)

16 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 500,74 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG GIAI ĐỌAN 2016-2020 PHẦN MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG 3

1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3

1.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 4

2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 5

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ BÌNH DƯƠNG: 5

2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI: 6

3.CÁC GIẢI PHÁP GỢI Ý 12

PHẦN KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 2

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BỀN VỮNG (GIAI ĐỌAN 2016-2020)

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, phát triển đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao trình độ nhận thức của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội Bình Dương là một địa phương tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh

mẽ trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (tính đến tháng 8/ 2014 tỷ

lệ đô thị hóa của Bình Dương là 81, 86%) Quá trình đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương đã góp phần làm thay đổi về nhiều lĩnh vực như tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, biến đổi thu nhập của người dân, đồng thời cũng làm thay đổi điều kiện sống của dân cư theo hướng tích cực Tại Hội thảo “20 năm đô thị hóa Nam bộ, lý luận và thực tiễn”, vấn đề đô thị hóa và phát triển bền vững của Bình Dương được các nhà khoa học, các chuyên gia xem xét ở hai khía cạnh: cả đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị hóa theo chiều sâu Đô thị hóa theo chiều rộng gắn với vấn đề mở rộng không gian đô thị và hình thành hệ thống đô thị theo vùng của quốc gia Đô thị hóa theo chiều sâu gắn với quy hoạch không gian đô thị nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trình độ và hiệu quả kinh tế, chất lượng và môi trường sống của cư dân trong từng đô thị

Về mặt lý luận, các đô thị muốn phát triển bền vững trước hết phải tìm ra những yếu tố tạo nên sự bền vững, đồng thời cũng phải tìm ra những thách thức đe dọa sự bền vững

Đó là hai mặt của một vấn đề có tầm quan trọng ngang nhau trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát

triển công nghiệp năng động của cả nước Bằng các chính sách phát triển và thu hút đầu

tư hợp lý, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế của địa phương từ nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ Với vị trí thuận lợi, Bình Dương có điều

Trang 3

kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh và cả nước, thu hút đầu tư, tiếp nhận các thông tin và công nghệ tiên tiến để hình thành các khu công nghiệp và đô thị lớn, có tiềm năng lớn và nhiều lợi thế để tham gia vào quá trình liên kết, hợp tác và phát triển với các địa phương trong nước và quốc tế Với những lợi thế sẵn có, Bình Dương đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị Các đô thị ở Bình Dương có quy mô diện tích thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố chủ yếu theo đơn vị hành chính, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Các đô thị đều

đã có quy hoạch chung và định hướng xây dựng phát triển đô thị đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Điều này là một thuận lợi cho quá trình đô thị hóa và đề ra các chính sách phát triển bền vững Các nhà khoa học đã chỉ rõ nhiều nét khác biệt so với xu thế chung của quá trình Đô thị hóa ở khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Bình Dương nói riêng Theo đó, Bình Dương phải chú trọng phát triển Đô thị gắn với phát triển khoa học, công nghệ, hình thành kinh tế tri thức và sử dụng hiệu quả tài nguyên, gồm 3 nội dung: duy trì hoạt động kinh tế đô thị hiệu quả, phát triển khoa học, công nghệ mới, hiện đại nhằm tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; và đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế đô thị Tiếp đó Đô thị hóa gắn với bảo tồn di sản văn hóa và bảo vệ môi trường, tái tạo tài nguyên nhằm tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất; Đô thị hóa gắn với phương thức quản lý đô thị hiện đại với sự tham gia của cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức xã hội trong công tác quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG

1.1 Các khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế

- Phát triển là một quá trình vận động đi lên đòi hỏi cần một thời gian dài và luông thay đổi Xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện

- Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống

Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định)

Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế thay đổi Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo

Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi

Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế

Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.Đó là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, và môi trường trong một thời gian nhất định

Quá trình hoàn thiện nhắm tới những mục tiêu cơ bản:

- Phải duy trì được tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn Tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác

Trang 5

- Thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sng nền kinh tế Công nghiệp hiện đại

- Cải thiện được cuộc sống của đại bộ phận dân cư, bao gồm mức hưởng thụ vật chất, tinh thần

- Đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sống

1.2 Phát triển bền vững:

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới được công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và

sự tác động đến môi trường sinh thái học"

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi

là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo

vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường Mục tiêu của Phát triển bền vững là đạt được sự đầy

đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình dẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên

Trang 6

2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 khái quát về đặc điểm và điều kiện kinh tế Bình Dương:

- Về Đặc điểm:

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13

Dự kiến đến năm 2020, Bình Dương là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 6 quận nội thành, 4 huyện ngoại thành với 113 xã, phường, thị trấn (60 phường, 40

xã, 13 thị trấn)

Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An Ngoài ra còn có khu

du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á,

- Về điều kiện kinh tế:

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh

và một phần tỉnh Đồng Nai Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã,

41 phường, 02 thị trấn)

Trang 7

Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4% Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp

và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ

2.2 Kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội:

Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ của một “tỉnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân

Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn

Trang 8

nhân lực bốn phương quy tụ về Kinh tế - xã hội của Bình Dương bắt đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ

- nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét

KCN Việt Nam - Singapore được coi là KCN kiểu mẫu của cả nước (Ảnh: Hoàng

Phạm)

Về phát triển các khu, cụm công nghiệp:

Để phát triển kinh tế, Bình Dương tập trung phát triển công nghiệp làm nền tảng đột phá Giải pháp lâu bền cho chiến lược này là xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tập trung làm đòn bẩy phát triển Nếu như năm 1997 Bình Dương mới chỉ có 6 KCN tập trung nằm hầu hết ở phía Nam của tỉnh với diện tích 800ha thì đến nay, toàn tỉnh đã có 29 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 10.000ha được phân bố ở hầu khắp các huyện, thị, thành phố

Khởi điểm cho sự phát triển các KCN ở phía Nam của tỉnh phải kể đến là KCN Sóng Thần I, KCN Việt Nam - Singapore I, KCN Đồng An 1, KCN Việt Hương Tại Bến Cát là những KCN Mỹ Phước 1, 2, 3 với hơn 400 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ đô la Mỹ

Trang 9

Dọc sông Sài Gòn như xã An Tây, An Điền thuộc TX.Bến Cát cũng khởi sắc với KCN Việt Hương 2, KCN An Tây nay đã thu hút gần 100 dự án với vốn đầu tư gần 1 tỷ đô la

Mỹ Tại Bàu Bàng, vùng đất lửa ngày nào nay cũng đơm hoa với KCN Bàu Bàng đang thu hút đầu tư hiệu quả Ngược về Tân Uyên, các KCN Đất Cuốc, Nam Tân Uyên cũng đạt kết quả tốt khi thu hút hơn 100 dự án với gần 500 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư…

Cùng xây dựng hạ tầng KCN, để tạo lực đưa công nghiệp phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, Bình Dương đã tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông, áp dụng những chính sách, tạo môi trường thông thoáng, linh hoạt trong việc mời gọi và thu hút đầu tư Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung phát triển đô thị, đào tạo nghề, giao thông nhằm phục vụ cho công nghiệp; đồng thời tập trung chăm lo đời sống của người dân, công nhân tốt hơn nhằm từng bước ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với Bình Dương…

Chính nhờ hạ tầng các KCN của tỉnh tốt, được quy hoạch đồng bộ, kết hợp những yếu

tố như sự thân thiện và năng động của lãnh đạo tỉnh, cùng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ đã góp phần quan trọng trong thu hút đầu tư Đến nay, tại tỉnh đã

có 20.422 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký 148.911 tỷ đồng và 2.558 dự

án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư gần 22,1 tỷ đô la Mỹ Sự đầu

tư lớn của doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao và kéo theo tiềm năng lớn cho dịch vụ - thương mại và đô thị Bình Dương phát triển

 Kinh tế-xã hội phát triển vượt bậc

Công nghiệp phát triển tác động mạnh đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội, nhất là ở những nơi có công nghiệp phát triển mạnh Những KCN mọc lên đã đưa cuộc sống người dân nơi đây ấm no, khấm khá

Rõ nét nhất, tại huyện Bàu Bàng, TX Bến Cát… như thay áo mới khi tác động của công nghiệp làm diện mạo kinh tế - xã hội địa phương thay đổi nhanh chóng với đường sá

Trang 10

khang trang, hiện đại, nhà cửa xây mới ngày càng nhiều Kinh tế phát triển cũng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân Nhờ đó mà thu nhập đầu người của Bình Dương luôn cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước Đến cuối năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã đạt 73,1 triệu đồng; tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia…

Đến cuối năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 217.211 tỷ đồng, tăng gần

50 lần so với năm 1997

Có thể nói, phát huy tính năng động, sáng tạo trong giải pháp thực hiện đã đưa kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và ổn định với nhiều chỉ tiêu gấp hàng chục lần so với ngày tái lập tỉnh Cụ thể, nếu như năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mới đạt 4.000 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu đô la Mỹ, thu ngân sách 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn khiêm tốn… thì sau 19 năm, Bình Dương đã phát triển vượt bậc Đến cuối năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 217.211 tỷ đồng, tăng gần 50 lần; tổng mức bán lẻ và doanh dịch vụ đạt 125.747 tỷ đồng, tăng gần 40 lần; kim ngạch xuất khẩu đạt 20,97 tỷ đô

la Mỹ, tăng hơn 400 lần; thu ngân sách đạt 36.000 tỷ đồng, tăng hơn 39 lần so với năm

1997 Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ

lệ công nghiệp 60% - dịch vụ 37,3% - nông nghiệp 2,7%

 Đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại

Với phương châm lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với tổng diện tích 9.073 ha, Bình Dươngđã cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng gần 28 khu công nghiệp; có 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với diện tích trên 600 ha được quy hoạch và xây dựng hạ tầng; cấp phép đầu tư cho 2.136 dự án với tổng vốn đăng ký 19.796,36 triệu USD có tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt 65%; giải quyết việc làm cho 404.298 lao động, hơn 9 nghìn doanh

Ngày đăng: 26/01/2022, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w