1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đối chiếu tên gọi “CHỢ cái RĂNG” trong tiếng việt với yếu tố tương đương trong tiếng hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

18 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối chiếu tên gọi “CHỢ CÁI RĂNG” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Ngân
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ
Chuyên ngành Tiếng Trung
Thể loại Bài Kết Luận Sau Thuyết Trình
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “CHỢ CÁI RĂNG” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG

BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “CHỢ CÁI RĂNG” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Cá nhân: Nguyễn Thị Thanh Ngân Lớp SH: 19SPT01

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Trang 2

Tên : Nguyễn Thị Thanh Ngân

Lớp: 19SPT01

Chủ đề: chợ nổi Cái Răng

1.Chợ nổi Cái Răng: có 2 tầng ý nghĩa

1.1Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

 Hoán dụ đặt tên theo địa danh

1.2 Chợ nổi Cái răng là chợ chuyên trao đổi, mua bán nông sản, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống ở trên sông Thuở xưa, chợ nổi hình thành là vì đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, vỏ lãi

 hoán dụ lấy đặc điểm trạng thái đặc tên cho sự vật

Đối chiếu qua Trung quốc: Không có

 “ KHUYẾT”

KẾT LUẬN: cách đặc tên của 2 nước không giống nhau Vì đặc điểm địa hình khác nhau, khu vực đồng bằng sông Cửu Long địa hình tương đối bằng phẳng,

sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống sông ngòi chằng chịt

Vì vậy mới có sự xuất các khu chợ nổi trên sông để thuận tiện cho sinh hoạt của người dân Thứ 2 là tốc độ dòng chảy của sông miền Nam Việt nam tương đối hiền hòa , nhẹ nhàng, còn sông Trung Quốc thì mạnh mẽ, dữ dội nên không phù hợp để làm chợ trên sông

Bổ sung về tên “ Cái Răng”

Ngày xưa, ở Vàm sông Cần Thơ, nơi giáp giới giữa hai làng Thường Thạnh và Tân An, tương truyền rằng có một con sấu rất lớn và hung dữ Khi sấu nổi lên nó

to bằng chiếc xuồng ba lá, dài 5-6 thước, có hai hàng đèn sáng rực trên lưng Nhiều người đi qua khúc sông này bằng xuồng, ghe đã bị con sấu nổi lên quật chìm và cắp đi mất xác

Điều lạ là con sấu rất mê xem hát bội Những lần đình làng tổ chức cúng lễ thượng điền, hạ điền có mời gánh hát bội về diễn, con sấu đều trườn lên bãi nằm xem Đám đông đang xem hát trên sân đình hoảng loạn, bỏ chạy tứ phía Nhưng thấy con sấu chẳng làm hại ai, chỉ nổi lên xem hát bội nên người ta quay lại, chẳng còn sợ hãi nữa Ông xã trưởng còn sai người làng ném đồ cúng xuống cho sấu ăn Dân làng quen dần với việc sấu xem hát bội cúng đình hàng năm

Trang 3

Chung quanh sấu coi hát bội cũng có câu chuyện: Năm đó, trong làng có một người lực điền yêu và làm đám cưới với một cô thôn nữ ở làng bên Đám rước dâu có hàng chục xuồng, ghe, có dàn nhạc lễ, trống kèn… vui như ngày hội Khi đám rước đi ngang khúc sông nọ, bất thần con sấu nổi lên, nó quật đuôi thật mạnh làm chìm 3-4 chiếc xuồng, ghe Những người đi trong đám rước ném bỏ lễ vật,

cố chèo chống, bơi lội thoát thân Khi đã lên được trên bờ, điểm mặt từng người lại thì thấy mất tích cô dâu Chú rể đau đớn, vật vã…

Anh ta về rắp tâm giết cho bằng được con sấu, trả mối hận mất vợ Anh gom góp hết vốn liếng, gia sản đi mời cho bằng được 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng

và vận động trai tráng ở các làng hợp sức với anh

Đêm đó, gánh hát bội đầu tiên dựng rạp hát phía trong vàm rạch từ rất sớm Con sấu nghe tiếng trống, tiếng đàn, nổi lên bơi vào xem Khi gánh hát đầu tiên hạ màn, thì cách đó không xa, đi sâu vào con rạch, gánh hát bội thứ hai bắt đầu khai diễn Trong khi đó, hàng trăm trai làng lặng lẽ, thay phiên nhau đốn gỗ, xóc trụ, đào đất đắp một con đập to ngoài đầu vàm Khi con sấu xem xong gánh hát bội thứ ba ở sâu trong ngọn rạch thì trời cũng vừa ửng sáng, nước đang ròng chỉ còn khoảng một phần ba sông, con đập cũng vừa hoàn thành

Con sấu uể oải bơi ra sông cái sau một đêm trắng xem hát Nhưng không còn kịp nữa, nó bị chặn lại bằng con đập khi ra đến đầu vàm Từ trên bờ, hàng ngàn mũi lao bằng gốc tầm vông già vạt nhọn, những mũi chĩa đinh ba… nhắm ngay con sấu phóng tới Tiếng hò hét vang động… Chàng lực điền giành phần phanh da,

xả thịt con sấu Rồi từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chổ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi

là Cái Răng

Địa danh Cái Răng được đặt tên theo phương thức hoán dụ theo truyền thuyết

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG

BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “QUẢ TÁO TÀU” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Cá nhân: Cao Thị Trang Lớp SH: 19SPTCT2

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Trang 5

1

Đề tài cá nhân: Qủa táo tàu trong tiếng Việt và tiếng Hán

1 Tiếng Việt

Trong cây táo tàu, bộ phận quan trọng nhất là quả táo Chính vì vậy, họ lấy tên cây để đặt tên cho quả Từ đó có tên gọi là quả táo tào Sở dĩ người Việt gọi quả táo này là táo tàu vì nguồn gốc xuất xứ của loại táo này ở Trung Quốc Người Việt có thói quen gọi những đồ dùng, vật dụng sản xuất ở Trung Quốc là đồ tàu Chính vì vậy nó có tên gọi

là táo tàu Từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang An Nam

Họ sử dụng tàu để đi lại và vận chuyển hàng hóa

2 Tiếng Hán

Người Trung Quốc không gọi là quả táo tàu, mà gọi là 红枣 Vì loại táo này vỏ của nó

có màu đỏ nên người Trung Quốc đặt tên cho loại quả này là 红枣

3 Kết luận

Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ 1000 năm, chính vì vậy chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc Cho đến nay, nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu tác động bởi nền kinh tế Trung Quốc Qủa táo tàu có xuất xứ từ Trung Quốc, người Việt nhập khẩu

về nước để bán và từ đó lấy nguồn gốc của nó để đặt tên Trong khi đó, người Trung Quốc sử dụng đặc điểm, tính chất của loại táo này để đặt tên Mặc dù tư duy của hai nước khác nhau nhưng cả tiếng Việt và tiếng Hán đều sử dụng phương thức hoán dụ

để đặt tên cho loại táo này

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG

BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “ĐÀN DƯƠNG CẦM” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Cá nhân: Lê Thị Uyển Nhi Lớp SH: 19SPT01

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Trang 7

♪ DƯƠNG CẦM ♪

Vì sao “vua của các loại nhạc cụ” piano lại được gọi là dương cầm?

*Trung Quốc: 洋琴

- 琴: Trước hết, về yếu tố cầm Trong tiếng Hán, cầm (bộ ngọc) là tên một loại đàn xưa của người Trung Quốc (đàn cầm), về sau chỉ đàn nói chung Cầm là đàn dài

ba thước sáu tấc, căng 7 dây Còn sắt là đàn có 50 dây, sau đổi thành 25 dây Người xưa coi hai loại đàn này là “nhã nhạc chính thanh” (âm thanh chính của nhã nhạc) Đàn sắt, đàn cầm hòa tấu nhịp nhàng được dùng để ví cho vợ chồng hòa hợp Cho nên, “duyên cầm sắt” (hoặc sắt cầm) mà ta thường gặp trong thơ văn trung đại chính là “duyên vợ chồng”

- 洋: Vậy còn dương Trong tiếng Hán, dương thuộc bộ thủy, nghĩa là “biển lớn”, như trong Thái Bình dương, Ấn Độ dương, Đại Tây dương, Bắc Băng dương Ngoài ra, dương còn được dùng để chỉ nghĩa “của/thuộc về nước ngoài” (hàm nghĩa chỉ phương Tây), như trong dương nhân (người nước ngoài), dương hóa (hàng nước ngoài), Tây dương (phương Tây) Nhà Minh thế kỉ XVIII, dương cầm

từ Ba Tư du nhập vào Trung Quốc Như vậy, dương cầm có thể hiểu là “đàn của nước ngoài”, cụ thể hơn là “đàn của phương Tây”

 Phương thức đặt tên: Hoán dụ ( Lấy nguồn gốc đặt tên)

*Việt Nam:

Ngày trước, Việt Nam dùng từ "Tây Dương" - ý nghĩa "biển phía Tây" để chỉ các nước Tây Âu Khi Piano du nhập từ phương Tây vào Việt Nam nên ban đầu được gọi là "Tây Dương cầm", sau rút gọn thành "dương cầm"

 Phương thức đặt tên: Hoán dụ ( Lấy nguồn gốc đặt tên)

 Chúng ta nhận thấy trong cách đặt tên đàn “dương cầm”, tư duy của hai quốc gia có sự tương đồng bởi Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Trung Quốc ( mà cụ thể ở đây là từ Hán-Việt)

Trang 8

-Tuy cùng một tên gọi nhưng Trung Quốc dùng “ dương cầm” để gọi đàn piano

đã cải tạo lại Còn Việt Nam vẫn dùng “ dương cầm” để gọi những chiếc đàn piano cổ điển (piano phương Tây) :

Việt Nam Trung Quốc

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG

BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “TRÁI CÀ CHUA” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Cá nhân: Lê Uyên Hoàng Hạnh Lớp SH: 19SPT01

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Trang 10

Tên gọi trong tiếng Việt Tên gọi trong tiếng Hán

1/ Cà chua: tên gọi này bao gồm hai tầng

hoán dụ

+ Tầng hoán dụ thứ nhất: ‘cà’

 Vì đây là quả của một cây thuộc họ Cà

nên người Việt dùng họ thực vật của

cây để gọi tên cho quả

+ Tầng hoán dụ thứ hai: ‘chua’

 Vì quả có vị chua đặc trưng nên người

Việt dùng mùi vị để gọi tên cho quả

1/ 番茄: tên gọi này bao gồm hai tầng hoán dụ

+ Tầng hoán dụ thứ nhất: ‘茄’ có nghĩa

là ‘cà, cây cà’

 Vì đây là quả của một cây thuộc họ Cà

nên người Trung Quốc dùng họ thực vật của cây để gọi tên cho quả

+ Tầng hoán dụ thứ hai: ‘番’[1] có nghĩa

là ‘nước ngoài’ – đồng nghĩa với ‘洋’

*[1]: ‘番’ ở đây là từ viết tắt của ‘番地’,

một thuật ngữ địa lý chỉ những vùng đất

nằm bên ngoài khu vực Trung Nguyên (Trung Nguyên: là khái niệm địa lý chỉ

vùng đất nằm ở khu vực trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, nơi khởi nguồn của nền văn minh Trung Hoa và được dân tộc Hoa

Hạ (tổ tiên của người Hán ngày nay) xem

là trung tâm của vũ trụ.) – wikipedia.

Người Trung Quốc cổ đại thường thêm chữ ‘番’ vào trước tên của một sự vật với ý nghĩa là sự vật đó được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, quê hương của cây cà chua nằm ở khu vực Mexico (Bắc Mỹ), nó đã theo chân các đoàn thương buôn du nhập vào Philippines rồi mở rộng ra các nước châu Á lân cận bao gồm có Trung Quốc Tài liệu lịch sử

đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của quả cà chua ở Trung Quốc là ‘植品’ (Tên tạm gọi: Sản phẩm trồng trọt) do Triệu Hán thời Vạn Lịch Đế nhà Minh (1573 – 1620) biên soạn Mặc dù vậy, vẫn còn có những ý kiến khác

Trang 11

cho rằng loại quả này đã được tìm thấy sớm hơn vào khoảng đầu thế kỉ 14

Người Trung Quốc căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của cây cà chua để gọi tên cho quả

2/ 六月柿: đây là tên gọi được sử dụng phổ biến ở thời kì đầu khi cà chua mới được

du nhập vào Trung Quốc Ở thời kì này, người Trung Quốc không sử dụng cà chua như một loại thực phẩm mà họ chủ yếu dùng nó để trang trí như một dạng cây cảnh

Trong tên gọi này bao gồm có một tầng nghĩa ẩn dụ và một tầng nghĩa hoán dụ

+ Tầng nghĩa hoán dụ: 六月 - tháng 6 Đây là thời điểm thu hoạch cà chua vào

vụ Xuân Hè, vụ mùa đầu tiên trong năm nếu tiến hành gieo hạt từ giữa tháng 1 hoặc tháng 2

Lấy thời gian thu hoạch để gọi tên sự vật

+ Tầng nghĩa ẩn dụ: 柿(子) hay quả hồng Vì hình dáng của hai loại quả giống nhau nên người Trung Quốc mượn hình ảnh quả hồng để liên tưởng, gọi tên cho quả cà chua

Dùng sự vật khác có hình dáng tương

tự để gọi tên

3/ 西红柿: tên gọi được sử dụng phổ biến ngày nay trên đại bộ phận lãnh thổ Trung Quốc vì đơn giản, dễ nhớ và dễ viết Trong tên gọi này sẽ bao gồm có một tầng nghĩa

ẩn dụ và một tầng nghĩa hoán dụ đan xen với nhau

Trang 12

+ Tầng nghĩa hoán dụ: bao gồm hai yếu tố:

o Yếu tố thứ nhất: ‘西’ – phương Tây,

ám chỉ nguồn gốc xuất xứ của quả

cà chua

o Yếu tố thứ hai: ‘红’ – màu đỏ, ám

chỉ màu sắc của lớp vỏ bên ngoài

Dùng nguồn gốc xuất xứ và màu sắc của sự vật để gọi tên cho sự vật

+ Tầng nghĩa ẩn dụ: ‘柿(子)’ – quả hồng Vì quả cà chua có hình dáng bên ngoài trông giống như quả hồng

Dùng một sự vật khác có hình dáng tương tự để gọi tên cho sự vật

Trang 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG TRUNG

BÀI KẾT LUẬN SAU THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN NGÔN NGỮ ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: Đối chiếu tên gọi “ĂN TẾT” trong tiếng Việt với yếu tố tương đương trong tiếng Hán dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Cá nhân: Nguyễn Gia Hiếu Lớp SH: 19SPT01

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Trang 14

Tôi vẫn luôn thắc mắc Tiếng VIệt phong phú như vậy sao không gọi là chơi Tết,hưởng Tết,ngắm Tết mà lại là “ăn Tết”

- Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc xuất phát

từ Trung Quốc, thông qua quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã

du nhập phong tục này của người Hoa Hạ Từ đó, mà quên mất rằng, trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết” Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”)

- Tết Nguyên Đán, Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành,Hai chữ “Nguyên Đán”

có gốc chữ Hán, có thể hiểu “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và“Đán” là buổi sáng sớm,cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”

Ở VN thì Tết là dịp người ta chuẩn bị sắm đồ ăn thức uống đủ đầy Nhưng cao hơn cả là những hoạt động hướng về tổ tiên, nguồn cội Dù ai đi đâu làm đâu, dẫu xa đến mấy vẫn lấy Tết là một thời điểm cần phải về quê, đoàn tụ với người thân, xóm làng.Rồi cũng nhân dịp Tết, người ta thường tổ chức các lễ hội mừng xuân: hái lộc, ra chùa cầu may.Như vậy, trong ăn Tết thì “ăn” chỉ là một phần nhỏ làm nên cái Tết Hương vị Tết phải là những gì mang nét đẹp tinh thần, có ý nghĩa tâm linh tín ngưỡng và đậm chất nhân văn truyền thống.=>Hoán dụ

=>Lấy hoạt động nổi trội của ngày tết để đặt tên

-CÒN Ở Trung quốc thì là 过年 过 nghĩa là qua , đi qua Ở đây nó chỉ thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới.Người Trung Quốc rất coi trọng đêm giao thừa,đó là thời khắc đón năm mới ,đêm giao thừa là ngày dành cho gđ,được gọi là 除夕-trừ tịch :nghĩa là đêm của sự thay đổi=>Hoán dụ

- Ngoài 过年” người TQ còn gọi là “过春节“

- 春节为什么叫过年?

Trang 15

Một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất là truyền thuyết sử dụng pháo và câu đối đỏ để xua đuổi Quái vật Nian, và có rất nhiều phiên bản

Trong một phiên bản, tên của con quái vật to lớn là "Nian", nó thường sống dưới đáy biển, cứ đến ngày lễ hội mùa xuân, nó sẽ lên bờ để tiêu diệt, nó không chỉ ăn thức ăn mà thậm chí còn gây thương tích cho con người Có 1 ngày, một

bà tiên già xuất hiện và nói với mọi người ”Đừng sợ, hãy sử dụng pháo và màu

đỏ để xua đuổi con thú.”

Sau đó, nó đã trở thành một truyền thống đó là đốt pháo và dán các câu đối Tết trong Lễ hội mùa xuân.=》hoán dụ Điểm khác với VN là TQ còn dùng truyền thuyết để có tên 年

- Các câu đối Tết thường có chữ màu đỏ và được in nổi trên mặt được làm bằng

gỗ đào treo trước nhà Vậy Vì sao lại dùng gỗ đào ? Dân gian thường dùng những vật được chế tác từ gỗ đào để trừ tà và trừ ma quỷ Thời nhà Hán, trước cổng nhà thường được treo gỗ đào nên được gọi là đào ấn Đào còn có nghĩa là trường thọ, khi đến chúc thọ người già thường dâng lên một mâm đào trường thọ ý muốn chúc người già có sức khỏe trường thọ Gỗ đào và những chế phẩm được làm từ gỗ đào được coi là có thần lực Trong quan niệm của người xưa thì

có tác dụng khắc chế bách quỷ Nó có thể giúp con người cầu phúc, cầu bình an

Ngày đăng: 23/01/2022, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w