Tiểu luận quan hệ quốc tế hợp tác LIÊN kết ASEAN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

26 35 0
Tiểu luận quan hệ quốc tế hợp tác LIÊN kết ASEAN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lêi më ®Çu H¬n 40 n¨m truíc ®©y (881967), 5 nuíc §«ng Nam ¸ lµ In®«nªxia, Malaxia, Philippin, Th¸i Lan vµ Xingapo ký Tuyªn bè B¨ng Cèc thµnh lËp HiÖp héi c¸c quèc gia §«ng Nam ¸ (ASEAN). Trong bèi c¶nh quèc tÕ vµ khu vùc v« cïng phøc t¹p lóc ®ã, Tuyªn bè B¨ng Cèc ®· ®Æt c¬ së nÒn t¶ng ban ®Çu cho tiÕn tr×nh hîp t¸c, liªn kÕt ASEAN. Tuy nhiªn, ra ®êi trong thêi kú ChiÕn tranh l¹nh vµ chÞu t¸c ®éng m¹nh mÏ tõ m«i truêng ®Þa chÝnh trÞ cña thêi kú nµy, ph¹m vi hîp t¸c, liªn kÕt cña ASEAN Chuơng 1: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC LIÊN KẾT ASEAN SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1. Những nhân tố quốc tế a. Sự thay đổi của cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh Sau gần nửa thế kỷ tồn tại kế từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực trong vai trò là hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông Tây diễn ra khốc liệt đã đi đến điểm kết khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Những sự kiện này làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, khiến cho cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu hoàn toàn bị đảo lộn. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã đẩy cuộc khủng hoảng của phong trào cộng sản quốc tế càng trở nên trầm trọng. Tuơng quan lực luợng thế giới nghiêng hẳn về phía có lợi cho chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc; bất lợi đối với các nuớc xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng tiến bộ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định. Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi có tính chất xu thế đan xen nhau phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Trên bình diện an ninh chính trị, ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hoà dịu hoà hoãn tỏ ra chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế. Với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nứơc, các đối thủ cũ vốn từng đứng trên hai trận tuyến đối lập nhau đuợc thúc đẩy, hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo xu hướng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu phát triển. Hoà bình, hợp tác và phát triển ngày càng trở thành một xu thế lớn, nổi bật trên thế giới. Quan hệ giữa các nuớc lớn thay đổi nhanh chóng, chuyển sang tìm kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xug đột mang tính chất đối kháng. Mỗi nuớc lớn đều coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiện quốc tế có lợi, tăng cuờng hệ số an toàn quốc gia, bày tỏ mong muốn xây dựng những mối quan hệ theo mô thức đối tác chiến luợc với quy mô khác nhau. Tuy vậy, sự đan xen giữa các xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh gay gắt với nhau; vừa thoả hiệp vừa xung đột, mâu thuẫn với nhau vẫn luôn hiện diện như hình thái đặc trưng của quan hệ giữa các nước lớn, song nhìn chung các nước lớn đều tránh đối đầu với Mỹ. Mặt khác, nếu trật tự thế giới hai cực mất đi làm giảm các cuộc xung đột bắt nguồn từ cuộc đối đầu XôMỹ trước đó, thì đồng thời nó cũng làm mất đi cái giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác, hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Điều đó lí giải vì sao trong lúc không ít cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải pháp chính trị, thì tại nhiều khu vực, hàng loạt cuộc xung đột mới lại bùng lên dữ dội. Môi trường an ninh toàn cầu sau Chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục trở nên không chắc chắn. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thiệp, lật đỏ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại khu vực các nước đang phát triển. Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11092001, nhân danh chống khủng bố quốc tế, Mỹ và các nước đồng minh đã liên tiếp phát động các cuộc chiến tranh ở Ápgnixtan và ở Írăc, khiến cho nền an ninh toàn cầu ở nhiều thời điểm trở nên rất căng thẳng, thậm chí bị đẩy tới giới hạn của nguy cơ đổ vỡ nghiêm trọng. Triệt để lợi dụng ưu thế trong so sánh lực lượng sau Chiến tranh lạnh, Mỹ tỏ rõ tham vọng độc tôn lãnh đạo thế giới. Đặc biệt từ khi G.W.Bush trở thành tổng thống, chính quyền Mỹ càng ráo riết thi hành một chính sách đơn phương mang nặng tính vị kỷ, bất chấp sự phản đốí của nhiều nước lớn và cộng đồng quốc tế. Chỉ từ sau sự kiện 1192001, chính sách này mới được điều chỉnh đôi chút theo hướng chú ý hơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm dành sự ủng hộ quốc tế để phát động các cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố quốc tế. Thế nhưng, chủ nghĩa đơn phương, tính thực dụng, thiên hướng sùng bái sức mạnh quân sự và cường quyền vẫn bộc lộ rõ nét như một đặc trưng xuyên suốt, đồng thời liên tiếp có nhưng bước leo thang nguy hiểm trong chính sách của nhà cầm quyền Mỹ đối với thế giới. Trong thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống G.W.Bush khi đề cập đến sự an nguy của nước Mỹ đã nêu ra một trục ma quỷ có khả năng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia: Đó la Írăc, Iran và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và công khai lập luận rằng cuộc chiến chống khủng bố không thể thắng bằng phòng ngự mà phải đưa chiến trường tới lãnh thổ đối phương để loại trừ mối đe doạ trước khi chúng xuất hiện. Đây trở thành nguyên tấc chỉ đạo cốt yếu nhất của Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ đươc công bố ngày 2092002. Theo đó, Mỹ tự giành cho mình quyền đánh đòn phủ đầu, kể cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các quốc gia bị Mỹ cáo buộc là bảo trợ khủng bố, độc tài, sản xuất và tàng trữ vũ khí giết người hang loạt hay bất kì thế lưc nào dám thách thức địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia mới này đã vứt bỏ nguyên tắc phòng thủ thông thường vốn chi phối quan hệ quốc tế hơn nửa thế kỉ qua. Nó thực sự phủ một bóng đen lên những nỗ lưc kiến tạo nền hoà bình thời kì sau Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến trang ở Irắc trở thành sự thử nghiệm đầu tiên cho chiến lược đánh đòn phủ đầu của Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới đã thay đổi cơ bản, bắt nguồn từ những biến đổi về so sánh thưcj lực giữa các chủ thể của đời sống quốc tế, trước hết là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Hơn 4 thập niên kể tù sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cuộc đối đầu giữa hai siêu cuờng Xô Mỹ đã đưa nhan tố chính trị quân sự, ý thức hệ tử tuởng trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu, quy định cách thức tập hợp lực lượng thế giới. Quan niệm bạn thù cũng trở nên rạch ròi, lợi ích quốc gia dân tộc phục tùng nghiêm ngặt lợi ích của phe, của hệ thống mà quốc gia dân tộc đó tham gia. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô tan rã, phuơng thức tập hợp lực luợng trên thế giới trở nên cơ động, linh hoạt hơn trên từng lĩnh vực và vấn đề cụ thể. Lợi ích quốc gia dân tộc, truớc tiên là lợi ích kinh tế nổi lên hàng đầu chi phối các quan hệ quốc tế. Điều đó buộc các nuớc phải có cách tiếp cận mới dối với phuơng thức tập hợp lực luợng để bảo vệ duợc lợi ích dân tộc chân chính, đồng thời hội nhập ngày càng sâu rộng, hữu hiệu vào tiến trình phát triển chung của khu vực và thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc làm thay đổi diện mạo chính trị ở khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, hệ quả của sự kiện này đối với khu vực mang những nét đặc thù. Chẳng hạn, ở châu Âu những mau thuẫn bất đồng về biên giới, lãnh thổ, về dân tộc và tôn giáo vốn bị dồn nén bởi đối đầu Đông Tây đã bùng lên dữ dội. Trong khi đó, ở Đông Nam Á mặc dù vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây xung đột, nhưng tình hình an ninh, chính trị nhìn chung đuợc cải thiện, đặc biệt khi vấn đề Campuchia đi đến giải pháp toàn diện.

Ngày đăng: 22/01/2022, 16:47

Mục lục

  • Chuơng 1: MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC LIÊN KẾT ASEAN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan