MỤC LỤC VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP MÔN HỌC CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG 1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1. Một số khái niệm cơ bản 3 2. Vai trò công tác dân vận của Đảng 4 3. Mục tiêu, quan điểm của Đảng về công tác dân vận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 7 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN 15 1. Mối quan hệ “máu thịt” giữa Đảng với dân, dân với Đảng 15 2. Công tác dân vận thời kỳ đổi mới một số kinh nghiệm 18 Chương II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG 21 I. NỘI DUNG CÔNG TÁC DÂN VẬN 21 1. Vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng và phát triển đất nước một cách bền vững 21 2. Chăm lo lợi ích của nhân dân. 22 3. Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân 23 4. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc 23 II. PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG 24 1. Đảng trực tiếp làm công tác dân vận 24 2. Phương thức Đảng lãnh đạo chính quyền Nhà nước tiến hành công tác dân vận. 25 3. Phương thức Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tiến hành công tác dân vận. 26 III. QUY CHẾ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 27 Chương III: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN DÂN VẬN CẤP ỦY CÁC CẤP 40 I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN DÂN VẬN TRUNG ƯƠNG 40 1. Chức năng 40 2. Nhiệm vụ 40 3. Tổ chức bộ máy 41 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA BAN DÂN VẬN CẤP ỦY ĐỊA PHƯƠNG 42 1. Chức năng 42 2. Nhiệm vụ 42 3. Tổ chức bộ máy 43 4. Biên chế 44 5. Mối quan hệ công tác 44 Chương IV: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CÁC GIAI CẤP, TẦNG LỚP NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC 46 I. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC 46 1. Đặc điểm tình hình giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 46 2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vận động giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước 48 II. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN. 56 1. Đặc điểm tình hình nông dân nông thôn Việt Nam hiện nay. 56 2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác vận động nông dân trong giai đoạn mới 59 III. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC. 64 1. Vai trò của trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. 64 2. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và biện pháp nhằm tăng cường công tác vận động trí thức trong giai đoạn mới 66 IV. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ. 71 1. Đặc điểm phụ nữ Việt Nam hiện nay 71 2. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp của Đảng về công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ CNH HĐH 71 V. CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN 75 1. Đặc điểm tình hình thanh niên và công tác thanh niên của Đảng 75 2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác vận động thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH 78 Chương V: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ 86 1. Khái niệm dân tộc và dân tộc thiểu số 87 2. Đặc điểm tình hình của các dân tộc và công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số của Đảng 87 3. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số của Đảng trong giai đoạn mới 91 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động đồng bào các dân tộc 94 Chương VI: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TÍN ĐỒ VÀ CHỨC SẮC CÁC TÔN GIÁO 97 1. Một số khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín. 97 2. Tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 98 3. Mục tiêu, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng. 100 4. Tăng cường công tác vận động đồng bào tín đồ và chức sắc các tôn giáo của Đảng 101 Chương VII: MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG Ở CƠ SỞ 106 I. TỔ CHỨC NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 106 1. Một số khái niệm 106 2. Nội dung, hình thức tổ chức nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 107 II. TỔ CHỨC NHÂN DÂN THỰC HIỆN GIÁM SÁT CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC 113 1. Mục tiêu của việc tổ chức nhân dân thực hiện giám sát cán bộ, đảng viên và cơ quan Đảng, Nhà nước 113 2. Nội dung nhân dân giám sát 114 3. Hình thức và trách nhiệm trong việc thực hiện giám sát của nhân dân 115 III. LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT “ĐIỂM NÓNG” TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở CƠ SỞ 116 1. Đặc điểm, tình hình “điểm nóng” ở cơ sở 116 2. Mục tiêu, nguyên tắc và cách thức giải quyết “điểm nóng” ở cơ sở 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP MÔN HỌC CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG 1. Vị trí Dân vận là một trong những chức năng của Đảng, và là hoạt động quan trọng trong toàn bộ hoạt động của công tác xây dựng Đảng. Môn học Công tác dân vận của Đảng là một trong 14 môn học của ngành Xây dựng Đảng. Môn học có ý nghĩa làm cho ngành đào tạo cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thêm tính khoa học, tính thiết thực và sức thuyết phục cao. Môn học Công tác dân vận được xếp vào phần học nghiệp vụ của chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, góp phần đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng công tác dân vận cho người học. 2. Đối tượng môn học Nghiên cứu những vấn đề, những công việc có tính quy luật trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, lôi kéo và tổ chức quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhằm đảm bảo lợi ích của nhân dân và củng cố mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân. Đối tượng môn học có liên quan đến nhiều ngành khoa học: Khoa học lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, xã hội học… Khi nghiên cứu, học tập môn học cần phải có kiến thức sâu rộng, phải nghiên cứu, học tập, hiểu biết thêm nhiều môn học khác. 3. Phương pháp Nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu, học tập môn học. Nghiên cứu, học tập môn Công tác dân vận của Đảng phải có tính hệ thống, toàn diện, cụ thể, có cơ sở khoa học. Vừa có tính lịch sử vừa có tính cụ thể, để nghiên cứu và quán triệt một cách sâu sắc mục tiêu, quan điểm công tác dân vận của Đảng nhằm làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu, học tập phải có tính sáng tạo, lý luận đi đôi với thực hành, nói đi đôi với làm. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Dân là những ai? + Dân là dân cư, bao gồm toàn bộ những người sống cùng một khu vực địa lý nhất định. + Dân cũng là những người cùng hoàn cảnh, cùng nghề nghiệp, như dân thợ, dân cày. + Dân là những người bình thường, thuộc tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội. + Dân là toàn dân tộc. 1.2. Dân vận là gì? Hồ Chí Minh cho rằng: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể giao phó. Qua đó cho thấy Hồ Chí Minh đã nêu lên hai vấn đề : thứ nhất, đối tượng của công tác dân vận; thứ hai, mục đích của công tác dân vận. Về vấn đề thứ nhất, dân vận của Đảng có đối tượng là tất cả mọi người dân, không phân biệt thành phần giai cấp, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, địa bàn cư trú... mọi người dân của nước Việt dù sống trong nước hay đang cư trú ở nước ngoài đều là đối tượng công tác dân vận của Đảng. Về vấn đề thứ hai, công tác dân vận của Đảng có mục tiêu quy tụ sức mạnh của toàn thể dân tộc, làm cho họ hiểu rõ việc nên làm, cần làm, phải làm vì sự phát triển của cá nhân, của cộng đồng và của quốc gia, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định đúng đắn, mang tính tích cực vì sự phát triển cá nhân và xã hội do các đoàn thể, tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa ra...