Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại ngày nay đã có tầm ảnh hưởng to lớn trên thế giới, trong xu thế đó các nước đều tập trung hướng đến phát triển kinh tế, coi sự phát triển của kinh tế có ý nghĩa quyết định cho sức mạnh tổng hợp của đất nước.Những xu hướng đó phát triển mở ra cho các quốc gia trên thế giới những cơ hội hợp tác cùng phát triển. Việc thương nhân của quốc gia này làm ăn với thương nhân của quốc gia khác rất phổ biến trong thương mại quốc tế. Chính vì vậy việc mua bán, trao đổi hàng hóa là hình thức chủ yếu của hoạt động thương mại quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở thành loại hợp đồng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Là một nhu cầu tất yếu, Công ước Viên 1980 công ước của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế ra đời, trở thành một chế định cơ bản của TMQT, phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của hoạt động TMQT. Để tìm hiểu rõ hơn các quy định của CISG 1980 về phạm vi điều chỉnh của Công ước cũng như thực tiễn áp dụng, em đã chọn đề tài “Phạm vi điều chỉnh của CISG 1980 đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng” để làm tiểu luận cho kỳ thi kết thúc học phần môn Thương mại quốc tế.