Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 128 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
128
Dung lượng
883,69 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN:
MẤY SUYNGHĨVỀPHẠMVIĐIỀU
CHỈNH CHÍNHSÁCHPHÁTTRIỂN
VĂN HÓAỞNƯỚCTAHIỆNNAY
Sau khi cân nhắc cái được và cái mất, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách
thức, chúng ta đã tự nguyện và có quyết tâm rất cao bước vào sân chơi của Tổ chức
Thương mại thế giới nhằm pháttriển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế nước nhà. Pháttriển
kinh tế trong hội nhập, cùng với các làn sóng xuất khẩu, đầu tư, tin học sẽ làm thay
đổi rất nhiều các quan hệ vănhóa vốn ra đời và hỗ trợ cho một nền kinh tế chưa phát
triển. Pháttriển kinh tế bằng giải pháp xuất khẩu, đầu tư, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa sẽ làm thay đổi nhanh chóng các phong tục, tập quán, nếp sống, những chuẩn
mực vănhóa của một nền kinh tế chưa tham gia hội nhập. Để vănhóa có khả năng
giúp kinh tế pháttriển mạnh mẽ và để khi kinh tế pháttriển vượt bậc, không có
những tác động quá tiêu cực đến các quan hệ văn hóa, chúng ta cần phải hoạch định
một chínhsáchpháttriểnvănhóa toàn diện, đủ sức hỗ trợ cho sự pháttriển mạnh mẽ
của kinh tế.
Như chúng ta đều biết, pháttriểnvănhóa và pháttriển kinh tế có mối liên hệ bản
chất nhưng không phải là đồng nhất. Đời sống vănhóa có sự pháttriển độc lập
tương đối. Thay đổi kinh tế làm thay đổi văn hóa; song vănhóa cũng có tác động tích
cực hoặc tiêu cực đến sự pháttriển kinh tế. Một nền vănhóa chưa có cơ chế phát
triển những năng lực tiềm tàng của cá nhân, chưa có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ cho
thương mại, tiềm ẩn rất nhiều thành kiến và lối sống tiểu nông chắc chắn sẽ có ảnh
hưởng không tốt đến sự pháttriển kinh tế thị trường. Ngược lại, nếu mộtnền vănhóa
đã xác lập được những hệ chuẩn luật pháp minh bạch, có cơ chế gìn giữ nội lực, duy
trì được những nguồn nhân lực, tài lực, trí lực sẽ có tác động tích cực đến sự phát
triển kinh tế. Do đó, phạmviđiềuchỉnh trong chínhsáchvănhóa của chúng ta trước
hết phải làm cho cả kinh tế lẫn vănhóa đều phát triển.
Phát triểnvănhóa không có nghĩa là thay đổi vănhóa theo kinh tế, mặc dù kinh tế là
cơ sở và vănhóa là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Pháttriểnvăn hóatrước
hết có thể là duy trì những giá trị vănhóa còn nhiều sức sống nhưng lại đang có
nguy cơ mất đi. Hội nhập, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị
hóa làm thay đổi kỹ năng lao động, xóa bỏ nhiều giá trị truyền thống, làm biến dạng
và biến mất nhiều tập quán vănhóa tốt đẹp vốn tạo nên thuần phong mỹ tục của một
vùng dân cư. Vì thế, nếu phạmviđiềuchỉnh của chínhsáchvănhóa nhằm duy trì
những tài năng, sự thành thạo, những di sản quý hiếm, thì đó là một hình thức điều
chỉnh đặc biệt của văn hóa. Hình thức này cũng tham gia trực tiếp vào sự pháttriển
kinh tế.
Ý nghĩa thông thường của pháttriểnvănhóa là xóa bỏ những trở ngại trong các quá
trình văn hóa. Những điều kiện kinh tế mới đòi hỏi những giá trị vănhóa cao, tạo những
điều kiện vật chất và tinh thần mới cho các hoạt động văn hóa. Việc nâng cao những
trình độ thấp, việc giáo dục những phương thức hoạt động vănhóa mới, tăng cường tri
thức cho vănhóa làm cho cả kinh tế lẫn vănhóa đều phát triển. Đó là một trong những
mục tiêu của chínhsáchpháttriểnvănhóa trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Phạm viđiềuchỉnhchínhsáchvănhóa của chúng ta có mối liên hệ bản chất với các
chính sách kinh tế, bởi, trong điều kiện kinh tế thị trường, một số sản phẩmvănhoá
đã trở thành hàng hóa. Hàng hóavănhóa có giá trị rất cao. Nó sẽ làm tăng thu nhập
cho nhiều bộ phận dân cư trong xã hội.
Chính sáchpháttriểnvănhóa của chúng ta gắn liền với các mục tiêu kinh tế, đồng
thời gắn liền với định hướng chính trị. Việc bồi dưỡng và pháttriển các tài năng văn
hóa, huy động đông đảo nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, gìn giữ các giá trị
truyền thống, tiếp biến các giá trị vănhóa tốt đẹp của nhân loại là chính trị của chúng
ta. Vì thế, các chínhsáchvăn hóa, khi liên hệ bản chất với các chínhsách kinh tế,
đồng thời còn phải thể hiện rõ mối quan hệ với đường lối chính trị.
Nền vănhóa mới của chúng tavận động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo và dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Chínhsáchvănhóa của chúng ta hướng tới mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chínhsách đó trước hết phải
cổ vũ và duy trì các quan hệ vănhóa yêu lao động, yêu nước, có tinh thần quốc tế,
gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thế, tôn trọng lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân,
thấm sâu chủ nghĩa nhân văn cao quý. Các chínhsáchvănhóa của chúng ta cũng gắn
giá trị truyền thống với giá trị hiện đại, giá trị của dân tộc với giá trị quốc tế, hướng
tới việc xác lập nền vănhóa xã hội chủ nghĩa mang giá trị của con người trả lại cho
con người.
Chúng ta vào sân chơi chung về kinh tế và buộc phải tuân thủ những luật chơi chung.
Tuy vậy, kỹ năng tiến hành các hoạt động kinh tế không tách khỏi vănhóa nói chung
và vănhóachính trị nói riêng. Người Mỹ, người Anh, người Pháp và tất cả các thành
viên trong Tổ chức Thương mại thế giới hoạt động kinh tế dưới ảnh hưởng của văn
hóa chính trị của họ. Chúng ta có vănhóachính trị của chúng ta trong hoạt động kinh
tế. Chínhsáchvănhóa cần làm sáng tỏ những giá trị nhân văn tiềm ẩn của con người
Việt Nam trong giao lưu kinh tế. Chúng ta cổ vũ cho quyền bình đẳng vănhóa giữa
các dân tộc, chấp nhận sự đối thoại giữa các giá trị vănhóa và chống lại mọi độc
quyền văn hóa. Không có một vănhóa nào được áp đặt lên một vănhóa nào. Giống
như ngôn ngữ, không có một vănhóa nào có thể được nói, trong ý nghĩa tuyệt đối
của nó, là tốt hơn vănhóa khác. Sự khác biệt vănhóachính là cội nguồn của sự phát
triển văn hóa.
Điểm nhấn trung tâm của chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng tahiệnnay làtăng
trưởng nguồn lực con người, bởi con người là trung tâm của mọi quan hệ văn hóa. Vì
thế, chínhsáchvănhóa có liên hệ bản chất với chínhsách xã hội.
Các chínhsáchvănhóa không có tính biệt lập. Chúng vừa là bộ phận của hệ chính sách,
vừa nằm trong các chínhsách khác, vừa có tư cách điềuchỉnh các đối tượng riêng biệt.
Các chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng ta phải huy động được mọi tầng lớp xã hội
tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Pháttriểnvănhóa có liên quan đến pháttriển
nhân cách, chỉ số thông minh, tri thức, sức khoẻ, tầm vóc con người và thể dục, thể thao.
Vì thế, chínhsáchvănhóa không thể tách rời chínhsách khoa học, giáo dục, y tế. Một
chính sách nâng cao trình độ dân trí là phương thức quan trọng để pháttriểnvăn hóa.
Một nền y tế mạnh có khả năng chống mọi bệnh tật dù là bệnh tật hiểm nghèo, tăng
cường sức khoẻ con người chính là cơ sở quan trọng của pháttriểnvăn hóa. Một chính
sách xóa đói, giảm nghèo, quan tâm sâu sắc đến những người tàn tật gắn liền với các
định hướng nhân văn cao cả trong các quan hệ vănhóa là mục tiêu của chúng ta.
Phạm viđiềuchỉnh của chínhsáchpháttriểnvănhóa trong việc tăng trưởng nguồn
lực con người không chỉ bao gồm các mục tiêu nâng cao thể chất, bồi dưỡng năng
lực tinh thần mà còn phải gắn liền với giới tính, với các tầng lớp xã hội, các khu vực
dân cư, các hoạt động nghề nghiệp. Vănhóa giới, vănhóa người cao tuổi, vănhóa
các bậc trung niên, nhân cách vănhóa thanh thiếu niên, vănhóa nông nghiệp, văn
hóa công nghiệp, vănhóa thương nghiệp, vănhóa công sở đều gắn với phạmvi
điều chỉnh của các chínhsáchpháttriểnvănhóaởnướctahiện nay. Các chínhsách
này đều hướng vào việc tăng trưởng, làm giàu đời sống vật chất và đời sống tinh thần
cho mọi thành viên trong xã hội; tìm kiếm, nuôi dưỡng các tài năng xuất sắc, phát
triển vănhóa đỉnh cao.
Để tăng trưởng nguồn lực con người, chúng ta cần pháttriển khoa học. Tuy nhiên,
văn hóa rộng hơn khoa học. Vănhóa gắn với lịch sử và cả tiền sử nữa. Thần thoại,
anh hùng ca, những lý tưởng và mơ ước, những khát vọng và đời sống tâm linh, các
tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo đều là sinh hoạt vănhóa của con người. Nhân loại bước
vào thiên niên kỷ thứ ba, nhiều dân tộc văn minh vẫn còn thiết lập chế độ quân chủ
lập hiến. Niềm tin tôn giáo, niềm tin về một đất nước có thiên hoàng vẫn tồn tạiở
một số nơi. Vì thế, các chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng ta không thể không
định hướng tới niềm tin, tín ngưỡng và đời sống tâm linh của con người. Các trò
chơi, những biểu tượng, tập quán đạo đức và nhiều hoạt động tinh thần khác của con
người pháttriển song hành cùng khoa học; nhiều hoạt động vănhóa không thể giải
thích cặn kẽ được bằng khoa học.
Các hoạt động vănhóa của con người không chỉ gắn với xã hội mà còn gắn với tự
nhiên, với sự pháttriển của chính bản thân con người. Con người là một bản thể tự
nhiên - xã hội. Việc pháttriểnchính bản thân con người, thông qua lao động, cũng gắn
với điều kiện tự nhiên. Vì thế, chínhsáchpháttriểnvănhóaởnướctahiệnnay nhằm
tăng trưởng nguồn lực con người phải bao gồm các hệ chínhsách gắn con người với tự
nhiên. Việc gắn con người với tự nhiên không chỉ là lý luận đơn thuần mà còn có tính
chất thực tiễn, tính thời đại sâu sắc, khi mà hiện nay, khoa học – công nghệ – kinh tế
phát triển tới mức hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Các chínhsáchpháttriển
văn hóa quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái không những tạo
điều kiện cho sự pháttriểnvănhóa du lịch, mà còn đảm bảo cho sự pháttriển xã hội
bền vững.
Sáng tạo nghệ thuật là một hoạt động vănhóa mang tính người sâu sắc. Nó không chỉ
là niềm đam mê, khát vọng và sự tự nhận thức của con người, mà còn là lĩnh vực của
văn hóa phản ánh, vănhóa giáo dục, tự giáo dục và giáo dục lại. Sáng tạo nghệ thuật
ở nướctahiệnnay đang đặt ra rất nhiều vấn đề có liên quan đến chínhsáchpháttriển
văn hóa. Vì sao chúng ta chưa có những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao? Vì sao trong
lĩnh vực biểu diễn của chúng ta còn nhiều vấn đề cần phải bàn đến như vậy? Vì sao
trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, kiến trúc vẫn còn những luồng ý kiến khác nhau,
thậm chí đối lập với nhau? Những vấn đề của thưởng thức nghệ thuật, đánh giá
nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật, lưu giữ nghệ thuật, hơn lúc nào hết, cần thiết có
một hệ chínhsách đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đường lối pháttriển nghệ thuật
của Đảng ta đã từng được cụ thể hóa trong nhiều chínhsáchpháttriển nhân tài, xã
hội hóa các hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, các chínhsách ấy khi đi vào đời sống
hình như vẫn chưa có được tác động mạnh mẽ để duy trì nghệ thuật truyền thống,
phát triển mạnh mẽ nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh, lôi cuốn thêm nhiều
công chúng mới. Các văn nghệ sĩ đang rất chờ đợi một chínhsách đột phá, nâng cao
mọi mặt đời sống và nghề nghiệp của họ. Chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng ta
cần quan tâm hơn đến tình hình thực tế của hoạt động nghệ thuật. Cần phải có một
chính sáchpháttriển nghệ thuật toàn diện, đủ mạnh để nâng cao hơn nữa chất lượng
nghệ thuật trong thời điểm đặc biệt của giao lưu vănhóahiện nay.
Đời sống của mọi hình thái xã hội đều có các thiết chế văn hóa. Các thiết chế vănhóa
này vừa có lịch sử hình thành lâu đời, vừa có tính thời đại do những yêu cầu pháttriển
của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi mục tiêupháttriểnvănhóa đòi hỏi. Đó là các thiết chế
của các quá trình xã hội hóa lao động, của sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo, gia
đình, nhà văn hóa, thư viện, thông tin, màn hình, nhà xuất bản Các chínhsáchvănhóa
của chúng ta phải tác động vào các loại hình thiết chế ấy. Tuy xuất hiện từ rất sớm,
nhưng thiết chế lao động, thiết chế tín ngưỡng tôn giáo, thiết chế gia đình đóng vai trò
quan trọng trong các chế độ xã hội, các phương thức sản xuất khác nhau và cả hiệnnay
nữa. Nếu chúng ta coi lao động là nguồn gốc của mọi giá trị, là nghĩa vụ thiêng liêng, là
trách nhiệm xã hội của mỗi người thì các chínhsáchvănhóa phải điềuchỉnh thiết chế
văn hóanày sao cho nó gắn liền với mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là mang giá trị
của con người trả lại cho con người.
Trong số các thiết chế văn hóa, ở thời điểm hiện nay, thiết chế gia đình có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn đề gia đình không chỉ liên quan tới các quan hệ lao
động, kinh tế, sự hòa hợp giới tính, mà còn liên quan đến thế hệ trẻ, đến đạo đức, sự
thủy chung, nhân cách và sự ổn định từ lòng sâu của xã hội, khi các rung chuyển về
kinh tế diễn ra hàng ngày và mạnh mẽ.
Trước đây, trong đường lối và trong các chínhsáchvăn hóa, chúng ta đã quan tâm
xây dựng các gia đình văn hóa. Các chínhsách đó đã có tác dụng gìn giữ một số giá
trị tốt đẹp trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, làn sóng tin học diễn ra rất mạnh mẽ,
làn sóng đầu tư ập tới các vùng nông thôn rộng lớn, làn sóng xuất khẩu lao động
nóng lên từng ngày làm cho các quan hệ nhân tính trong gia đình lỏng lẻo dần và
nguy cơ mâu thuẫn thế hệ đang gia tăng mạnh mẽ. Trước tình hình như vậy, các
chính sáchpháttriểnvănhóa khi quan tâm đến việc hoàn thiện các loại hình thiết
chế vănhóa nên đặc biệt có một hệ chínhsách đủ mạnh để tạo cho mối quan hệ giữa
nhà - làng - nước ngày càng trở nên tốt đẹp.
Cần phải nói rằng, chúng ta đã từng có đường lối và chínhsách định hướng, điều
chỉnh các loại hình thiết chế vănhóa đúng đắn. Tuy nhiên, trong nhiều chínhsách
phát triển thiết chế văn hóa, chúng tavẫn chưa tạo được một cơ chế để vận hành thật
hiệu quả chúng trong thực tế. Quan hệ văn hóa, bên cạnh tính ổn định còn có bản
chất động, có sự biến đổi nhất định, do hoạt động thực tiễn đặt ra. Đó là các ứng xử
thường nhật và luôn có những biến dạng. Vì thế, khi hoạch định chínhsáchpháttriển
các thiết chế vănhóa cần phải lường trước các dao động này để hình thành cơ chế
hợp lý vận hành nó.
Tính thiếu thực tế hầu như là cội nguồn của những chínhsách tốt đẹp mà ít hiệu
quả. Các chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng ta trong giai đoạn hiệnnay phải
thích ứng với những vấn đề mà đời sống đặt ra và cách giải quyết có thể được về
những vấn đề ấy.
Chính sáchvănhóa của chúng ta gắn liền với sự pháttriển Nhà nước ta. Nhà nước
của chúng ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vận hành vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không giống một số kiểu nhà
nước khác hoạch định chínhsáchvănhóa với những chuẩn mực từ trên xuống, đối
trọng với các chuẩn mực từ dưới lên của nhân dân lao động, chínhsáchvănhoá của
Nhà nướcta luôn vì mục tiêu sáng tạo và hưởng thụ vănhóa của tuyệt đại đa số nhân
dân. Chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng tavì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, do hiểu lầm mục tiêunày và duy nhất hóa nó cho nên trong hoạt động thực
tế, nhiều địa phương đã không chú ý đến sự pháttriển đa dạng văn hóa.Nhân danh
chính sáchpháttriểnvănhóa của nhà nước, không ít cơ quan tiến hành chỉ đạo vănhóa
đã chính trị hóa, đồng phục hóa, duy nhất hóa các quan hệ vănhóa nào đó. Nền vănhóa
của chúng ta là một nền vănhóa thống nhất trong đa dạng; chínhsáchvănhóa của nhà
nước ta không chỉ đảm bảo cho vănhóa của các tộc người được gìn giữ bản sắc; vănhóa
của các nhóm nhỏ được duy trì; các tín ngưỡng, tôn giáo được tự do mà cả liên vănhóa
và quyền con người cũng tuyệt đối được tôn trọng. Mọi sự sáng tạo và hưởng thụ văn
hóa đều được thừa nhận trong khuôn khổ luật pháp. Những nhận thức về sự khác biệt
văn hóa được duy trì. Chúng ta đã thiết lập những cơ chế dân chủ và đang hoàn thiện
thiết chế dân chủ. Dân chủ hoá đời sống vănhóa là bản chất, là mục tiêu của mọi chính
sách pháttriểnvănhóa của chúng ta.
Trong hoạt động văn hoá, Nhà nướcta chấp nhận mọi sự phản biện xã hội lành
mạnh, nó không chỉ đề ra các chínhsáchpháttriển sáng tạo và hưởng thụ văn hóa,
mà còn có những chínhsách răn đe, phòng ngừa các phản văn hóa, phi văn hóa, vô
văn hóa, vănhóa thấp xuất hiện trong các quan hệ xã hội. Hơn bao giờ hết, ở thời
điểm nhạy cảm hiện nay, có những luồng vănhóa độc hại không phù hợp với bản
chất của chế độ ta, đang lợi dụng các làn sóng thông tin, tự do, nhân quyền làm phá
hỏng những giá trị vănhóa tốt đẹp, những định hướng vănhóa đúng đắn của chúng
ta. Để pháttriển được nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để cho vănhóa
trở thành nền tảng tinh thần của xã hội trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhất thiết
trong các chínhsáchpháttriểnvănhóa mới phải có hệ chínhsách ngăn chặn các
phản văn hóa.
Nhiệt độ vănhóa trong xã hội tahiệnnay đang tăng lên từng ngày bởi các phản văn
hóa. Các chínhsáchpháttriểnvănhóa của chúng ta chưa đủ mạnh để kiểm soát được
các làn sóng tin học lạ lẫm; chưa củng cố được các gia đình ấm no, hòa thuận, hạnh
phúc; chưa ngăn chặn được nạn trộm cắp, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, cướp giật,
tham nhũng, đề đóm, rượu chè Trong điều kiện hiện nay, chínhsách xây và chống
trong pháttriểnvănhóa phải tạo ra mối liên hệ biện chứng. Xây để chống, chống để
xây và vì chúng ta xây tích cực nên chúng ta phải chống tiêu cực mạnh.
Có thể nói, phạmviđiềuchỉnh của các chínhsáchpháttriểnvănhóaởnướctahiện
nay phải bao quát được các quan hệ vật chất và tinh thần của con người với tự nhiên,
với xã hội, với sự pháttriển của bản thân con người. Các chínhsách ấy vừa phải có
định hướng lâu dài, vừa phải đáp ứng được thực tiễn vănhoá nóng bỏng hiện nay;
hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp; thu hút được mọi nguồn lực và chứa đựng tinh
thần khoan dung sâu sắc. Bên cạnh đó, hiện nay, trong đời sống xã hội ta, còn rất
nhiều quan hệ vănhóa lạc hậu. Chínhsáchpháttriểnvănhóa cần hướng vào xóa bỏ
các cản trở đó trong quá trình “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người
Việt Nam”
(1)
, pháttriển nội lực của con người Việt Nam trong thế kỷ mới.r
(*) GS,TS. triết học
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.106
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI ỞNƯỚCTAHIỆNNAY
Nguyễn Thị Nga (*)
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức thiết.
Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trên cơ sở xây dựng và pháttriển nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, vận dụng sáng tạo và pháttriển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Xây dựng ý thức xã hội mới, chúng ta cần
phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, vănhoá mới, con người
mới; không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội theo hướng khoa học, cách mạng, tiến
bộ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới.
Trong sự pháttriển của mỗi cá nhân, ngoài các yếu tố thuận về chủ thể, họ còn bị chi
phối bởi quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng, tức
là bị chi phối bởi ý thức xã hội. Vì vậy, khi ý thức xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của cá nhân và ngược lại. Bởi thế, muốn xây
dựng xã hội mới, tất yếu phải xây dựng ý thức xã hội mới và việc xây dựng ý thức xã
hội mới trở thành một nhiệm vụ của công cuộc xây dựng xã hội mới.
Có thể hiểu ý thức xã hội mới mà chúng ta đang xây dựng là toàn bộ quan điểm, tư
tưởng, tình cảm, tâm trạng của xã hội mới mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước phản ánh lợi ích
căn bản của nhân dân nhằm phục vụ công cuộc xây dựng xã hội mới. Trên thực tế, ý
thức xã hội mới đó biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Ngoài hệ tư tưởng, nó còn được
biểu hiện ra ở tâm trạng, tình cảm, nhu cầu và cả thói quen, phong tục, tập quán của
cộng đồng xã hội.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định: "Xã hội xã hội chủ
nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế pháttriển
cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; có nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con
người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương
trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các nước trên thế giới" (1). Có thể nói, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa
mà Đảng ta đã xác định đó là định hướng có tính chiến lược trong việc xây dựng ý
thức xã hội mới ởnướctahiện nay.
Cùng với định hướng cơ bản trong việc pháttriển các lĩnh vực của đời sống xã hội,
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định một số định
lớn trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới. Vấn đề này có thể khái quát lại trên
một số điều cơ bản sau:
[...]... VII (1991), Đảng ta đã chỉ rõ, xã hội mà chúng ta xây dựng là xã hội có nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Mốc đánh giá sự đổi mới toàn diện trong tư duy vềvăn của Đảng thể hiệnởNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Về xây dựng và pháttriển nền vănVi t Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong Văn kiện này, Đảng ta đã khẳng định: trong quá trình xây dựng nền văn mới, chúng ta không chỉ chú... trình suy luận, chúng ta tuân thủ quy luật của lôgíc học (hình thức – T.G.) thì kết quả nhất định phải phù hợp với hiện thực[2] Vi c giảng dạy, nghiên cứu lôgíc học hiện đại cũng có ý nghĩa quan trọng trong vi c pháttriển tư duy lôgíc nói riêng, tư duy khoa học nói chung Cùng với điều đó, hiện nay, lôgíc học đang pháttriển rất mạnh, tạo ra các bước đột phá trong sự pháttriển của khoa học hiện đại... thể trong điều kiện cụ thể ở nướctahiệnnay Lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc là những giá trị tinh thần truyền thống, song trong điều kiện hiện nay, nó cần được thể hiệnở tinh thần cần cù, sáng tạo, ý chí quyết tâm vượt khó để cải tạo cuộc sống, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Tinh thần đoàn kết dân tộc phải được thể hiện thành tinh thần đồng thuận trên cơ sở giải quyết... tiến sĩ Trưởng khoa Triết học, Học vi n Chính trị khu vực 1, Học vi n Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1) Đảng Cộng sản Vi t Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.131 (2) Đảng Cộng sản Vi t Nam Quyết định số 61 - QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 103-1993 vềvi c sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương, chuyển Học vi n Nguyễn Ái Quốc thành Học vi n Chính trị... vào các lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, tôn giáo, v.v tạo thành môi trường vănhoá nuôi dưỡng đời sống tinh thần mỗi cá nhân và cả cộng đồng Trong điều kiện hiện nay, vănhoá còn đóng vai trò quan trọng trong vi c điều tiết nền kinh tế thị trường theo hướng phát triển bền vững, hạn chế bớt những mặt trái của kinh tế thị trường Chínhvì vậy, xây dựng và pháttriển nền vănhoá tiên tiến,... hoạch định đường lối đổi mới, đường lối chiến lược, sách lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như vi c giải quyết các vấn đề thực tiễn đất nước trong bối cảnh quốc tế hiệnnay Cùng với điều đó, triết học phải tham gia một cách tích cực hơn nữa vào sự pháttriển của khoa học nước nhà Ở khía cạnh này, triết học không chỉ và không nên chỉ dừng lại ởvấn đề bản thể luận chung (cái gì có trước, cái... trung khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng vi n với các biểu hiện như: dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường pháttriển của dân tộc; phủ nhận thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của dân tộc; thiếu thống nhất với các quan điểm, chủ trương của Đảng, từ đó nói và làm không theo đường lối chínhsách của Đảng và Nhà nước; ý thức mất cảnh giác... không thể thiếu của triết học Vi c pháttriển bộ môn này không chỉ có ý nghĩa hạn hẹp trong phạmvi của nó, mà còn ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của triết học nói chung Chúng ta không thể biến nền triết học của chúng ta thành môn “triết học xã hội” được, mặc dù triết học xã hội là bộ phận không thể thiếu của triết học Tư duy triết học là tư duy phổ quát Nó phải được pháttriển trền nền của mọi lĩnh... trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới Quan điểm xây dựng và pháttriển nền văn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được Đảng ta đề cập đến từ rất sớm, được phản ánh trong Đề cương vănVi t Nam (năm 1943), trong các văn kiện sau đó của Đảng Ngay trong Đề cương vănhoáVi t Nam, Đảng ta đã xác định vănhoá là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, vănhoá và ba mặt trận này có quan hệ biện chứng với nhau,... gợi ý để chúng ta cùng suynghĩ trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy triết học thời gian tới Chúng tôi hy vọng vi c chú trọng tới kiến thức cơ bản trong nghiên cứu và giảng dạy triết học sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy triết học; qua đó, nâng cao năng lực tư duy khoa học ở nướctahiệnnay (*) Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trưởng phòng Logic học, Vi n Triết học, Vi n Khoa học Xã hội Vi t Nam [1] Xem: .
TIỂU LUẬN:
MẤY SUY NGHĨ VỀ PHẠM VI ĐIỀU
CHỈNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Sau khi. nghiệp, văn hóa công sở đều gắn với phạm vi
điều chỉnh của các chính sách phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay. Các chính sách
này đều hướng vào vi c tăng